- Làm rõ bản chất của mối quan hệ về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và ảnh hưởng của vai trò của HĐQT tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó, luận án đưa ra các bằng chứng thực nghiệm làm rõ thêm lý thuyết người đại diện từ thực tiễn quản trị trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị chính sách để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của luận án:
(1) Làm rõ mối quan hệ về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành trong các NHTM Việt Nam (Mối quan hệ về lợi ích giữa các nhóm chủ sở hữu và người điều hành trong NHTM Việt Nam có gắn kết với nhau không?).
(2) Xác định mối quan hệ giữa sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành trong ngân hàng với chí phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng (Khi sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành càng lớn thì chí phí của ngân hàng có tăng không và hiệu quả sử dụng tài sản có giảm không?).
(3) Đánh giá vai trò của HĐQT trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam (Vai trò kiểm soát của HĐQT trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?).
(4) Đo lường tác động của vai trò HĐQT đối với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng (Khi vai trò kiểm soát của HĐQT tăng, chi phí của ngân hàng có giảm không? và hiệu quả sử dụng tài sản có tăng không?)
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 2 nội dung của lý thuyết người đại diện: mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này tại các ngân hàng Việt Nam.
Luận án sử dụng chỉ số quản trị công ty về HĐQT được xây dựng trong Đề tài cấp Đại học quốc gia về “Xây dựng chỉ số quản trị công ty trong hoạt động ngân hàng” do TS Trần Thị Thanh Tú làm chủ nhiệm để đo lường vai trò của HĐQT và tính chỉ số này dựa trên bảng hỏi gửi tới các ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 4
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện Trong Quản Trị Ngân Hàng
- Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện Trong Ngân Hàng Việt Nam
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Phạm vi nghiên cứu: Quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
1.1 Lý thuyết người đại diện
1.1.1 Khái niệm quản trị công ty
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra các định nghĩa về quản trị công ty (corporate governance). La Porta et al. (2000) coi quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài tránh được những vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành. Tương tự như vậy, theo Pei Sai Fan (2004), quản trị công ty liên quan tới việc đưa ra các cơ cấu, quy trình và cơ chế để định hướng và quản lý công ty nhằm tăng giá trị cho cổ đông về dài hạn thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người điều hành. Tổ chức OECD là cơ quan ban hành nguyên tắc quản trị công ty được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Năm 2004, bộ nguyên tắc này được ngân hàng thế giới sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá quản trị công ty tại các quốc gia trong nhiều năm gần đây đã đưa ra định nghĩa về quản trị công ty. Theo đó, quản trị công ty là một hệ thống để định hướng và kiểm soát hoạt động của công ty. Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa về quản trị công ty, tựu chung lại quản trị công ty là hệ thống hay các cơ chế để định hướng và kiểm soát công ty nhằm tối đa hóa giá trị của cổ đông và công ty về dài hạn và giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành.
Xét từ góc độ thực tiễn, ở mức cơ bản nhất, vấn đề về quản trị công ty phát sinh khi cổ đông hoặc các nhà đầu tư bên ngoài mong muốn kiểm soát, điều hành công ty theo cách khác với người điều hành mà đại diện là tổng giám đốc. Nói cách khác, lợi ích và quan điểm của chủ sở hữu khác với người điều hành. Mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành là nội dung cốt lõi của lý thuyết người đại diện. Như vậy, một trong những cơ sở hình thành của quản trị công ty là lý thuyết người đại diện.
Quản trị công ty là cơ chế thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích mà lý thuyết đưa ra. Là cơ chế thực tiễn, nên thông lệ và quy định về quản trị công ty luôn thay đổi và phát triển để giải quyết những vấn đề rất đa dạng và phong phú phát sinh từ thực tiễn. Do vậy, quản trị công ty ngày nay đề cập tới rất nhiều vấn đề, giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành là một trong những vấn đề chính.
Trong ngân hàng, một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, quản trị công ty là cơ chế để giải quyết vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan của ngân hàng. Trong phạm vi luận án này, khái niệm “quản trị ngân hàng thương mại” được hiểu là quản trị công ty trong ngân hàng thương mại.
1.1.2 Lý thuyết người đại diện
Lý thuyết người đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Sự tách biệt này càng trở nên phổ biến khi các công ty ngày càng lớn mạnh và mở rộng về quy mô, chủ sở hữu không thể tham gia điều hành công ty mà họ có xu hướng thuê người để điều hành công ty. Từ thế kỷ thứ 18, Adam Smith đã đề cập tới việc khi tách hai quyền này, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện (tức là người đại diện cho chủ sở hữu để điều hành công ty – hay còn gọi là người điều hành) sẽ phát sinh. Mặc dù quan điểm này của ông chưa được phát biểu thành lý thuyết mà chỉ được nêu dưới dạng nhận định, nhưng đây là tiền đề cho việc hình thành lý thuyết người đại diện mà Jensen và Meckling (1976) đã chính thức xây dựng sau này. Adam Smith (1937) viết:
“Tuy nhiên, người điều hành của những công ty như vậy (công ty cổ phần) chỉ là người quản lý tiền của người khác chứ không phải tiền của mình. Không thể mong đợi hoàn toàn rằng họ sẽ quản lý, kiểm soát tiền một cách cẩn thận như người chủ sở hữu quản lý, kiểm soát tiền của mình. Giống như những người giúp việc cho người giàu, họ có xu hướng quan tâm tới những vấn đề nhỏ, không vì danh dự của người chủ... Do vậy, sự sao nhãng và lãng phí sẽ luôn tồn tại, dù ở mức ít hay nhiều, trong việc quản lý các hoạt động của một công ty như vậy”
(Trích trong sách của Paul Johnson, 2010, trang 112).
Theo Jensen & Meckling (1976), lý thuyết người đại diện cho rằng khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người điều hành. Người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông. Có thể xảy ra những trường hợp như sau:
- Ban điều hành sử dụng tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, khiến vị trí của họ ổn định hơn, lương và quyền lực lớn hơn.
- Chế độ đãi ngộ, lương thưởng và những khoản trợ cấp rất lớn của người điều hành được tính vào chi phí kinh doanh mà cổ đông phải gánh chịu.
- Cán bộ điều hành có thể tham gia những khoản đầu tư mạo hiểm nhằm thu lợi ngắn hạn.
Lý thuyết người đại diện được xây dựng từ góc độ kinh tế học, dựa trên giả định rằng hành vi của con người là cá nhân, cơ hội và tư lợi. Do vậy, để giải quyết xung đột về lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, lý thuyết này cho rằng cần có cơ chế để giảm mâu thuẫn về lợi ích.
Mặc dù lý thuyết người đại diện cho rằng những mâu thuẫn trên phát sinh do bản chất con người là cá nhân và tư lợi, lý thuyết này cũng bị phê phán trong những năm qua. Hoskisson et al.(2000) cho rằng lý thuyết này chưa lý giải được yếu tố xã hội, tâm lý trong mối quan hệ chủ sở hữu và người điều hành. Giả định về hành vi của con người là tư lợi, cá nhân và cơ hội không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, cơ chế kiểm soát và đảm bảo tính độc lập của hội đồng quản trị không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Những thành viên độc lập của hội đồng quản trị theo lý thuyết người đại diện chỉ có quyền về mặt pháp lý, mà có thể không đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của công ty và ít khi có mối quan hệ xã hội chặt chẽ với ban điều hành. Nghiên cứu của Tian và Lau (2001) đối với các công ty cổ phần Trung Quốc cho thấy người điều hành là người làm việc vì công ty và tối đa hóa thu nhập cổ đông. Các yếu tố tâm lý, xã hội tốt ảnh hưởng tích cực tới người điều hành. Nancy và Scott (2004) tiếp cận từ góc độ quản lý, hành vi lập luận rằng
sự khác biệt về văn hóa có thể làm giảm vai trò của các giả định về con người tư lợi do đó sẽ làm giảm hiệu lực của lý thuyết người đại diện. Văn hóa có thể gắn kết lợi ích của chủ sở hữu và người lao động, làm thay đổi chính sách trả lương gắn với mục tiêu chuyển sang chính sách trả lương gắn với hành vi người lao động, do đó làm giảm rủi ro đạo đức liên quan tới chính sách trả lương theo kết quả đầu ra.
1.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện
Kể từ khi công trình nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) đưa ra lý thuyết về công ty dựa trên mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan – cổ đông, người điều hành, chủ nợ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Các nghiên cứu được thực hiện cả về lý thuyết và kiểm nghiệm thực tế giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về những vấn đề xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Không thể tóm tắt đầy đủ tất cả các nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này, phần tổng quan sẽ cung cấp tóm tắt những nghiên cứu chính ngoài nước theo hai chủ đề: (i) Bản chất và các loại mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, (ii) Cách thức giải quyết mâu thuẫn.
1.2.1 Bản chất và các loại mâu thuẫn lợi ích
Các vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan và do vậy, về bản chất, không thể đề cập tất cả các vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lý thuyết và thực tế đề cập tới 4 vấn đề chính. Đó là rủi ro đạo đức, lợi nhuận giữ lại, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian.
Rủi ro đạo đức
Người điều hành có xu hướng đầu tư vào những khoản phù hợp với kỹ năng và lợi ích của mình chứ không phải của chủ sở hữu, do vậy làm tăng chi phí thay thế người điều hành, qua đó củng cố vị trí của mình và thu được nhiều tiền lương hơn từ công ty (Shleifer và Vishny, 1989). Theo Jensen (1993), vấn đề rủi ro đạo đức thường rõ hơn ở các công ty lớn vì các công ty lớn có mức độ phức tạp hơn về vấn đề sở hữu và các quan hệ. Do vậy, chi phí kiểm soát sẽ lớn hơn. Ở Anh, các
công ty ít gặp vấn đề về rủi ro đạo đức hơn Mỹ vì theo Conyon và Murphy (2000), các công ty của Anh nhỏ hơn của Mỹ. Để giải quyết rủi ro đạo đức, cần có cơ chế lương thưởng gắn kết với kết quả thực hiện công việc của người điều hành.
Ở những công ty lớn, hoạt động lâu, có dòng tiền tự do khá lớn, thì rủi ro đạo đức còn xuất phát từ việc khi có dòng vốn dư giả và nếu không có áp lực đầu tư lớn thì người điều hành có thể sử dụng tiền vào mục đích riêng của mình và việc sử dụng này khó kiểm soát (Jensen, 1986).
Rủi ro đạo đức liên quan tới tình trạng người điều hành không nỗ lực vì công ty. Vì người điều hành chỉ sở hữu một tỷ lệ vốn nhỏ trong công ty, động lực làm việc của họ có thể sẽ giảm.
Lợi nhuận giữ lại
Vấn đề đầu tư quá nhiều có thể nghiêm trọng hơn việc sử dụng quá nhiều các quyền lợi hoặc đầu tư ít. Jensen (1986) lập luận rằng người điều hành mong muốn giữ lại lợi nhuận nhiều hơn, trong khi đó cổ đông muốn chia cổ tức tiền mặt, đặc biệt khi công ty có lãi. Khi lợi nhuận giữ lại nhiều, quy mô hoạt động của công ty được mở rộng và do đó quyền của người điều hành lớn hơn, lợi ích nhiều hơn và vị trí của họ được củng cố (Jensen 1986, 1993).
Thời gian
Mâu thuẫn lợi ích có thể phát sinh từ thời gian của dòng tiền. Chủ sở hữu sẽ quan tâm tới tất cả các dòng tiền tương lai ở tất cả các thời điểm. Tuy nhiên, người điều hành có thể chỉ quan tâm tới dòng tiền của công ty trong thời gian hợp đồng làm việc của họ, dẫn tới việc người điều hành chỉ quan tâm tới những dự án thu được lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chi phí do các dự án dài hạn gánh chịu. Vấn đề này sẽ rõ rệt hơn khi cán bộ điều hành chuẩn bị về hưu hoặc có kế hoạch dời công ty. Dechow và Sloan (1991) xem xét chi phí nghiên cứu và phát triển của người điều hành cấp cao khi họ chuẩn bị về hưu và thấy rằng chi phí này có xu hướng giảm. Vì chi phí này tăng sẽ khiến lợi nhuận công ty giảm và người điều hành muốn được hưởng lương cao và các lợi ích khác trước khi về hưu.
Mâu thuẫn lợi ích phát sinh từ việc người điều hành ngại chấp nhận rủi ro
Denis (2000) nhận xét rằng phần lớn trí tuệ của người điều hành được cống hiến cho công ty; thu nhập của họ sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Như vậy, họ có thể tối thiểu hóa rủi ro cho công ty. Do đó, họ sẽ tránh những giao dịch đầu tư làm tăng rủi ro cho công ty.
Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu – người điều hành và chi phí đại lý
Jensen và Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ giữa chủ sở hữu – người điều hành như một hợp đồng mà một bên (chủ sở hữu) thuê bên khác (người đại diện hay người điều hành) thực hiện một số công việc thay cho mình và giao một số quyền quyết định cho người điều hành. Nếu cả hai bên đều là những người muốn tối đa hóa lợi ích, thì người điều hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất của người chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể hạn chế mâu thuẫn lợi ích này bằng cách tạo ra động lực cho người điều hành và chịu thêm chi phí kiểm soát để hạn chế những hành động bất lợi của người điều hành (Chi phí này được gọi là chi phí đại lý). Trong hầu hết mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành, đều phát sinh chi phí kiểm soát, chi phí ràng buộc trách nhiệm. Nhưng bên cạnh đó, vẫn sẽ có khoảng cách giữa quyết định của người điều hành với những quyết định để tối đa hóa giá trị cổ đông. Như vậy, theo Jensen và Meckling (1976), chi phí đại lý gồm:
- Chi phí giám sát, theo dõi bởi chủ sở hữu
- Chi phí để ràng buộc
- Tổn thất
Chi phí giám sát: Chi phí giám sát do chủ sở hữu trả để đánh giá, theo dõi và kiểm soát hành vi người điều hành. Chi phí này bao gồm chi phí kiểm toán, chi phí tư vấn hợp đồng và chi phí thay thế người điều hành. Ngoài ra, một số hoạt động giám sát cũng đòi hỏi thêm chi phí như việc thực hiện các quy định của pháp luật. Mặc dù lý thuyết cho rằng người điều hành cần được giám sát, Burkart, Gromb và Panunzi (1997) cho rằng nếu kiểm soát quá chặt chẽ sẽ làm giảm sự sáng tạo của ban điều hành. Mức độ giám sát như thế nào là phù hợp sẽ phụ thuộc vào môi
trường hoạt động của từng công ty.
Chi phí ràng buộc: Người điều hành dễ xây dựng cơ chế sao cho chủ sở hữu thấy được họ hành động tốt nhất vì lợi ích của chủ sở hữu hoặc cơ chế đãi ngộ họ tương xứng. Chi phí này được gọi là chi phí ràng buộc. Chi phí này không phải lúc nào cũng là dưới dạng tiền. Chi phí này có thể bao gồm chi phí cung cấp thêm thông tin cho cổ đông, nhưng ban điều hành rõ ràng có lợi từ việc chuẩn bị các thông tin như vậy để báo cáo.
Tổn thất: Mặc dù đã có chi phí kiểm soát và ràng buộc, thì lợi ích của người điều hành và cổ đông cũng khó có khả năng gắn kết hoàn toàn với nhau. Do vậy, vẫn có những tổn thất phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích, đó là tổn thất về tiền do người điều hành không hành động tốt nhất vì lợi ích cổ đông.
Xuất phát từ quan điểm của lý thuyết người đại diện cho rằng chi phí người đại diện (người điều hành) tăng cùng mới mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, Grant Fleming và cộng sự (2005) đã kiểm định mối quan hệ này sử dụng số liệu khảo sát của 3800 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc từ năm 1996 đến 1998. Các tác giả xem xét chi phí người đại diện thay đổi như thế nào khi quyền sở hữu và quyền điều hành tách biệt. Kết quả cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí quản lý với mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành. Trong mô hình nghiên cứu, các tác giả sử dụng các biến gồm:
- Biến phụ thuộc là chi phí quản lý được đo lường bởi:
Tỷ lệ chi phí hoạt động/ doanh số bán hàng
Tỷ lệ sử dụng tài sản là tỷ lệ doanh thu hoặc doanh số bán hàng/tổng tài sản có. Chi phí này đại diện cho tổn thất trên 1 USD đầu tư do sử dụng tài sản không hiệu quả. Tổn thất này có thể xuất phát từ các quyết định đầu tư kém hiệu quả hoặc sử dụng các nhiều quyền lợi, hoặc chưa nỗ lực hết mức trong công việc.
- Các biến độc lập gồm:
Sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành được đo bằng tỷ lệ cổ phiếu