Phân Nhóm Các Mẫu Giống Bí Đỏ Nghiên Cứu Theo Đặc Điểm Hình Thái Thân, Lá

52


Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái thân, lá của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân nhóm các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo đặc điểm hình thái thân, lá‌‌‌


Tính trạng


Phạm vi dao động

Trạng thái biểu hiện

Giá trị biến động của các mẫu giống (phân nhóm)

Số lượng mẫu giống

Tỷ lệ (%)

Chiều dài lóng thân (cm)

Nhỏ nhất= 14,9

Lớn nhất= 29,1

TB= 20,5

Trung bình (14-21 cm)

97

73,48

Dài (>21 cm)

35

26,52


Chiều dài lá

Nhỏ nhất= 23,7

Lớn nhất= 42,3

TB= 28,6

Ngắn (<25 cm)

28

21,21

Trung bình (25-32 cm)

50

37,88

Dài (>32 cm)

54

40,91


Chiều rộng lá

Nhỏ nhất= 20,3

Lớn nhất= 35,4

TB= 29,2

Hẹp (<24 cm)

39

29,55

Trung bình 24-30 cm

51

38,64

Rộng >30 cm

42

31,82

Sự xuất hiện đốm bạc trên lá


Ít (Điểm 3)

29

21,97

Trung bình (điểm 5)

55

41,67

Nhiều (điểm 7)

26

19,70

Độ phân cắt thùy lá


Nông (điểm 3)

77

58,33

Trung bình (điểm 5)

55

41,67

Mức độ xanh của mặt trên lá


Nhạt (điểm 3)

13

9,85

Trung bình (điểm 5)

42

31,82

Đậm (điểm 7)

77

58,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Qua bảng 3.1 cho thấy chiều dài lóng thân của tập đoàn bí đỏ nghiên cứu dao động từ 14,9 cm (SĐK9294) đến 29,1 cm (SĐK9073). Có đến 97 mẫu giống (chiếm tỉ lệ 73,48%) có độ dài lóng thân thuộc nhóm trung bình (từ 14,0 - 21,0 cm) và 35 mẫu giống có độ dài lóng thân thuộc nhóm dài (> 21 cm) chiếm 26,52% trong tập đoàn. Từ kết quả nghiên cứu của tập đoàn bí đỏ thấy độ che phủ của tán cây bí đỏ phụ thuộc vào chiều dài lóng thân. Chiều dài lóng thân ngắn, tán cây gọn gàng, nếu ở điều kiện thâm canh tăng mật độ,

53


sẽ tăng năng suất cây trồng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tâm Phúc và cs. (2017) [15]; Hà Minh Loan (2020) [11].

Chiều dài (cm)

60


50


40


30


20


10


0

<25

25-32

>32

Chiều rộng lá (cm)

120


100


80


60


40


20


0

<24

24-30

>30

Số mẫu

Số mẫu

Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chính trên cây và còn có chức năng thoát hơi nước, trao đổi không khí. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng hợp chất hữu cơ. Như vậy cùng với quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó có khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cao. Kích thước lá được đánh giá thông qua chiều rộng lá và chiều dài lá. Phân lớp các mẫu giống bí đỏ theo hình thái lá được thể hiện tại hình 3.2.

































Hình 3.2. Chiều dài lá, chiều rộng lá của tâp đoàn bí đỏ nghiên cứu‌

Chiều dài lá: các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu có chiều dài lá dao động từ 23,7 cm - 42,3 cm. Trong đó, có 50 mẫu giống là chiều dài lá trung bình (25 cm -32 cm) chiếm 37,88%, 54 mẫu giống có chiều dài lá lớn (>32 cm) chiếm 40,91% và 28 mẫu giống có chiều dài lá nhỏ (<25 cm) chiếm 21,21%

Chiều rộng lá: Chiều rộng lá các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu dao động từ 20,3 cm đến 35,4 cm. Có 51 mẫu giống có chiều rộng lá trung bình (24,0 - 30,0 cm) chiếm 38,64%, có 42 mẫu giống có chiều rộng lá lớn (>30cm) chiếm 31,82% và 39 mẫu giống có chiều rộng lá hẹp (<24cm) chiếm 29,55%, chiều dài lá được thể hiện ở (Hình 3.2).

Về mầu sắc lá: Đa số các mẫu giống đều có lá màu xanh đậm và xuất hiện đốm bạc nhưng mật độ khác nhau.


Mức độ đậm nhạt của màu xanh mặt trên phiến lá: thể hiện hàm lượng diệp lục trong lá: Lá càng có màu xanh đậm thì hàm lượng diệp lục càng cao, hiệu quả quang hợp và tích hữu lũy chất hữu cơ càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu giống của tập đoàn đa số có màu xanh mặt trên lá là màu xanh đậm với 77 mẫu giống, chiếm tỷ lệ 58,33 % (đạt điểm 7), tiếp sau đến mức độ xanh trung bình trên lá có 42 mẫu giống, chiếm tỷ lệ 31,82% (đạt điểm 5), còn lại 13 mẫu giống có màu xanh trên mặt lá nhạt, chiếm tỷ lệ 9,85% (điểm 3).

Về sự xuất hiện đốm bạc trên lá là tính trạng chất lượng đạt ba mức xuất hiện ít, trung bình và nhiều đốm bạc. Tập đoàn có 29 mẫu giống xuất hiện đốm bạc trên lá ít (đạt điểm 3), chiếm 21,97%, lá xuất hiện đốm bạc với mật độ trung bình là 55 mẫu giống (đạt điểm 5), chiếm 41,67%, có 26 mẫu giống lá xuất hiện nhiều đốm bạc chiếm 19,70% (đạt điểm 7).

Không có đốm bạc

Phân thuỳ nông

Có đốm bạc, phân thuỳ trung bình

Lá to Lá trung bình Lá nhỏ

Hình 3.3. Minh họa một số trạng thái đặc trưng của tính trạng về lá‌

Nguồn: Trung tâm Tài nguyên thực vật

Về độ phân cắt thùy lá: kết quả thu được có 77 mẫu giống có lá phân cắt thùy lá nông (điểm 3) chiếm 58,33%, có 55 mẫu giống có lá phân thùy vừa phải hay phân thùy trung bình (điểm 5) chiếm 41,67%. Không có mẫu giống nào có lá phân thùy sâu (điểm 7).



Mắc ức SĐK 8398 Má ứ SĐK 16358 Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ Yên Bái SĐK 5357 Hình 3 4 1

Mắc ức SĐK 8398

Má ứ SĐK 16358 Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ Yên Bái SĐK 5357 Hình 3 4 Một số hình 2

Má ứ SĐK 16358


Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ Yên Bái SĐK 5357 Hình 3 4 Một số hình ảnh về lá của 3

Bí đỏ SĐK 8570


Bí đỏ Yên Bái SĐK 5357 Hình 3 4 Một số hình ảnh về lá của các mẫu giống 4

Bí đỏ Yên Bái SĐK 5357


Hình 3.4. Một số hình ảnh về lá của các mẫu giống trong tập đoàn bí đỏ nghiên cứu‌‌‌

Từ phân tích ở trên cho thấy, hầu hết các trạng thái biểu hiện của các tính trạng về lá đã được thể hiện trong tập đoàn và có sự biến động, chứng tỏ sự đa dạng của tập đoàn nghiên cứu về đặc điểm lá. Điều này chứng tỏ rằng những mẫu giống có kích thước lá từ trung bình đến lớn, màu lá xanh đậm có tiềm năng năng suất sinh khối lớn, giúp cho người sản xuất lựa chọn giống bí đỏ cho thu hoạch lấy ngọn, hoa và quả, phù hợp với nghiên cứu của Hà Minh Loan (2020) [11].

3.1.1.3. Đặc điểm hình thái quả

Đặc điểm quả cũng như tính trạng hình thái quả là chỉ tiêu quan trọng để nhận biết và phân biệt giữa các giống bí đỏ trong công tác chọn tạo giống có chất lượng. Các giống khác nhau có hình dạng quả khác nhau, ngay từ khi hoa cái xuất hiện, hình dạng quả đã được quy định theo các giống khác nhau. Kết quả đánh giá và phân nhóm tập đoàn 132 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo đặc điểm thương phẩm quả được thể hiện ở Bảng 3.2.


Bảng 3.2. Phân nhóm các mẫu giống bí đỏ theo đặc điểm hình thái quả‌



Tính trạng


Phạm vi dao động

Trạng thái biểu hiện

Giá trị biến động của các mẫu giống (phân nhóm)

Số lượng mẫu giống

Tỷ lệ (%)

Chiều dài quả (cm)

Nhỏ nhất:11,2 Lớn nhất: 35,7

TB: 16,5

Ngắn (< 13 cm)

45

34,09

Trung bình (Từ 13cm - 26cm)

72

54,55

Dài (>26 cm)

15

11,36

Đường kính quả (cm)

Nhỏ nhất:11,4 Lớn nhất: 27,1 TB:18,3

Nhỏ (<13cm)

13

9,85

Trung bình (13cm -20cm)

69

52,27

Lớn (>20 cm)

50

37,88

Độ dày thịt quả (mm)

Nhỏ nhất:15,4 Lớn nhất: 36,5 TB:26,2

Mỏng (< 20)

63

47,73

Trung bình (20-35)

52

39,39

Dày (> 35)

17

12,88

Về hình dạng quả ở Hình 3 5 dưới đây cho thấy các mẫu giống bí đỏ nghiên 5

Về hình dạng quả: ở Hình 3.5 dưới đây cho thấy các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu có hình dạng quả khá đa dạng với sự biểu hiện của 5 dạng: nhóm quả dạng hình cầu (24 mẫu giống) chiếm tỷ lệ 18,18%; nhóm quả dạng hình dẹt (55 mẫu giống) chiếm tỷ lệ 41,67%; nhóm quả dạng hình elip (22 mẫu giống) chiếm 16,67%; hình quả lê (19 mẫu giống) chiếm tỷ lệ 14,39% và còn lại 12 mẫu giống thuộc dạng hình cong cổ (chiếm 9,09%); kết quả này phù hợp với công bố của một số tác giả như Hà Minh Loan (2020) [11], Nguyễn Thị Tâm Phúc và cs. (2017)[15], Elizabeth (2001) [42], Gerardus & Grubben (2004) [48], Xiaohua Du et al. (2011) [111]; cho thấy cây bí đỏ Việt Nam có biểu hiện rất đa dạng về các đặc điểm quả.


Hình 3.5. Phân nhóm tập đoàn nguồn gen bí đỏ theo hình dạng quả‌



Bí đỏ SĐK 6559 Bí đỏ nếp SĐK 6742 Mắc ức SĐK 8398 Má ứ SĐK 15093 Hình 3 6 6

Bí đỏ SĐK 6559

Bí đỏ nếp SĐK 6742 Mắc ức SĐK 8398 Má ứ SĐK 15093 Hình 3 6 Một số hình ảnh 7

Bí đỏ nếp SĐK 6742


Mắc ức SĐK 8398 Má ứ SĐK 15093 Hình 3 6 Một số hình ảnh về hình dạng quả 8

Mắc ức SĐK 8398


Má ứ SĐK 15093 Hình 3 6 Một số hình ảnh về hình dạng quả của tập đoàn bí 9

Má ứ SĐK 15093


Hình 3.6. Một số hình ảnh về hình dạng quả của tập đoàn bí đỏ‌

Việc xác định chiều dài và đường kính quả có thể biết được hình dạng của chúng. Tiến hành đo chiều dài và đường kính quả trong các mẫu giống bí đỏ để đánh giá đặc điểm hình thái quả của tập đoàn. Kết quả nghiên cứu thể hiện tại Bảng 3.2 và Hình 3.6 cho thấy:

Chiều dài quả (cm)

80


70


60


50


40


30


20


10


0

<13

13-26

>26

Đường kính quả (cm)

80

70

60

50


40

30

20

10

0

<13

13-20

>20

Số mẫu

Số mẫu

Chiều dài quả: Các mẫu giống nghiên cứu có chiều dài quả dao động từ 11,2 - 16,5 cm. Trong đó, có 45 mẫu giống thuộc nhóm dạng quả ngắn (<13 cm) chiếm tỷ lệ 34,09%; 72 mẫu giống thuộc nhóm dạng quả trung bình (13-26 cm) chiếm tỷ lệ 54,55% và còn lại 15 mẫu giống thuộc nhóm có dạng quả dài (>26cm) chiếm tỷ lệ 11,36%.












































Hình 3.7. Chiều dài và đường kính quả của tập đoàn bí đỏ nghiên cứu‌


Đường kính quả của tập đoàn bí đỏ dao động từ 11,4 - 27,1 cm; trong đó đường kính quả trung bình (13 - 20 cm) chiếm 52,27%, đường kính quả nhỏ (<13 cm) và lớn (>20 cm) có tỉ lệ lần lượt là 9,85% và 37,88%.

Chất lượng thịt quả trước tiên thể hiện qua độ dày, màu sắc thịt quả. Qua kết quả đánh giá về màu thịt quả của các mẫu giống nghiên cứu cho thấy 132 mẫu giống được phân thành 6 nhóm: màu vàng nhạt, màu vàng trung bình, màu vàng đậm, màu cam nhạt, màu cam trung bình và màu cam đậm.

Hình 3 8 Phân nhóm màu thịt quả của các mẫu giống bí đỏ‌ Ở Hình 3 8 cho 10

Hình 3.8. Phân nhóm màu thịt quả của các mẫu giống bí đỏ‌

Ở Hình 3.8 cho thấy: nhóm có màu thịt quả vàng nhạt chiếm tỷ lệ cao nhất 34,85% (46 mẫu giống), tiếp đến là nhóm màu thịt quả có màu vàng trung bình chiếm tỷ lệ 29,55% (39 mẫu giống), nhóm có màu thịt quả màu cam nhạt có 16 mẫu giống (chiếm 12,12%), 2 nhóm có màu thịt quả màu vàng đậm và cam trung bình có số lượng mẫu bằng nhau 13 mẫu giống (chiếm 9,85%) và ít nhất là nhóm có màu thịt quả màu cam đậm chiếm 3,79% (5 mẫu giống), dưới đây là hình ảnh màu thịt quả của mẫu giống bí đỏ (Hình 3. 9 và Hình 3.10).

màu vàng màu cam Hình 3 9 Ảnh đại diện màu thịt quả của các mẫu giống bí 11

màu vàng màu cam

Hình 3.9. Ảnh đại diện màu thịt quả của các mẫu giống bí đỏ‌



Bí đỏ nếp SĐK 6742 Bí đỏ SĐK 6559 Bí đỏ địa phương SĐK 5362 Bí đỏ SĐK 12

Bí đỏ nếp SĐK 6742

Bí đỏ SĐK 6559 Bí đỏ địa phương SĐK 5362 Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ SĐK 3828 13

Bí đỏ SĐK 6559


Bí đỏ địa phương SĐK 5362 Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ SĐK 3828 Hình 3 10 Một số 14

Bí đỏ địa phương SĐK 5362


Bí đỏ SĐK 8570 Bí đỏ SĐK 3828 Hình 3 10 Một số hình ảnh về màu thịt quả 15

Bí đỏ SĐK 8570


Bí đỏ SĐK 3828 Hình 3 10 Một số hình ảnh về màu thịt quả của mẫu giống 16

Bí đỏ SĐK 3828


Hình 3.10. Một số hình ảnh về màu thịt quả của mẫu giống bí đỏ‌

Đánh giá độ dày thịt quả bí đỏ được đo ở khoang chứa hạt. Chất lượng quả trước tiên thể hiện qua độ dày thịt quả, màu sắc thịt quả. Độ dày thịt quả thể hiện chất lượng và là đặc điểm ưu chuộng. Tính trạng này khá biến động trong khoảng từ 15,4 mm - 36,5 mm: gồm 3 trạng thái biểu hiện với ưu thế thuộc về trạng thái quả có độ dày thịt quả mỏng (< 20 mm), độ dày thịt quả ở mức trung bình (20mm - 35mm) và độ dày thịt quả lớn (>35 mm); Độ dày thịt quả mỏng có 63 mẫu giống chiếm 47,73%, tiếp đến là độ dày thịt quả trung bình có 52 mẫu giống chiếm 39,39%, và độ dầy thịt quả lớn có số mẫu ít nhất 17 mẫu giống chiếm 12,88%.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy 132 nguồn gen bí đỏ biểu hiện đa dạng về đặc điểm nông sinh học, các trạng thái biểu hiện chiếm ưu thế là hình quả dẹt kích thước quả nhỏ đến trung bình.

3.1.2. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất‌

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất, được các nhà chọn tạo giống quan tâm hàng đầu bằng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau, thực hiện để nhằm đưa năng suất cây bí đỏ cao hơn. Việc nâng cao năng suất là cả một quá trình chọn lọc lâu dài. Năng suất được cấu thành bởi các yếu tố số quả trên cây và khối lượng quả. Các yếu tố này quyết định trực tiếp đến năng suất cây bí đỏ và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lý thuyết

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí