Tình Hình Hạn Hán Và Các Nghiên Cứu Về Hạn Hán Ở Việt Nam‌

kéo dài đến tận 29/4/1992. Trong những năm 1997-1998, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, các nước trong khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) hầu như không có mưa, nhiệt độ không khí cao đã gây cháy rừng ở nhiều nơi, trong đó cháy rừng xảy ra nghiêm trọng nhất là ở Indonexia và Malaixia. [4,5]

- Ở Châu Phi, một trong những khu vực điển hình thường xuyên xảy ra hạn hán và cũng vì hạn hán xảy ra triền miên đã là nguyên nhân gây ra nghèo đói và chiến tranh, trong đó có nhiều cuộc chiến tranh chỉ đơn thuần xuất phát từ việc tranh dành nguồn nước. Do nguồn nước phân bố không đều, nên nhiều vùng tại Châu Phi, hạn hán mang tính thường xuyên đã gây nên sự suy giảm nguồn lương thực, năng lượng và nước rất phổ biến [6]. Những thông báo về sự suy giảm của nền kinh tế và môi trường tại châu lục này đang gây mối lo ngại cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo OTA (Office of Technology Assessment), do hạn hán kéo dài, sản xuất lương thực trong thời kì từ 1975 đến 1985 tại Tây Phi đã giảm sút 25%, khiến cộng đồng quốc tế đã phải trợ giúp 15 tỷ USD nhưng vẫn không cải thiện nổi nền kinh tế bị sa sút của các nước ở khu vực này. Nơi điển hình chịu tác động nghiêm trọng nhấ của hạn hán tại châu lục này là nước Cộng hoà Sudan vào mùa xuân năm 1984, mất mùa làm nạn đói lan rộng, trong đó ba tỉnh Kordofan và Darfur ở miền Tây và tỉnh Red Sea (Biển Đỏ) ở miền Đông Sudan la bị đói nghèo nặng nề nhất. Tình trạng thiếu đói đã ảnh hưởng đến một nửa dân số, khoảng 20-15 triệu người và làm chết khoảng 3% dân số trong vòng một tháng. Khoảng 2,5 triệu người phải di cư ra thành phố hoặc đến các khu vực phía Nam. Hạn hán kéo dài tại tỉnh Kordofan đã làm sa mạc đã tiến về hướng Nam khoảng 90- 100 km trong vòng 17 năm, trung bình mức sa mạc hoá từ 5 đến 6 km hằng năm. Đợt hạn tại Sahel năm 1974 đã làm chết tới 300.000 người và ảnh hưởng đến 150 triệu người do bị đói và suy dinh dưỡng. Trước đó, những đợt hạn liên tiếp trong thời gian 6 năm (1968-1974) đã làm số người chết ước tính từ 100.000 đến 300.000 người. Tại Mali, hạn hán kéo dài đã làm cho sa mạc Shara mở rộng xuống phía Nam khoảng 350km trong vòng 20 năm, kết quả là đã có 1,5 tỷ ha vốn là đất canh tác biến thành hoang mạc.

- Tại Hoa Kỳ, sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển cao, đồng thời cũng là quốc gia sử dụng nhiều nước nhất trên thế giới. Do vậy, những năm bị hạn hán, thiệt hại về kinh tế ở nước này là rất nghiêm trọng. Hoa Kỳ cũng là nước quan

tâm nhiều đến vấn đề hạn hán và có nhiều cơ quan nghiên cứu về hạn hán. Theo kết quả thống kê về những thiệt hại do bão, lũ lụt và hạn hán gây ra là lớn nhất, từ 6-8 tỷ USD, tiếp sau đó là do lũ lụt khoảng 2,41 tỷ USD và sau cùng là do bão khoảng từ 1,2 đến 4,8 tỷ USD. Cũng theo số liệu thống kê, thiệt hại về kinh tế do hạn hán gây ra, cao nhất là vào năm 1988, khoảng 39,4 tỷ USD, gần tương đương với mức thiệt hại năm 1998 cũng do hạn bao gồm mất mát về nông nghiệp, năng lượng, nước, sinh thái và các vấn đề khác,...chiếm hơn 39 tỷ USD. Về thời gian, hạn hán cũng hết sức dai dẳng, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ. Theo tài liệu thống kê của cơ quan Quản lý lưu vực sông và khí quyển đại dương quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, tại một số nơi liên tục có hạn trong cả 100 năm, lưu vực sông Missouri có đến 90 năm bị hạn có ở mức độ khác nhau. [7]

- Thiệt hại do hạn hán gây ra ở nhiều nước trên thế giới là rất nghiêm trọng, kể cả về người và tài sản. Thực tế, các con số thiệt hại đó rất khó có thể thống kê một cách chính xác do số liệu thống kê chưa đầy đủ hoặc giá cả trong quá khứ và hiện tại là khác nhau.

1.2.2 Các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới‌

Trên thế giới, có rất nhiều tác giải nghiên cứu về hạn hán. Nhưng do tính phức tạp của hiện tượng này, đến nay vẫn chưa có một phương pháp chung cho các nghiên cứu về hạn hạn. Trong việc xác định, nhận dạng, giám sát và cảnh báo hạn hán, các tác giả thường sử dụng công cụ chính là các chỉ số hạn hán. Việc theo dõi sự biến động của giá trị các chỉ số hạn hán sẽ giúp ta xác định được sự khởi đầu, thời gian kéo dài cũng như cường độ hạn. Chỉ số hạn hán là hàm của các biến đơn như lượng mưa, nhiệt độ, bốc thoát hơi, dòng chảy... hoặc là tổng hợp của các biến. Mỗi chỉ số đều có ưu nhược điểm khác nhau và mỗi nước đều sử dụng các chỉ số phù hợp với điều kiện của nước mình. Việc xác định hạn hán bằng các chỉ số hạn không chỉ áp dụng với bộ số liệu quan trắc mà còn áp dụng với bộ số liệu sản phâm của mô hình khí hậu khu vực và mô hình khí hậu toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu hạn, việc xác định các đặc trưng của hạn là hết sức cần thiết, như xác định sự khởi đầu và kết thúc hạn, thời gian kéo dài hạn, phạm vi mở rộng của hạn, mức độ hạn, tần suất và mối liên hê giữa những biến đổi của hạn với khí hậu [8].

Các phân tích về hạn hán trên quy mô toàn cầu của Aiguo Dai và cộng sự [9], theo khu vực và địa phương của Benjamin Lloyd-Hughes & Mark A.Saunders [10]; Michael J.Hayes và cộng sự [11] đã thông qua cấc chỉ số hạn dựa trên số liệu mưa, nhiệt độ và độ ẩm quan trắc trong quá khứ cho thấy số đợt hạn, thời gian kéo dài hạn, cũng như tần suất và mức độ của nó ở một số nơi đã tăng lên đáng kể. Nổi bật lên nghiên cứu hạn trên quy mô toàn cầu là nghiên cứu của Nico Wanders và cộng sự [12], trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích ưu điểm, nhược điểm của 18 chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số hạn thủy văn, chỉ số độ ẩm, rồi lựa chọn ra các chỉ số thích hợn để áp dụng phân tích các đặc trưng của hạn hán trong năm vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu: vùng xích đạo, vùng khô hạn cực, vùng nhiệt độ ẩm, vùng tuyết, vùng địa cực. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự giảm lượng mưa đáng kể đi kèm với sự tăng nhiệt độ sẽ làm tăng quá trình bốc hơi, gây ra hạn hán nghiêm trọng hơn (A.V.Meshcherskaya & V.G Blazhevich [13], A.Loukas & L.Vasiliades [14]). Cùng với xu thế nóng lên trên toàn cầu giai đoạn (1980-2000), tần suất và xu thế hạn tăng lên và xảy ra nghiêm trọng hơn vào bất cứ mùa nào trong năm, như ở Cộng Hòa Séc cứ khoảng 5 năm lại xảy ra đợt hạn hán nặng trong suốt mùa đông hoặc mùa hè với mức độ nặng và tần suất lớn nhất vào tháng IV và tháng VI (xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ với tổng diện tích là 95%) [15]; hạn hán xảy ra vào các tháng mùa hè ở Hy Lạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa màu và sự cung cấp nước trong thành phố (A.Loukas & L.Vasiliades [14]; ở Cộng hòa Moldova, cứ 2 năm thì lại có một đợt hạn nặng vào mùa thu [15]. Bên cạnh sự gia tưng về tần suất và mức độ hạn, thời gian kéo dài các đợt hạn cũng tăng lên đáng kể, thời gian xảy ra hạn có thể kéo vào tháng đến vài năm ở nhiều quốc gia. Nghiên cứu hạn dựa trên bộ số liệu mưa và nhiệt độ tháng quan trắc với bước lưới 0,5o trên toàn lãnh thổ Châu Âu 35o-70oN và 35oE-10oW (Benjamin Lloyd-Hughes & Mark A.Saunders [10]) đã chỉ ra rằng thời hạn hạn hán lớn nhất trung bình trên mỗi ô lưới ở Châu Âu là 48±17 tháng, tần suất hạn hán cao hơn xảy ra ở lục địa Châu Âu, thấp hơn ở bờ biển phía đông bắc Châu Âu, bờ biển Địa Trung Hải, thời gian hạn kéo dài nhất thì xảy ra ở Italya, đông bắc Pháp, đông bắc Nga, với thời gian kéo dài là 40 tháng. Xukai Zou, và cộng sự [16] đã chỉ ra rằng hạn hán ở phía bắc Trung Quốc có xu thế tăng lên kể từ sau những năm 1990, đặc biệt có vài vùng hạn hán kéo dài 4-5 năm từ năm 1997 đến năm 2003. Vì vậy, có thể nói hạn

hán trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu và đi đến kết luận: Hạn hán là hiện tượng hết sức phức tạp mà sự hình thành là do cả hai nguyên nhân: tự nhiên và con người; Các yếu tố tự nhiên gây hạn như sự dao dộng của các dạng hoàn lưu khí quyển ở phạm vi rộng và các vùng xoáy nghịch, hoặc các hệ thống áp thấp, áp cao, sự biến đổi khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ mặt nước biển như EL Nino; Các nguyên nhân do con người như nhu cầu nước ngày càng gia tăng, phá rừng, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nguồn nước, quản lý đất và nước kém bền vững, gây hiệu ứng nhà kính...[17]. Hiện nay, rất nhiều chỉ số/ hệ số hạn hán khác nhau đã được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới như: Chỉ số ẩm Ivanov (1948), Chỉ số khô Budyko (1950), Chỉ số khô Penman, Chỉ số gió mùa GMI, Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa và bốc hơi SPEI, Chỉ số Sazonov, Chỉ số Koloskov (1925), Hệ số khô, Hệ số cạn, Chỉ số Palmer (PDSI), Chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI), Chỉ số cấp nước mặt (SWSI), Chỉ số RDI (Reclamation Drought Index)...Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy hầu như không có một chỉ số nào có ưu điểm vượt trội so với các chỉ số khác trong mọi điều kiện. Do đó, việc áp dụng các chỉ số/hệ số hạn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc sẵn có ở vùng đó [18].

Nhằm mục đích giảm nhẹ tác hại của hạn hán, ở một số nước phát triển trên thế giới đã thành lập các trung tâm giám sát, dự báo, cảnh báo hạn hán. Nhiệm vụ chính của các trung tâm này là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

1. Theo dõi, giám sát, dự báo và cảnh báo hạn hán;


Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông Phan - Cà Lồ - 3

2. Phối hợp với các ban ngành có liên quan để đề xuất và tiến hành các hoạt động ngăn ngừa, phòng tránh và giảm nhẹ tác hại của hạn hán;

3. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng các phương pháp dự báo và cảnh báo hạn hán.


1.3 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam‌

1.3.1 Tình hình hạn hán ở Việt Nam‌

Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặc biệt là nguồn nước và

sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, nhà nước đã ưu tiên thực hiện nhiều giải pháp phòng chống hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt do biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm thiên tai hạn hán gay gắt hơn. Có thể nêu các ví dụ điển hình về thiệt hại do hạn hán gây ra những năm gần đây ở Việt Nam như sau [19]

- Năm 1992, hạn nặng ở miền Trung và đồng bằng Nam Bộ đã làm cho 6.000 ha rừng đặc dụng ở Quảng Nam – Đà Nẵng bị cháy, 300.000ha lúa hè thu ở Nam Bộ bị hại, mất trắng 10.000 ha. Ước tính thiệt hại trên 50 tỷ đồng.

- Mùa hè thu năm 1993 ở Bắc Trung Bộ, do lượng mưa thiếu hụt suốt trong 7-8 tháng, đặc biệt là các tháng VI, VII, VIII với nhiệ độ cao 38- 40 độ, nắng nóng gay gắt, hạn đã xảy ra hết sức nghiêm trọng. Đồng ruộng nứt nẻ, lúa bị chết, hầu hết các hồ đập bị cạn nước, ngay cả nước sinh hoạt cũng khó khăn. Đó là đợt hạn hiếm thấy trong vòng 50-60 năm gần đây ở khu vực này, làm cho trên 26.000 ha lúa không cấy được hoặc bị chết và trên 35.000 ha hạn nặng, 500ha rừng bị cháy. Thiệt hại ước tính trên 42 tỷ đồng.

- Hạn đông xuân 1994 – 1995, hạn xảy ra gay gắt ở một số tỉnh thuộc cao nguyên Trung Bộ, trong đó Đak Lak đã bị hạn chưa từng thấy trong 50 năm qua ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là cafe – nguồn kinh tế lớn của nhân dân địa phương, nước sinh hoạt hàng ngày bị thiếu nghiêm trọng. Thiệt hại cho sản xuất khoảng 600 tỷ đồng.

- Hạn đông xuân 1995 - 1996 đã xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi toàn quốc. Ở trung du miền núi Bắc Bộ diện tích bị hạn là 13.380 ha, ở đồng bằng Bắc Bộ là

100.000 ha.


- Đặc biệt hạn trên diện rộng vào đông xuân 1997-1998. Với ảnh hưởng của ElNino hoạt động mạnh từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 4 năm 1998 làm cho nhiều nước trên thế giới bị hạn nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Tính riêng thiệt hại về vật chất trong nông nghiệp ở Việt Nam đã tới

5.000 tỷ.

- Năm 2002, hạn nghiêm trọng đã diễn ra ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây thiệt hại về mùa màng, gây cháy rừng trên diện rộng, trong đó có cháy rừng lớn ở các khu rừng tự nhiên U Minh thượng và U Minh hạ.

- Những tháng trước mùa mưa năm 2003, hạn hán bao trùm hầu khắp Tây Nguyên, gây thiệt hại cho khoảng 300 ha lúa ở Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắk Lắc; thiếu nước cấp cho sinh hoạt của 100.000 hộ dân. Chỉ tính riêng cho Đắk Lắc, tổng thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng.

- Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm trọng như năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng 3 xuống mức 1,72m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ hết khả năng cấp nước.

- Trong năm 2006, những tháng đầu năm cho đến những tháng cuối năm, do lượng mưa bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm nên tại nhiều nơi tình trạng thiếu nước dẫn đến khô hạn rồi hạn hán cục bộ xảy ra liên tục, rải rác ở một số tỉnh trong cả nước.

- Trong 4 tháng đầu năm 2007, hạn hán cục bộ đã xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước từ tháng VII đến đầu tháng VIII hạn hán cục bộ cũng xảy ra tại các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa

- Năm 2008, các tháng IV-VI, hạn hán cục bộ xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước,trong đó nặng nề nhất là các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Ninh Thuận là địa phương bị hạn hán thiếu nước khốc liệt nhất trong vòng 20 năm qua, chủ yếu do mưa ít, lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng 11/2004 đến tháng 2/2005) chỉ bằng khoảng 41% TBNN; các sông suối, ao hồ đều khô cạn, chỉ có hồ Tân Giang còn khoảng 500.000 m3 nước nhưng ở dưới mực nước chết, hồ thuỷ điện Đa Nhim- nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Ninh Thuận, cũng chỉ còn 1/3 dung tích so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 47.220 người thiếu nước sinh hoạt.

- Mùa khô năm 2009 - 2010 là năm rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên các hệ thống sông , suối toàn quốc, dòng chảy đều thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 60-90%; mực nước nhiều nơi đạt mức tháp nhất

lịch sử như sông Hồng, Thái Bình, mực nước xuống mức thấp nhất lịch sử nên đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, không mưa, nhiều nơi còn nghiêm trọng hơn năm 1998.

- Năm 2011, từ tháng II-IV, hạn hán đã xảy ra tại một số tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắc Lắc và Bình Phước; khô hạn đã làm 14.300 ha cây trồng, 1000 ha lúa bị hạn, hàng chục héc ta rừng bị cháy, thiệt hại khoảng 363 tỷ đồng.

- Năm 2013, do tác động của hạn hán, khu vực Nam Trung Bộ có đến 17.277ha cây trồng bị thiếu nước và xâm nhập mặn, gồm 15.627 ha lúa, 300ha cà phê, 1.350ha cây trồng khác. Khu vực Tây Nguyên có 51.403ha cây trồng cũng lâm vào cảnh tương tự.

- Năm 2014-2016 từ cuối năm 2014, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa là nguyên nhân gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng nề đã đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh. Theo thông tin tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 22/04/2016, thiệt hại do hạn hán và xâm phập mặn ở khi vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL như sau: thiệt hại về lúa: 240.215 ha; về hoa màu:

18.335 ha; cây ăn quả: 55.651ha; cây công nghiệp:104.106 ha; thủy sản: 4.641 ha; gây thiếu nước sinh hoạt: khoảng 400.000 hộ. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỷ VNĐ. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là 1.5 triệu người dân (của 400.000 hộ) thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh với những rủi ro lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.

1.3.2 Một số nghiên cứu liên quan‌

Đối với Việt Nam, nơi có tiềm năng nguồn nước phong phú nhưng do tính chất phân mùa sâu sắc nên thường xuyên xuất hiện hạn hán. Cũng như các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam chủ yếu tập trung đến hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. Các đề tài, dự án nghiên cứu hạn hán ở Việt Nam đã được triển khai trong những năm gần đây, chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính:

(1) Các nghiên cứu cơ bản về hạn hán và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội.


(2) Các giải pháp, phòng chống và giảm nhẹ hạn hán bao gồm:

- Giải pháp công trình xây dựng các công trình thu trữ, điều tiết nước;


- Các giải pháp phi công trình như: nghiên cứu xây dựng các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm; các giải pháp về thể chế chính sách để giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, hợp lý...

- Năm 2001, Nguyễn Đức Hậu [20] đã nghiên cứu xác định chỉ tiêu hạn, ứng dụng chỉ tiêu hạn để đánh giá tác động của hiện tượng ENSO đến tình hình hạn và xây dựng một loạt các phương trình hồi quy dự báo hạn cho 7 vùng khí hậu ở Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ bằng chỉ số hạn SPI. Năm 2006, Nguyễn Trọng Yêm [21] đã nghiên cứu đánh giá những đặc điểm cơ bản về hạn hán ở Việt Nam, các kết quả được phân tích, đúc kết dựa trên các đặc trưng hạn bằng chỉ số khô hạn tháng, năm và tần suất hạn tháng. Đến năm 2007, Nguyễn Văn Thắng [19] đã đánh giá được mức độ hạn hán ở các vùng khí hậu và chọn được các chỉ tiêu xác định hạn hán phù hợp với từng vùng khí hậu ở Việt Nam, đồng thời xây dựng được công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán cho các vùng khí hậu ở Việt Nam bằng các số liệu khí tượng thuỷ văn và các tư liệu viễn thám để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên nước trong cả nước. Năm 2010, Nguyễn Lập Dân [22] đã xây dựng hệ thống quản lý hạn hán vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), hệ thống quản lý sa mạc hóa vùng Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể quản lý hạn ở cấp Quốc gia, phòng ngừa, ngăn chặn và phục hồi các vùng hoang mạc hóa, sa mạc hóa. Năm 2015, Vũ Thị Thu Lan [23] đã xây dựng được bản đồ hạn KT-XH phù hợp với vùng hạ du sông Hồng đến năm 2020; đề xuất các giải pháp giảm thiểu hạn KT- XH cũng như giải pháp ứng phó khi xuất hiện hạn KT-XH phù hợp cho vùng hạ du sông Hồng. Năm 2015, Nguyễn Văn Thắng [24] đã xây dựng được bộ chỉ tiêu hạn phù hợp để thực hiện giám sát, cảnh báo hạn hán; xây dựng công nghệ, quy trình mô hình thống kê tổ hợp dự báo hạn khí tượng cho toàn quốc theo chỉ số hạn SPI; xây dựng được công nghệ, quy trình ứng dụng sản phẩm dự báo của 8 mô hình toàn cầu trong cảnh báo hạn ở Việt Nam hạn đến 6 tháng; đã ứng dụng thành công các mô hình khí hậu khu vực RSM và CWRF vào dự báo các trường khí hậu trung bình phục vụ dự báo hạn thủy văn, nông nghiệp ở ĐBSH hạn đến 6 tháng; xây dựng công nghệ, quy trình

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí