Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 9

+ Phục hồi sức khỏe cho gia súc khi ốm, yếu hoặc sau khi sinh sản: Kích thích sự ngon miệng của gia súc, kích thích sự tái sinh của tế bào thần kinh, tăng tỷ lệ thụ thai, tăng khả năng sinh sản của gia súc cái.

+ Dùng trong các trường hợp thiếu máu của gia súc.

Sử dụng Cho ăn cho uống trộn thức ăn tỷ lệ 0 05 0 1 vào thức ăn hỗn hợp 1

-Sử dụng:

+ Cho ăn, cho uống: trộn thức ăn tỷ lệ 0,05-0,1% vào thức ăn hỗn hợp để gia súc ăn. Hòa tan: 10-20ml vào 1 lít nước cho gia cầm uống.

+ Tiêm bắp hoặc dưới da:

Trâu, bò, ngựa: 5-10ml/con/ngày Lợn, dê, cừu: 3-5ml/con/ngày

Ảnh 41: Thuốc B.complex

4.2.4. Vit ADE tiêm

- Thành phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.


Mỗi ml chứa:


Vitamin A 50 000 IU


Vitamin D3 25 000 IU


Vitamin E 20 mg


Dung môi vđ 1 ml

Công dụng Chữa và phòng các bệnh thiếu Vitamin A D3 E Tăng sức đề kháng cho cơ 2

- Công dụng


- Chữa và phòng các bệnh thiếu Vitamin A, D3, E.


- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống stress.


- Chữa và phòng thoái hoá cơ ở động vật đang phát triển, viêm và thoái hoá xương, tổn thương da, niêm mạc.


- Kích thích sinh trưởng cho gia súc non, gia súc chậm lớn, còi

xương... Ảnh 42 : Thuốc Vitamin ADE

- Cách dùng và liều lượng


Tiêm bắp thịt (I.M.) hoặc dưới da (S.C.). Dùng 3-5 ngày


- Trâu, bò, ngựa: 10-15ml


- Bê, nghé, dê, cừu: 2-5 ml


- Lợn con: 1,5-2 ml


- Lợn: 3-5 ml


- Chó, mèo: 1-3 ml


4.2.5. Thuốc bổ máu có sắt

4.2.5.1. Vai trò của sắt đối với cơ thể vật nuôi

Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể, chỉ có sắt hai tham gia vào việc tạo huyết sắc tố (Haemoglobin). Tạo sắc tố cơ (Miogrobin); tham gia vào việc tạo sắc tố hô hấp (xitocrom). Vì vậy, khi thiếu sắt con vật sẽ thiếu máu. Gia súc non thiếu máu sẽ dẫn đến da và niêm mạc nhợt nhạt, còi cọc, chậm lớn.

Gia súc non rất cần sắt để tạo Haemoglobin. Ở lợn con nhu cầu sắt hàng ngày là 10-12mg, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1mg/1 ngày. Do đó, cần phải bổ sung sắt cho gia súc non, gia súc mất máu, gia súc cái sau khi sinh.

Sắt dùng để bổ sung phải dùng sắt hóa trị 2, không dùng sắt hóa trị 3.

4.2.5.2. Fer- Dextran B12

- Tính chất: là chế phẩm gồm Fe, và B12, dạng dung dịch, màu nâu.

Tác dụng Sắt có tác dụng bồi dưỡng cơ thể khi đưa dextran sắt vào cơ thể 3

- Tác dụng:

Sắt có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, khi đưa dextran sắt vào cơ thể. Dextran bị cắt ra thành cách phân tử gluco. Đây là một loại đường rất cần cho cơ thể, ở tế bào chúng sẽ bị chuyển hóa thành năng lượng. Nguyên tố sắt cũng được giải phóng ra khỏi dextran và đến gan, tủy xương để tạo hồng

cầu mới. Ảnh 43: Thuốc sắt

-Ứng dụng và cách dùng: Phồng và chữa các chứng thiếu máu do thiếu sắt cho gia súc sơ sinh, giúp gia súc non khỏe mạnh, phát triển tốt. Phòng và trị bệnh phân trắng lợn con.

+ Lợn từ 3-5 ngày tuổi tiêm 1-2ml ở bắp thịt sau đùi.

Sau 7 ngày tiêm lại lần 2.

+ Bê, nghé, ngựa: 3-5ml/con

+ Dê: 2-3ml/con

+ Chó: 1ml/con

4.2.6. Hanlacvet

- Thành phần

1 g Hanlacvet chứa:

Lactobacillus acidophilus: 1x108- 1x109 CFU Tá dược vừa đủ: 1 g

-Công dụng

Phòng trị bệnh đường ruột: tiêu chảy, phân trắng, phân xanh, kiệt lị, cầu trùng; một số bệnh do Parvo và Rotavirrut ở bê, nghé, lợn, chó, mèo, gia cầm…

Tăng cường sức đề kháng: kích thích sinh trưởng ở gia súc non. Kích tích đẻ trứng ở gia cầm.

-Cách dùng và liều lượng:

+Phòng bệnh:


Ảnh 44 Thuốc Han lacvet Dùng ngay sau khi mới sinh 2 ngày 1 lần 10 ngày liên tục 4

Ảnh 44: Thuốc Han-lacvet

Dùng ngay sau khi mới sinh: 2 ngày 1 lần, 10 ngày liên tục Lợn con, chó, mèo: 1g/con

Bê, nghé, dê, cừu: 2-3g/con Gia cầm 1g/25 con

+ Chữa bệnh: Ngày dùng 2 lần với liều gấp 2-3 lần liều phòng.


4.2.7. Natriclorid 0.9%

- Tính chất: là 1 dung dịch vô trùng, hàm lượng NaCl tinh khiết 0.9% tan trong nước cất 2 lần

- Tác dụng: cung cấp nước cho cơ thể, làm ổn định áp lực của máu. Cung cấp thêm cho cơ thể 1 lượng Na+ có tác dụng giữ nước.

Ứng dụng và cách dùng Dùng khi cơ thể mất nước kèm theo mất muối như tiêu 5

- Ứng dụng và cách dùng:

+ Dùng khi cơ thể mất nước kèm theo mất muối như: tiêu chảy nặng, ói mửa, cảm nóng, cảm nắng, viêm dạ dày, ruột. Khi vận chuyển gia súc, khi gia súc bị mất máu, bỏng nặng. Rửa vết thương.

+ Làm dung môi pha thuốc

+ Có thể dùng uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm xoang bụng.

-Liều lượng khi tiêm tĩnh mạch

+ Trâu, bò, ngựa: 200-1.000ml

+ Lợn: 10-100ml

+ Chó: 10-50 ml Ảnh 45: Nước sinh lý


Câu hỏi và bài tập

1.Trình bày tác dụng của thuốc trị đau bụng ngựa bằng đường uống?

2. Nêu các ứng dụng của thuốc trị đau bụng ngựa bằng đường tiêm?

3. Trình bày các ứng dụng của vitamin ADE?

Phần thực hành

Bài 5. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc trị bệnh đường tiêu hóa đã học và nghiên cứu?

Bài 6. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc bổ đã học và nghiên cứu?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về tên, thành phần thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc bổ dùng cho vật nuôi

Ghi nhớ

Mỗi loại thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc bổ học sinh đều phải xác định được tác dụng và cách dùng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Công Duẩn (2017). Giáo trình dược lý thú y, NXB Nông nghiệp.

2. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Thiện (2009). Nghể nuôi ngựa,

NXB Nông nghiệp.

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí