Các Phương Pháp Nghiên Cứu Địa Chất Đệ Tứ Và Đánh Giá Tài Nguyên Nước Vùng


- Awad H. S. và A.M. Al-Bassam (2001), đã lập chương trình máy tính HYDCOND nghiên cứu để tính toán độ thấm của trầm tích Đệ tứ vùng Arập Saudi từ các dữ liệu độ hạt trầm tích [47].

- Jorge Rosas Aguilar (2013), phân tích mối quan hệ giữa phân bố độ hạt của các kiểu trầm tích với độ thấm của nước dưới đất tại vùng Wađi, thuộc Arập Saudi [57].

- Michael Kasenow (2002), có những nghiên cứu về cách xác định hệ số thấm từ phân tích độ hạt trầm tích tại Mỹ [61].

Thành phần hóa học của nước dưới đất phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của trầm tích Đệ tứ, do đó trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này, tiêu biểu là:

- Inga Retike, Baiba Raga và nnk (2012), đánh giá đặc điểm hóa học của nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại Litvia.

- John Edwin Harbison (2007), nghiên cứu đặc điểm hóa học và thủy lực của nước dưới đất tại đồng bằng ven biển Pimpama, Đông Nam Queensland.

- Nosrat Aghazadeh, Asghar Asghari Mogaddam (2010), đánh giá chất lượng nước dưới đất sử dụng cho ăn uống và nông nghiệp của vùng Oshnavieh, Tây Bắc Iran [62].

- Yoko S Togo, Kohei Kazahaya, Tsutomu Sato và nnk (2014), nghiên cứu đặc điểm hóa học của nước dưới đất trong trầm tích từ Kreta muộn đến Đệ tứ tại vùng Joban và Hamadari phía Nam Tohoku, Nhật Bản.

1.3. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước vùng

đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Trầm tích Đệ tứ là trầm tích trẻ nhất phân bố ở lớp trên cùng của vỏ thạch quyển, chưa có thời gian và các điều kiện cần thiết để gắn kết thành đá trầm tích, các trầm tích cổ nhất này hình thành cách đây 1,806 triệu năm.

Trầm tích Đệ tứ được hình thành theo quy luật của trầm tích học trong mối quan hệ Nguồn vật liệu - Vận chuyển - Lắng đọng trầm tích.

Quá trình lắng đọng và tích tụ trầm tích Đệ tứ có mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh động lực của bồn tích tụ, môi trường lắng đọng trầm tích, nguồn trầm tích, điều kiện cổ khí hậu, sự dao động mực nước đại dương. Ngoài ra, các cấu trúc nâng hạ kiến tạo Đệ tứ và hệ thống đứt gãy hiện đại trong thời gian vài triệu đến vài chục ngàn năm trở lại đây cũng chi phối quy luật tích tụ, phân bố trầm tích, tạo nên các yếu tố đặc trưng trong sự hình thành, phát triển trầm tích tại khu vực cụ thể. Các yếu tố này thể hiện cụ thể trong biểu đồ 3 thành phần như Hình 1.2 [29, 53].


ĐẶC ĐIỂM

TRẦM TÍCH

KIẾN TẠO ĐỆ TỨ

– KTHĐ

DAO ĐỘNG MỰC

NƯỚC BIỂN

Tướng trầm tích Tốc độ bồi tụ, thành

phần khoáng vật

Nước dưới đất hình thành và tồn tại trong môi trường trầm tích Đệ tứ, do đó thành phần, đặc điểm trầm tích và sự phân bố không gian của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước dưới đất. Đó là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, trữ lượng nước dưới đất chứa trong đó. Lịch sử hình thành các nguồn nước dưới đất này cũng có mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các tầng trầm tích Đệ tứ trong khu vực.


Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ (Galloway, 1989) [53], (Trần Nghi, 2014) [29]

Các vấn đề nêu trên là quan điểm chỉ đạo chung cho việc lựa chọn, xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ

1.3.2.1. Phương pháp phân tích viễn thám

Phương pháp viễn thám là phương pháp dựa trên việc nghiên cứu các tư liệu ảnh viễn thám đa phổ phân giải cao, ảnh máy bay, kết hợp với các loại bản đồ địa hình, địa chất, địa mạo... để xác định nguồn gốc, sự phân bố và ranh giới các trầm tích Đệ tứ, các cấu trúc kiến tạo Đệ tứ , các dấu vết đường bờ biển cổ, các hệ thống bậc thềm sông, thềm biển tương ứng với các giai đoạn biển tiến - biển thoái hoặc các chu kỳ bào mòn diễn ra trên lục địa. Một trong những ưu điểm của phương pháp này giúp chúng ta thu thập thông tin nhanh chóng và khách quan trên một khu vực rộng lớn với độ chính xác khá cao, đồng bộ về không gian - thời gian.

Luận án đã sử dụng các nguồn ảnh Landsat, Spot, Google Earth để nghiên cứu sự biến động của đường bờ biển, xói lở bờ sông, bờ biển, sự dịch chuyển của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn... nhằm xác định tác động của yếu tố kiến tạo Đệ tứ lên bề mặt địa hình hiện tại.

1.3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực địa


Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành bằng quá trình khảo sát các điểm lộ trầm tích, khoan đào lấy mẫu trầm tích, đo đạc và chụp ảnh bề mặt địa hình khu vực nghiên cứu... Các lộ trình khảo sát địa chất thường theo phương thẳng góc với đường bờ biển, cắt qua các thành hệ trầm tích xuất hiện trên bề mặt.

Các đợt khảo sát thực địa tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam đã được NCS tiến hành từ năm 2004 nhưng không được liên tục. Bắt đầu từ năm 2009 đến nay công tác khảo sát thực địa được tiến hành thường xuyên, mỗi năm ít nhất từ 2 đến 4 đợt vào mùa khô và mùa mưa. Các hoạt động khảo sát thực địa nhằm nghiên cứu sự phân bố trầm tích Đệ tứ trên bề mặt, khoan đào lấy mẫu trầm tích phục vụ nghiên cứu địa tầng, đo đạc các thông số địa chất thủy văn bằng các phương pháp địa vật lý, bơm hút nước thí nghiệm, quan trắc mực nước ngầm, lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm – nước mặt...

1.3.2.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật – hóa học

a) Phương pháp phân tích độ hạt: NCS đã phân tích các cấp hạt bằng rây, ống lắng đọng,... để tìm hiểu nguồn vật liệu, khu vực phân bố, môi trường sinh thành. Các hệ số độ hạt trầm tích bao gồm: kích thước hạt trung bình (Md), hệ số chọn lọc (S0), hệ số bất đối xứng (Sk), hệ số nhọn (K)... trực tiếp phản ánh quá trình tạo vật liệu, các nguồn vật liệu (sông – biển – vũng vịnh), quãng đường vận chuyển, chế độ động lực của môi trường trầm tích.

Trước đây, việc gọi tên cấp hạt thường theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ (N.A. Kachinskii) tương đối phổ biến ở Việt Nam.

Hiện nay, tên trầm tích được gọi theo tiêu chuẩn của Châu Âu (Cục địa chất Hoàng Gia Anh), có thể sử dụng thang phân cấp độ hạt của Wentworth (1922) hoặc thang đo φ =-log2 (kích thước hạt theo mm) do W. C. Krumbein cải tiến từ thang cấp độ hạt Wentworth (Bảng 1.1). Trong luận án NCS chủ yếu sử dụng thang phân cấp độ hạt của Wentworth để gọi tên trầm tích theo 5 cấp như Bảng 1.1.

Việc chuyển đổi từ thang phân cấp độ hạt Việt Nam sang thang phân cấp của Wentworth được thực hiện nhờ phần mềm GRADISTAT, phiên bản 8.0 của Simon J Blott. Phần mềm này cũng giúp chúng ta có thể tính toán đường kính các cỡ hạt tương ứng với d05, d10, d20, d25, d60… phục vụ cho việc đánh giá hệ số thấm của các tầng chứa nước bằng công thức kinh nghiệm.

b) Phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật

Trong luận án, NCS đã sử dụng phân tích các khoáng vật phổ biến trong mỗi cấp hạt, mức độ phong hoá, gặm mòn của khoáng vật để tìm hiểu các điều kiện cổ địa lý. Ngoài ra, thành phần khoáng vật trầm tích (các khoáng vật nặng) giúp xác định nguồn cung cấp vật liệu, thành phần khoáng vật sét phản ánh đặc điểm địa hóa của


môi trường trầm tích; thành phần khoáng vật sét (kaolinit), bào tử phấn hoa (thực vật ưa nóng, ưa lạnh), di tích thực vật (than bùn) còn là các dấu hiệu nhận biết điều kiện cổ khí hậu trong quá trình thành tạo trầm tích.

Bảng 1.1. Thang phân cấp độ hạt của Wentworth, được sử dụng bởi Hiệp hội các nhà trầm tích quốc tế (International Association of Sedimentologists-IAS)

Kích thước hạt

(mm)


Thang φ


Tên gọi


Cấp hạt

> 1024

< -10

Rất lớn


TẢNG

1024-512

-10 -9

Lớn

512-256

-9 -8

Trung bình

256-128

-8 -7

Nhỏ

CUỘI

128-64

-7 -6

Rất nhỏ

64-32

-6 -5

Rất thô


SẠN SỎI

32-16

-5 -4

Thô

16-8

-4 -3

Trung bình

8-4

-3 -2

Mịn

4-2

-2 -1

Rất mịn

2-1

-1 0

Rất thô


CÁT

1-0,5

0 1

Thô

0,5-0,25

1 2

Trung bình

0,25-0,125

2 3

Mịn

0,125-0,063

3 4

Rất mịn

0,063-0,031

4 5

Rất thô


BỘT (BỤI)

0,031-0,016

5 6

Thô

0,016-0,008

6 7

Trung bình

0,008-0,004

7 8

Mịn

0,004-0,002

8 9

Rất mịn

< 0,002

< 9

Sét

SÉT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - 4

Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp Rơnghen nhiệt để xác định thành phần khoáng vật sét trong mẫu trầm tích. Tổng số mẫu sét phân tích là 12 mẫu, được gửi phân tích tại Trung tâm phân tích thí nghiệm Địa chất. Kết quả phân tích cho ra hàm lượng phần trăm của các khoáng vật Illit, Kaolinit, Clorit, Thạch anh, Felspat, Gơtit... trong mẫu sét. Qua đó NCS đã đánh giá những tác động của môi trường – khí hậu đến quá trình hình thành các tập sét phân bố trong trầm tích Đệ tứ.

c) Phương pháp phân tích thành phần hoá học trầm tích

Phương pháp này chủ yếu xác định các oxit (SiO2, TiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO, MnO, MgO, CaO, Na2O, K2O, P2O5, CO2), các muối có trong trầm tích để xác định


quan hệ của trầm tích với nguồn cung cấp vật liệu, môi trường thành tạo trầm tích... Trong luận án, nghiên cứu sinh đã tổng hợp và kế thừa các số liệu phân tích hóa học trầm tích chủ yếu từ các nguồn tham khảo tin cậy của Cát Nguyên Hùng, Đặng Văn Bào, Phạm Huy Long (1996) trong Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đà Nẵng – Hội An.

1.3.2.4. Phương pháp cổ sinh

Phương pháp này sử dụng các hóa thạch động thực vật, hóa thạch vi cổ sinh để phân chia địa tầng, liên kết địa tầng, xác định tuổi tương đối và môi trường lắng đọng trầm tích. Trong luận án, NCS đã kế thừa các tài liệu có trước và phân tích bào tử phấn hoa bổ sung để xác định môi trường lắng đọng trầm tích và điều kiện cổ khí hậu tại thời điểm hình thành trầm tích.

Tổng số mẫu bào tử phấn hoa được phân tích bổ sung là 12 mẫu, lấy trong 10 lỗ khoan địa chất phân bố dọc theo đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, độ sâu lấy mẫu từ 1m đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy định và gửi phân tích tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả phân tích đã góp phần xác định được các môi trường thành tạo trầm tích biển, biển – vũng vịnh, đầm lầy ven biển từ Pleistocen muộn, phần muộn (Q13(2)) đến Holocen sớm (Q21).

1.3.2.5. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối

Các phương pháp này giúp xác định tuổi tuyệt đối các tầng trầm tích, các di tích hữu cơ. Phương pháp phân tích đồng vị C14 đã được sử dụng trong luận án. Nghiên cứu sinh đã lấy 4 mẫu trầm tích chứa vỏ sò, xác thực vật để phân tích tuổi tuyệt đối C14, độ sâu lấy mẫu từ 15 đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy định và gửi phân tích tại Viện Khảo cổ Việt Nam. Kết quả phân tích cho ra tuổi trầm tích nằm trong khoảng 4550-7590 năm giúp xác định ranh giới tuổi tuyệt đối của các trầm tích Holocen tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.

1.3.2.6. Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại

Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại được sử dụng trong luận án là tổ hợp của nhiều phương pháp nhằm đánh giá sự dịch chuyển, tái dịch chuyển của hệ thống đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ và hiện đại. Các phương pháp cơ bản bao gồm như sau:

a) Phân tích hình thái mạng lưới sông suối

Mạng lưới sông suối chịu sự chi phối nhất định của hoạt động nội sinh, ở đây cụ thể là sự dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ. Tại vị trí có sự sụt lún kiến tạo, mạng lưới sông suối mở rộng ra, độ cong của sông lớn. Ngược lại nếu khu vực được nâng lên mạng lưới sông sẽ bị thu hẹp, sông có xu hướng bị nắn thẳng dòng.


Ngoài ra, sự định hướng hoặc dịch chuyển liên tục của dòng chảy theo một hướng nhất định cũng là dấu hiệu cho thấy các đứt gãy đang hoạt động. Điều này dẫn tới sự bồi tụ hoặc xói lở bờ sông theo một phía liên tục trong hàng chục năm.

b) Phân tích độ dày trầm tích

Trong quá trình hình thành trầm tích, hoạt động của các đứt gãy trong giai đoạn kiến tạo Đệ tứ (KTĐT) - kiến tạo hiện đại (KTHĐ) cũng chi phối đến sự phân bố trầm tích Đệ tứ qua hai trường hợp. Trường hợp đứt gãy tác động sau khi hình thành lớp trầm tích, sẽ làm cho các lớp trầm tích dịch chuyển (nâng – hạ) nhưng không làm thay đổi chiều dày lớp trầm tích. Trường hợp đứt gãy dịch chuyển đồng thời với quá trình hình thành trầm tích sẽ dẫn tới sự tăng hoặc giảm chiều dày tương đối của lớp trầm tích so với vị trí lân cận [16].

Hoạt động KTĐT-KTHĐ ảnh hưởng cục bộ đến sự phân bố, cấu trúc của trầm tích Đệ tứ ở mỗi vùng cụ thể. Tại các khu vực có cấu trúc nâng KTĐT-KTHĐ (xã Điện Hòa Nam, Điện Thắng), chiều dày trầm tích Đệ tứ sẽ mỏng hơn so với khu vực lân cận, ngược lại tại khu vực có cấu trúc hạ xuống (xã Điện Nam Bắc, Điện Hồng, Đại Cường và trung tâm huyện Núi Thành) chiều dày trầm tích sẽ lớn hơn hẳn so với xung quanh.

Căn cứ vào hệ thống lỗ khoan khảo sát trên đồng bằng Quảng Nam, các tài liệu đo địa vật lý và kiểm tra trên thực địa, NCS đã xác định được sơ đồ bề dày các lớp trầm tích Đệ tứ tại vùng nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định các vùng nâng – hạ, các cấu trúc dạng vòm liên quan đến dịch chuyển kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại.

c) Đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ

Để đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy này trong Đệ tứ, NCS đã tiến hành xem xét 2 lỗ khoan nằm gần vị trí đứt gãy gây ra biên độ sụt lún trầm tích lớn nhất. Trong đó 1 lỗ khoan sẽ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của đứt gãy và một lỗ khoan nằm trong vùng chịu tác động lớn nhất, chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ khoan chịu tác động của đứt gãy lớn hơn nhiều so với chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ khoan nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Do khoảng cách giữa các lỗ khoan xem xét không lớn nên sự khác biệt về chiều dày các lớp trầm tích chỉ có thể do hoạt động của kiến tạo hiện đại, các nguyên nhân về nguồn cung cấp trầm tích có thể loại bỏ.

* Để tính tốc độ dịch chuyển của đứt gãy, NCS thực hiện qua 2 bước:

- Bước 1: tính tốc độ dịch chuyển trung bình của đứt gãy trong toàn bộ thời gian hình thành lớp trầm tích, ta lấy chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây ra chia cho tổng thời gian hình thành lớp trầm tích đó. Đây là tốc độ dịch chuyển của đứt gãy trong 1 năm.


- Bước 2: tính khoảng cách dịch chuyển hạ thấp tại từng thời điểm theo các bước thời gian khác nhau (10 ngàn năm, ngàn năm hoặc trăm năm), tổng các khoảng cách này bằng chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây ra. Các giá trị tính toán có thể sử dụng để hiệu chỉnh cho đường dao động mực nước biển tại khu vực nghiên cứu cụ thể gắn với chuyển động nâng – hạ của hoạt động KTĐT-KTHĐ.

Kết quả tốc độ hạ thấp cuối cùng tính cho toàn bộ vùng nghiên cứu là tổng hợp của các đứt gãy cụ thể, mỗi giai đoạn thường lấy theo đứt gãy có tốc độ dịch chuyển lớn nhất.

1.3.2.7. Phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển

Trầm tích Đệ tứ tại các đồng bằng ven biển chịu chi phối trực tiếp của quá trình dâng - hạ mực nước biển. Hiện tượng này tạo ra sự lặp lại của thành phần độ hạt, môi trường (tính nhịp) tương ứng với các chu kỳ biển tiến - biển thoái trong quá khứ. Việc phân tích các chu kỳ trầm tích giúp chúng ta xác định được quá trình tiến hoá trầm tích khu vực, phát hiện các bất chỉnh hợp trong quá trình trầm tích, đối sánh địa tầng với các vùng nghiên cứu lân cận qua các quy luật chung của các chu kỳ trầm tích.

Trong luận án, NCS đã nghiên cứu đặc tính chu kỳ của độ hạt trầm tích, hệ số chọn lọc trầm tích, thành phần hóa học trầm tích. Kết quả cho thấy sự thay đổi mang tính chu kỳ trong các thông số khảo sát. Đó là minh chứng quan trọng chứng tỏ sự chi phối của dao động mực nước biển đến quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.

1.3.3. Hệ phương pháp nghiên cứu Địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

1.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, hệ số nhả nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ theo công thức kinh nghiệm

Hệ số thấm (K – m/ngày) của các tầng chứa nước là thông số quan trọng trong việc đánh giá các đặc điểm địa chất thủy văn, khả năng chứa nước, dẫn nước của tầng chứa. Để đánh giá hệ số thấm có thể dựa vào các kết quả thí nghiệm trong phòng (thí nghiệm thấm Darcy), kết quả bơm hút nước, ép nước ngoài thực địa và dựa vào các công thức kinh nghiệm đã được các nhà nghiên cứu thiết lập như Hazen (1892), Terzaghi (1925), Hiệp hội khai hoang Mỹ (1992), Ernst (1955)… (xem Phụ lục 4)

Những kết quả tính toán hệ số thấm cho mỗi loại trầm tích là cơ sở để xây dựng bản đồ hệ số thấm cho khu vực đồng bằng ven biển (ĐBVB) tỉnh Quảng Nam theo công thức tính độ thấm tổng hợp giữa các lớp trầm tích như sau:



n

Ki .hi


K .h K .h


..... K .h

Ktb i11 1 2 2 n n

n h . h ..... h

hi

i1

1 2 n

Trong đó: Ki là hệ số thấm của lớp trầm tích thứ i hi là chiều dày của lớp trầm tích thứ i

Kết quả cuối cùng là các bản đồ phân bố hệ số thấm tại vùng nghiên cứu như Hình 4.11, 12. Đây là giá trị đầu vào rất quan trọng khi sử dụng mô hình GMS.

1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất

Trong nghiên cứu nước dưới đất, đặc điểm hóa học của nước dưới đất chịu nhiều sự chi phối của nhiều yếu tố như thành phần thạch học của đất đá, nước mưa, nước biển, các nguồn ô nhiễm… Để làm sáng tỏ các yếu tố chi phối đến đặc điểm thủy địa hóa của nước dưới đất, đánh giá các quá trình chủ yếu đang diễn ra trong tầng chứa nước (xâm nhập mặn, rửa nhạt, hỗn hợp…) ta thường sử dụng các biểu đồ chuyên môn như Piper, Gibbs, Marcado… [44, 62, 64]. Ngoài ra, NCS cũng kết hợp đánh giá nguồn gốc của nước (biển, lục địa) thông qua các tỷ số đương lượng ion chủ yếu có trong nước.

Từ nguồn tổng hợp tài liệu phân tích thành phần hóa học 77 lỗ khoan, 131 giếng khơi từ các đề tài nghiên cứu nước dưới đất tại Quảng Nam trước đây [14, 39], NCS đã lấy mẫu và phân tích bổ sung 20 mẫu nước trong các hệ tầng khác nhau để từ đó lập các biểu đồ đánh giá đặc điểm hóa học của nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu; luận giải vai trò của trầm tích Đệ tứ đến thành phần hóa học của nước dưới đất.

1.3.3.3. Phương pháp đánh giá và dự báo tài nguyên nước dưới đất

Để đánh giá tài nguyên nước dưới đất thường phải đánh giá các vấn đề sau (Nguyễn Văn Lâm, 2013):

- Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn.

- Đánh giá trữ lượng nước dưới đất gồm trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng khai thác, trữ lượng có thể khai thác (trữ lượng khai thác tiềm năng), trữ lượng bổ sung.

- Đánh giá chất lượng nước dưới đất.

- Đánh giá khả năng khai thác sử dụng nguồn nước.

Để đánh giá, dự báo tiềm năng nước dưới đất của một vùng lãnh thổ nào đó, trước đây thường sử dụng tiêu chí trữ lượng khai thác tiềm năng (TLKTTN). Hiện nay, xu hướng đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo được xem xét trên quan điểm mới, phù hợp với thực tế hơn là đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất - QTNDB.

Tài nguyên dự báo nước dưới đất (TNDBNDĐ) là lượng nước có chất lượng và giá trị xác định có thể nhận được trong giới hạn một cấu trúc địa chất thủy văn,

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí