(1) Đề tài: "Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên" của Trần Sơn Hải
Luận án nêu lên được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên, làm nổi bật tiềm năng du lịch vùng. Tác giải đã tổ chức điều tra xã hội học về thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đi sâu phân tích những nguyên nhân và đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Luận án cũng đã nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia để làm cơ sở định hướng của Luận án.
Tuy nhiên, Luận án chỉ
đi sâu phân tích một lĩnh vực về
phát triển nguồn
nhân lực ngành du lịch, đây chỉ là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch bền vững.
(2). Luận án "Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" (2011) của Nguyễn Duy Mậu.
Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về du lịch, thị trường du lịch, chức năng và phân loại các thị trường du lịch; đồng thời luận án đưa ra 13 loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới; làm rõ sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch hấp dẫn với sản phẩm du lịch hấp dẫn và thị trường du lịch hấp dẫn. Phân tích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường nhận khách và gởi khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm rõ những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dịch vụ, du lịch làm cơ sở lý luận cho định hướng phát triển du lịch. Phân tích vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới ngành kinh tế, xã hội khác. Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những yêu cầu
nhằm đáp ứng phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Luận án làm rõ khái
niệm, mục tiêu, nội dung và điều kiện phát triển du lịch bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 1
- Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 2
- Du Lịch Và Một Số Vấn Đề Về Phát Triển Du Lịch
- Vị Trí, Vai Trò Của Ngành Du Lịch Đối Với
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Làm rõ thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn qua lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật chất cho du lịch; khai thác tài nguyên du lịch phát triển các loại hình sản phẩm du lịch. Luận án đánh giá về tổ chức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá
liên kết; đầu tư phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về du lịch. Đồng thời, luận án phân tích tác động của du lịch với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Tây Nguyên.
Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Luận án đề xuất bảy quan điểm phát triển, các mục tiêu và bảy định hướng để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. Luận án đưa ra chín giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, trong luận án chưa đề cập đến yếu tố phát triển du lịch bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy luận án chưa làm rõ được phát triển du lịch Tây Nguyên có bền vững hay không? và bền vững ở mức độ nào?. Mặt khác, luận án cũng chưa đề cập đến vấn đề liên kết trong phát triển du lịch bền vững.
(3) Luận án: "Điều kiện và giải pháp chủ
yếu để
phát triển du lịch
Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn" (2004) của DukVanna.
Tác giả chủ yếu làm nổi bật các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của Campuchia để phát triển du lịch; các giải pháp chủ yếu để đưa du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luận án đã đưa ra hệ thống các lý luận cơ bản về phát triển du lịch và những yếu tố để định giá du lịch Campuchia.
(4) Luận án “Phát triển du lịch bền vững ở Phong NhaKẻ bàng” (2007) của Trần Tiến Dũng.
Tác giả
đã phân tích các quan niệm về hệ
thống đánh giá về
du lịch bền
vững, các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong NhaKẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Tuy nhiên, các quan niệm về du lịch bền vững cũng như tiêu chí đánh giá chưa được tác giả quan tâm nghiên cứu.
(5) Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh.
Đây là luận án đi sâu về quản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống hoá các lý thuyết về quản lý nhà nước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong du lịch, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi. Tác giả quan tâm đến các giải pháp quản lý nhà nước trong du lịch làm cơ sở khi nghiên cứu du lịch Tây Nguyên.
(6) Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai” (2010) của Phan Ngọc Thắng.
Đề tài đi sâu phân tích các lý luận về phát triển du lịch, đặc trưng của luận án là gắn với quá trình xoá đói, giảm nghèo ở một địa phương, với các giải pháp khả thi. Cơ sở lý luận của luận án và giải pháp phát triển du lịch là những điểm mới cho tác giả nghiên cứu.
(7) Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam” (2011) của Hoàng Thị Lan Hương.
Tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích kinh doanh lưu trú một lĩnh vực của kinh doanh du lịch, các giải pháp phát triển kinh doanh lưu trú là những đề xuất có giá trị khi nghiên cứu tại địa bàn Tây Nguyên.
b. Một số bài viết được in trong các kỷ yếu hội thảo về phát triển du lịch Miền Trung, Tây Nguyên
(1) Bài viết về Liên kết phát triển giữa Khu du lịch Sinh thái Quốc Gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của PGS, TS Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, phức tạp. Do đó để phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái Quốc gia đến năm 2030, chúng ta cần có những chính sách, giải pháp đúng đắn để liên kết phát triển giữa khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, bao gồm liên kết phát triển nguồn lực cho du lịch, liên kết tổ chức các hoạt động du lịch và liên kết bảo vệ môi trường. Ứng dụng các
giải pháp liên kết du lịch vào thực tế sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thử
thách, đòi hỏi rất nhiều điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và nỗ lực của các cơ quan quản lý trong một khoảng thời gian dài. Do đó, để việc triển khai các giải pháp liên kết du lịch có hiệu quả, cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của
các cấp, sự chỉ đạo sâu sát của ngành, sự vào cuộc thực sự của mỗi cán bộ quản lý và đặc biệt là tham gia, hỗ trợ nhiệt tình của mỗi người dân.
(2) Bài viết về Vai trò của Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen trên tuyến hành lang Đông Tây và Khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam Lào Campuchia) của Tiến sỹ Hoàng Ngọc Phong Viện Phó Viện Chiến lược phát triển
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: Hành lang Đông Tây trong triển vọng và phát triển đã xác định hướng đi quan trọng là liên kết phát triển du lịch, những thế mạnh riêng biệt sẽ được phát huy nếu đạt được khả năng liên kết tốt giữa các khu vực có tiềm năng ở các quốc gia trên tuyến hành lang; khu vực Măng Đen sẽ có nhiều thuận lợi để hình thành sản phẩm du lịch nổi trội trong khu vực và có điều kiện khẳng định rõ vai trò của một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hàng đầu của Tam giác phát triển; Định vị Măng Đen trong Du lịch Vùng Tây Nguyên với Ý tưởng "Con đường xanh Tây Nguyên" đã được đưa vào khai thác khá hiệu quả. Măng Đen sẽ tham gia vào liên kết này như là một điểm đến mới, cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đậm dấu ấn. Nếu xét trên toàn Vùng Tây Nguyên chỉ có Đà Lạt là có
điều kiện khí hậu tương tự
như
Măng Đen. Nhưng Măng Đen sẽ
tìm ra những
hướng đi riêng để phát triển, tìm ra những sản phẩm khác biệt để hình thành một khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ Quốc gia. Định vị Măng Đen trong tổng thể hệ thống Đô thị Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung. Măng Đen cần học hỏi, rút kinh nghiệm từ phát triển của thành phố Đà Lạt và đi tìm điểm khác biệt.
(3) Bài viết về liên kết phát triển giữa khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên của Tiến Sỹ Trương Sỹ Vinh Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch nhận định: Để đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Măng Đen thực sự trở thành một khu du lịch quốc gia với hệ thống sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với hệ thống các dịch vụ du lịch một cách đồng bộ và có chất lượng cao, có sức hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước… thì việc liên kết hợp tác trong phát triển là một
trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện “Quy hoạch xây dựng
vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plong, huyện Kon Plong đến năm 2030”.
(4) Bài viết "Khai thác tiềm năng thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng ở Măng Đen" của Tiến sỹ Vũ Tuấn Anh Viện Kinh tế Việt nam. Bài viết đã khái quát một số khía cạnh về lý thuyết của du lịch
cộng đồng, trên cơ sở khung lý thuyết phát triển du lịch bền vững; bài viết nêu
được các mô hình, kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp, xây dựng quy trình phát du lịch cộng đồng tại Măng Đen.
Như vậy, có thể thấy rằng: đối với nhóm công trình trong nước, các tác giả đã nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, chủ yếu tập trung vào các nội dung để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, ví dụ như tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, phát triển kinh doanh lưu trú trong
du lịch… Tuy nhiên, để hình thành khung lý thuyết phát triển du lịch bền vững;
nhận định, đánh giá phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trên 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và nghiên cứu các yếu tố đặc thù khác của vùng có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên; đề xuất giải pháp và cơ chế chính sách thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Việc nghiên cứu các giải pháp để phát triển du lịch ở cấp độ vùng theo quan điểm phát triển bền vững lại chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là ở một địa bàn đặc thù và giàu tiềm năng du lịch như Tây Nguyên. Hơn nữa, trong số các giải pháp được nêu ra, giải pháp về liên kết du lịch vùng (nội vùng và ngoại vùng) cũng chưa được phân tích đúng mức. Trong khi đó, vấn đề liên kết đang là một khâu yếu trong bức tranh phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Tây Nguyên, nên rất cần được tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp. Đối với nhóm công trình quốc tế, rất nhiều vấn đề cơ bản và cụ thể của du lịch bền vững đã được giới thiệu, phân tích và diễn giải một cách khoa học, chặt chẽ, cho phép tác giả tiếp nhận nhiều công cụ lí thuyết để nghiên cứu thực tiễn du lịch Tây Nguyên.
Tóm lại, kế thừa thành quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả cố gắng vận dụng lý thuyết phát triển du lịch bền vững vùng để phản ánh thực trạng du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, trong đó, nhấn mạnh vào các giải pháp liên kết du lịch và
xem đó như
là một động lực quan trọng cho sự
chuyển mình của du lịch Tây
Nguyên trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở lý luận chung về phát triển du lịch bền vững, Luận án đánh giá và dự báo đúng các chiều hướng mới của bối cảnh quốc tế, khu vực, tiểu khu vực bao gồm tiểu vùng sông Mê Kông; tam giác phát triển; hành lang kinh tế Đông Tây và trong nước đến năm 2020 tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên.
Định vị phát triển du lich Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững dưới tác động của bối cảnh mới và các đặc điểm, lợi thế so sánh mang tính đặc thù của toàn vùng, trong mối tương quan so sánh với các vùng khác của cả nước.
Định hướng và các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ngành du lịch, trong đó đi sâu nghiên cứu phát triển du lịch bền vững vùng và các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên.
b. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Luận án phân tích thực trạng phát triển du lịch Tây
Nguyên giai đoạn 20022012 và định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020.
Về mặt không gian: Toàn bộ hoạt động du lịch và các ngành liên quan đến phát triển du lịch bền vững thuộc địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, dưới quan điểm liên kết du lịch, luận án còn đặt vùng du lịch Tây Nguyên trong mối quan hệ với các vùng du lịch khác trong cả nước, đặc biệt là vùng duyên hải Miền Trung và vùng Đông Nam Bộ.
5. Nhiệm vụ luận án phải giải quyết:
Về mặt lý thuyết: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: du lịch; phát triển du lịch bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững; khung lý thuyết về hợp tác, liên kết phát triển du lịch; xây dựng các tiêu chí đánh giá
phát triển du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong nước và thế giới.
Về thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên: Luận án đánh giá có hệ thống về các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (cả yếu tố cốt lõi và yếu tố tác động). Thu thập tư liệu, phỏng vấn khách du lịch để phân tích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên. Phân tích mô hình SWOT, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có cơ sở định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian sắp đến.
Về giải pháp phát triển: Luận án đưa ra những định hướng phát triển, đề xuất các nhóm giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020, trên cơ sở nhận định bối cảnh quốc tế, trong nước và vùng Tây Nguyên tác động đến phát triển du lịch bền vững. Đề xuất các nhóm cơ chế chính sách đặc thù để phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống, kết hợp khung quan niệm của quốc tế với đặc thù vùng Tây Nguyên, theo đó xem xét phát triển bền vững trên 4 trụ cột: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường trong sự tương tác lẫn nhau. Xem xét phát triển du lịch bền vững trong sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững an ninh chính trị trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực. Các phương pháp sẽ áp dụng:
Phương pháp phân tích tài liệu: Tham khảo, đánh giá các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài của luận án, từ đó, tìm cách kế thừa các thành quả và bổ sung các khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên.
Thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp (sách, báo, các quy hoạch, các báo cáo đánh giá, số liệu thống kê). Nhấn mạnh phân tích so sánh để làm rõ phát triển du lịch vùng Tây Nguyên trong nhịp độ phát triển du lịch chung của cả nước, khu vực và thế giới.
Tổng hợp và phân tích định tính để có dự báo các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên.
Phương pháp điều tra thực địa: Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu trên thực địa đối với 250 người để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngành du lịch ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Từ đó nhận định mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên bằng các chỉ tiêu định lượng.
Sử dụng phương pháp tiếp cận SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với vùng Tây Nguyên về phát triển du lịch bền vững truớc tác động của bối cảnh thế giới và trong nước.
7. Những đóng góp của đề tài:
Luận án nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên một cách tiếp cận mới của NCS là tổng thể, toàn diện, liên ngành và đa ngành trên một địa bàn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
So với các công trình đã công bố thì NCS sẽ kỳ vọng có một số đóng góp sau:
Thứ nhất, Về định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững, luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Xây dựng bộ tiêu chí để làm cơ sở nghiên cứu đánh giá phát triển du lịch bền vững; làm rõ các khái niệm vùng và xây dựng khung lý thuyết về liên kết phát triển du lịch bền vững vùng.
Thứ hai, Luận án đánh giá, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường). Trong đó, đi sâu phân tích vai trò của các ngành, lĩnh vực, thể chế và các yếu tố an ninh, chính trị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch bền vững vùng. Phỏng vấn sâu trên thực địa đối với 250 người để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngành du lịch ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở đó có nhận định mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây nguyên. Luận án đã phân tích mô hình SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với vùng Tây Nguyên trong phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, trong đó, nhấn mạnh vào các giải pháp liên kết du lịch và xem đó như là một động lực quan trọng cho sự chuyển mình của du lịch Tây Nguyên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận án đã đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triển mạnh.