được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây mới. Hệ thống đường đô thị, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng được kiên cố hóa.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, năm 2015, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 109 km, trong đó có 99 km đường nhựa đã hư hỏng khá nặng và 10 km đường cấp phối. Chất lượng của hầu hết các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ đều rất kém. Đến nay 100% các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn đều được cứng hóa.
Đặc biệt tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 41 km đã và đang tạo thuận lợi để kết nối giao thương với các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 24 tuyến đường cấp tỉnh với tổng chiều dài 353 km, tỷ lệ cứng hóa 100%. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phát triển mạnh với tỷ lệ kiên cố hóa lần lượt là 90% và 55%.
* Phát triển đô thị:
Toàn vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị. Tốc độ đô thị hóa trên lưu vực đang phát triển khá nhanh. Ngoài các đô thị lớn, trong vùng còn có nhiều điểm dân cư đô thị là các thị trấn huyện lỵ.
Nhìn chung trên lưu vực nghiên cứu các đô thị trong những năm gần đây xây dựng nhiều, tuy nhiên hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại.
Bảng 1.4 Diện tích sử dụng đất của vùng nghiên cứu năm 2015
Bình Xuyên | Phúc Yên | Tam Dương | Tam Đảo | Vĩnh Tường | Vĩnh Yên | ||
14,847 | 12,013 | 10,821 | 16,57 3 | 14,190 | 5,081 | ||
ĐẤT NÔNG NGHIỆP | 6,654 .14 | 8,263 | 7,027 | 5,065 | 7,935 | 1,080 | |
Đất trồng lúa | 4,664 | 2,048 | 6,149 | 599 | |||
Đất trồng lúa nương | 3,493 | 1,269 | 3,273 | 750 | 10 | ||
Đất trồng cây hàng năm còn lại | 619 | 329 | 528 | ||||
Đất trồng cây lâu năm | 8 | 534 | 1,103 | 11,98 7 | |||
Đất rừng phòng hộ | 73 | 535 | 727 | 81 | |||
Đất rừng đặc dụng | 2,263 | 2,239 | 707 | 57 | 1,244 | 75 | |
Đất rừng sản xuất | 755 | 240 | 253 | ||||
Đất nuôi trồng thuỷ sản | 1,208 | 452 | |||||
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | 4,091 | 6,570 | 4,974 | 5,737 | 6,996 | 6,254 | |
Đất XD trụ sở cơ quan, sự nghiệp | 30 | 42 | |||||
Đất quốc phòng | 10 | 28 | 1,651 | 27 | 25 | ||
Đất an ninh | 3 | 580 | 36 | 1,479 | 907 | 20 | |
Đất khu công nghiệp | 92 | 15 | 349 | 173 | 314 | 178 | |
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh | 1,907 | 11 | 51 | 442 | 383 | ||
Đất sản xuất VLD gốm sứ | 168 | 331 | 558 | 53 | |||
Đất cho hoạt động khoáng sản | 142 | 74 | |||||
Đất di tích danh thắng | 22 | 709 | 24 | 9 | |||
Đất xử lý, chôn lấp chất thải | 13 | 7 | 265 | 13 | |||
Đất tôn giáo, tín ngưỡng | 27 | 66 | 2 | 106 | 31 | 271 | |
Đất nghĩa trang, nghĩa địa | 78 | 26 | 23 | 71 | 106 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông Phan - Cà Lồ - 2
- Tình Hình Hạn Hán Và Các Nghiên Cứu Về Hạn Hán Ở Việt Nam
- Đặc Điểm Địa Hình Lưu Vực Sông Phan – Cà Lồ
- Lượng Mưa Năm Tại Các Trạm Vùng Nghiên Cứu
- Ngưỡng Các Giá Trị Phân Loại Tình Trạng Khô Hạn Theo Chỉ Số Spi
- Kết Quả Tính Kappa Trạm Tam Đảo T12 Đến T5
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
Bình Xuyên | Phúc Yên | Tam Dương | Tam Đảo | Vĩnh Tường | Vĩnh Yên | ||
14,847 | 12,013 | 10,821 | 16,57 3 | 14,190 | 5,081 | ||
Đất có mặt nước chuyên dùng | 127 | 14 | 209 | 595 | |||
Đất phát triển hạ tầng | 1,799 | 2,083 | 20 | 2,067 | 80 | ||
Đất ở tại đô thị | 165 | 423 | 14 | 26 | 18 | 1 | |
Đất chưa sử dụng | 23 | 34 | 124 | 4 | |||
Đất chưa sử dụng còn lại | 22 | 4,368 | 134 | 76 | 15 | ||
Đất chưa sử dụng | 15 | 2,263 | 89 | 22 | 52 | ||
Đất đô thị | 2,454 | 69 | 1,800 | 1,347 | |||
Đất khu du lịch | 50 | 457 | 1,521 | ||||
Đất khu dân cư nông thôn | 14 | 747 | 6,362 | 1,360 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
1.4.2 Tình hình hạn hán vùng nghiên cứu
- Hạn hán thường xảy ra vào các tháng mùa khô trong năm như: Các tháng đầu năm từ tháng 1, 2, 3 và các tháng cuối năm từ tháng 10,11, 12.
- Trên lưu vực hạn hán đã xảy ra vào cuối các năm 1998, 2003, 2004 với lượng mưa rất thấp, độ thiếu hụt nước trên 50% xảy ra trong 3 tháng liên tục - tương ứng với cấp độ 1.
- Các khu vực thường xảy ra hạn hán là các xã vùng ven dãy núi Tam Đảo thuộc các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, vùng bãi của huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
- Cấp độ rủi ro hạn hán: Cấp 1, cao nhất Cấp 2 theo Quyết định 44/QD-TTg tháng 4/2011 của Thủ tưởng Chính Phủ.
- Tại tỉnh Vĩnh Phúc :
Thời gian bị hạn và thiếu nước đối với sản xuất nông nghiệp thường tập trung vào các giai đoạn sau từ tháng 1 tháng 3 và cuối tháng 5 tháng 6 và tháng 11,12.
Vùng hệ thống thủy lợi Liễn Sơn - Bạch Hạc: Hệ thống Liễn Sơn hiện nay phục vụ tưới tương đối chủ động với 4 công trình tưới lớn. Về vụ mùa nguồn nước đảm bảo nhưng về vụ chiêm nguồn nước bị hạn chế nhất là những năm hạn. Vùng thường xuyên hạn:
+ Phía kênh Hữu có khoảng 670 ha thường bị hạn do đầu nước thấp.
+ Vùng bãi sông Phó Đáy còn 500 ha thường xuyên hạn hán do khó khăn về nguồn nước.
+Vùng hệ thống thủy lợi Tam Đảo: Nguồn nước cung cấp chính cho hệ thống là mạng lưới sông suối nội vùng, bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, nguồn sinh thuỷ dồi dào.Tuy nhiên, do điều kiện địa hình vùng đồi núi phức tạp, chia cắt, ruộng dốc... nên vấn đề điều phối nguồn giữa các vùng gặp khó khăn. Trong vùng còn một số vùng khó khăn thiếu nước tưới là vùng tưới vùng hồ Làng Hà (khoảng 300 ha)
+ Vùng hệ thống thủy lợi Phúc Yên: Diện tích hạn khoảng 500 ha vùng Cà Lồ cụt phía thượng nguồn cầu Tiền Châu.
Những năm gần đây:
+ Năm 2010, hạn hán đã xẩy ra gay gắt đối với cả nước nói chung và trên địa bàn vùng trung du Bắc Bộ nói riêng. Mực nước các sông, suối đã xuống thấp hơn trung bình nhiều năm và các hồ chứa ở mức thấp hiếm có, nhiều hồ chứa cạn kiệt, nắng nóng kéo dài làm cho tình hình khô hạn và thiếu nước xẩy ra ngày càng gay gắt hơn.
Vụ đông xuân, tỉnh Vĩnh Phúc có kế hoạch gieo trồng 42 nghìn ha, trong đó có 31 nghìn ha lúa, 11 nghìn ha rau màu. Theo tính toán của Chi cục Thủy lợi tỉnh, để bảo đảm đủ nước tưới cho diện tích lúa và rau màu theo kế hoạch đề ra, cả tỉnh cần một lượng nước tưới suốt vụ là 218 triệu m3. Trong khi đó, tận dụng mọi khả năng nguồn nước hiện có tại các công trình thủy lợi vẫn còn thiếu khoảng 40 triệu m3. Ðể khắc phục khó khăn về nguồn nước tưới và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra. Một mặt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc vận động nông dân trồng các loại cây chịu hạn, cần ít lượng nước tưới, tỉnh hỗ trợ giống chuyển đổi cây trồng. Mặt khác chủ động tích nước khi có mưa và các hồ thủy điện xả nước.
+ Năm 2012, thời tiết nắng nóng liên tục với nhiệt độ cao từ 38 oC – 42oC, kéo dài
từ đầu tháng 4 đến tháng 5, trong đó trọng điểm các ngày từ 28/4 đến 04/5 nhiệt độ liên tục từ 40-42 oC gây khô hạn trên diện rộng đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Thời gian bị hạn và thiếu nước đối với sản xuất nông nghiệp thường tập trung vào các giai đoạn sau từ tháng 1 tháng 3 và cuối tháng 5 tháng 6 và tháng 11,12.
- Năm 2015, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng El Nino, gây nên tình trạng lượng mưa, dòng chảy sông, suối ở hầu hết các khu vực đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, dẫn đến hạn hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệt độ 10 tháng năm 2015 cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2014; xuất hiện 6 đợt nắng nóng kéo dài, trong đó có 2 đợt với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 37-390C; lượng mưa từ đầu năm đến nay đo được là 1,399mm, thấp hơn trung bình nhiều năm 65mm.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, vụ Đông - Xuân 2015- 2016, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 41.500 ha, trong đó hơn 30.000 ha lúa; 10.200 ha rau màu các loại. Để đảm bảo cân bằng nguồn nước cho diện tích trên cần khoảng hơn 200 triệu m3, nhưng trên thực tế, khả năng cung cấp nước của các hồ, đập trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 195 triệu m3, thiếu hụt hơn 5 triệu m3. Bên cạnh đó, các nguồn nước lại phân bổ không đều ; khả năng cấp nguồn từ các trạm bơm ven sông lại phụ thuộc hoàn toàn vào mực nước các sông, chế độ xả nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tính đến thời điểm 10-10-2015, tổng dung tích hữu tính các hồ lớn trên địa bàn tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, vùng hồ Đại Lải thiếu hụt 0,9 triệu m3; vùng hồ Xạ Hương thiếu hụt 4,35 triệu m3; vùng hồ Làng Hồ thiếu hụt 0,55 triệu m3; vùng hồ Thanh Lanh thiếu hụt 1,66 triệu m3; vùng hồ Suối Sải thiếu hụt 0,39 triệu m3...
- Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino đã kéo dài đến hết mùa Đông năm 2015 – 2016 và trở thành El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua. Nhiệt độ trong những tháng chính của mùa Đông, từ tháng 12/2015 đến tháng 2/2016 có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, rét đậm, rét hại không kéo dài và là mùa đông ấm. Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng
mưa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016, dòng chảy trên các sông, suối sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Do vậy, tình hình hạn hán diễn ra khá gay gắt nhất, đặc biệt các xã thuộc các huyện ven dãy núi Tam Đảo và Sáng Sơn; các vùng bán sơn địa không có công trình thủy lợi thuộc các huyện: Tam Dương và Bình Xuyên; vùng bãi thuộc các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tuy nhiên trên thực tế hạn hán xảy ra tại vùng nghiên cứu không nhiều. Báo cáo công tác phòng chống thiên tai của tỉnh Vĩnh phúc trong 3 năm liền 2014, 2015, 2016 đều cho thấy không có thiệt hại do hạn hán hay thiết hụt lượng mưa.
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thu thập, phân tích số liệu khí tượng
Xác định mạng lưới trạm
Lựa chọn các trạm đo trong số các trạm mưa còn hoạt động trong vùng nghiên cứu để tính toán chỉ số thiếu hụt nguồn nước dựa trên các tiêu chí sau:
- Có chuỗi số liệu đủ dài, liên tục. Với yêu cẩu tính toán chỉ số chuẩn hóa nguồn nước SPI (Standardlized Precipitation Index) có chuỗi số liệu tối thiểu 30 năm để đảm bạo độ tin cậy.
- Có tính đại diện cho mỗi khu vực trong vùng nghiên cứu (vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển)
- Có sự phân bố phù hợp để phục vụ cho việc nội suy, xây dựng bản đồ thể hiện mức độ thiếu hụt nguồn nước trên toàn lưu vực.
Dựa trên các tiêu chí trên, lựa chọn được 10 trạm đo khí tượng: Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Việt Trì, Kỳ Phú, Đông Anh, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Sơn Tây.
Ta có hình 2.1 là bản đồ mạng lưới các trạm trong vùng nghiên cứu
Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới trạm đo mưa vùng nghiên cứu
31