Khoảng Trống Của Các Nghiên Cứu Trước Iên Quan Đến Đề Tài Luận Án


2.8. Khoảng trống của các nghiên cứu trước iên quan đến đề tài luận án


Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), vấn đề nghiên cứu có thể dựa trên các vào lý thuyết, dựa vào thực tiễn hoặc dựa vào phương pháp và lý thuyết. Vì vậy, khi tác giả thực hiện tổng quan lý thuyết và phân tích các nghiên cứu thực nghiệm về bảo hiểm nông nghiệp (chưa phát hiện bảo hiểm cây cà phê của hộ nông dân).

Các nghiên cứu trước có các hạn chế như :

Phương pháp BMA theo hồi quy logistic và phương pháp BMA theo hồi quy probit c ng với kỹ thuật tách dữ liệu cũng chưa được các nhà nghiên cứu sử dụng để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với dữ liệu trong phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây nông nghiệp. Đặc biệt cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk.

Hồi quy mô hình có biến phụ thuộc nhị phân theo trường phái thống kê Bayesian chưa được sử dụng nghiên cứu về phân tích mô hình việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm nông nghiệp (cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk).

Về m t th c nghiệm

Những nghiên cứu trước chưa đề cập đến hoặc chưa làm rò một số yếu tố tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể là: yếu tố dân tộc của chủ hộ, yếu tố thương hiệu cà phê, yếu tố tiêu chuẩn, yếu tố thị trường, yếu tố rủi ro thời tiết (hạn hán, mưa thất thường, lũ lụt, bão), yếu tố rủi ro sinh học (sâu bệnh, côn trùng, ô nhiễm nguồn nước, đất), rủi ro kinh tế (cà phê mất giá, nguyên vật liệu đầu vào tăng, bị huỷ hợp đồng), rủi ro lao động (chết, bệnh, bị thương). Từ các yếu tố được chỉ ra như trên, tác giả hy vọng chúng có thể có tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, các nghiên cứu trước cũng chưa xây dựng toán đồ trực tuyến của mô hình nghiên cứu hộ nông dân sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây trồng.

Nếu các vấn đề hạn chế về mặt lý thuyết và thực nghiệm nêu ra như trên được xem xét và phân tích cụ thể thì kết quả đó có thể cung cấp nhiều thông tin hơn, giúp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


hộ nông dân trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk có nhiều giải pháp lựa chọn về việc sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây cà phê, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, về phía ngân hàng và đơn vị bảo hiểm có cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể hơn để h trợ cho hộ nông dân trong việc vay vốn, tham gia bảo hiểm trong sản xuất cà phê nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Vì vậy, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu cho luận án: “Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk”.


2.9. Kết luận chư ng 2


Trong chương 2, tác giả trình bày các lý thuyết về hành vi sẵn lòng, lý thuyết rủi ro, lý thuyết về thống kê Bayes, lý thuyết về bảo hiểm. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế sử dụng phương pháp BMA; tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến việc sẵn l ng tham gia bảo hiểm mùa màng theo chỉ số năng suất. Từ các lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được khoảng trống của các nghiên cứu trước về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu để tìm được mô hình phù hợp nhất từ dữ liệu thu thập được và kiểm định mô hình đó. Nội dung chương 3 bao gồm các phần chính như sau: mục 3.1 khu vực nghiên cứu; mục 3.2 khung phân tích; mục 3.3 nghiên cứu định tính; và mục 3.4 nghiên cứu định lượng và mục 3.5 kết luận chương.

3.1. Khu v c nghiên cứu


Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 1.308.500 ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam. Trong đó, diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm gần 33 diện tích tự nhiên (hơn 311 ngàn ha). Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk như việc phát triển cây công nghiệp cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả.


Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Đắk Lắk


Ngu n Cục thống kê tỉ Đắk Lắk 3 2 Khung phân tích Trên cơ sở tổng hợp cơ 1

Ngu n: Cục thống kê tỉ Đắk Lắk


3.2. Khung phân tích


Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng trong và ngoài nước, kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê cùng với phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tác giả xây dựng khung phân tích về việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích của luận án được thể hiện theo Sơ đồ 3.1:


S đồ 3.1: Khung phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk


Lý thuyết thống kê Bayes Lý thuyết hành vi sẵn lòng

Lý thuyết bảo hiểm nông nghiệp

Các nghiên cứu thực nghiệm về việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng tại nước ngoài và Việt Nam


Thảo luận tay đôi Thảo luận nhóm

Hội thảo

khoa học Đắk Lắk


NHÓM YẾU TỐ NHÂN KHẨU


Đặc điểm chủ hộ Chuyên môn kỹ thuật


NHÓM YẾU TỐ KINH TẾ

Tình hình tài chính Thương hiệu Thị trường


NHÓM YẾU TỐ RỦI RO

Rủi ro thời tiết Rủi ro sinh học Rủi ro kinh tế Rủi ro la0o động


Phỏng vấn trực tiếp 500 chủ hộ trồng cây cà phê tại Đắk Lắk


VIỆC SẴN LÒNG THAM GIA BẢO HIỂM CÂY CÀ PHÊ THEO CHỈ SỐ NĂNG SUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐẮK LẮK


Dữ liệu ban đầu thu thập sẽ được chi thành 2 phần gồm dữ liệu huấn luyện (Training) và dữ liệu kiểm tra (Testing)

Phương pháp mô hình trung bình Bayesian (BMA) theo hồi quy logistic và theo hồi quy probit


Kiểm định độ tin cậy của tham số thu được từ mô hình (AIC, BIC, xác suất hậu định, bootstrap, ma trận nhầm lẫn, AUC)


Toán đồ bằng hình thức trực tuyến (online)

Mô hình hộ nông dân sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất phù hợp nhất với dữ iệu

Hồi quy mô hình bằng phương pháp thống kê


Thảo luận kết quả và Giải pháp


Ngu n: Tác gi xây dựng


3.3. Nghiên cứu định tính


Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trên nhiều lĩnh vực học thuật, đặc biệt tập trung vào các yếu tố con người của khoa học xã hội và tự nhiên. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng đến hành vi này (Denzin và cộng sự, 2005; Given và cộng sự, 2008; Babbie, 2014).

Thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu là phương pháp tốt nhất giúp nhà nghiên cứu thu hồi các thông tin cụ thể của một chủ đề trong bối cảnh xã hội (Krueger, 1994; Morgan, 1997; Silverman, 2001). Bên cạnh đó, theo Creswell (2008), một trong những phương pháp định tính được d ng thường xuyên nhất là phương pháp chuyên gia. Nghiên cứu định tính thông qua hội thảo, thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi (phỏng vấn) nhằm điều chỉnh và xác định các yếu cần nghiên cứu liên quan đến đề tài. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính lần 1 với hình thức trao đổi tay đôi, thảo luận nhóm và nghiên cứu định tính lần 2 bằng hình thức hội thảo với các chuyên gia và các hộ nông dân sản xuất cà phê để hoàn chỉnh các yếu tố cần nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, chuyên gia là người có năng lực rộng và sâu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thông qua thực hành trong lĩnh vực về bảo hiểm, ngân hàng, cây cà phê (Creswell, 2006).

Qui trình nghiên cứu định tính được thực hiện gồm 3 bước là nghiên cứu lần 1, nghiên cứu lần 2 và thu thập dữ liệu.

Bước 1: Nghiên cứu lần 1

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngành cà phê, ngành tài chính, ngành bảo hiểm cũng như các hộ nông dân trồng cà phê. Kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả tiến hành điều chỉnh lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện Việt Nam.


Phư ng h hỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được tác giả thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm cùng với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hộ nông dân trồng cà phê.

- Mục đích của bước này là giải thích rò các khái niệm nghiên cứu (khái niệm việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk và yếu tố tác động lên nó) từ góc độ quan điểm của người được khảo sát.

- Đối tượng phỏng vấn bao gồm các chuyên gia về bảo hiểm, chuyên gia về ngân hàng, chuyên gia về ngành cây cà phê và các hộ nông dân trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk (Phụ lục 2).

- Phương pháp tổ chức phỏng vấn là gặp mặt trực tiếp tại phòng làm việc của chuyên gia tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Lắk; trao đổi qua điện thoại, trao đổi qua email với các chuyên gia ở thành phố Hà Nội. Nội dung các cuộc phỏng vấn là sự trao đổi giữa tác giả và các chuyên gia về chủ đề bảo hiểm nông nghiệp và chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 2011-2013 và định hướng phát triển bảo hiểm cây cà phê. Tác giả thực hiện phỏng vấn theo đúng hướng đề ra nhằm đạt được các mục tiêu. Các câu hỏi đưa ra là những câu hỏi mở để các chuyên gia trả lời vấn đề theo ý nghĩ của họ.

- Thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn cùng các chuyên gia (các bản ghi chép trong sổ tay, các thư điện tử) được tổng hợp nhằm xác định các yếu tố liên quan đến việc sẵn l ng tham gia bảo hiểm m a màng cây cà phê của hộ nông dân sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

Kết quả hư ng h hỏng vấn

Các yếu tố được chọn lọc để nghiên cứu và trình bày bên dưới là kết quả của việc kết hợp thu thập thông tin từ phương pháp phỏng vấn chuyên gia và tổng quan các công trình nghiên cứu trước trong chương 2. Các yếu tố này được tác giả kỳ vọng sẽ có ích trong phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk.


Bước 2: Nghiên cứu lần 2

Nghiên cứu lần 2 được thực hiện bằng hình thức Hội thảo khoa học gồm (16) chuyên gia, nhà khoa học. Kết hợp phỏng vấn sâu các chuyên gia bảo hiểm, tài chính, nghiên cứu viên và các hộ nông dân có nhiều năm kinh nghiệm về cây cà phê, nhằm thu thập được nhiều thồng tin để làm rò, bổ sung các yếu tố dự kiến đưa vào mô hình nghiên cứu.

Phư ng h hội thảo

Phương pháp hội thảo của được tác giả thực hiện bằng việc tổ chức Hội thảo khoa học với các nội dung sau (Phụ lục 3):

- Tên Hội thảo: ếu tố ế vi c sẵn lòng tham gia b o hi m cây cà phê theo chỉ số ă ất của h nông dân tỉ Đắk Lắk”

- Địa điểm tổ chức: Hội trường khách sạn Cao Nguyên, số 65 đường Phan Chu Trinh, phường Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Thời gian tổ chức: thứ Sáu, ngày 31 tháng 08 năm 2018.

- Mục đích thảo luận nhóm c ng các đối tượng khảo sát nhằm: xác định các yếu tố chính tác động đến việc việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk; xác định các yếu tố chính tác động đến việc vay vốn ngân hàng của hộ nông dân sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk; xác định các yếu tố chính tác động đến năng suất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

- Đối tượng tham dự hội thảo: bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia của Hiệp hội cà phê và ca cao cà phê, chuyên gia về cà phê, chuyên gia bảo hiểm, cán bộ ngân hàng, cán bộ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các hộ nông dân trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk (Phụ lục 3).

- Phương pháp thực hiện: trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh gửi thư mời đến các đương sự sẽ tham gia buổi hội thảo với nội dung cụ thể (theo Phụ lục 3) và tổ chức hội thảo tại tỉnh Đắk Lắk.

Kết quả của hư ng h hội thảo

Thông tin từ hội thảo được ghi chép lại theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận. Thông tin thu thập được tổng hợp lại để rút ra những kết luận đã được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022