Đặc Điểm Địa Hình Lưu Vực Sông Phan – Cà Lồ‌

dự báo hạn thủy văn, nông nghiệp cho vùng ĐBSH theo chỉ số hạn SWSI và PDSI; xây dựng và đưa vào ứng dụng nghiệp vụ hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực bằng công nghệ viễn thám và nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng được các hướng dẫn, quy trình thực hiện trong dự báo nghiệp vụ.

- Còn đối với vùng nghiên cứu thì năm 2000 Nguyễn Trọng Hiệu [25] và 2001, Nguyễn Văn Cư [26] đã nghiên cứu xác định chỉ tiêu hạn, đánh giá tác động của hạn hán (hạn khí tượng và hạn thuỷ văn) đến tình hình hạn, nguyên nhân hoang mạc hoá và các giải pháp phòng chống hạn hán, hoang mạc hoá ở 4 tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cũng trong năm 2001, Đào Xuân Học [27] đã sử dụng chỉ số khô hạn Sazonop để khảo sát, đánh giá hạn hán cho các tỉnh DHMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số Sazonop tương đối phù hợp với diễn biến hạn thực tế, đặc biệt trong những năm hạn nặng. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã phân tích xác định nguyên nhân gây ra hạn hán, phân loại và phân cấp hạn. Dựa trên các nguyên nhân gây hạn hán, đã đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ hạn hán. Năm 2005, Nguyễn Quang Kim [28] đã nghiên cứu hiện trạng hạn hán, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình dự báo hạn cho vùng NTB và Tây nguyên, cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính toán chỉ số hạn và phần mềm dự báo hạn khí tượng bằng chỉ số SPI. Việc dự báo hạn được dựa trên nguyên tắc phân tích mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu, các hoạt động ENSO và các điều kiện thực tế vùng nghiên cứu. Năm 2008, Trần Thục [29] đã đánh giá được mức độ hạn hán và thiếu nước sinh hoạt ở 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên cơ sở đó đã xây dựng được bản đồ hạn hán thiếu nước sinh hoạt trong vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, ở đây cũng chỉ xét đến hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. Năm 2014, Nguyễn Lương Bằng [30] đã sử dụng chỉ số SPEI trong nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO tới diễn biến hạn khí tượng ở lưu vực sông Cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số SPEI đánh giá diễn biến hạn hán ở lưu vực sông Cái là phù hợp hơn so với chỉ số SPI và trong công thức tính toán có sử dụng yếu tố nhiệt độ không khí để tính toán lượng bốc hơi.


1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu‌

1.4.1 Tổng quan vùng nghiên cứu‌

a) Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1231 km2, phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp Hà Nội, phía Đông Giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố, 7 huyện; 137 xã, phường, thị trấn.

Vùng nghiên cứu nằm phía nam của tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích lưu vực 710 km2 chiếm 2/3 diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, được bao quanh bởi bờ tả của đê sông Phó Đáy, bờ tả đê sông Hồng, đê của sông Cà Lồ và dãy núi Tam Đảo. Vùng nghiên cứu có 7 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 5 huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường và Yên Lạc.



Hình 1.1 Bản đồ ví trí vùng nghiên cứu

b) Đặc điểm địa hình


Vùng nghiên cứu thuộc trung du miền núi phía bắc vì vậy điều kiện địa hình của vùng khá phức tạp, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam.

- Các huyện phía bắc như Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên ở độ cao chủ yếu từ

+300m đến +700m.


- Các huyện phía Nam và Đông Nam như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên ở độ cao từ +10.0m đến + 12.0m.

- Một số vùng tiếp giáp với đê sông Hồng nằm phía Tây nam ở độ cao +5,0 ~ +8.0m.

Bảng 1.1 Đặc điểm địa hình lưu vực sông Phan – Cà Lồ


TT

Cao độ (m)

Diện tích ̣(ha)

Tỷ lệ (%)

4

0 - 300

10,071

14.19

5

300 - 400

7,060

9.95

6

400 - 500

902

1.27

7

500 - 600

561

0.79

8

600 - 700

1,314

1.85

9

700 - 800

2,320

3.27

10

800 - 900

4,396

6.20

11

900 - 1000

6,622

9.33

12

1000 - 1100

5,162

7.28

13

1100 - 1200

8,802

12.41

14

1200 - 1300

10,774

15.19

15

1300 - 1400

8,075

11.38

16

1400 - 1500

4,888

6.89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông Phan - Cà Lồ - 4

c) Đặc điểm khí hậu


Lưu vực sông Phan - Cà Lồ đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều:

* Nhiệt độ: Vùng nghiên cứu thuộc khu vực Bắc Bộ nên có 2 mùa rõ tệt là mùa nóng và mùa lạnh: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11; mùa lạnh, khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 3. Nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch nhau đáng kể, nhiệt độ trung

bình nhiều năm là 23,3 23,40C. Nhiệt độ cao nhất rơi vào các tháng 5, 6, 7 khoảng 32 330C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng mùa đông tháng 12, 1, 2 khoảng 15 200C.

* Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân của vùng trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.

* Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm của vùng là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 11 là 107,58 mm, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.

* Gió: Trong năm có 2 loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình 1-2 m/s.

* Mưa: Tại vùng nghiên cứu có 2 trạm đo mưa là Tam Đảo (đo mưa khu vực vùng núi) và Vĩnh Yên (đo mưa khu vực trung du và đồng bằng). Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm vùng nghiên cứu

Đơn vị: mm


Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Vĩnh Yên

89

35

56,2

101,1

76,8

153

198

236

220

61,5

9,0

9,5

Tam Đảo

10

80

78,9

112,6

107,8

227

167

185

310

117

26

38

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc


d) Đặc điểm mạng lưới sông ngòi


Tỉnh Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy

và sông Cà Lồ. Lượng nước hàng năm của các con sông này có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tac nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ.

Hiện tại việc tiêu thoát hay cung cấp nước của toàn vùng nghiên cứu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống trục chính sông Phan - sông Cà Lồ, hướng tiêu thoát duy nhất là ra sông Cầu tại cửa Phúc Lộc Phương.

Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, thuộc địa phận các xã Hoàng Hoa (huyện Tam Dương), Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Đảo), chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (huyện Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hòa, Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) theo hướng đông bắc – tây nam; vòng sang hướng đông nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (huyện Vĩnh Tường) rồi theo hướng tây nam – đông bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Chương (huyện Yên Lạc) đổ vào đầm Vạc (thành phố Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (huyện Bình Xuyên), qua xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (thành phố Phúc Yên)

Sông Cà Lồ là một phân lưu của sông Hồng. Nó tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà (huyện Yên Lạc), theo hướng tây nam – đông bắc, giữ hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, vòng qua thị xã Phúc Yên rồi theo hướng vòng cung rộng phía nam hai huyện Kim Anh và Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn – Hà Nội). Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30m3/s. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa là 286m3/s.

Tổng chiều dài sông Phan - Cà Lồ từ cống 3 cửa An Hạ về đến Phúc Lộc Phương khoảng 140 km, trong đó chiều dài sông trong địa phận vùng nghiên cứu khoảng 86 km, sông có độ quanh co lớn K 1,8. Bề rộng lòng sông thay đổi từ 7 đến 15m (tại An Hạ) và mở rộng dần về phía hạ du từ 30 đến 50m (riêng đoạn từ hạ lưu cống điều tiết Lạc Ý đến cầu Hương Canh bề rộng sông khoảng 80 đến 100m).

Hệ thống sông Phan - Cà Lồ là hệ thống sông tự nhiên, chịu tác động trong quá trình phát triển của vùng nghiên cứu. Theo kết quả khảo sát trên toàn tuyến hiện có 102

công trình cầu dân sinh, cầu máng, cống điều tiết .v.v..., trong đó riêng trên sông Phan có 76 công trình các loại..

Bảng 1.3 Tổng hợp số lượng công trình trên hệ thống sông chính



STT


Sông


Tổng số

Công trình trên trục chính

Công trình trên phụ lưu


Tổng

230

102

128

1

Sông Phan:

184

76

108


- An Hạ- Nghĩa Lập

57

17

40


- Nghĩa Lập đến Lạc Ý

106

44

62


- Lạc Ý đến Hương Canh

21

15

6

2

Sông Cà Lồ (Vĩnh Phúc)

10

6

4

3

Sông Cà Lồ Cụt

18

6

12

4

Hệ thống sông Bình Xuyên:

18

14

4


- Sông Cầu Bòn

10

6

4


- Sông Tranh

5

5



- Sông Ba Hanh

3

3


Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc


e) Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu


* Dân sinh:


Theo thống kê dân số trung bình năm 2015 vùng nghiên cứu có 823.529 người, trong đó nam 406.724 người chiếm 49,39%, nữ 416.805 người chiếm 50,61%. Mật độ dân số 1.160 người/ km2 cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước là 277 người/ km2

. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%. Lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%.

* Vị trí của vùng nghiên cứu với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:


Do có vị trí địa lý thuận lợi nên tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của các vành đai phát triển công nghiệp phía bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự lây lan của các khu công nghiệp lớn tại Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, v.v...

Sự hình thành và phát triển của các hành lang vận tải quốc tế và nội địa liên quan đến địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những tỉnh gần với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và các thành phố lớn của cả nước như: Côn Minh - Hà Nội nối với hành lang kinh tế Hải Phòng; Quốc lộ 2: Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; Đường hành lang Quốc lộ 18 và đường vành đai IV của Hà Nội trong tương lai.

* Sản xuất nông nghiệp:


Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn đang là ngành sản xuất chính. Cây trồng hàng năm chủ yếu là lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, rau….. Trong diện tích trồng cây hàng năm, lâu năm, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm do chuyển sang trồng cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như thanh long, chuối... và một số diện tích chuyển sang chăn nuôi gia súc; các mô hình trang trại (lúa – cá – vịt).

* Chăn nuôi:


Hiện tại, trong vùng nghiên cứu đang phát triển chăn nuôi tập trung: các trang trại chuyên nuôi gà, có quy mô từ 5.000 đến 12.000 con/trại và các trang trại chuyên nuôi lợn, có quy mô từ 5.000 đến 10.000 con/trại.

* Công nghiệp:


Năm 2015 nguồn thu ngân sách của tỉnh đạt 18.596 tỷ đồng trong đó nguồn thu từ sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên lưu vực nghiên cứu có 2.365 ha đất khu công nghiệp trong đó có nhiều khu công nghiệp lớn như: Kim Hoa 117 ha, Bình Xuyên I và Bình Xuyên II: 571 ha, Bá Thiện 1 và Bá Thiện II: 635 ha, Sơn Lôi 300 ha, Khai Quang 275 ha, Hội Hợp 150 ha, Chấn Hưng 131 ha, Hợp Thịnh 146 ha...

Ngoài ra trên lưu vực nghiên cứu còn có nhiều làng nghề hoạt động tại các trung tâm huyện và các khu vực nông thôn dọc theo sông Phan.

* Cơ sở hạ tầng:


Cơ sở hạ tầng của vùng có sự phát triển vượt bậc. Các tuyến đường vành đai, hướng tâm, đường qua các khu công nghiệp, các tuyến đường quan trọng qua các địa phương

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí