Phân Tích Kết Quả Giả Thuyết 1 Và Giả Thuyết 2


chuyển sang log tự nhiên. Kết quả lần chạy thứ 2 cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa nhưng với mức ý nghĩa 5%, các biến không được chấp nhận. Sau đó, luận án chạy lại mô hình, bỏ biến CAPITAL, chỉ có biến ASSET có ý nghĩa (Phụ lục 8).

Điều này gợi ý rằng tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới chi phí của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012. Nói cách khác, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành nhiều hay ít (thể hiện tỷ lệ sở hữu của người điều hành) không tác động tới chi phí của ngân hàng.

Hồi quy giả thuyết 2 – Trường hợp 2 (H2B)


COI = ß0 + ß1 (X1HDQT) + ß2 (CAPITAL) + ß3 (ASSET) + Ű

Với số liệu trên, kết quả chạy hồi quy với các biến theo đơn vị gốc (lần 1) và chạy lần 2 với các biến chuyển thành log tự nhiên cho thấy mô hình có ý nghĩa. Biến X1HDQT có ý nghĩa, biến CAPITAL và ASSET không có ý nghĩa (Phụ lục 9).

Sau đó, chạy lại lần 3, bỏ biến CAPITAL. Kết quả chạy lần 3 cho thấy mô hình có ý nghĩa, biến X1HDQT và biến ASSET cũng có ý nghĩa (Các kiểm định nêu tại phụ lục 9). Kết quả như sau:

Bảng 4.3. Kết quả giả thuyết H2B


Biến phụ thuộc: Log (COI)

Số quan sát: 62

Biến độc lập

Hệ số

Prob.

LOG(X1HDQT) LN_ASSETS

Constant


R-squared

Adjusted R-squared F-statistic

Prob(F-statistic)

0,007948***

0,023129***

4,145218***


0,195229

0,167948

7,156376

0,001649

0,0056

0,0019

0,0000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức: * (10%), ** (5%), *** (1%)


Log COI = 4,145218 + 0,007948 Log (X1HDQT) + 0,023129 Ln(ASSET)

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT càng cao, thì chi phí của ngân hàng càng tăng. Và khi quy mô tài sản tăng, chi phí tăng.

Hồi quy giả thuyết 2 – Trường hợp 3 (H2C)


COI = ß0 + ß1 (X1TONG) + ß2 (CAPITAL) + ß3 (ASSET) + Ű

Với số liệu trên, kết quả chạy hồi quy với các biến theo đơn vị gốc (lần 1) và chạy lần 2 với các biến chuyển thành log tự nhiên cho thấy mô hình có ý nghĩa. Biến X1TONG có ý nghĩa, biến CAPITAL và ASSET không có ý nghĩa (Phụ lục 10).

Sau đó, chạy lại lần 3, bỏ biến CAPITAL. Kết quả chạy lần 3 cho thấy mô hình có ý nghĩa, biến X1TONG và biến ASSET cũng có ý nghĩa (Các kiểm định nêu tại phụ lục 10). Kết quả như sau:

Bảng 4.4: Kết quả giả thuyết H2C


Biến phụ thuộc: Log (COI).

Số quan sát: 54

Biến độc lập

Hệ số

Prob.

LOG(X1TONG) LN_ASSETS

Constant


R-squared

Adjusted R-squared F-statistic

Prob(F-statistic)

0,008969**

0,024048***

4,131793***


0,203423

0,172185

6,511975

0,003029

0,0115

0,0022

0,0000

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức: * (10%), ** (5%), *** (1%)


Log (COI) = 4,131793 + 0,008969 Log(X1TONG) +0,024048 Ln(ASSET)

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT và người điều hành càng cao, thì chi phí càng tăng. Và khi quy mô tài sản tăng, chi phí tăng. Kết quả giả thuyết, H2A, H2B và H2C cho thấy vai trò của HĐQT có ảnh hưởng đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Khi HĐQT sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn, thì chi phí ngân hàng tăng.


4.2.3 Phân tích kết quả giả thuyết 1 và giả thuyết 2

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của giả thuyết 1 và giả thuyết 2 cho thấy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không tồn tại mâu thuẫn giữa chủ sở hữu lớn và người điều hành. Nói cách khác, tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí của ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, khi thành viên HĐQT có tỷ lệ sở hữu lớn và qua đó, HĐQT và các cổ đông lớn có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới hoạt động ngân hàng, hiệu quả sử dụng tài sản giảm và chi phí ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi thành viên HĐQT càng sở hữu nhiều cổ phần thì khả năng kiểm soát, thâu tóm hoạt động ngân hàng của những cổ đông lớn thông qua HĐQT càng lớn. Khi cổ đông lớn tham gia HĐQT nắm quyền kiểm soát ngân hàng và khi thực tế nhiều HĐQT tham gia điều hành, hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng giảm, chi phí của ngân hàng tăng.

Kết quả cho thấy cổ đông nắm quyền kiểm soát ngân hàng tham gia vào HĐQT và nhóm cổ đông này không hành động vì lợi ích lâu dài của ngân hàng hoặc chỉ vì lợi ích của chính nhóm cổ đông mình, thì hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vẫn thấp, rủi ro tín dụng của ngân hàng cao và chi phí tăng. Kết quả trên cho thấy giai đoạn 2010 – 2012, nhóm cổ đông lớn tham gia HĐQT trong ngân hàng Việt Nam chưa thực hiện chức năng định hướng và giám sát hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lâu dài của ngân hàng mà chỉ vì lợi ích của nhóm trong ngắn hạn dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm, chi phí tăng.

Kết quả nghiên cứu trên ngược với kết quả nghiên cứu của Grant Fleming và cộng sự (2005) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Úc. Sự khác nhau về kết quả nghiên cứu có thể xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có thể là sự khác biệt giữa hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp thông thường.

Như vậy, vấn đề mà lý thuyết người đại diện nêu về mối quan hệ giữa sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành với hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động ngân hàng không phải lúc nào cũng đúng. Trong điều kiện Việt Nam giai đoạn 2010

- 2012, đối với hoạt động ngân hàng, hiệu quả sử dụng tài sản phụ thuộc vào định hướng và ý chí của nhóm cổ đông lớn tham gia HĐQT và có quyền kiểm soát ngân hàng thông qua HĐQT chứ không phải từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và


quyền điều hành. Từ kết luận này, vấn đề đặt ra đối với quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam không phải là xây dựng một cơ cấu sở hữu mà thành viên HĐQT và ban điều hành sở hữu phần lớn ngân hàng để rút ngắn sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Ngược lại, vấn đề là cần có biện pháp để hướng HĐQT và cổ đông lớn định hướng hoạt động vì lợi ích lâu dài của ngân hàng và các cổ đông nhỏ, người gửi tiền. Trong trường hợp này, cần tăng tính độc lập của HĐQT hoặc ban điều hành trong việc ra các quyết định để đảm bảo lợi ích của cổ đông nhỏ.

4.3. Vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích theo lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

4.3.1 Kết quả giả thuyết 3

ROA = ß0 + ß1(CGIBOD) + ß2(CAPITAL) + ß3(ASSET) + Ű

Với số liệu của 3 năm (2010-2012), kết quả chạy hồi quy với các biến theo đơn vị gốc (lần 1) và chạy lần 2 với các biến chuyển thành log tự nhiên cho thấy mô hình có ý nghĩa. Tuy nhiên, biến CGIBOD và CAPITAL chỉ có ý nghĩa ở mức 10% (Phụ lục 11).

Sau đó, chạy lại lần 3, bỏ biến ASSET. Kết quả chạy lần 3 cho thấy mô hình có ý nghĩa, biến CGIBOD và biến CAPITAL cùng có ý nghĩa (Các kiểm định nêu tại phụ lục 11). Kết quả như sau:

Bảng 4.5. Kết quả giả thuyết 3

Biến phụ thuộc: Log (ROA) Số quan sát: 105

Biến độc lập

Hệ số

Prob.

LOG(CGIBOD) LOG(CAPITAL)

Constant


R-squared

Adjusted R-squared F-statistic

Prob(F-statistic)

0,344358**

0,454483***

-2,033243***


0,128006

0,110908

7,486631

0,000925

0,0406

0,0029

0,0002

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức: * (10%), ** (5%), *** (1%)


Log (ROA) = -2,033243 + 0,344358 Log(CGIBOD) + 0,454483 Log (CAPITAL)

Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, chỉ số CGIBOD và biến CAPITAL tác động tích cực tới ROA. Khi CGIBOD tăng và CAPITAL tăng sẽ làm ROA tăng và ngược lại. Điều này gợi ý rằng trong giai đoạn 2010 – 2012, khi vai trò của HĐQT tăng, HĐQT thực hiện chức năng giám sát và định hướng tốt thì hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng.

4.3.2 Kết quả giả thuyết 4


COI = ß0 + ß1(CGIBOD) + ß2(CAPITAL) + ß3(ASSET) + Ű

Với số liệu trên, kết quả chạy hồi quy với các biến theo số liệu gốc (lần 1), mô hình có ý nghĩa, biến CGIBOD và ASSET không có ý nghĩa (Phụ lục 12).

Sau đó, chạy lại lần 2, chuyển biến ASSET thành log tư nhiên và bỏ biến CAPITAL. Kết quả chạy lần 2 cho thấy mô hình có ý nghĩa, biến CGIBOD và biến ASSET cùng có ý nghĩa (Các kiểm định nêu tại phụ lục 12). Kết quả như sau:

Bảng 4.6. Kết quả giả thuyết 4


Biến phụ thuộc: COI

Số quan sát: 73

Biến độc lập

Hệ số

Prob.

CGIBOD LN_ASSETS

Constant


R-squared

Adjusted R-squared F-statistic

Prob(F-statistic)

-0,288600* 1,814173***

64,12153***


0,128602

0,103705

5,165353

0,008083

0,0619

0,0039

0,0000

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức: * (10%), ** (5%), *** (1%)

COI = 64,12153 -0,288600 CGIBOD + 1,814173 Log (ASSET)

Với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy trên có ý nghĩa. Biến CGIBOD (với mức ý nghĩa 7%) có tác động ngược chiều tới COI. Khi CGIBOD tăng sẽ làm COI


giảm và ngược lại. Biến ASSET (với mức ý nghĩa 5%) có tác động cùng chiều tới COI. Khi quy mô tổng tài sản tăng, chi phí ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi vai trò của HĐQT tăng, HĐQT thực hiện chức năng giám sát và định hướng tốt, thì chi phí của ngân hàng giảm.

4.3.3 Phân tích kết quả giả thuyết 3 và 4

Theo kết quả giả thuyết 3 và 4, vai trò của HĐQT trong việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng và giải quyết các mâu thuẫn lợi ích phát sinh giữa chủ sở hữu và người điều hành có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua thời kỳ đầu của quá trình tái cấu trúc, sáp nhập ngân hàng. Trong giai đoạn này, chi phí phát sinh tại các ngân hàng là khá lớn và khó kiểm soát. Vai trò và nhiệm vụ của hội đồng quản trị của ngân hàng Việt Nam đã được quy định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2009 và luật các TCTD năm 2010 trong đó nêu rõ vai trò kiểm soát và tính độc lập của HĐQT. Tuy nhiên, kết quả đánh giá vai trò và nhiệm vụ của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam so với nguyên tắc quản trị OECD và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho thấy vai trò và nhiệm vụ của HĐQT tại ngân hàng Việt Nam chỉ tuân thủ một phần các nguyên tắc này.

Do vai trò giám sát của HĐQT còn nhiều hạn chế, nên việc tăng cường vai trò giám sát của HĐQT sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Xem xét kết quả nghiên cứu giả thuyết 3 và 4 trong bối cảnh trên và so sánh với kết quả phân tích tình huống tại chương 3, có thể kết luận rằng: Vai trò kiểm soát, tính độc lập của HĐQT trong ngân hàng Việt Nam ở mức thấp (dưới mức điểm trung bình, theo thông lệ quốc tế). Việc các ngân hàng Việt Nam sử dụng HĐQT với vai trò định hướng, giám sát hoạt động của ngân hàng đã giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí mặc dù mức độ tác động của HĐQT đối với hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí ở mức thấp. Kết quả này ủng hộ quan điểm trong lý thuyết người đại diện cho rằng để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành, HĐQT cần có vai trò kiểm soát đối với ban điều hành và hoạt động công ty.


Kết luận chương 4


Với kết quả kiểm định giả thuyết về lý thuyết người đại diện trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012, có thể đưa ra các kết luận như sau.

- Không có tác động của sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành tới chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng.

- Ngược lại, khi HĐQT sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn và vai trò của HĐQT càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản giảm và chi phí tăng. Khi mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu, người điều hành có tồn tại, nhưng chủ yếu giữa một bên là cổ đông nhỏ và một bên là cổ đông lớn/HĐQT/Ban điều hành. Lợi ích giữa cổ đông lớn và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Điều này làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng khi HĐQT và ban điều hành kết hợp chặt chẽ để thực hiện những giao dịch rủi ro chỉ vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt.

- Khi tính độc lập và năng lực của Hội đồng quản trị và vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị tăng thì ROA tăng. Điều này ủng hộ quan điểm của lý thuyết người đại diện cho rằng mâu thuẫn lợi ích giữa người chủ sở hữu và người điều hành có thể được giải quyết bằng sự kiểm soát của Hội đồng quản trị. Vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản chỉ giải thích được hơn 12% sự biến động của ROA. Điều này gợi ý rằng, còn có nhiều yếu tố khác cần được bổ sung để giải thích sự biến động của ROA trong các nghiên cứu sau.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cũng ảnh hưởng tốt tới kết quả kinh doanh, nhưng ở mức độ ít. Điều này khác với quan niệm chung cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao có thể làm giảm lợi nhuận ngân hàng do ngân hàng phải duy trì một lượng vốn lớn và chưa mở rộng quy mô tương xứng. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế ngân hàng trong 5 năm vừa qua. Đó là các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng quá nhanh, việc tiếp tục mở rộng tín dụng thêm trong những năm tới có thể cũng không đem lại lợi nhuận tăng tương ứng.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1 Kết luận

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Về bản chất, hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, đặc biệt rất nhạy cảm với những rủi ro tiềm tàng xuất phát từ những yếu kém, hạn chế trong quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng tốt sẽ giúp duy trì hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, bền vững và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 tập trung vào 2 nội dung chính: mâu thuẫn lợi ích, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành và vai trò kiểm soát của HĐQT trong quản trị ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm rõ và bổ sung lý thuyết người đại diện về những vấn đề sau:

Về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành

Trong giai đoạn 2010 – 2012, kết quả kiểm định không cho thấy mâu thuẫn giữa chủ sở hữu lớn và người điều hành, không thấy có sự tác động của tỷ lệ sở hữu của người điều hành tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Như vậy, chưa có cơ sở để kết luận rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành thể hiện qua tỷ lệ sở hữu của người điều hành ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam.

Khác với kỳ vọng về mặt lý thuyết người đại diện, có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ sở hữu của HĐQT tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Khi HĐQT sở hữu cổ phần càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng giảm và chi phí của ngân hàng tăng. Điều này gợi ý rằng khi thành viên HĐQT là cổ đông lớn hoặc đại diện cho cổ đông tổ chức lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò của HĐQT, HĐQT có tác động lớn tới hoạt động ngân hàng, nhưng tác động theo hướng tiêu cực. Như vậy, ngay cả khi chủ sở hữu lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò là HĐQT và sự tách biệt giữa quyền sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022