Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Thể Chất Của Học Sinh Tiểu Học


Ở mỗi lứa tuổi, tốc độ phát triển thể lực cũng khác nhau. Từng tố chất thể lực tăng trưởng tự nhiên theo từng lứa tuổi. Quá trình phát triển của cơ thể theo lứa tuổi có thể chia làm hai giai đoạn: [19, 20, 8, 33, 50]

- Giai đoạn thứ nhất: các tố chất thể lực tăng nhanh, liên tục.

- Giai đoạn thứ hai: các tố chất thể lực tăng chậm hoặc dừng lại hoặc có thể giảm xuống.

Các tố chất thể lực phát triển không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào từng thời kỳ khác nhau. Trình tự phát triển các tố chất thể lực theo thứ tự sau: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Quy luật này ở nam, nữ đều giống nhau.

Phát triển thể lực có tầm quan trong đặc biệt trong huấn luyện thể triển tố chất thể lực là nói đến một tổ hợp gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động, mềm dẻo.

Sức nhanh:

Sức nhanh là thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, sức nhanh thường biểu hiện một cách tổng hợp.

Sức nhanh là tố chất phát triển sớm, chủ yếu vào lứa tuổi nhỏ. Giai đoạn tốt nhất để phát triển tốc độ là từ 6 – 13 tuổi, sau đó tố chất này ít phát triển. Các em từ 8 – 10 tuổi mới tập nên tập chạy cự ly ngắn với tốc độ tối đa. Tập luyện TDTT có tác dụng làm giảm nhanh thời gian phản ứng rò rệt, nhất là lứa tuổi 9 –

12. Phát triển động tác đơn lẻ hiệu quả nhất là vào 9 – 10 tuổi. Trong lứa tuổi này sức nhanh chưa chịu ảnh hưởng của vấn đề giới tính, nam và nữ phát triển như nhau. Như vậy, sức nhanh phát triển nhiều từ 6 - 13 tuổi (đặc biệt từ 6 – 11 tuổi) đối với nam, sau đó phát triển chậm lại. Ở nữ, sức nhanh phát triển nhiều từ 6 - 10 tuổi, sau đó cũng phát triển chậm lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Do vậy, huấn luyện sức nhanh cần tiến hành ngay trong giai đoạn này. Trong huấn luyện sức nhanh thời gian vận động không quá 7 – 8 giây và nghỉ


Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 6

giữa các lần lặp lại phải đủ để hồi phục hoàn toàn. Các bài tập tốc độ nên thực hiện đầu buổi tập ngay sau phần khởi động.

Sức mạnh:

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sức mạnh căng cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ; Chế độ co của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó và chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.

Trong quá trình phát triển cơ thể, nhờ sự hoàn thiện hệ thần kinh, sự thay đổi cấu tạo và bản chất hóa học của cơ, khối lượng và sức mạnh cơ bắp biến đổi đáng kể. Tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi. Sức mạnh của nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, cơ co bàn chân phát triển mạnh, trong khi các nhóm cơ như duỗi bàn tay, cẳng tay, cổ… phát triển yếu hơn. Do đó, mỗi lứa tuổi lại có tỷ lệ phân bổ sức mạnh giữa các nhóm cơ đặc trưng của mình. Sức mạnh ở nam phát triển tương đối đều từ 6 - 17 tuổi và từ 17 - 20 tuổi phát triển chậm lại. Sức mạnh ở nữ phát triển tương đối đều từ 6 -14 tuổi và từ 14 - 20 tuổi phát triển chậm lại.

Với lứa tuổi này các em chưa phát triển sức mạnh nhiều, chủ yếu phát triển sức mạnh nhóm cơ chân. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần phải sắp xếp một cách khoa học. Các bài tập chỉ nhằm phát triển toàn diện, không nên dùng các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn.

Sức bền:

Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó với cường độ cho trước. Hay nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định. Ở lứa tuổi 9 – 10 do hệ tuần hoàn, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên sức bền của các em còn hạn chế, chủ yếu phát triển sức bền tĩnh lực. Hiện nay, người ta giải thích vấn đề này theo các góc độ khác nhau. Một số ý kiến cho rằng tuổi thiếu niên – nhi đồng có thể chịu được lượng vận động sức bền.


Sức bền biến đổi rất rò rệt dưới tác động của tập luyện. Vì vậy, các em có tập luyện sức bền phát triển khác hẳn so với các em không tập luyện. Khi 10 tuổi, các em được tập luyện có sức bền hơn bạn cùng lứa khoảng 14%.

Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện nên lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi kích thích tính hứng thú say mê tập luyện của các em. Thay đổi phương pháp giảng dạy liên tục, tránh lặp lại các bài tập quá nhiều. Sử dụng chủ yếu các bài tập phát triển sức bền tĩnh lực và sức bền ưa khí trong tập luyện cho các em.

Năng lực phối hợp vận động:

Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về TDTT. [44, 14]

Tố chất này liên quan đến khả năng cảm giác thời gian, định hướng không gian, sự hoạt động của khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng và các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền.

Nâng cao tố chất này ở lứa tuổi nhỏ tương đối dễ dàng vì hệ cơ, hệ xương

– khớp còn mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt. Năng lực phối hợp vận động bắt đầu phát triển mạnh lúc 5 – 6 tuổi và phát triển cao nhất từ 7 – 10 tuổi. Từ 10 – 12 tuổi ổn định dần và sau đó hơi giảm xuống. Chỉ số này ít ổn định và có độ dao động lớn trong cùng độ tuổi.

Việc phát triển năng lực phối hợp vận động cần xuất phát từ yêu cầu của môn thể thao, từ các bài tập chuyên môn và từ trình độ phát triển của người tập. Đối với các môn có kỹ thuật động tác phức tạp, đòi hỏi có trình độ phối hợp cao, vận động viên phải cần rèn luyện một cách liên tục và có hệ thống, bởi vì ngưng tập luyện hoặc để cách quãng thì năng lực này sẽ giảm sút nhanh chóng. Khả năng phối hợp vận động phát triển nhiều từ 6 - 13 tuổi (đặc biệt từ 6 - 11 tuổi) đối với nam, sau đó phát triển chậm lại. Ở nữ, khả năng phối hợp vận động phát triển nhiều từ 6 - 10 tuổi, sau đó cũng phát triển chậm lại.

Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần phải sắp xếp một cách khoa


học. Tập luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền cần kết hợp các năng lực phối hợp vận động. Vì nó ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhanh chóng và chính xác các động tác TDTT. Trước các bài tập phải khởi động kỹ, các bài tập năng lực phối hợp vận động phải được thực hiện trước các bài tập phát triển tố chất thể lực khác.

Mềm dẻo:

Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn.

Mềm dẻo có liên quan mật thiết với sự hoạt động của khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng. Theo các nhà sinh lý học thì giai đoạn phát triển tố chất này tốt nhất là từ 5 – 13 tuổi, vì hệ thống gân, cơ, khớp mềm, dễ co dãn. Cùng với thời gian mềm dẻo, khéo léo giảm dần, ở tuổi 16 trở đi không còn khả năng phát triển tố chất mềm dẻo nữa.

Mức độ phát triển mềm dẻo, khéo léo có liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện lâu dài làm tăng độ linh hoạt của hệ thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp hoạt động giữa các nhóm cơ khác nhau. Do đó, sẽ hoàn thiện sự phối hợp giữa các nhóm cơ hưởng ứng cũng như cơ đối kháng.

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học

1.4.1. Yếu tố di truyền

Di truyền là yếu tố mang tính bẩm sinh, sinh ra đã có, thế hệ sau tiếp thu kế thừa và phát huy những đặc tính của thế hệ trước là quy luật tự nhiên mà mọi sinh vật sống trên trái đất đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Di truyền đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất của con người, nghĩa là nếu thế hệ ông bà, cha mẹ có đặc điểm tốt hay xấu về tinh thần, thể chất thì sẽ truyền lại cho con cháu những phẩm chất tốt hay xấu đó và làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Có thể nói di truyền là cơ sở là nền tảng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của một cá thể. Nhiều công trình khoa học cho thấy


chiều cao của con người là một tính trạng được chi phối bởi quy luật di truyền đa nhân tố: một số cặp gen phối hợp với nhau chi phối chiều cao, đồng thời mỗi cặp gen lại có sự tương tác của các tác nhân trong môi trường. Trong số nhiều tác nhân của môi trường, dinh dưỡng và tập luyện TDTT là hai tác nhân có ảnh hưởng rò nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em đang phát triển. [54]

1.4.2. Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và tố chất thể lực của con người. Sự chăm sóc hợp lý về dinh dưỡng cần quán xuyến cả đời người, kể cả khi còn là thai nhi. Chăm sóc dinh dưỡng đối với lứa tuổi HS tiểu học cần chú đến khẩu phần ăn hợp lý hàng ngày, chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chiều cao như sau:

- Vai trò của protein (chất đạm): Chất đạm, đầy đủ axit amin cần thiết trong cấu trúc cơ thể.

- Vai trò của của can xi: Là dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc của xương.

- Vai trò của lipid: Giữ vai trò phát triển xương cho trẻ, và hấp thụ vitamin.

- Vai trò của chất dinh dưỡng: như kẽm, sắt ảnh hưởng đến phát triển chiều

cao.


1.4.3. Tập luyện TDTT

Tập luyện TDTT thường xuyên và hợp lý giúp cho con người phát triển

toàn diện, cải thiện cơ quan chức năng cơ thể, tăng cường trao đổi chất, kích thích sự phát triển hệ xương, phát triển hài hoà tố chất thể lực. TDTT còn làm khơi dậy và phát huy tối đa mọi tiềm năng di truyền trong cơ thể, trong đó bao gồm chiều cao thân thể. Ngoài ra thiếu vận động hợp lý, tác dụng của dinh dưỡng bị hạn chế rất nhiều đối với sự phát triển bình thường của con người, thậm chí sinh các bệnh tật.


Ngoài sự hình thành kỹ năng sống như đi bộ, chạy, nhảy, ném thì những bài học GDTC nên dạy cho các em để duy trì tư thế tốt, phân tích được các cảm giác cơ bắp. GDTC trong trường học phải được thực hiện đầy đủ các hình thức theo những chương trình quy định. Tuy nhiên, các điều kiện và hoạt động của trường có hiệu quả hơn khi giáo viên phát huy được tất cả các tiềm năng của mỗi hình thức GDTC bằng việc vận dụng các hoạt động ngoại khóa. Và trò chơi là phần không thể thiếu trong giờ học thể dục của HS tiểu học. Về mặt tâm lý trò chơi giúp giải tỏa căng thẳng trong giờ học, nâng cao tính hưng phấn cho các em, về mặt sư phạm làm cho các em yêu thích môn thể dục hơn, về mặt sinh lý làm thúc đẩy sự phát triển các cơ quan vận động. [11],[ 54]

1.4.4. Yếu tố môi trường tự nhiên

Các yếu tố môi trường tự nhiên của thiên nhiên (không khí, ánh năng mặt trời và khí hậu) được coi như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của con người. Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo nên điều kiện tốt để rèn luyện, tôi luyện cơ thể có lợi cho sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống cho con người. Ngược lại môi trường tự nhiên không thuận lợi sẽ làm giảm chất lượng sống của con người. Môi trường tự nhiên tốt sẽ vẫy gọi những tiềm năng khác như di truyền, TDTT, dinh dưỡng đạt tới giới hạn cao nhất cho con người. [54]

1.4.5. Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội, gia đình, chăm sóc y tế, vệ sinh, sinh hoạt trong đời sống của con người là điều kiện cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, vì các tác động không thuận lợi của môi trường vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể sẽ gây nên những rối loạn khác nhau về sức khoẻ. Do đó các yếu tố của xã hội nó ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất của con người nói chung và HS tiểu học nói riêng. [54]

1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan


1.5.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Phương Tây cổ đại, Hy Lạp cổ chia ra nhiều thành bang như Athens, Sparta, Thebes… Trong đó thành bang Sparte chú trọng đến rèn luyện thể chất, chủ yếu rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản (KNVĐCB) cho trẻ em từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm. Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của môi trường xung quanh thì để nuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dục (GD) chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ chế tác động của các bài tập rèn luyện KNVĐCB do đó đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuần thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó họ đã biết liên kết các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cụ thể, cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền…thành một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của nền GD này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu. [36]

Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha con P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu GD thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài tập tăng cường và phát triển thân thể. Theo ý kiến của ông: củng cố và tăng cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung (thí dụ: bài tập đi bộ kết hợp với bật nhảy, các bài tập thăng bằng…). Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý trong khi thực hiện các VĐ đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ thăng bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản. [36]

Hệ thống giáo dục thể chất ở Pháp Phơanxixcô Amôrốt (1770-1848) có


công lớn trong việc biên soạn các bài tập rèn luyện KNVĐCB. Theo ông, những bài tập thể dục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể. Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó. [36]

Những năm 60 của thế kỉ XIX, P.Ph. Lexgáp dựa trên những quan điểm khoa học biện chứng, ông đã nghiên cứu hệ thống các bài tập Giáo dục thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khỏe của bài tập thể chất. Ông cho rằng sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và hoạt động sáng tạo. Lexgáp nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng tới sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc. Theo Lexgáp, người giáo viên mầm non phải tiến hành có hệ thống các tiết học, trong quá trình dạy học cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng hóa chúng. Những lí luận của Lexgáp là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học Giáo dục thể chất cho trẻ em sau này [32].

A.I. Bưcốpva nghiên cứu vấn đề phát triển vận động của trẻ mầm non. Tác phẩm “Rèn luyện cơ thể trẻ” và “Sự phát triển vận động cơ bản của trẻ MN” của bà và E.G. Levi – Gorinhépxkaia đã giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù hợp với trẻ mầm non. Tác giả đã chứng minh và đưa ra quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành. [32]

Milica Duronjić, Đại học Catholic, Bỉ, nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình giáo dục thể chất đến phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo rối loạn phổ tự kỹ, công trình nghiên cứu đã góp phần cải thiện vận động và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo rối loạn phổ tự kỷ, vì vậy việc trẻ tham gia vào một hoạt động thể chất ít nhất hai lần một tuần sẽ cải thiện kỹ năng vận động và xã hội của trẻ có thể giúp phát triển một cách bình thường trong tương lai.

David R. Lubans & Philip J. Morgan, Đại học Newcastle, Úc, Kỹ năng

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí