Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 2


Bảng 3.26

Kết quả thống kê thể lực của HS nam 2 nhóm trước TN Trường tiểu học Lương Định Của

95

Bảng 3.27

Kết quả thống kê thể lực của HS nữ 2 nhóm

trước TN Trường tiểu học Lương Định Của

96

Bảng 3.28

So sánh thể lực trước TN của HS nhóm TN tại 3

trường với tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT

97

Bảng 3.29

Kết quả so sánh sau TN của HS nam nhóm TN Trường tiểu học Chính Nghĩa

98

Bảng 3.30

Kết quả so sánh sau TN của HS nữ nhóm TN

Trường tiểu học Chính Nghĩa

100

Bảng 3.31

Kết quả so sánh sau TN của HS nam nhóm TN

Trường tiểu học Kết Đoàn

102

Bảng 3.32

Kết quả so sánh sau TN của HS nữ nhóm TN Trường tiểu học Kết Đoàn

103

Bảng 3.33

Kết quả so sánh sau TN của HS nam nhóm TN

Trường tiểu học Lương Định Của

105

Bảng 3.34

Kết quả so sánh sau TN của HS nữ nhóm TN

Trường tiểu học Lương Định Của

106


Bảng 3.35

Kết quả so sánh thể lực sau TN của HS nhóm TN so với nhóm ĐC Trường tiểu học Chính

Nghĩa


108

Bảng 3.36

Kết quả so sánh thể lực sau TN của HS nhóm TN so với nhóm ĐC Trường tiểu học Kết Đoàn

110


Bảng 3.37

Kết quả so sánh thể lực sau TN của HS nhóm

TN so với nhóm ĐC Trường tiểu học Lương Định Của


112

Bảng 3.38

Kết quả phân loại thể lực sau TN của HS nhóm

Sau 114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 2



TN theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT


Bảng 3.39

Kết quả so sánh phân loại thể lực sau TN của HS nam theo trường học

Sau 116

Bảng 3.40

Kết quả so sánh phân loại thể lực sau TN của HS nữ theo trường học

Sau 116

Bảng 3.41

Kết quả khảo sát CBQL-GV và Phụ huynh HS

đánh giá về KNS của HS nhóm TN sau TN

117

Bảng 3.42

So sánh kết quả đánh giá của CBQL-GV về KNS của HS nhóm TN trước và sau TN

118

Bảng 3.43

So sánh kết quả đánh giá của Phụ huynh về KNS của HS nhóm TN trước và sau TN

119


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 3.1

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nam nhóm TN

Trường tiểu học Chính Nghĩa sau thời gian TN

99

Biểu đồ 3.2

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nữ nhóm TN

Trường tiểu học Chính Nghĩa sau thời gian TN

101

Biểu đồ 3.3

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nam nhóm TN Trường tiểu học Kết Đoàn sau thời gian TN

102

Biểu đồ 3.4

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nữ nhóm TN

Trường tiểu học Kết Đoàn sau thời gian TN

104


Biểu đồ 3.5

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nam nhóm TN Trường tiểu học Lương Định Của sau thời gian

TN


105


Biểu đồ 3.6

Nhịp tăng trưởng thể lực của HS nữ nhóm TN

Trường tiểu học Lương Định Của sau thời gian TN


107


Biểu đồ 3.7

Đánh giá, phân loại thể lực sau TN của HS nam nhóm TN theo tiêu chuẩn quy định của Bộ

GD&ĐT


113


Biểu đồ 3.8

Đánh giá, phân loại thể lực sau TN của HS nữ

nhóm TN theo tiêu chuẩn quy định ủa Bộ GD&ĐT


114

Biểu đồ 3.9

So sánh kết quả đánh giá của CBQL-GV về KNS

của HS nhóm TN trước và sau TN

119

Biểu đồ 3.10

So sánh kết quả đánh giá của Phụ huynh HS về

KNS của HS nhóm TN trước và sau TN

120


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người trong đó có vấn đề sức khỏe. Văn kiện Đại hội lần VIII của Đảng đã chỉ rò: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu. Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể”. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Đại hội Đảng còn nêu rò: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội

- Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 có các đoạn:

+ Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế...

+ "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên."

- Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 có đoạn: "cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh.

Đứng trước nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục không ngừng đổi mới. Đổi mới về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy ở mọi bậc học. Nhưng thực tế giáo dục của chúng ta từ nhiều năm nay tập trung quá nhiều vào giảng dạy văn


hóa, xem nhẹ mặt giáo dục cảm xúc, tình cảm với cuộc sống, bỏ qua việc giáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng sống cho người học. Học sinh chỉ biết chú trọng trang bị cho bản thân của mình các tri thức khoa học trong sách vở mà không quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Vì vậy, trong tương lai chúng ta sẽ có những công dân yếu kém về những kỹ năng cá nhân trong cuộc sống như tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứng phó các tình huống căng thẳng, hạn chế về tư duy.

Không nằm ngoài những hạn chế đó, hiện nay, học sinh (HS) tiểu học đã vô tình trở thành những “chiến binh” trong học tập của nhà trường, các em chỉ được học chữ để chống chọi với các cuộc thi. Người lớn đánh giá năng lực, trí tuệ các em thông qua các kì thi. Trường học chỉ lo dạy các em những kiến thức trong sách vở bằng hàng loạt các bài tập, chỉ lo dạy chữ mà quên dạy làm người. Các em đã bị biến thành những cái máy đi học, bị nhồi nhét kiến thức, vô giác với cuộc sống hiện tại, có những biểu hiện ứng xử sai lệch trong cuộc sống. Thời gian vui chơi của các em không còn, tuổi thơ hồn nhiên vô tư của các em đã bị đánh cắp, các em không được đùa nghịch cùng trẻ trong xóm, không được thể hiện mình trước bạn bè. Thay vào đó là những đứa trẻ bị thiếu hụt về kỹ năng sống, thiếu tự tin, không dám bày tỏ chính kiến của mình, tâm hồn bị xơ cứng, ích kỉ, thờ ơ, vô tâm với mọi việc xung quanh, khả năng tư duy bị hạn chế; nếu HS ở thành thị thường dính vào các trò chơi điện tử, tự kỉ còn ở vùng nông thôn thì có tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, rụt rè không dám phát biểu. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền. Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức như: tích hợp trong các môn học, ngoại khóa, lao động, sinh hoạt tập thể, trò chơi. HS tiểu học là đối tượng đặc biệt trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách của con người.


Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chủ trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống đại trà vào các trường học bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức các buổi hội thảo và nhiều chuyên đề để triển khai cho mục tiêu giáo dục này. Trong đó, việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống, phát triển thể lực dành cho trẻ em cũng đã được quan tâm, đặc biệt đối với lứa tuổi HS tiểu học. Tuy nhiên, việc triển khai vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rằng với quan niệm TCVĐ cũng là con đường mà thông qua đó việc rèn luyện phát triển thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học sẽ mang lại kết quả tốt. Chính vì vậy chọn đề tài nghiên cứu là:

“Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh”

Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ và lựa chọn các TCVĐ phù hợp ứng dụng trong giảng dạy môn thể dục góp phần phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh được tốt hơn trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

1. Thực trạng thể lực và kỹ năng sống của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Thực trạng thể lực của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh


- Thực trạng các điều kiện đảm bảo và sử dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) trong giảng dạy môn thể dục tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Lựa chọn các trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Biện pháp ứng dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Tổ chức thực nghiệm ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh


Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy giáo dục thể chất và kỹ năng sống cho HS lứa tuổi 6 – 7 tại các trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh, làm rò ưu nhược điểm của hệ thống bài tập trò chơi vận động. Từ đó làm cơ sở, có ý nghĩa thiết thực trong việc ứng dụng hệ thống trò chơi vận động góp phần nâng cao thể lực và hoàn thiện kỹ năng sống cho HS theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhà trường và xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022