Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 11


Các mục Tham bổ, Phụ chú, còn giúp giải thích các từ ngữ đương thời sử dụng, ví dụ trong phần Chính văn có nói đến từ "ngụy nghiệt", mục Tham bổ đã giúp bổ sung cách gọi tên và phân loại các phần tử xấu : "Đại phàm theo luật Chính yếu: "phạm" [người mắc tội nặng nhất, có âm mưu chống lại triều đình và các tội giết người khác] được gọi là "nghịch", tiếp đó là "yếu phạm" [tội phạm trọng yếu] được gọi là "ngụy". Dưới ngụy được gọi là "phỉ", ngụy cừ, lại cũng được gọi là "phạm", là "kiếp" (cướp ?)" (tờ 20a).

Các mục Phụ chú, Phụ chép cũng cho biết thêm nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống của quan lại bấy giờ. Có những chi tiết, ngay cả sách Đại Nam chính biên liệt truyện cũng không thấy ghi lại. Ví dụ về trường hợp Ngụy Khắc Tuần. Mục Phụ ghi: "Tuy Tuần là bậc khanh tướng quý hiển nhưng [gia sản] chỉ vẻn vẹn có vài gian tre lá. Vợ con không tránh khỏi việc phải vay mượn để sửa chữa những chỗ rách nát. Người đời khen là liêm khiết. Lúc bấy giờ, có tên Đô lại đến nhà riêng xin gặp. Tuần biết ý, sẵng giọng mắng rằng: "Ngươi dám vào nhà ta ăn trộm ư?". Tên Đô lại đáp: "Chỉ xin bẩm một lời thôi ạ, chứ không dám trộm cắp gì". Tuần nói: "Ngươi lại không biết ta không nghe lời bẩm riêng sao?, nếu có việc công thì ra công đường mà nói, ta không nghe lời bẩm riêng". Tên Đô lại sợ quá, vái tạ mà đi về". (tờ 38b)

2.5. Phần nguyên chú

Ngoài các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện, phần nguyên chú (chữ nhỏ) cũng góp phần bổ sung tư liệu, giải thích rõ hơn những sự kiện và từ ngữ ghi chép ở phần chính văn.

Ví dụ, nguyên chú (phần trong ngoặc đơn) ở tờ 64a, T.Thượng ghi: Phái Binh bộ Hữu tham quân là Thiều Quang hầu đi chẩn cấp, cứu tế cho hạng dân "tứ cùng". "Tứ cùng" ở phần nguyên chú giải thích là "Quan, quả,


cô, độc". [Quan tức người chết vợ; Quả tức người chết chồng; Cô tức kẻ mồ côi cha mẹ; Độc tức người không có vợ, chồng con cái].

Thậm chí phần nguyên chú không chỉ là mục giải thích hoặc bổ sung một vài thông tin đơn giản, có những nguyên chú có thể coi như phần Tham bổ hoặc Phụ chép, cung cấp thông tin khá chi tiết về sự kiện, hay nhân vật mà phần chính văn đề cập đến. Ví dụ, ở phần Chính văn có đề cập đến sự kiện Nguyễn Quang Toản sau khi biết Thăng Long thất thủ bèn đưa quân chạy đến Lạng Giang. Ở phần Nguyên chú có ghi thêm chi tiết có liên quan đến sự kiện trên. Phần Nguyên chú chép: "Tại xã Phương Độ có tên lái Điền thấy thuyền của Toản chở nhiều vàng bạc châu báu, đến giữa dòng thì bị lật úp xuống sông, bèn mượn chiếc lưới của dân chài lặn xuống vét lấy tất cả của cải, vì thế trở nên giầu có. Sau khi Điền chết, người vợ đem một phần của cải cúng vào xã Phương Độ để xin làm Hậu thần, tự hiệu là Hậu Điền, dựng bia ghi lại. Sau này bà ta tư thông với thầy đồng cốt, nên dân xã Phương Độ đã tước bỏ danh vị Hậu thần, phá bỏ tấm bia, cho dời khỏi Trấn môn, làm người coi chợ Thích"(tờ 9a).

Tóm lại, đúng như Giáo sư Trần Kinh Hòa đã ca ngợi QSDB là bộ sử được tác giả ghi chép khá kỹ càng, với tinh thần thẳng thắn, không né tránh sự thực hoặc ghi chép có tính lược thuật. So với bộ Thực lục hay Liệt truyện do các đình thần nhà Nguyễn biên soạn, đây là bộ sử có giá trị "thiết tưởng không có quyển sách nào hơn được" đối với những người muốn nghiên cứu "sử ký về triều Nguyễn" và đó là một bộ lịch sử chiếm một địa vị trọng yếu nhất trong các sử thư của nhà Nguyễn và được học giới coi trọng vì quyển sử ấy quả là một bộ “tín sử” có giá trị đặc biệt.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

3. Giá trị về mặt văn học.


Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 11

3.1. Về thể loại Ký trong QSDB


3.1.1. Ký nhân vật.


Đọc QSDB có thể dễ nhận thấy những nhân vật hầu hết đều được khắc họa một cách rất sinh động, sâu sắc bằng một ngôn ngữ linh hoạt, thậm chí chỉ bằng một số chi tiết nhỏ, tính cách cũng như phẩm chất của nhân vật được thể hiện một cách rõ ràng. Các nhân vật được mô tả trong QSDB, có nét gần gũi với thể loại ký nhân vật xuất hiện khá phổ biến thời Lê như Công dư tiệp ký, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, Kiến văn lục ...

Ký, theo nguyên nghĩa gốc theo Từ nguyên, là thể văn ghi chép sự việc, đó là quan niệm cổ xưa. Trong Trung Quốc văn học đại từ điển thì loại hình văn học này được định nghĩa một cách rõ ràng hơn: “ Ký là thể văn ghi chép sự việc, sự trạng, sự vật. Sách Văn thể Minh biện viết: Loại văn này lấy tự sự làm chính, người sau không biết thể của nó nên mới lấy nghị luận pha tạp vào. Từ Hán Ngụy về trước, tác giả còn ít, từ đời Đường về sau bắt đầu thịnh. Nội dung ghi cảnh đình đài, lầu gác, hoặc ghi thắng cảnh sơn thủy, cho đến cả các loại thư họa tạp vật, trăm việc của đời người. Văn chương gồm cả tự sự, nghị luận trữ tình vào một thể, là một thể văn mà các văn gia cổ vận dụng vô cùng rộng”. Hay như trong Trung Quốc cổ điển văn học từ điển cũng giới thiệu khá kỹ về loại văn nói trên nhưng lại được mệnh danh bằng một tên gọi khác là tạp ký và có dẫn ra một số tác phẩm cụ thể: “Tạp ký là thể văn ghi chép thời cổ, lấy ghi chép sự việc, tả vật làm chủ yếu, nội dung vô cùng rộng, có thể bao quát cả loại truyện hành trạng, bi chí, lấy việc tả người làm chính, thường dùng tản văn để ghi chép”.

Các sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc Trung Quốc cổ điển văn học từ điển đều chia ký thành 4 loại: đài các danh thắng ký, sơn thủy du ký, thư họa tạp vật ký, nhân sự tạp ký. Nhưng ở đây chúng ta cần phải lưu ý hơn đến loại nhân sự tạp ký, tức là loại ký được coi là phức tạp nhất, dễ lẫn lộn ranh


giới với các thể loại khác, theo Lịch sử văn hóa Trung Quốc thì : “…Nhân sự tạp ký khác truyện, trạng ở chỗ chú trọng ghi việc mà không tả người, chỉ ghi mặt nào đó, không cầu toàn diện…Có loại ghi một loạt sự việc, giống như vụn vặt để biểu hiện tình cảm sâu sắc hay một vấn đề quan trọng nào đó…Có bài thông qua sự việc mà gửi gắm kiến giải chính trị…”

Như vậy trong quan niệm của các nhà lý luận và văn học sử Trung Quốc, nền văn học Trung Hoa cổ đại có một bộ phận tác phẩm được gọi là ký, tạp ký, nhân sự tạp ký phong phú về nội dung và có giá trị nghệ thuật cao,có nhiều nét khác biệt với các thể loại văn học khác và được xác định ở các nét chính sau: Là thể văn ghi chép, lấy ghi chép sự việc, sự vật làm chính; Dùng tản văn để ghi chép, nội dung vô cùng rộng; có thể xen ghi chép với trữ tình, nghị luận.

Ở Việt Nam cho đến nay theo những phát hiện của giới nghiên cứu thì người đưa ra quan niệm về các thể loại văn học Việt Nam là Lê Qúy Đôn. Trong thiên Nghệ văn chí, sách Đại Việt thông sử. Lê Qúy Đôn đã chia văn học thành 4 loại, trong đó có một loại được gọi là Truyện ký và xếp 19 tác phẩm vào thể loại này. Điều này cho ta thấy dưới thời trung đại đã xuất hiện khái niệm ký, truyện ký. Có thể khái quát một số đặc trưng của thể loại này như sau:

- Đó là những tác phẩm văn xuôi, gồm một loại là những bài văn ngắn mang tên ký ghi chép về cảnh đẹp thiên nhiên, đền đài lầu gác, thiên về bộc lộ xúc cảm, tâm hồn tác giả với một cảm quan trữ tình, một loại là những thiên, tập mang những tên gọi khác nhau, có phong cách ghi chép “sự thực” những sự việc, sự vật “mắt thấy tai nghe”, dù đó là sự thật lịch sử hay những chuyện lạ, chuyện đồn, chuyện giai thoại.


- Trong những tác phẩm ghi chép “sự thực” tuy chú trọng tích xác thực nhưng cũng không hạn chế chất trữ tình, kỳ ảo

Xét về nội dung, những tác phẩm ký có thể tạm xếp thành bốn nhóm đề tài chính là : Ký phong cảnh; Ký nhân vật hay còn gọi là ký chân dung, trong đó phần lớn ghi chép “người thực việc thực”; Ký thế sự hay còn gọi là ký hiện thực xã hội, phần lớn là những ghi chép về thực tế xã hội đương thời; Ký về chuyện kỳ đó là ghi chép về những chuyện đồn thổi, chuyện kỳ lạ, những giai thoại, truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.

Từ QSDB ta dễ dàng nhận thấy các thể loại ký xuất hiện khá đầy đủ như Ký nhân vật, Ký thế sự, Ký thần kỳ [chúng tôi tạm đặt là "Ký thần kỳ, tức ký ghi chuyện kỳ, chuyện lạ... trong khi chờ có thuật ngữ thống nhất], nhưng nhiều nhất vẫn là Ký nhân vật và Ký thế sự.

Trong QSDB nhiều truyện ký đã xây dựng được chân dung những con người thanh liêm chính trực, đó là những “người thật việc thật” đã gây ấn tượng cho Phan Thúc Trực và thôi thúc ông viết về họ trong bộ sử dành nhiều tâm huyết của mình, chỉ qua một vài chi tiết nhỏ nhưng chân dung của những con người ấy hiện ra rất sống động, như vài dòng nói về Nguyễn Văn Hàn : “Nguyễn Văn Hàn là cha của Quốc Bảo. Văn Hàn thường dạy con làm những việc lớn lao. Ông ta chỉ ăn khoai và vừng, người địa phương có dâng món ăn mới, nhưng thê thiếp của ông lại tỏ vẻ khinh bỉ. Ông răn vợ con không nên như vậy”. Nguyễn Như Hán được nhắc đến trong QSDB với một vài nét nhưng đã cho ta thấy tính cách của một vị quan thanh liêm, chính trực, qua lời tự thuật của ông về bản thân mình được Phan Thúc Trực ghi chép lại : “Năm ấy, nhà nước trưng dụng ông vào giữ chức Khảo viện quan, nhưng ông cáo bệnh không tới. Bỗng có một hôm, ông may áo mới, rồi làm bài văn tế Tự thuật. Nói rằng:


"Về đường khoa mục, ta thi đỗ Giám sinh trường Quốc tử giám; Về đường quan hoạn, ta làm tới chức Nội hàn cung phụng. Vào lúc thời buổi thay đổi mà ta vẫn giữ được tiết tháo, quả có thể gọi là người trọn vẹn". Thế rồi, ông bèn đề tự hiệu là "Hoàn tiết tiên sinh" lên trên cờ phướn. Ông không mắc bệnh mà chết. Hưởng thọ 63 tuổi. Ông được tôn làm Phúc thần làng Đình Bảng. Con cháu ông đời đời làm Hào trưởng.

Sự thanh liêm chính trực của Danh Phú, người ở Yết Kiều làm Tri phủ phủ Lang Tài chỉ bằng mấy dòng khắc họa, khiến cho người đọc hiểu rõ được phẩm chất cũng của ông : Phú có tính hay uống rượu, nhưng lại yên phận nghèo, giữ nề nếp. Lúc mới được bổ đến huyện Lang Tài, Phú chỉ sống dựa vào nghề đánh sợi gai của bà mẹ già. Phú không nuôi đầy tớ hay lấy thêm thê thiếp. Ở huyện Cầm Giàng có kẻ ăn trộm trâu, dân theo dấu chân trâu tìm vào đến huyện Lang Tài, Phú bèn mua trâu bồi thường cho dân, để chấm dứt việc kiện tụng.

Như trên chúng tôi đã trình bày, Phan Thúc Trực giữ chức quan Khởi diên kinh chú, hàng ngày được kề cận bên vua nên nội tình trong cung ông đều nắm rõ, kể cả tính cách của từng hoàng thân quốc thích. Dưới ngòi bút của ông, chân dung của Hoàng tử Đảm được lập làm thái tử được tái hiện chân thực. Tuy chỉ mô tả bằng những chi tiết tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có sức thuyết phục cao, giúp hiểu rõ hơn về nhân cách độ lượng, giàu lòng vị tha của vị thái tử : “Lúc nhỏ thường đọc sách, ban ngày có lúc mỏi mệt nên ngủ thiếp đi. Đứa hầu lấy mực vạch lên mặt Hoàng tử, gặp đúng lúc Hoàng thượng đến bèn bỏ đi trốn. Hoàng thượng cho Hoàng tử soi gương và nhân đó hỏi chuyện. Hoàng tử xin nhận lỗi. Hoàng thượng sai viên Cẩm để vệ đánh ba roi. Hoàng tử đứng dạy bái tạ Hoàng thượng mà không khóc. Các phi tần tranh nhau chạy tới ôm lấy Hoàng tử mà nói: "Công lẽ nào lại có thể


tự vẽ lên mặt mình, sao không thưa rõ mà phải chịu phạt như thế ?" Hoàng tử nói: "Tôi vốn đã biết bọn trẻ hầu làm trò đùa, nếu thưa với Hoàng thượng thì chúng ắt phải chịu tội. Thà tôi chịu tội, khoan dung cho chúng nó chẳng hay hơn sao" ? Mọi người đều phục sự độ lượng của Hoàng tử".

Chuyện về cha của tri huyện Lang Tài và án sát Ninh Bình, cha của ông rất nghiêm, con trưởng làm Án sát Ninh Bình thường được người ta biếu lụa cho cha, khi đưa cho cha thì ông “xé ra rồi trả lại”,còn đối với người con làm tri huyện Lang Tài “ông thường răn dạy là làm quan không được hà khắc nhiễu nhân dân. Mỗi tháng ra lệnh cho người nhà cung cấp tiền gạo cho đến khi chức quan của con bị bãi ”. Thế nên trong trong việc sai khiến Nô bộc, tri huyện Lang Tài “ chỉ giữ một viên thông lại, một người Cai mục, khi có việc sai phái thì lấy đầu gậy cây lê khớp lại làm tin, không dùng công văn, công việc trôi chảy không ách tắc, trong ngục không có tù nhân cũng như người kiện cáo. Ông hay mặc quần áo mầu đỏ, khi nghr thấy cha đến thì trốn tránh đi, ông thường đi vay để bù vào tiền tô thuế bị thiếu. Sai vợ dệt vải, sai thiếp dã gạo …” và lời khen của người đương thời khen ông là “Phúc tinh (sao phúc)” đã chứng tỏ tính cách thanh liêm của ông.

Lòng dũng cảm của Đề lãnh Bắc thành Đặng Đình Hòa được tác giả miêu tả qua một chi tiết nhỏ “Hòa đã đánh trận với ngụy Tây Sơn, bị đạn pháo của quân địch bắn gãy một bên cánh tay, ông bèn rút gươm chặt đứt luôn cánh tay đó, nhà vua bèn cho tướng khác thay Hòa đánh địch. Sau khi giặc rút, Hòa bèn lấy đồng đúc làm cánh tay nên trong quân gọi ông là "Đồng tý tướng quân"”

Ngoài việc khắc họa những nhân vật có khí tiết, có phẩm chất, có nhân cách, các nhân vật có tính cách ngỗ ngược, ngang tàng, hay chân dung những tham quan, những hào trưởng hống hách, những hoàng thân quốc thích ăn chơi xa hoa lãng phí đều được tác giả khắc họa bằng một ngòi bút sống động và sắc xảo.


Nguyễn Công Trứ người nổi tiếng trong việc chinh phạt thổ phỉ Phan Bá Vành, có công trong việc khai hoang lập đất ven biển, sau khi ông mất, những huyện ấp do ông lập ra đều lập đền thờ, nhưng dưới ngòi bút của Phan Thúc Trực cũng lộ ra những mặt trái mà ít người dám dụng đến. “Trứ vốn tính hào phóng, sau khi việc ở sảnh đường xong, ông cho đắp 3 quả núi Phương trượng, trên núi dựng chùa, làm hồ thả sen, trên bắc cây cầu, nuôi 25 người hầu nữ trẻ, sớm tối cúng Phật. Lúc trước đóng đồn ở Vân Trung, bắt được 3 người con trai, 7 người con gái, thu làm gia thuộc, sai biểu diễn cho vui, ngày đêm cùng với vài ba tân khách là những người phò tá, tụ tập hút nha phiến, nghe truyện Thúy Kiều. Tự xưng là tráng lão [lão già khỏe mạnh]. Thường nhân hội rượu mà làm thơ quốc ngữ, có ý khinh thị triều đình. Việc đến tai vua, vua cười nói: "Cuồng nô cho nên bị bãi. Ông ta tính hào phóng đến như thế đó.”

Phạm Đình Hổ cũng là người được không ít sách vở ca ngợi về kiến thức quảng bác của ông. Nhưng lúc sinh thời, ông không được các quan lại ưa thích. Sự mâu thuẫn giữa ông và quan lại ở Quốc tử giám cũng được sách ĐNTL ghi lại, nhưng lời lẽ viết về ông có phần uyển chuyển ý nhị hơn. Nhưng dưới ngòi bút Phan Thúc Trực, những mặt trái của con người tài ba nhưng không may mắn trong thi cử cũng được mô tả rõ nét : “Khi [Phạm] Hổ ở [Bắc] thành, gặp lúc có kỳ thi Hương, con ông làm văn hộ người khác, bị Giáo thụ Hoài Đức đánh roi. [Phạm] Hổ giận mà nói rằng: "Ta hận không được làm đại quan, [nhưng] như đám Giáo thụ thì môn đồ ta rất nhiều". Người đời cho rằng ông nói quá lời”. Hay như chi tiết “ có viên Cẩm y đội xin tiền không cho, Cẩm y đi ra, nói sẵng, [Phạm] Hổ đuổi đánh chảy máu, Cẩm y ngã xuống, ông lập tức mang nồi đồng ra treo vào cổ áo, vu cho Cẩm y là ăn trộm giữa ban ngày”. Những chi tiết nói trên, cho ta thấy được tính cố chấp, có phần nào đó nhỏ nhen của Phạm Hổ, mặc dù là một người có tài, được nhà vua

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí