DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cho vay trên TT2 52
Hình 3.2. Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng 53
Hình 3.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa HĐQT, cổ đông, Ban kiểm soát, Ban điều hành của NHTM nhà nước cổ phần hóa 70
Hình 3.4. Sơ đồ mối quan hệ giữa HĐQT, cổ đông, ban kiểm soát và ban
điều hành 83
Hình 5.1. Lý thuyết người đại diện trong ngân hàng Việt Nam 101
MỞ ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 4
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện Trong Quản Trị Ngân Hàng
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
1. Giới thiệu luận án
Kết cấu luận án
Luận án gồm 5 chương chính, với 109 trang, 18 bảng biểu, sơ đồ, 5 hình vẽ và 12 phụ lục.
Chương 1 gồm 27 trang, trình bày lý thuyết người đại diện và tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị công ty và quản trị ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu của chương 1 giúp xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu trong chương tiếp theo.
Chương 2 gồm 13 trang, trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 3 gồm 40 trang, trình bày kết quả nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích và vai trò HĐQT trong ngân hàng Việt Nam theo phương pháp định tính.
Chương 4 gồm 10 trang, trình bày kết quả nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích và vai trò HĐQT theo phương pháp định lượng.
Chương 5 gồm 8 trang, trên cơ sở kết quả chương 3 và chương 4, đưa ra (i) các kết luận và khuyến nghị về nội dung của lý thuyết người đại diện trong bối cảnh ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012, (ii) các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam.
Các kết quả chính luận án đã đạt được
Đóng góp về mặt lý luận
Luận án cung cấp những bằng chứng thực nghiệm trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm làm rõ quan điểm của lý thuyết người đại diện về bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện và vai trò kiểm soát của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Đóng góp về thực tiễn
Luận án làm rõ bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện trong ngân hàng Việt Nam.
Luận án xác định mức độ tác động của vai trò HĐQT tới chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Việt Nam và đánh giá vai trò kiểm soát của HĐQT so với chuẩn mực quản trị quốc tế.
Những kết quả trên cung cấp tri thức mới và cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thiết kế chính sách về quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Lý do chọn đề tài
Quản trị công ty là vấn đề được quan tâm trên thế giới trong nhiều năm qua do quản trị công ty đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị công ty đã được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Có 3 lý thuyết chính về quản trị công ty: lý thuyết người đại diện, lý thuyết người quản lý (stewardship theory) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory). Trong đó, lý thuyết người đại diện là lý thuyết nền tảng trong khung lý thuyết về quản trị công ty và là một trong những cơ sở chính để các quốc gia ban hành các chuẩn mực, hướng dẫn về quản trị công ty Nguyên tắc quản trị công ty của OECD được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới được xây dựng dựa trên lý thuyết người đại diện trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị. Một vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là liệu các nguyên tắc dựa trên lý thuyết này có thực sự phát huy tác dụng tại các nước đang phát triển ở Châu Á với nền tảng rất khác so với các nước phương tây về văn hóa, xã hội, kinh tế và mức độ phát triển.
Tại Việt Nam, quản trị công ty là khái niệm mới được hình thành trong những năm gần đây nhưng là vấn đề mà các cơ quan quản lý, cổ đông và các bên liên quan đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng rất quan tâm vì nhiều lý do:
Thứ nhất, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các yếu kém về quản trị công ty tại các ngân hàng Châu Á bộc lộ rõ nét. Trước năm 1997, mô hình kinh tế Châu Á là mô hình trong đó các tập đoàn lớn đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế, thường là tập đoàn gia đình. Điều này đã dẫn đến hiện tượng khá
phổ biến là cho vay chéo giữa tập đoàn và các công ty con của tập đoàn, qua đó làm tăng thêm rủi ro cho tập đoàn, trong khi đó trách nhiệm của người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và trách nhiệm của người điều hành (tổng giám đốc) không được quy định rõ ràng. Vấn đề này cùng với sự yếu kém trong việc quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng trung ương đã tạo ra một hệ thống ngân hàng rất yếu và dễ bị tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 đã được các ngân hàng trung ương, viện nghiên cứu và các trường đại học phân tích và rút ra nhiều nguyên nhân. Trong số những nguyên nhân này, chính sách đãi ngộ không phù hợp là một nguyên nhân được hầu hết các nghiên cứu đề cập tới (Blundell-Wignall và cộng sự, 2008; Grant Kirkpatrick, 2009). Thành viên hội đồng quản trị và tổng giám đốc bị cáo buộc rằng họ đã hành động vì lợi ích trước mắt, chấp nhận quá nhiều rủi ro mà quên mất lợi ích dài hạn của ngân hàng, cổ đông khác. Chính vì vậy, khung quản trị công ty đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá lại và thay đổi.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù hoạt động có lãi trong những năm gần đây nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập (T.T.T.Tú và cộng sự, 2011):
- Cổ phần hóa hệ thống ngân hàng bắt đầu từ năm 2007. Trước khi cổ phần hóa, mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng rất cao. 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tới 70% đến 80% tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng. Sau cổ phần hóa, có sự dịch chuyển từ từ, nhưng dễ nhận thấy về thị phần từ các ngân hàng thương mại Nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. Một trong những lý do dẫn tới hiện tượng này là sự yếu kém trong quản trị ngân hàng và trách nhiệm không rõ ràng giữa chủ sở hữu và tổng giám đốc dưới chế độ sở hữu nhà nước chưa bộc lộ vì còn có sự bảo trợ của nhà nước và chưa phải thực hiện các quy định về minh bạch tài chính. Những yếu kém này đã bộc lộ ngay sau khi cổ phần hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngân hàng.
-
- Theo quan sát ban đầu về quản trị của 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho thấy quản trị ngân hàng chủ yếu dừng ở mức tuân thủ các quy định pháp luật. Các thông lệ, nguyên tắc về quản trị tốt trên thế giới chưa được áp dụng đầy đủ trong các quy định về hoạt động ngân hàng. Ngược lại, có những nội dung trong thông lệ đã được đưa vào quy định về hoạt động và tổ chức ngân hàng nhưng hiệu quả của việc áp dụng chưa được nghiên cứu như quy định về thành viên độc lập của HĐQT. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quan tâm thích đáng bởi vì hệ thống ngân hàng trong 10 năm qua chưa xảy ra đổ vỡ hay đóng cửa ngân hàng.
- Các ngân hàng mở rộng quy mô về vốn và số lượng chi nhánh một cách nhanh chóng. Trong giai đoạn phát triển mạnh, công tác quản trị ngân hàng hiện nay là chưa tương xứng với quy mô ngân hàng.
Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 254/QÐ-Ttg, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015", trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng. Đề án này đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Riêng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: Ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Trên cơ sở đó, Đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác
nhau đối với từng nhóm ngân hàng1.
Đề án tái cơ cấu đặt ra 8 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động, thực trạng nợ xấu; (ii) Phân loại và đánh giá TCTD; (iii) Triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD yếu kém và các tổ chức khác; (iv) Đảm bảo thanh khoản; (v) Cổ phần hóa (IPO) các NHTMNN (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); (vi) Mua bán, sáp nhập các TCTD; (vii) Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; (viii) Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
1 Xem cụ thể: Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". http://www.NHNN.gov.vn, trong bài viết này gọi là Đề án 254.
Đến nay, một số mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu các TCTD đã được thực hiện như phân loại và đánh giá TCTD, đảm bảo tính thanh khoản hệ thống trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động phức tạp và bị ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái kinh tế thế giới, những kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, 2 nhóm mục tiêu quan trọng là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị mới chỉ được thực hiện ở mức độ hình thức.
Trong bối cảnh đó, nhằm đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, luận án lựa chọn kiểm định lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu về lý thuyết người đại diện với 2 nội dung: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và (ii) vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích này.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Mâu thuẫn này sẽ làm gia tăng rủi ro và chi phí cho công ty. Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích và giảm thiểu rủi ro xuất phát từ mâu thuẫn này, thường có 5 cách giải quyết: (i) sử dụng mô hình thôn tính, (ii) sử dụng cơ cấu vốn thích hợp, (iii) Vai trò của HĐQT, (iv) Chế độ đãi ngộ, lương, (v) Ủy ban kiểm soát và chủ nợ lớn. Trong các cách giải quyết này, việc sử dụng HĐQT thay mặt cổ đông để giám sát ban điều hành được áp dụng phổ biến nhất.
Các nghiên cứu về lý thuyết người đại diện được thực hiện từ nhiều góc độ như nghiên cứu về tác động của sự tách biệt quyền sở hữu, quyền điều hành tới kết quả hoạt động của công ty, nghiên cứu về vai trò độc lập của HĐQT, tính độc lập của chủ tịch HĐQT, chế độ đãi ngộ.
Đối với các nghiên cứu về mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành, các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước về quản trị công ty và lý thuyết chủ sở hữu
– người điều hành không phải lúc nào cũng ủng hộ lý thuyết này. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng, ngoài mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành, còn có mâu thuẫn lợi ích của các bên liên quan khác. Các nghiên cứu được thực hiện trong một phạm vi hẹp như trong một quốc gia hoặc đối với một đối tượng nhất định như doanh nghiệp nhỏ.
Đối với các nghiên cứu về vai trò HĐQT, các kết quả nghiên cứu chưa rõ ràng và chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của hội đồng quản trị trong việc kiểm soát và định hướng công ty: Một mặt, các phát hiện từ thực tế ủng hộ giả thuyết rằng thành viên độc lập làm tăng hiệu quả của hội đồng quản trị như hội đồng quản trị có tính độc lập cao hơn có thể thay thế tổng giám đốc yếu kém dễ dàng hơn. Mặt khác, các nghiên cứu khác cho rằng không có bằng chứng để kết luận về ảnh hưởng của tính độc lập hội đồng quản trị hay khả năng kiểm soát của hội đồng quản trị tới kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Lex Donaldson, James H. Davis (1991) về các công ty lớn của Mỹ chỉ ra rằng ngược với nội dung của lý thuyết người đại diện, chủ tịch hội đồng quản trị độc lập (tức là tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị là hai người khác nhau) không làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Ngược lại, khi chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc thì giá trị của cổ đông tăng cao hơn. Mô hình của Warther (1998) dự báo rằng hội đồng quản trị chỉ đóng vai trò thực sự trong tình huống khủng hoảng. Có một số bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đối với hội đồng quản trị độc lập. Thành viên HĐQT độc lập có khả năng miễn nhiệm hoặc thay đổi tổng giám đốc khi công ty hoạt động kém (Byrd & Hickman, 1992).
Trong lĩnh vực ngân hàng, công tác quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng do hoạt động ngân hàng có những đặc thù riêng so với các doanh nghiệp khác. Nghiên cứu của Levine (2004), Macey và O’Hara (2003) ghi nhận rằng quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp trong hoạt động như hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn vay lớn gấp nhiều lần vốn tự có, vấn đề thông tin không cân xứng, rủi ro phức tạp và các quy định trong ngành ngân hàng thường chặt chẽ hơn. Tất cả các yếu tố này khiến vấn đề quản trị ngân hàng trở nên phức tạp. Do vậy, hội đồng quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành cần được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực ngân hàng.
Các nghiên cứu về hoạt động của hội đồng quản trị trong ngân hàng cũng xoay quanh thành phần và tính độc lập của hội đồng quản trị. Nghiên cứu của Pablo de Andres, Eleuterio Vallelado (2008) đối với các ngân hàng quốc tế lớn cho thấy có mối quan hệ giữa thành phần và quy mô hội đồng quản trị với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng quản trị có nhiều thành viên hơn thì khả năng giám sát của hội đồng quản trị và kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành viên độc lập quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị do việc ra quyết định chậm hơn. Với kết quả nghiên cứu này, có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị chỉ phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định. Mức độ kiểm soát như thế nào là phù hợp chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
Đối với các ngân hàng Châu Á, nghiên cứu của Christopher Anderson, Terry L.Campbell, (2004), nghiên cứu của J. William và Ng. Nghĩa (2005), việc cổ phần hóa giúp ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Các phát hiện này gợi ý rằng việc tách bạch trách nhiệm giữa người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và người điều hành (đại diện là tổng giám đốc), tăng cường hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị và tính chịu trách nhiệm của tổng giám đốc thông qua cổ phần hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu hiện tại về quản trị ngân hàng chủ yếu chỉ dừng lại việc xem xét quản trị theo khía cạnh chiến lược, quản lý rủi ro. Một số bài viết đã phân tích vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành và gián tiếp đề cập tới mâu thuẫn lợi ích và cách thức giải quyết. Tuy nhiên, nội dung lý thuyết người đại diện chưa được nghiên cứu riêng, trực tiếp. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án đề cập tới.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng thể:
- Kiểm định 2 nội dung của lý thuyết người đại diện gồm: (i) mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và (ii) vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị (HĐQT) trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích.