Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 2

Bảng

3.2

Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của các test trong đánh giá sức bền cho

nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an

84

Biểu đồ

3.3

Thực trạng tỷ lệ phân chia thời gian trong nội dung huấn luyện

chia theo từng thời kỳ huấn luyện của đội Điền kinh Bộ Công an

96

Biểu đồ

3.4

Thời gian huấn luyện tố chất sức bền theo từng thời kỳ huấn luyện

của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (giờ)

99

Biểu đồ

3.5

Phân loại thực trạng sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự

ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11)

105

Biểu đồ

3.6

So sánh thành tích kiểm tra của nam vận động viên lứa tuổi 16-17 Bộ

Công an với quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp kiện tướng, cấp I

106

Biểu đồ

3.7

So sánh thành tích kiểm tra của nam vận động viên lứa tuổi 16-17

Bộ Công an với thành tích xếp hạng của VĐV cùng lứa tuổi tại giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2017

108

Biểu đồ

3.8

So sánh tỷ lệ thời gian huấn luyện giữa một số đơn vị có huấn luyện

nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16 - 17

118

Biểu đồ

3.9

Tỷ lệ phân loại thành tích kiểm tra của nhóm đối chứng trước và

sau 3 chu kỳ thực nghiệm

Sau 135

Biểu đồ

3.10

Tỷ lệ phân loại thành tích kiểm tra của nhóm thực nghiệm trước

và sau 3 chu kỳ thực nghiệm

Sau 135

Biểu đồ

3.11

So sánh nhịp tăng trưởng sức bền của hai nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm sau 1 chu kỳ thực nghiệm (nĐC=05; nTN=06)

Sau 138

Biểu đồ

3.12

So sánh nhịp tăng trưởng sức bền của hai nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm sau 2 chu kỳ thực nghiệm (nĐC=05; nTN=06)

Sau 138

Biểu đồ

3.13

So sánh nhịp tăng trưởng sức bền của hai nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm sau 3 chu kỳ thực nghiệm (nĐC=05; nTN=06)

Sau 138

Biểu đồ

3.14

So sánh nhịp tăng trưởng sức bền của nhóm đối chứng sau 3 chu

kỳ thực nghiệm (nĐC=05)

Sau 138

Biểu đồ

3.15

So sánh nhịp tăng trưởng sức bền của nhóm thực nghiệm sau 3

chu kỳ thực nghiệm (nTN=06)

Sau 138

Biểu đồ

3.16

So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm

với bảng tiêu chuẩn phong đẳng cấp môn Điền kinh của Tổng cục TDTT sau 3 chu kỳ thực nghiệm


141

Sơ đồ

1.1

Cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV

chạy cự ly trung bình

36

Sơ đồ

3.1

Các bước đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền trên hai

nhóm đối tượng nghiên cứu theo 5 bước so sánh

125

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 2

Biểu đồ


PHẦN MỞ ĐẦU

Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước.

Điều 31, Luật TDTT xác định “Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao”. Do vậy, thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển thể thao thành tích cao là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam [43].

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển sự nghiệp TDTT. Bộ Chính trị Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo ra bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước” [7].

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định “…Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo VĐV trẻ” [55].

Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong các chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.


Ngày nay, cuộc tranh tài các môn thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng ngày càng quyết liệt. Các kỷ lục thế giới của Điền kinh, bơi lội liên tiếp phá vỡ và nhiều kỷ lục mới được thiết lập trong các kỳ Đại hội Olympic, giải đấu thế giới, châu lục và khu vực. Do đó công tác đào tạo, huấn luyện VĐV có vai trò rất quan trọng.

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đã xác định Điền kinh là môn thể thao trọng điểm loại 1 và được đầu tư trọng điểm dài hạn. Tại các kỳ đại hội thể thao SEA Games, Asiad điền kinh là một trong những môn thể thao gặt hái được nhiều thành công đóng góp cho thành tích vẻ vang của thể thao nước nhà với nhiều huy chương như: Kỳ SEA games 18 năm 1995 đạt 01 huy chương vàng đầu tiên của VĐV Vũ Bích Hường, đến SEA Games 22 năm 2003 đạt 8 huy chương vàng, đến SEA Games 28 năm 2015 Điền kinh Việt Nam đạt 11 huy chương vàng, phá 3 kỷ lục và giành 2 chuẩn Olympic, trong đó có những VĐV tiêu biểu nổi bật là Nguyễn Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện, Nguyễn Thị Huyền...

Những thành tích này đã từng bước khẳng định vị thế Điền kinh là môn thể thao mũi nhọn, trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên, để môn Điền kinh tiếp tục vươn xa hơn nữa cần có chủ trương, định hướng khoa học, cần có một quy trình đào tạo VĐV hoàn chỉnh và toàn diện. Toàn diện tức là phải chuẩn bị cho VĐV đầy đủ các phẩm chất chuyên môn và những điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV. Muốn vậy phải xây dựng được một kế hoạch huấn luyện đào tạo VĐV Điền kinh dài hạn từ khâu tuyển chọn, huấn luyện đến thi đấu ở các câu lạc bộ, đơn vị huấn luyện cấp địa phương.

Điền kinh là môn thể thao tổng hợp gồm nhiều nội dung khác nhau: Nhảy, ném đẩy, các nội dung phối hợp và các nội dung chạy và đi bộ, ngay trong chạy lại được chia thành nhiều cự ly khác nhau: Chạy ngắn, chạy trung bình, chạy vượt chướng ngại vật, chạy dài và marathon, mỗi cự ly có những đặc trưng khác nhau về công suất hoạt động, kỹ chiến thuật, mức đóng góp hệ năng lượng…


Nội dung chạy CLTB của Bộ Công an trước đây được xem là thế mạnh, là nội dung mục tiêu đạt huy chương tại các giải vô địch quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây thành tích của đơn vị không được duy trì liên tục và có dấu hiệu giảm sút. Nhiều nguyên nhân được ban huấn luyện đưa ra và đưa ra một số nhận định: yếu tố sức bền của nhóm VĐV chạy CLTB còn hạn chế; kế hoạch huấn luyện chưa hợp lý; phân chia thời gian huấn luyện các tố chất thể lực chưa phù hợp; đặc biệt nguyên nhân chính được xác định là thực trạng sử dụng bài tập còn đơn điệu, chưa có hệ thống bài tập đa dạng để phát huy được tối đa năng lực sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Do vậy, việc cấp bách và cần thiết hiện nay đối với nam VĐV điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an là phải nghiên cứu được hệ thống bài tập phát triển sức bền để có thể cải thiện, nâng cao được thành tích thi đấu.

Đến nay, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến huấn luyện sức bền cho VĐV các môn thể thao như: Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004), Nguyễn Đương Bắc (2007), Phan Thanh Hài (2010), Trần Duy Hòa (2012), Nguyễn Duy Quyết (2012)…[6], [29], [45], [74]...

Những công trình trên được tiến hành nghiên cứu trên các VĐV của các môn thể thao có trình độ tập luyện ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau. Riêng môn Điền kinh đáng chú ý nhất là các đề tài "Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới góc độ sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyển chọn và dự báo thành tích của VĐV trẻ chạy 100m ở Việt Nam" của tác giả Đàm Quốc Chính, đề tài "Tuyển chọn và định hướng thể thao đối với VĐV trẻ trong chạy CLTB và cự ly dài" của tác giả Nguyễn Đại Dương và đề tài "Mô hình hóa các chỉ tiêu về thể lực chuyên môn của VĐV xuất sắc môn chạy 800m" của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, đề tài “Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100 - 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu” của tác giả Đặng Hoài An (2013), đề tài “Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16- 18” của tác giả Trịnh Toán, đề tài “Phát triển sức bền cho học sinh trung học


phổ thông” của Lê Tiến Dũng (2014)…, [12], [17], [48]. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về các bài tập phát triển sức bền cho nam vận đông viên cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.

Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an”.

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá thực trạng các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện cũng như thành tích của nam VĐV Điền kinh CLTB Bộ Công an.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi giải quyết các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.

Mục tiêu 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền đã chọn cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.

Giả thuyết khoa học:

Nếu lựa chọn được hệ thống các bài tập phát huy được các năng lực sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện, nâng cao thành tích thi đấu của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm có liên quan

Khái niệm về Điền kinh:

Điền Kinh là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng cho TDTT cho mọi người và huấn luyện thể thao bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp.

Từ “Điền kinh” thường dùng ở nước ta thực chất là một từ Hán - Việt, được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh).

Theo tiếng Trung Quốc, “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. “Điền kinh” là tên gọi chung cho các môn thể thao được tiến hành trên “sân” và trên “đường”. Cách gọi của nhiều nước khác cũng được hiểu theo nghĩa này. Tuy nhiên, tên gọi đó chỉ có thể phù hợp với thời kì ban đầu bởi lẽ ngày nay người ta còn sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác thuộc Điền kinh mà không chỉ tiến hành ở “sân”, ở “đường”.

Trong tiếng Hi Lạp cổ, từ “điền kinh” có nghĩa tương ứng với từ “aletic” và từ “athletics” trong tiếng Anh. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều lấy “Điền kinh” làm tên gọi của các môn thể thao cơ bản [9], [89].

Khái niệm về chạy cự ly trung bình:

Trong Điền kinh, chạy được chia nhiều loại: Chạy trên đường bằng, chạy vượt chướng ngại vật, chạy tiếp sức và chạy trong điều kiện tự nhiên.

Chạy cự ly trung bình gồm các cự ly từ 500m đến 2000m. Trong đó các môn chạy 800m đến 1500m là các môn thi trong đại hội thể thao Olympic [9].

Khái niệm về sức bền:

Sức bền ở đây chỉ đề cập tới giới hạn phạm vi sức bền của con người trong hoạt động thể lực của họ. Hiện nay trong các tài liệu chuyên môn TDTT vẫn có sự không nhất quán trong việc định nghĩa về sức bền một tố chất thể lực rất cần thiết cho con người.


Rất nhiều người đồng ý với nhà sinh lí học V.S. Pharfel, khi ông cho rằng: “Sức bền, đó là khả năng của con người chống lại sự mệt mỏi”. Năm 1971, hội nghị khoa học toàn Liên bang Nga (Liên Xô cũ) về các thuộc tính sinh hoá và sư phạm của sức bền đã ra định nghĩa: “Sức bền đó là khả năng duy trì một công cho trước với thời gian dài”. Thực ra ở đây chỉ là ước lệ: Nếu phải chạy với tần số bước tối đa thì mươi mười lăm giây đã dài, nhưng đi dạo mát thì hàng giờ cũng coi là ngắn [39].

Có một định nghĩa khác: “Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào đó” [31].

Như vậy, chúng ta có thể chấp nhận định nghĩa: “Sức bền là năng lực thực hiện (hoặc duy trì) một hoạt động với cường độ cho trước trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được”.

Do sự phong phú và đa dạng của các hoạt động thể lực ở con người mà phân làm hai loại sức bền chính: Sức bền chung và Sức bền chuyên môn.

Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp và có sự tham gia của phần lớn hệ cơ.

Sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Như vậy, Sức bền chung là sức bền cần cho mọi người với ý nghĩa là một con người bình thường. Còn Sức bền chuyên môn là sức bền để con người có thể hoàn thành tốt công việc mà mình đang đảm nhiệm hoặc rộng hơn là nghề nghiệp mình đã chọn.

Trong thể thao: Sức bền chuyên môn là khả năng thực hiện có hiệu quả một công mang tính đặc thù chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của môn thể thao lựa chọn trong thời gian dài [26].

Riêng với các môn thể thao hoạt động theo chu kì cho ta thấy: Sức bền của hệ tuần hoàn và sức bền hệ cơ cung cấp năng lượng có ý nghĩa đặc biệt. Tuỳ theo thời gian kéo dài của cuộc thi mà vai trò của từng yếu tố có mức độ khác nhau.

Tập luyện và thi đấu trong thời gian trung bình (từ 2 đến 11 phút): Loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022