Các Phương Pháp Huấn Luyện Sức Bền Cho Vđv Chạy Cự Ly Trung Bình


Theo quan điểm của Daxưorơxki B.M, sức bền là khả năng hoàn thành một công việc nào đó trong một thời gian dài mà hiệu suất làm việc không bị giảm sút. Hay nói cách khác sức bền như một khả năng chống lại sự mệt mỏi, khả năng chống lại mệt mỏi của từng VĐV là khác nhau do trình độ sức bền khác nhau [16].

Theo quan điểm sư phạm sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được, cũng khẳng định rằng sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Sức bền có tính đa dạng, trong mỗi dạng vận động khác nhau thì tính chất và cơ chế của sự mệt mỏi cũng khác nhau [13].

Theo quan điểm sinh lý học của tác giả Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên, sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Hay nói cách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định. Trong sinh lý sức bền thường đặc trưng bởi khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục trong 2-3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng lớn cơ bắp trong cơ thể của VĐV, nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu bằng con đường ưa khí. Như vậy, sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc bằng con đường ưa khí [24].

Theo quan điểm tâm lý học, sức bền là một mặt ý thức của VĐV phản ánh tổng hợp độ lớn và thời gian của mọi sự nổ lực cơ bắp và ý chí của VĐV được phát triển trong điều kiện thực hiện các hành động vận động kéo dài. Như vậy dưới góc độ tâm lý sức bền là khả năng của hệ thống tâm thế của VĐV chịu đựng được LVĐ cao trong tập luyện và thi đấu [31], [75], [76], [77], [81].

Theo quan điểm sinh hóa, sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi, cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận động [15], [30], [36].


Từ những quan điểm nêu trên chung quy lại để phát triển được sức bền trong tập luyện và thi đấu thể thao cần phải khắc phục được mệt mỏi. Đặc biệt trong môn Điền kinh mà cụ thể là nội dung chạy CLTB thì cần phải ưu tiên phát triển sức bền ưa khí cho VĐV. Kinh nghiệm có thể ví sức bền ưa khí như dung tích xi lanh của động cơ, dung tích càng lớn thì khả năng tăng vọt, tăng tốc càng cao. Điều này cần phân tích và giải thích cho VĐV hiểu được sự cần thiết và lợi ích có được từ sức bền ưa khí, tất nhiên không thể quên phát triển sức bền yếm khí sinh lactic và yếm khí phi lactic theo tỷ lệ phù hợp, mới giúp cho VĐV thi đấu đạt kết quả cao trong mỗi giải đấu.

1.4.2. Huấn luyện sức bền chuyên môn

Huấn luyện thể thao là chuẩn bị cho VĐV giành được thành tích thể thao cao nhất trong thi đấu. Do đó các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước hết phải bắt nguồn từ các yêu cầu cụ thể trong thi đấu thể thao, ngoài ra còn xuất phát từ bản thân các yêu cầu của LVĐ trong huấn luyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Các yếu tố xác định thành tích thể thao của VĐV được sắp xếp thành 5 nhóm sau:

Các phẩm chất cá nhân của VĐV; Các tố chất thể lực;

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 4

Khả năng kỹ thuật, kỹ năng-kỹ xảo và phối hợp vận động; Khả năng chiến thuật trí tuệ;

Sự hiểu biết của VĐV trong lĩnh vực khoa học TDTT.

Để đạt được thành tích thể thao cao người ta phải sử dụng các phương tiện tập luyện khác nhau gồm: Các bài tập thể chất, các điều kiện tự nhiên, các yếu tố vệ sinh.

Trong các yếu tố trên thì bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản để huấn luyện thể thao là phương tiện chính, quan trọng nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập thể chất phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện và khi sử dụng phải phù hợp với từng đối tượng lứa tuổi và điều kiện cụ thể thì mới đạt thành tích cao nhất.


Philin V.P cho rằng các tố chất thể lực phát triển có tính giai đoạn và không đồng đều, tùy thuộc vào từng thời kỳ của lứa tuổi. Vì vậy, người HLV không những nắm vững những quy luật phát triển tự nhiên của VĐV mà còn phải hiểu sâu sắc hơn những đặc điểm phát triển theo từng lứa tuổi, giới tính của cá nhân VĐV [40].

Harre Dietrich thì cho rằng: Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV, công tác huấn luyện SBC được coi là then chốt, bởi thể lực chung cùng với SBCM được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao trong huấn luyện thể thao. Song một điều cần ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu của Ozilin N.G thì cho rằng: Việc huấn luyện các tố chất thể lực phải là một quá trình liên tục, nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV. Tùy thuộc vào từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ lệ giữa huấn luyện SBC và SBCM phải được xác định sao cho phù hợp [23].

Trong hoạt động thể lực, thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và mang tính trọng tâm, nó thể hiện qua 3 phương diện sau:

Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc sợ cơ, số lượng sợi cơ và thiết diện sợi cơ);

Sự trao đổi chất (tức quá trình sản sinh năng lượng); Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ).

Theo tác giả Philin V.P, ba phương diện nêu trên luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực, đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ với 3 tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Trong đó độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, độ lớn của sức nhanh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và độ lớn sức bền quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi chất [40].

Hiện nay, có nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho các VĐV trẻ rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng tới củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động như (sức nhanh, sức mạnh, sức bền và


khả năng mềm dẽo, khéo léo). Trên đây là một số quan điểm của các tác giả nước ngoài về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao [40].

Còn qua nghiên cứu một số tài liệu và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao trong nước như: Dương Nghiệp Chí, Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn… có thể thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể trước LVĐ thể lực (Bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực [8], [10], [11], [47], [53],[54]…

Theo quan điểm y sinh học của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Cừ, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Phan Hồng Minh, Nguyễn Kim Minh… thì huấn luyện SBC và SBCM trong huấn luyện thể thao là nói tới những biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh học (cấu trúc chức năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp [13], [15].

Theo quan điểm tâm lý học của một số chuyên gia trong nước như: Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem quá trình chuẩn bị SBC và SBCM cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu [76], [81].

Như vậy, từ những quan điểm trong và ngoài nước nêu trên, việc chuẩn bị SBC và SBCM cho VĐV là sự tác động có hướng đích của LVĐ đến VĐV nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của VĐV nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao khác nhau.


1.5. Các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình

1.5.1. Các phương pháp chung huấn luyện phát triển sức bền

Có thể giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện sức bền bằng nhiều phương pháp khác nhau. Những nhiệm vụ này phải đảm bảo phát triển cả các năng lực SBC lẫn SBCM. Huấn luyện sức bền được tiến hành theo các phương pháp, [49]:

Phương pháp kéo dài (phương pháp liên tục); Phương pháp giãn cách;

Phương pháp lặp lại;

Phương pháp thi đấu (phương pháp thi đấu, kiểm tra).

1.5.1.1. Phương pháp kéo dài:

Các phương pháp kéo dài bao gồm phương pháp liên tục, phương pháp thay đổi và phương pháp Farlekt. Có các phương pháp kéo dài đặc trưng sau:

Phương pháp liên tục: Phương pháp này có đặc trưng là tốc độ như nhau được duy trì trong một thời gian dài. Tốc độ này được xác định rất tốt bằng tần số nhịp tim và phải đạt tới giá trị từ 150 - 170lần/ phút và tùy theo môn thể thao và trình độ tập luyện.

Phương pháp thay đổi: Là phương pháp trong đó quá trình LVĐ kéo dài trong một thời gian, tốc độ được thay đổi theo kế hoạch và được tăng lên trên các đoạn cự ly nhất định tới mức xuất hiện sự tập trung từ ít đến vừa axitlactic trong thời gian ngắn. Song sự tập trung này phải được đền bù trở lại trên đoạn cự ly tiếp theo.

Phương pháp Farlekt: Phương pháp này như là một trò chơi với tốc độ. Sự thay đổi tốc độ trong phương pháp này không được đặt ra trước một cách nghiêm ngặt mà VĐV chạy với tốc độ tuỳ theo nhu cầu cá nhân [4].

Các phương pháp này dùng trong tất cả các môn thể thao cần sức bền. Các phương pháp này có ảnh hưởng đối với việc nâng cao khả năng ưa khí, góp phần tăng cường trước hết khả năng chịu đựng LVĐ chung và cải thiện các chức năng hồi phục sau các LVĐ căng thẳng. Trong các môn thể thao khác


nhau các phương pháp kéo dài là các phương pháp tập luyện chính, đặc biệt là trong thời kỳ chuẩn bị, còn trong các thời kỳ huấn luyện khác chúng chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, các phương pháp kéo dài này đóng vai trò quan trọng ở mọi nơi. LVĐ trong các phương pháp kéo dài là một LVĐ dài và không bị gián đoạn bởi các đợt nghỉ. Tốc độ của các phương pháp kéo dài có thể đồng đều hoặc tăng lên và giảm xuống. Thời gian vận dụng phụ thuộc vào khả năng chịu đựng LVĐ của cá nhân, các đặc điểm của từng môn thể thao và nhiệm vụ trực tiếp cần giải quyết.

Đối với các VĐV trẻ, khi huấn luyện SBC thời gian cũng không được ngắn hơn 30 phút. Khi huấn luyện VĐV trẻ có trình độ cao và các VĐV cao cấp thời gian vận động trung bình khoảng 50 - 120phút. Song thời gian này còn đạt cao hơn nữa khi chuẩn bị cho các cự ly thi đấu. Việc cải thiện khả năng hấp thụ oxy đạt được bằng hai cách: Một là LVĐ kéo dài, liên tục trong các điều kiện ưa khí, hai là một lượng kéo dài với cường độ thay đổi. Trong trường hợp thứ hai tốc độ được nâng cao từng lúc làm cho cơ thể khi vận động kéo dài luôn luôn tạo được thời cơ đòi hỏi sự trao đổi chất (yếm khí) nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng, qua đó xuất hiện một kích thích mạnh cải thiện khả năng hấp thu oxy.

1.5.1.2. Phương pháp giãn cách (quãng cách):

Các phương pháp giãn cách là các phương pháp huấn luyện được tiến hành theo nguyên tắc kết hợp với huấn luyện và nghỉ ngơi.

Nguyên tắc này đòi hỏi một sự thay đổi có kế hoạch giữa các giai đoạn vận động và nghỉ ngơi. Tuy vậy, các đợt nghỉ không phục vụ cho sự hồi phục trở lại một cách hoàn toàn mà phải đưa một LVĐ mới vào khi tần số mạch đạt tới 120- 130lần /phút, nghĩa là trong gian đoạn cơ thể hồi phục chưa hoàn toàn. Các dạng khác nhau của phương pháp giãn cách (Thời gian vận động, cường độ vận động, thời gian giãn cách) có thể được phối hợp một cách rất khác nhau và được phân chia theo thời gian vận động sau:


Phương pháp giãn cách thời gian ngắn: Thời gian của từng lần vận động khoảng từ 15 giây đến 2 phút.

Phương pháp giãn cách thời gian trung bình: Thời gian của từng lần vận động khoảng từ 2 đến 8 phút.

Phương pháp giãn cách thời gian dài: Thời gian của từng lần vận động khoảng từ 8 đến 15 phút.

Phương pháp giãn cách thời gian dài phục vụ chủ yếu cho huấn luyện SBC. Các phương pháp giãn cách với thời gian vận động ngắn hơn phục vụ cho huấn luyện sức bền-nhanh (sức bền tốc độ), hoặc phục vụ cho việc chuẩn bị các yêu cầu về SBCM. Việc phân loại theo các hình thái khác nhau về tốc độ xuất phát từ việc tốc độ có thể thay đổi khác nhau mà không phụ thuộc vào thời gian vận động. Về cơ bản người ta phân biệt phương pháp giãn cách kéo dài và phương pháp giãn cách tập trung. Phương pháp giãn cách kéo dài được đặc trưng bởi tốc độ từ nhỏ đến trung bình và được áp dụng trong các thời gian vận động dài để huấn luyện SBC. Phương pháp giãn cách tập trung, được đặc trưng bởi tốc độ cao và có thể áp dụng để nhằm chuẩn bị cho các yêu cầu về tốc độ đặc trưng cho thi đấu trong huấn luyện SBCM.

1.5.1.3. Phương pháp lặp lại:

Phương pháp lặp lại được đặc trưng bởi sự lặp lại nhiều lần các LVĐ với các yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên môn trong buổi tập.

1.5.1.4. Phương pháp kiểm tra và thi đấu:

Các phương pháp kiểm tra, thi đấu có tác dụng phát triển riêng các năng lực SBCM. Điều này VĐV có thể hướng vào cự ly thi đấu. Huấn luyện chuyên môn phải phụ thuộc vào cự ly thi đấu. Việc sắp xếp LVĐ phải được tiến hành sao cho có tác dụng tâm - sinh lý, cũng như tần số động tác và kỹ thuật phải phù hợp một cách tối ưu với các điều kiện thi đấu. Ngoài ra còn phải huấn luyện các năng lực thể lực, chiến thuật [3].

1.5.2. Các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy CLTB

1.5.2.1. Phương pháp huấn luyện khả năng ưa khí cho VĐV chạy CLTB


Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động cơ bắp thông qua quá trình O2 có các hợp chất giàu năng lượng trong cơ thể.

Nhiệm vụ.

Trong quá trình giáo dục khả năng ưa khí cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau: Nâng cao mức hấp thụ O2 tối đa.

Nâng cao khả năng kéo dài sự duy trì mức hấp thụ O2 tối đa.

Làm cho hệ tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức độ hoạt động và hiệu suất cao.

Phương tiện:

Các bài tập để giáo dục khả năng ưa khí thường được sử dụng là các bài tập có chu kỳ như chạy, bơi, chèo thuyền, trượt tuyết với tốc độ gần mức tới hạn và tập luyện trong môi trường giàu O2.

Phương pháp:

Để giáo dục khả năng ưa khí của cơ thể người ta thường dùng các phương pháp tập luyện như: phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại.

Phương pháp đồng đều liên tục thực hiện bài tập không có nghỉ giữa quãng, thực hiện tốc độ gần tới hạn, thời gian bài tập dài 10 đến 12 phút, đối với những VĐV cấp cao có thể từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút.

Phương pháp lặp lại (gọi chính xác hơn đó là phương pháp giãn cách và phương pháp biến đổi) được áp dụng để phát triển sức bền là phương pháp dựa trên những bài tập yếm khí (tốc độ trên tới hạn) với thời gian ngắn từ 10 đến 90 giây và quãng nghỉ cần tính toán để phát huy tối đa khả năng ưa khí của cơ thể. Nếu bài tập được lặp lại vào thời điểm mà các chỉ số của tuần hoàn và hô hấp đang ở mức tương đối cao thì mức hấp thụ oxy tối đa vốn có của VĐV.

Như vậy tác dụng của bài tập diễn ra chủ yếu là trong thời gian giãn cách giữa các lần lặp lại của bài tập tức là mức hấp thụ O2 cao nhất đạt được vào lúc nghỉ ngơi giữa quãng chứ không phải trong lúc thực hiện bài tập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022