Thống Kê Số Lượng Tác Phẩm Có Thông Tin Về Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên Giai Đoạn Từ Tháng 10/2014 Đến Tháng 10/2015

dư luận xã hội trong các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là những vấn đề có tính cấp bách trong thời gian qua về chính sách mới của BHYT học sinh, sinh viên. Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm của mình đối với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trong giai đoạn tiến tới BHYT toàn dân [48, 22,23]. Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, báo chí tích cực góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHYT nói chung và chính sách, pháp luật BHYT học sinh, sinh viên nói riêng.

1.4. Tiểu kết chương 1

Phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp hiện có tại BHXH Việt Nam và các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố, cho thấy:

- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp Luật BHYT. BHYT hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng lại mang bản chất kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế - y tế. Bản chất kinh tế của BHYT thể hiện ở sự điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các thành viên tham gia BHYT.

- BHYT học sinh, sinh viên là một loại hình BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện mà đối tượng tham gia đang theo học tại các trường và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó BHYT học sinh có nhiệm vụ giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng ngừa rủi ro, HSSV được chi trả viện phí theo quy định khi rủi ro ốm đau cần khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong cả nước. Với bản chất nhân văn của BHYT, hiện nay đã có 88,5% tổng số học sinh, sinh viên toàn quốc tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.

- Báo chí là một trong những kênh quan trọng của truyền thông, là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Thông tin báo chí rất quan trọng, vì nó khẳng định mối quan hệ đối với hiện thực xã hội và bằng chính khả

năng tiếp nhận của công chúng. Ở Việt Nam, báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn của nhân dân, báo chí nước ta có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng

- Báo chí cách mạng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên; báo chí là kênh truyền thông hữu hiệu, có sức lan tỏa lớn nhất. Vai trò của báo chí rất quan trọng, góp phần định hướng dư luận về lợi ích to lớn của chính sách không chỉ chăm lo sức khỏe bản thân học sinh, sinh viên mà còn thiết thực cho sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì tương lai của đất nước. Theo đó, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã phát triển mạnh mẽ, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội và được Quốc hội nước ta thông qua, chuyển thành đối tượng bắt buộc tham gia.

Chương 2

THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐỔI MỚI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA


2.1. Khái quát về các cơ quan báo chí khảo sát

2.1.1. Báo Lao động

Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là tiếng nói của người lao động thuộc mọi lĩnh vực trong cả nước. Trong những năm cuối của thập niên 90, báo Lao động được coi là một trong những tờ báo có sự đổi mới mạnh mẽ trong làng báo chí Việt Nam. Tờ báo này được biết đến trong giai đoạn này bởi nhiều thông tin, nhiều bài báo dũng cảm lên tiếng phản ánh mặt trái của xã hội. Với vai trò là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, dòng chủ lưu về thông tin trên báo Lao động luôn hướng tới một dư luận xã hội lành mạnh, vì sự ổn định chính trị, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, báo Lao Động xuất bản 7 kỳ /tuần và báo Lao Động cuối tuần (ra từ chiều thứ 5 hàng tuần); với số lượng phát hành 230.000 bản /kỳ. Báo Lao Động điện tử hàng ngày có hàng nửa triệu lượt người truy cập. Báo Lao Động được bình chọn là một trong 200 tờ báo hiện đại trong số vài nghìn loại báo hiện có trên toàn cầu, được mời dự Triển lãm Báo chí quốc tế năm 1995 [55].

Với quan điểm “Xây là chính, chống là cần” góp phần làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy công quyền, nâng cao lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động và mọi tầng lớp nhân dân, báo Lao Động ngày càng chiếm được cảm tình của bạn đọc.

2.1.2.Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam

Tạp chí BHXH là cơ quan ngôn luận và thông tin lý luận, nghiệp vụ của BHXH Việt Nam, được thành lập ngày 23/12/1998. Năm 2003, BHYT Việt Nam sáp nhập vào BHXH Việt Nam, theo đó, Tạp chí BHYT Việt Nam cũng được sáp nhập vào Tạp chí BHXH Việt Nam.

Trải qua trên 17 năm hoạt động, từ 01 tháng/kỳ, đến năm 2009, Tạp chí xuất bản 1tháng/02 kỳ và thiết lập Trang tin điện tử tổng hợp trên Internet từ năm 2008.

Tạp chí BHXH là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân.

Tạp chí có số lượng phát hành khá lớn, được xếp trong tốp đầu của hệ thống Tạp chí ở nước ta, với gần 25 vạn bản/kỳ, là tờ tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín, được Trung tâm Thông tin Bộ Khoa học Công nghệ) cấp Mã số chuẩn Quốc tế ISSN, các bài đăng được tính điểm công trình khoa học; trang tin điện tử thu hút hàng vạn lượt người truy cập/ngày. Năm 2012, Tạp chí BHXH được Chính phủ tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua; năm 2013, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 [1,53].

2.1.3. Báo điện tử Dantri.com.vn

Dantri.com.vn là một tờ báo mạng điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Theo kết quả bình chọn từ trang web Alexa.com, hiện nay Dân trí là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông đảo nhất ở Việt Nam.

Đầu năm 2005, trang tin điện tử Dân trí được phép hoạt động. Sau 3 năm trưởng thành định hình và phát triển, từ một trang tin, Dân trí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và chính thức cấp phép thành báo điện tử vào ngày 15 tháng 7 năm 2008 [54].

Theo Google Analytics, đến nay, mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh, trong đó có 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trí và DTINews.vn).

Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này (http://Dantri.com.vn) xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”. Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng. Các tin tức của Dân trí được cập nhật hàng phút hàng giờ. Dân trí có diễn đàn trực tuyến về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa…

Báo mạng điện tử Dân trí ra đời vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com. Năm 2009, báo mạng điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện.

Người đầu tiên và có vai trò to lớn trong việc gây dựng và phát triển báo mạng điện tử Dân trí là nhà báo Dương Minh Việt. Hiện tại Tổng biên tập của tờ báo là ông Phạm Huy Hoàn.

Báo mạng điện tử Dân trí sử dụng phần mềm iCMS của công ty Vinacomm. Trong 5 năm, Dân trí đã nhận được 7 giải thưởng báo chí có uy tín.

Với tôn chỉ nhân văn- nhân bản- nhân ái, Báo điện tử Dân trí đang ngày càng khẳng định vị thế trong làng báo và đã trở thành người bạn thân quen của bạn đọc mỗi ngày.

2.1.4. Báo điện tử VnExpress.net

Báo VnExpress.net được thành lập bởi tập đoàn FPT vào ngày 26/2/2001 và được bộ Văn hóa và Thông tin cấp Giấy phép số 511/GP – BVHTT ngày 25/11/2002. Tòa soạn có trụ sở tại tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh ở số 408, đường Điện Biên

Phủ, phường 11, quận 10. Hiện tại Tổng biên tập của tờ báo là ông Thang Đức Thắng.

Ngày 26/2/2011, trang báo điện tử thuần túy (không có phiên bản in) Báo VnExpress.net ra đời, không quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có lễ khai trương. Nhưng 6 tháng sau, với 300.000 địa chỉ IP thường xuyên truy cập, Báo VnExpress.net đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu.

Ngày 25/11/2002, Báo VnExpress.net là báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ. Báo phát triển với nguồn thu duy nhất là từ quảng cáo [56].

Kể từ khi được thành lập Báo VnExpress.net luôn giữ vững và phát huy vị trị báo điện tử tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu. Tháng 6/2007, Báo VnExpress trở thành báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới do trang web Alexa.com bình chọn, ghi dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam [56].

Theo Google Analytics, Báo VnExpress.net hiện có 13 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 30 triệu lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 150 đầu tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên Báo VnExpress thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Thế giới…có lượng bạn đọc lớn hơn cả.

Ngay từ ngày đầu thành lập, Báo VnExpress đã xây dựng và trung thành với đường lối đưa tin: nhanh nhạy, khách quan, thái độ xây dựng. Tháng 8/2008, sau 7 năm kể từ khi ra đời, Báo VnExpress.net lần đầu tiên thay đổi giao diện. Trong 3 năm (2005, 2006,2007), Báo VnExpress liên tiếp đạt Cúp vàng công nghệ thông tin và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức. Trong 3 năm (2003,2008,2010) Tạp chí Thế giới Vi tính PCWorld

bình chọn Báo VnExpress là sản phẩm Công nghệ Thông tin ưa chuộng nhất. Báo VnExpress đã được nhiều Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội…

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Thống kê số lượng tác phẩm có thông tin về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015

Kết quả khảo sát tại báo Lao động, Tạp chí BHXH, báo điện tử Dân trí, báo điện tử VnExpress cho thấy trong thời gian 01 năm từ tháng 10/2014 - 10/2015, lượng tác phẩm có nội dung thông tin về BHYT học sinh sinh viên được công bố và đăng tải là 62/63 bài có thông tin về BHYT, chi tiết cho từng báo được thông kê, phân tích tại bảng 2.1. dưới đây:

Bảng 2.1 Thống kê tin, bài đề cập tới vấn đề BHYT học sinh, sinh viên


Số

TT

Tên báo

Tổng số tác phẩm

Tỷ lệ %

1

Báo Lao động

5

8,00

2

Tạp chí BHXH

33

53,20

3

Báo báo điện tử Dân trí

19

30,64

4

Báo điện tử VnExpress

5

8,00


Tổng số

62

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 7

(Nguồn khảo sát của tác giả năm 2014-2015)

Như vậy, số liệu thống kê tại bảng 2.1 cho thấy trong 12 tháng tổng số có 63 tin, bài viết liên quan đến BHYT được thể hiện trên mặt báo, trong đó có 62 tin bài mang thông tin về vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên, tập trung vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 09 năm 2015 (thời điểm bước vào năm học mới 2015-2016), trong đó: Báo Lao động có 5 tác phẩm phản ánh về BHYT học sinh, sinh viên, bằng 8,0%; báo Dân trí có

19 tác phẩm, bằng 30,64%; Tạp chí BHXH có 33 tác phẩm, bằng 53,2% và báo VnExpress có 5 tác phẩm, bằng 8,0%. Với số lượng 62 tác phẩm phản ánh về BHYT học sinh, sinh viên trong thời điểm chính sách BHYT học sinh, sinh viên có sự đổi mới căn bản, cho thấy công tác tuyên truyền về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí chưa thực sự được chú trọng, nhất là các tờ báo lớn, báo điện tử có đông độc giả. Loại tin, bài này chỉ tập trung vào dịp đầu năm học mới 2015-2016 (khoảng 01 tháng), thời gian còn lại (11 tháng) chỉ có 01 tin của báo Dân trí đề cập đến việc trùng ngày sinh trên thẻ BHYT học sinh, sinh viên tháng 01/2015.

Kết quả khảo sát cho thấy sự chênh lệch trong công tác truyền thông về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên. Mặc dù luật sửa đổi, bổ sung được thực thi từ ngày 01/01/2015 nhưng chỉ đến đầu năm học 2015 -2016 khi mà nhiều luồng dư luận trái chiều có phản ứng với việc đổi mới chính sách BHYT học sinh, sinh viên thì báo chí mới vào cuộc, điều đáng nói là một số bộ phận báo chí lại chỉ làm nóng thêm tình hình dư luận mà không phổ biến, giải thích để HSSV, phụ huynh hiểu việc đổi mới là có cơ sở và theo pháp luật. Điều này cho thấy, hầu hết nội dung về BHYT học sinh, sinh viên còn quá mờ nhạt, không được quan tâm, chú trọng đúng mức so với các nội dung khác trên mặt báo. Với số lượng tác phẩm ít như vậy cho thấy mức độ thông tin tới công chúng là quá thấp, do đó tác động của nó tới xã hội cũng rất hạn chế.

Hơn thế nữa, theo khảo sát số lượng bài về BHYT học sinh, sinh viên trên 04 cơ quan báo chí cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Tổng số là 62 tác phẩm, mà trong đó có 33 tác phẩm là trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội, con số này cho thấy sự bất cập trong công tác truyền thông về chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Công chúng thường đọc các tờ báo lớn có uy tín như báo Lao động, báo Nhân dân... Hiện nay, xu thế báo điện tử lại lên ngôi, vậy nhưng điều đáng nói là các cơ quan báo chí này lại chưa thực sự làm tốt khâu giải thích những

Ngày đăng: 05/07/2023