Xây Dựng, Hoàn Thiện Các Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước Vào Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ

124


thụ sản phẩm... nhằm khuyến khích nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hợp tác xã tập trung đầu tư hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, còn doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định. Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu một số nông sản đặc trưng của Thủ đô. Mới đây, nhằm phát triển NNHC trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 196 /KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020. Theo đó Hà Nội sẽ xây dựng 5-10 mô hình sản xuất NNHC với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia và quốc tế về NNHC.

4.2.1.3. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển nông nghiệp hữu cơ

Điểm nghẽn mấu chốt của phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là thiếu vốn, trong khi chi phí để canh tác trên 1ha theo phương pháp hữu cơ tốn kém hơn nhiều so với canh tác trên 1ha theo phương pháp truyền thống. Thông qua việc ban hành chính sách này để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo nguồn vốn cho chuyển giao khoa học công nghệ cao vào sản xuất, thực hiện mở rộng quy mô sản xuất để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách thu hút đầu tư trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Sở tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng tư vấn cho chính quyền Thành phố ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện có hiệu quả để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Đối với Thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 của Hội đồng nhân dân

125


Thành phố Hà Nội về “Một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội”. Thực hiện Nghị quyết, Ủy ban nhân dân đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 về “Thực hiện chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 196/HK-UBND ngày 18/10/2028 về Nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020; Kế hoạch số 88/HK-UBND ngày 24/4/2020 về đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Các Nghị quyết, Kế hoạch trên đều hướng đến mục tiêu khảo sát, lựa chọn áp dụng quy trình sản xuất NNHC tiên tiến, bảo đảm nguyên tắc phù hợp hệ sinh thái, không sử dụng chất hóa học tổng hợp, công nghệ biến đổi gen, phóng xạ hay công nghệ có hại khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về NNHC.

4.2.1.4. Nâng cao công tác tư vấn pháp luật, tập huấn chuyên môn cho các chủ thể về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 17

Qua thực tiễn phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp những năm qua ở thành phố Hà Nội cho thấy: Mối liên kết giữa các chủ thể tham gia sản xuất NNHC, đặc biệt là giữa nông dân - doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như: sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa NNHC còn lỏng lẻo, chưa có sự cộng đồng trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng, sản phẩm chung của các chủ thể trong chuỗi. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân là quan hệ “CẦN” (nhu cầu) và “LỢI” (lợi ích). Trong đó, nông dân cần bán nông sản, còn doanh nghiệp thì cần nguồn nguyên liệu chế biến. Tuy vậy, việc chia sẻ lợi nhuận trong mối liên kết này chưa tương xứng với vai trò đóng góp của các chủ thể trong chuỗi giá trị. Doanh nghiệp tồn tại nhờ nông dân nhưng mối

126


quan hệ “CẦN” này chưa được bình đẳng bởi nông dân luôn ở vị thế yếu nên bị doanh nghiệp chèn ép, nông dân chỉ chủ động được trong khâu sản xuất, còn việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp; mô hình liên kết “các nhà” với vai trò tổ chức của Nhà nước, chuyển giao khoa học kỹ thuật của nhà khoa học chưa đem lại hiệu quả, việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học chủ yếu thực hiện theo hình thức mua đứt bán đoạn đối với các loại giống vật nuôi, cây trồng. Việc các nhà khoa học bám đồng ruộng, đi theo người nông dân để xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra trong các chu trình sản xuất chưa được thực hiện thường xuyên nên kết quả của việc chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng; hoạt động tư vấn sản xuất chưa phổ biến, nhà tư vấn chưa chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân trong việc thực hiện tư vấn sản xuất...

Từ những vấn đề nảy sinh trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nêu trên. Để nâng cao vai trò hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý giúp cho người dân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong sản xuất và kinh doanh. Khuyến khích tạo thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong các quan hệ kinh tế, xã hội của người dân nói chung và trong hoạt động sản xuất NNHC nói riêng, nâng cao phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý của cán bộ tư pháp tại địa phương để đảm bảo mọi người dân đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp; đa dạng hóa và đổi mới phương thức tuyên truyền với những nội dung có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân để từng bước đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay, quy định trách nhiệm từng thành viên để phát huy tính chủ động, triển khai nhịp nhàng; phát huy và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

127


Thứ hai, phối hợp giữa các cấp ngành trong hệ thống chính trị cấp để tăng cường công tác quản lý sản xuất. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý sản xuất kinh doanh NNHC bằng việc công khai tại trụ sở UBND cấp xã, UBND cấp huyện một số văn bản quản lý nhà nước quy định trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thực hiện các chương trình, dự án, tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dạy nghề và hỗ trợ việc làm; chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tư vấn và hỗ trợ pháp lý, thông tin thị trường; tổ chức các dịch vụ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; tham gia công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo... giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đưa các quy trình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường vào quá trình sản xuất nhằm sản xuất ra các sản phẩm an toàn với sức khỏe cộng đồng. Các địa phương cần chủ động phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý thị trường nông sản nhằm chủ động phòng ngừa, xử lý kịp thời những vi phạm trong cung ứng nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh, hạn chế những hành vi gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nông sản hữu cơ. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh hành vi buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ của các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng dịch vụ.

Thứ ba, định kỳ tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp xanh với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho phát triển nông

128


nghiệp xanh, kết nối doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố với doanh nghiệp địa phương khác trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nhằm thúc đẩy hình thành các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn với nhau, giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền thống với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; kết nối giữa doanh nghiệp dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh 166 của địa phương với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp xanh trong cả nước, nhất là doanh nghiệp các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng, triển khai một số chương trình như: Kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn, kết nối cung - cầu đặc sản nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội... nhằm tạo điều kiện giao lưu, hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất, giữa doanh nghiệp - hộ sản xuất với người tiêu dùng từ đó tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ.

4.2.1.5. Tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ

Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất ít ỏi, chỉ chiếm 1,5% diện tích canh tác nông nghiệp. Một trong những lý do là thiếu nguồn vốn để phát triển. Dù cơ chế chính sách đã có nhưng ngân hàng ít tham gia, ngành hàng nông sản nói chung và nông nghiệp hữu cơ ít được ngân hàng chú ý, thậm chí có khi còn tránh né. Mà quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất khó khăn, phức tạp cần nhiều chi phí để cải tạo đất, tạo nguồn nước sạch,... nếu không có vốn sẽ không thể duy trì được hoạt động. Do, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Triển khai nghiên cứu điều tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng về liên kết, đặc biệt là về chương trình thí điểm cho vay theo Nghị quyết 14/NQ-CP (Quyết định 1050/QĐ-NHNN, ngày 28/5/2014) cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất và ứng dụng công nghệ cao; kết quả triển

129


khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP,... Qua đó, đề xuất hoàn thiện chính sách tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị hàng nông sản và nhân rộng trong toàn ngành nông nghiệp (quy mô nhu cầu thị trường; chủ thể tham gia chuỗi; nhu cầu sản phẩm tài chính; các dịch vụ khác.).

Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các thủ tục về thế chấp tài sản đảm bảo... Vấn đề điều kiện để các HTX nông nghiệp có nhu cầu vay vốn tiếp cận được các chương trình tín dụng (ưu đãi) cần được đơn giản hóa đến mức tối thiểu. Theo đó, các yêu cầu về xác nhận, chứng minh liên quan đến địa bàn và lĩnh vực hoạt động, tài sản đảm bảo và quy trình định giá tài sản (như theo các yêu cầu của Nghị định 55/2015/NĐ- CP) cần được nhanh chóng rà soát và điều chỉnh, bổ sung với những quy định mới (như Thông tư số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và các quy định cụ thể hơn về quy trình đánh giá, định giá tài sản đăng kí thế chấp).

Cần có chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay đầu tư mua máy cày, máy cấy, máy san ủi đồng ruộng, máy tưới tiêu... hoặc máy sấy, các loại phòng lạnh sơ chế, chế biến và bảo quản hàng nông sản hữu cơ để sản xuất canh tác và phục vụ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, với vốn ngắn hạn để đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đầu vụ và thanh toán tiền hàng nông sản cho nông dân khi thu hoạch.

4.2.2. Tăng cường liên kết giữa các chủ thể nhằm hài hòa lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ, tăng cường liên kết giữa các chủ thể nhằm hài hòa lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là nhằm xây dựng mối liên kết bền vững giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tăng cường liên kết sản xuất để doanh nghiệp làm hạt nhân tổ chức sản xuất quy chuẩn đồng bộ; nông dân, HTX sản xuất cung cấp sản phẩm lại cho doanh nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi giá trị là điều quan trọng.

130


Để phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng cần xây dựng mối liên kết giữa các chủ thể trong sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp. Tại Hà Nội, chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hiện đang được xây dựng và phát triển theo các hình thức phổ biến sau:

- Mô hình chuỗi khép kín: do doanh nghiệp, HTX đứng ra làm đầu mối, chủ động hoàn toàn các khâu từ sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, tổ chức sản xuất, giết mổ, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này có thể chủ động kiểm soát được chất lượng đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường và xây dựng thương hiệu.Chủ động được nguồn cung ổn định, hạn chế khâu trung gian và giảm giá thành sản phẩm.

- Mô hình chuỗi liên kết:

+ Nông dân liên kết với nông dân: Với nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. Nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải tổ chức liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất theo quy trình sản xuất chung. Chỉ như vậy, nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác.Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

+ Liên kết nông dân, HTX với doanh nghiệp: Xây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt chủ thể trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Mô hình liên kết này sẽ xây dựng kênh phân phối ổn định của các chủ thể trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng, cùng có lợi.

Việc phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất là rất quan trọng, phù hợp với nhu cầu và xu hướng quốc tế. Khi mà nhu cầu về chất lượng sản

131


phẩm, cũng như việc đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ và tính minh bạch thông tin quy trình sản xuất của người tiêu dùng ngày càng cao hơn thì việc phát triển và tiêu thụ nông sản theo chuỗi là xu hướng tất yếu. Đồng thời, hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sẽ đảm bảo cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các mô hình liên kết hiện nay đã và sẽ tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người nông dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu. Bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, đảm bảo đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định, thông qua các ràng buộc trách nhiệm giữa các nhóm chủ thể tham gia chuỗi.

Việc tạo ra các mặt hàng nông sản an toàn được quản lý theo chuỗi sẽ minh bạch được sản phẩm, tăng giá trị từ 15% đến 20% so với sản phẩm khi chưa sản xuất theo chuỗi. Nhiều chuỗi đã thiết lập được hệ thống đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích...

Để giải quyết những tồn tại trong liên kết chuỗi, cần có thêm chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Các chính sách này sẽ được áp dụng trên cơ sở căn cứ Nghị định 98/2018 và Nghị định 83/2018 của Chính phủ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sau đầu tư, tập trung vào khâu sơ chế, chế biến, nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc và thương mại, tiêu thụ sản phẩm... nhằm khuyến khích nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hợp tác xã tập trung đầu tư hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, còn doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định. Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu một số nông sản đặc trưng của Thủ đô.

Những vấn đề của thị trường và sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản đòi hỏi người nông dân phải thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh và sản

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí