Đặc Điểm Chạy Cự Ly Trung Bình Trong Môn Điền Kinh


sức bền cần thiết ở đây là sức bền của hệ tuần hoàn. Nó đòi hỏi sự hoạt động oxy trong điều kiện đủ và cả khi thiếu oxy [25].

Tập luyện sức bền trong thời gian dài (từ 11 phút đến nhiều giờ): Loại sức bền cần thiết chủ yếu ở đây là sức bền năng lượng. Tuy nhiên với thời gian từ 11 đến 30 phút vẫn có yêu cầu về khả năng hoạt động trong điều kiện có nợ oxy, còn với thời gian từ 90 phút trở lên dường như chỉ có yêu cầu thích nghi tốt với hoạt động trong điều kiện có đủ oxy [25].

Việc tập luyện nhằm nâng cao sức bền rất được các nhà khoa học, các VĐV, các huấn luyện viên và cả những người tập luyện vì sức khoẻ của bản thân quan tâm (nghiên cứu, thực hiện) do ý nghĩa của nó đối với sức khoẻ, với hiệu quả lao động ở mỗi người, với khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình huấn luyện và trong thi đấu, nhất là thành tích thi đấu của VĐV.

Việc tập luyện nêu trên có cơ chế rất phức tạp và có tác động dẫn tới những thay đổi cả về hình thái và chức năng của cơ thể người tập. Đó là các thay đổi tốt trong cấu trúc của cơ, khớp, dây chằng, về tỉ lệ giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể (giảm tỉ lệ mỡ thừa tích luỹ trong cơ thể), rèn luyện cho các cơ quan nội tạng quen với hoạt động sức bền.

Khái niệm bài tập thể dục thể thao:

Bài tập TDTT là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật giáo dục thể chất, là phương tiện huấn luyện chủ yếu trong các môn thể thao [65].

Theo Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, bài tập là một tổ hợp các tác động có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định [24].

Theo sinh lý TDTT, bài tập là "Một tổ hợp các động tác có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định được gọi là bài tập" [5], [13].

Để nắm được nội dung của bài tập TDTT nào đó, nhà sư phạm không những cần hiểu những biến đổi sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xảy ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của bài tập đối với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra [51].

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 3

Một đặc trưng quan trọng của bài tập TDTT là nó được xây dựng trên cơ sở những hoạt động, vận động có ý thức. Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan đến nhiều quá trình tâm lý: sự biểu hiện về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc, v.v… có ảnh hưởng mạnh đối với sự biểu hiện ý chí, tình cảm, tính cách [75].

Hình thức và nội dung của bài tập TDTT liên quan hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định và động hơn. Điều đó có nghĩa là, để thực hiện được một hoạt động vận động quy định nào đó cao hơn khả năng hiện có, trước hết phải thay đổi một cách tương ứng mặt nội dung của nó.

Nội dung thay đổi thì hình thức bài tập cũng thay đổi. Ví dụ, sức mạnh hoặc sức bền thay đổi thì biên độ, tần số động tác cũng có thể thay đổi.

Hình thức có ảnh hưởng đến nội dung. Hình thức chưa hoàn thiện của bài tập sẽ cản trở sự biểu hiện tối đa các khả năng của cơ thể. Ngược lại hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất [59].

Trong quá trình lựa chọn bài tập phải đảm bảo 3 yêu cầu nhằm mục đích phù hợp với đặc điểm chuyên môn:

Lựa chọn bài tập phải đảm bảo chỉ tiêu đánh giá cụ thể và hình thức tập luyện phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn;

Lựa chọn bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết với đối tượng nghiên cứu;

Lựa chọn bài tập phải đảm bảo tính định hướng toàn diện để hình thành và phát triển thể lực và kỹ chiến thuật.

1.2. Đặc điểm chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh

Điền kinh là môn thể thao có nội dung rất phong phú. Chạy CLTB gồm các cự ly từ trên 400m đến 2000m. Trong đó, chạy từ 800m đến 1500m là các môn thi trong các Đại hội thể thao Olympic.


1.2.1. Thể lực trong chạy cự ly trung bình:

Chạy CLTB thuộc vùng công suất dưới cực đại, quá trình thi đấu lượng oxy vượt ngưỡng có thể đạt đến 20 - 25lít, lượng axit lactic trong máu có thể đạt đến 270-200mg%, khả năng hấp thu oxy tối đa (VO2max) đạt đến 75- 90ml/kg/phút. Do vậy, các VĐV chạy CLTB cần có chức năng tuần hoàn và hô hấp tốt. Muốn vậy, để phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh lứa tuổi 16- 17 thì trước hết phải phát triển cho các em có một nền tảng thể thực chung tốt. Chạy với cường độ dưới cực đại, thời gian tương đối dài (từ 2 đến 5 phút). Thành tích chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước chạy phù hợp với trình độ thể lực. Thậm chí khi gần về đích cơ thể rất mệt mỏi còn phải tăng tốc

độ [14].

Sức bền chung sẽ giúp VĐV hoàn thành nhiệm vụ từng buổi tập cũng là cơ sở phát triển sức bền tốc độ.

Sức bền chuyên môn cho phép VĐV chạy có tốc độ trung bình trên toàn cự ly cao (VĐV kiện tướng đạt tương đương 6m/s).

Yếu tố chính của cự ly này là gây mệt mỏi, giảm thành tích chạy, tăng lượng axit lacticvà C02 trong máu cao. Tập luyện nhằm phát triển nhiều mặt cho VĐV như: làm quan, chịu đựng mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái “cực điểm”, duy trì tốc độ trung bình cao, thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu… [14].

Yếu tố tiết kiệm năng lượng, thở sâu tích cực, luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp là những cách để duy trì khả năng chạy tốc độ cao, giúp VĐV có cảm giác tốc độ đảm bảo đúng chiến thuật đặt ra [30].

1.2.2. Kĩ thuật chạy cự ly trung bình

Kĩ thuật chạy CLTB được chia thành các giai đoạn sau: xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. Do thành tích chạy một cự ly được quyết định bởi thành tích đoạn chạy giữa quãng nên kĩ thuật của các giai đoạn khác ít được chú ý.

- Xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát:


Trong chạy CLTB thường chỉ dùng kĩ thuật xuất phát cao có 2 điểm chống: Khi có lệnh “Vào chỗ”, từ phía sau VĐV tiến lên đặt chân thuận (khỏe) sát phía sau vạch xuất phát, chân kia chống phía sau, thân trên hơi ngả về trước, khuỵu gối. Tiếp đó là tăng độ ngả thân trên về trước và hạ thấp trọng tâm hơn nhưng không được làm mất thăng bằng dẫn tới phạm quy. Tay để so le với chân, mắt nhìn thẳng, đầu hơi cúi. Khác với xuất phát ở chạy cự ly ngắn, sau khi được lệnh “Vào chỗ”, người chạy phải vào tư thế sẵn sàng để tiếp đó là nhận lệnh “Xuất phát” ngay không có lệnh “sẵn sàng”.

Khi súng phát lệnh nổ (hoặc có lệnh “chạy”) thì lập tức xuất phát. Sau xuất phát phải chú ý tăng tốc độ ngay. Độ ngả của thân phụ thuộc vào tốc độ chạy. Khi đạt được tốc độ cần thiết thì ngừng tăng tốc độ và chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.

Với các cự ly 800m trở lại có thể dùng kĩ thuật xuất phát cao có 3 điểm chống tựa (hai chân và tay khác bên chân thuận). Khi chạy 800m, xuất phát có thể theo ô riêng hoặc chung.

Xuất phát nhanh trong CLTB tuy không có ý nghĩa lắm đối với thành tích, nhưng xuất phát nhanh để chiếm được vị trí có lợi khi chạy lại là cần thiết. Khi xuất phát ở đường vòng, cần chạy sát phía trong của đường vòng.

- Chạy giữa quãng:

Tư thế thân người: Thân trên hơi ngả về trước không quá 4 - 50, hai vai lắc không nhiều. Đầu và thân người giữ thẳng để các cơ cổ và mặt trước thả lỏng tự nhiên. Thực hiện như trên, cơ thể người chạy không bị căng thẳng quá làm cho tư thế người chạy thoải mái hơn.

Động tác của chân: Lực chủ yếu đẩy cơ thể về trước trong chạy là lực đạp sau của hai chân. Nhưng để chạy được hết cự ly thì không đạp sau gắng sức ở từng bước chạy và cũng không đạp sau với góc độ nhỏ như ở chạy giữa quãng của cự ly ngắn (50 - 550). Để tiết kiệm sức của hai chân cần đạp sau đúng hướng và phối hợp đạp sau với độ ngả của thân trên và động tác của hai tay. Phải chú ý cho các cơ vừa tham gia đạp sau được nghỉ ngơi bằng cách gập


cẳng chân theo quán tính sau khi chân rời đất. Kĩ thuật đó còn giúp cho đưa lăng chân về trước được nhanh hơn. Đạp chân có chú ý hoãn xung cũng là điều cần thiết nên phải được thực hiện thuần thục, tự động hóa.

Động tác của tay: Động tác đánh tay so le với động tác của chân. Đánh tay để giữ thăng bằng và cùng với nhịp thở còn có tác dụng điều chỉnh tần số bước chạy.

Trong chạy giữa quãng ở chạy CLTB, người chạy thường gặp hiện tượng “cực điểm” - đó là những lúc tức thở, chân, tay cứng đờ tưởng như không thể chạy tiếp được nữa. Khi gặp tình huống này cần có nghị lực chịu đựng, có thể giảm tốc độ chạy, đồng thời tích cực thở sâu và trạng thái đó sẽ qua, cảm giác dễ chịu sẽ tới - cơ thể bước vào trạng thái “hô hấp lần hai”.

Khác với trong chạy cự ly ngắn, thở trong chạy CLTB rất quan trọng, vì muốn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động phải sử dụng tối đa lượng oxy lấy vào từ đường hô hấp. Do vậy, phải chủ động thở ngay từ đầu, nếu thở nông và thở không theo nhịp độ ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi sớm, thành tích chạy kém. Trong chạy CLTB hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi muốn tăng tốc độ cần phải tăng nhịp thở [50].

- Về đích:

Khi gần tới đích, người chạy phải cố đem hết sức lực còn lại để rút về đích - thứ hạng về đích vẫn có thể thay đổi do những bước cuối cùng này. Người chạy cần tăng tần số bước, tăng độ ngả thân trên và tăng sức mạnh đánh tay. Sau khi đã qua đích, không được dừng lại đột ngột mà cần chạy tiếp với tốc độ giảm dần rồi chuyển qua đi bộ rồi mới dừng lại (sau đó phải hồi tĩnh kĩ).

Sức bền chuyên môn trong chạy CLTB là sức bền chỉ năng lực chức năng của cơ thể thực hiện một hoạt động trong thời gian trung bình từ 2 đến 6ph (sức bền ưa khí, yếm khí, hay bài tập hỗn hợp) nên nó có mối quan hệ khăng khít với sức mạnh và sức nhanh [14], [25].

Về chiến thuật trong cự ly trung bình:


Ngoài các tố chất thể lực, kỹ thuật kể trên chúng ta còn thấy thành tích của các VĐV chạy CLTB còn phụ thuộc vào chiến thuật chạy rất lớn. Chiến thuật là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao, nói đến chiến thuật cho VĐV là nói đến hai công việc liên quan với nhau: một là lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả năng của từng VĐV, đặc điểm của đối phương (các mặt mạnh, yếu trên cùng sự chuẩn bị…) và điều kiện cụ thể của cuộc thi đấu; hai là thực hiện kế hoạch chạy cụ thể đã được chuẩn bị từ trước, các thủ đoạn chiến thuật dẫn, núp và bứt phá…là tổng hợp những hành động của VĐV trong thi đấu và được biểu hiện qua diễn biến tốc độ chạy trên các đoạn và trên toàn bộ cự ly thi đấu; là sự phối hợp cách chạy của 2 VĐV đồng đội với nhau. Đây là phương án quan trọng mà HLV cần phải vạch ra và thực hiện ngay trước khi thực hiện các bài tập chuyên môn trong suốt giai đoạn chuẩn bị thi đấu. Các VĐV chạy CLTB…nếu ai có chiến thuật tốt, có sự đeo bám và vượt đúng thì dẫn đến thành công và việc đó phụ thuộc rất lớn ở việc am hiểu đánh giá chính xác trình độ của đối thủ.

Trong thực tế tại SEA Games 25 tổ chức ở Lào, nội dung chạy cự ly 800m và 1500m, ban huấn luyện sau khi cân nhắc phân tích đối thủ, suốt 2 năm 2008 và 2009 tại các giải vô địch Châu Á. Giải Grandprix, các giải mở, các VĐV nam của Malaysia đều mạnh hơn ta về mọi mặc như lực lượng trẻ hơn, đều hơn và được đầu tư đi tập huấn dài hạn, phía ta VĐV Nguyễn Đình Cương đã 27 tuổi độ tuổi chỉ duy trì thành tích, VĐV thứ 2 là Mai Văn Vân mới được bổ sung, lần đầu tiên tham gia cuộc thi đấu lớn, nhưng cuối cùng ta đã chiến thắng giành cả 2 huy chương vàng bởi:

- Sự thống nhất chiến thuật dẫn và bứt phá rò ràng, phía bạn do cả 2 VĐV đều mạnh nên đều mong muốn đạt huy chương vàng cho cá nhân mình nên thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Lực lượng yếu hơn nhưng nhờ vào kinh nghiệm thi đấu qua 4 kỳ Sea Games của VĐV Nguyễn Đình Cương kèm chặt và luôn tạo cho mình một vị trí thuận lợi cho sự bứt phá về đích [49] [89].


1.3. Các quan điểm về huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh

Theo quan điểm của các chuyên gia nghiên cứu về chạy CLTB (800m, 1500m) là môn thể thao thuộc vùng công suất vận động dưới cực đại, mệt mỏi chủ yếu liên quan đến hệ thống vận chuyển oxy và sự tích lũy các sản phẩm trong quá trình trao đổi chất từ nguồn năng lượng chính là glycogen, đặc biệt là axit lactic trong máu tăng rất cao (VĐV trẻ thường là 15mmol/lít). Sau khi kết thúc cự ly, VĐV đỉnh cao hàm lượng axit lactic trong máu cao hơn so với VĐV trẻ, độ pH trong các tế bào cơ, trong máu giảm mạnh, nợ oxy cao, từ đó cho thấy chạy CLTB có đặc điểm là hoạt động đặc trưng có sự tham gia của 3 hệ thống năng lượng sau: Aerobic glycogen (đường ưa khí); Anacrobic glycogen (đường yếm khí có sản sinh axit lactic); ATP/CP (yếm khí phi lactic). Tỷ lệ của 3 hệ thống trên là:

Đối với cự ly 800m đường ưa khí chiếm 60%, yếm khí sinh lactic 30%, yếm khí phi lactic 10%.

Đối với cự ly 1500m đường ưa khí chiếm 72%, yếm khí sinh lactic 20%, yếm khí phi lactic 8%.

Như vậy, qua đây cho ta thấy huấn luyện chạy CLTB cần phải ưu tiên phát triển sức bền ưa khí cho VĐV.

Theo quan điểm của Trịnh Hùng Thanh và Trần Văn Đạo, để đạt được thành tích cao trong chạy CLTB và dài thì phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong huấn luyện đó là: Nguyên tắc tính thống nhất giữa huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn, nguyên tắc tính liên tục trong quá trình huấn luyện khi luân phiên giữa LVĐ và quãng nghỉ, nguyên tắc tăng dần số lượng buổi tập và cự ly chạy, nguyên tắc tăng cường độ và tốc độ chạy trung bình, nguyên tắc thay đổi làn sóng của LVĐ tập luyện và nguyên tắc tính chu kỳ trong quá trình huấn luyện [50].

Theo quan điểm của Diên Phong (Trung quốc), chạy CLTB thì cường độ đạt dưới cực đại. Do vậy, khi tập luyện và thi đấu, tỷ trọng của quá trình yếm


khí chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượt qua hoặc gần với quá trình ưa khí. Nợ oxy rất lớn, nồng độ axit lactic đạt đến 200ml/%. Mối quan hệ giữa SBCM với sức mạnh, sức nhanh của VĐV rất khăng khít. Nhưng chỉ tiêu tuyệt đối của sức mạnh, sức nhanh cũng không thể bảo đảm cho việc nâng cao SBCM và cho thành tích của VĐV, mà phải nhắm thẳng vào đặc điểm sinh lý của sức bền để huấn luyện sức bền mang tính chuyên sâu mới có thể đạt được hiệu quả [41].

1.4. Đặc điểm huấn luyện sức bền trong thể thao

1.4.1. Huấn luyện sức bền chung:

Trong huấn luyện thể thao nhân tố cơ bản và quan trọng nhất đó chính là huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV, trong đó có huấn luyện tố chất sức bền. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sức bền trong huấn luyện thể thao [52], [66].

Theo Harre Dietrich 1996, sức bền được hiểu là khả năng chống lại sự mệt mỏi của VĐV, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ- chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và vượt qua một khối LVĐ lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không chỉ là một thành tố xác định mà có ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu của VĐV [23].

Theo Diên Phong (Trung Quốc) cho rằng: Sức bền là chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra. Dựa vào sự khác nhau của các đặc trưng hoạt động Ông phân ra 3 loại mệt mỏi: Mệt mỏi về trí lực (cảm giác), mệt mỏi về thể xác (thể lực) và mệt mỏi về tinh thần (tình cảm). Mệt mỏi về thể xác được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ bắp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình huấn luyện thể thao. Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao [41].

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí