33.33 | 33.33 | |||||||||
20 | ||||||||||
16.67 | ||||||||||
0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Các Bài Tập Phát Triển Sức Bền Trên Đối Tượng Nghiên Cứu.
- Kết Quả So Sánh Song Song Sức Bền Của Hai Nhóm Đối Chứng Và Nhóm Thực Nghiệm Sau 3 Chu Kỳ Thực Nghiệm (N Đc =05; N Tn =06)
- So Sánh Nhịp Tăng Trưởng Sức Bền Của Hai Nhóm Đối Chứng Và Nhóm Thực Nghiệm Sau 3 Chu Kỳ Thực Nghiệm (N Đc =05; N Tn =06)
- Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 24
- Về Thực Trạng Kế Hoạch Huấn Luyện Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cltb Bộ Công An:
- Nguyên Tắc Và Phương Pháp Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Của Nam Vđv Nhảy Ba Bước Đội Tuyển Điền Kinh Quốc Gia
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
60
50
50
40
30
20
10
0
Kiện tướng (800m)
Cấp I (800m)
Kiện tướng (1500m)
Cấp I (1500m)
Nhóm ĐC (n=5) Nhóm TN (n=6)
Biểu đồ 3.16. So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm với bảng tiêu chuẩn phong đẳng cấp môn Điền kinh của Tổng cục TDTT sau 3 chu kỳ thực nghiệm
Qua bảng 3.40 và biểu đồ 3.17 cho thấy so với thành tích kiểm tra trước thực nghiệm (bảng 3.24) với sau 3 chu kỳ thực nghiệm, đã có một số VĐV đạt thành tích nổi bật đủ điều kiện được phong đẳng cấp Kiện tướng và Cấp I sau quá trình thực nghiệm (thông qua tham gia hệ thống các giải thi đấu trong năm). Trong đó, nhóm thực nghiệm có số lượng VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng và cấp I nhiều hơn so với VĐV nhóm đối chứng, cụ thể:
Ở cự ly 800m: Nhóm đối chứng chỉ có 1 VĐV (đạt 20.0%) đạt tiêu chuẩn đẳng Cấp I, không có VĐV nào (0.0%) đạt đẳng cấp Kiện tướng. Nhóm thực nghiệm có số lượng VĐV đạt đẳng cấp nhiều hơn với 2 VĐV Kiện tướng (đạt 33.33%) và 3 VĐV Cấp I (50.0%).
Ở cự ly chạy 1500m: Nhóm đối chứng không có VĐV nào (0.0%) đạt tiêu chuẩn đẳng cấp Kiện tướng hoặc Cấp I. Nhóm thực nghiệm có số lượng VĐV đạt đẳng cấp nhiều hơn với 1 VĐV (16.67%) đạt Kiện tướng và 2 VĐV (33.33%) Cấp I.
Như vậy, các bài tập do luận án lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả cao trong thực tiễn huấn luyện, cũng như góp phần mang lại đẳng cấp quý giá cho VĐV.
* So sánh thành tích của hai nhóm tại các giải thi đấu cấp quốc gia:
Quá trình huấn luyện đều hướng tới VĐV đạt thành tích tốt nhất cao nhất tại các giải đấu. Sau quá trình thực nghiệm hệ thống các bài tập của luận án cũng không ngoại lệ đều hướng đến thành tích của VĐV đạt thứ hạng cao nhất.
Đánh giá thông qua VĐV giành các thứ hạng huy chương vàng, bạc, đồng tại các thi đấu có tính thực tiễn rất cao. Kết quả trình bày tại bảng 3.41.
Bảng 3.41. Thành tích huy chương tại một số giải của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu sau 3 chu kỳ thực nghiệm
Năm 2018 | Năm 2019 | |||||
HCV | HCB | HCĐ | HCV | HCB | HCĐ | |
1. Nhóm ĐC | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng số | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2. Nhóm TN | ||||||
TN 1 | ||||||
TN 2 | ||||||
TN 3 | - HCV 800m cúp tốc độ; - HCV Tiếp sức | -HCĐ 800m giải VĐ các lứa tuổi trẻ; - HCĐ 800m giải VĐ trẻ | ||||
TN 4 | - HCB tiếp sức giải VĐ cáclứa tuổi trẻ | |||||
TN 5 | ||||||
TN 6 | - HCV tiếp sức giải Cúp tốc độ | - HCB tiếp sức giải VĐ các lứa tuổi trẻ | - HCĐ tiếp sức giải trẻ | |||
Tổng số | 3 | 1 | 3 | 0 | 1 | 0 |
Qua bảng 3.41 cho thấy thứ hạng thành tích huy chương của VĐV nhóm thực nghiệm rất đáng kể, cụ thể:
Nhóm đối chứng không có VĐV đạt huy chương khi tham gia các giải đấu. Cũng dễ lý giải với mức độ tăng trưởng thành tích kiểm tra của các VĐV không cao, hay nói cách khác là không có sự phát triển đáng kể sau cả quá trình huấn luyện.
Nhóm thực nghiệm có 3/6 VĐV của nhóm đạt huy chương, cụ thể: Đạt 3 huy chương vàng; 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng. Trong đó, VĐV mã TN3 đạt 2 huy chương vàng và 2 huy chương đồng tại các giải đấu. VĐV mã TN4 đạt 1 huy chương bạc và VĐV mã TN6 đạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.
Như vậy, VĐV nhóm thực nghiệm đã có thành tích xếp thứ hạng vượt trội so với VĐV nhóm đối chứng, với nhiều VĐV đạt thành tích cao tại các giải đấu.
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an
3.3.3.1. Bàn về tổ chức thực nghiệm.
Theo Nguyễn Toán và cộng sự, “... Thực nghiệm sư phạm là sự chủ động tác động đến một yếu tố, quan hệ nào đó trong một điều kiện sao cho có thể kiểm nghiệm được rõ hệ quả của nhân tố tác động mới đó...”. Cũng theo quan điểm của Nguyễn Thiệt Tình (1993), Nguyễn Xuân Sinh (1999) thì “thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy hay huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác” [60], [71]. Như vậy, các tác giả đều đồng quan điểm về thực nghiệm là kiểm nghiệm nhân tố mới có hiệu quả trong quá trình giảng dạy và huấn luyện với các điều kiện như nhau.
Như kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên, quá trình tổ chức thực nghiệm của luận án được xây dựng chi tiết cụ thể đến trong từng chu kỳ, từng tuần, từng ngày, chi tiết đến tổng số phút thực hiện bài tập phát triển sức bền cho đối tượng thực nghiệm trong cả quá trình huấn luyện thực nghiệm. Đây là một trong những điểm mới của luận án so với các công trình cùng hướng nghiên cứu khác.
Trong đó nhân tố tác động của công trình nghiên cứu này chính là 51 bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.
Quá trình tổ chức thực nghiệm của nhóm thực nghiệm được đảm bảo tuân thủ nghiêm túc về kế hoạch chung của ban huấn luyện và trung tâm đã xác định; Điều chỉnh lại thời gian huấn luyện các bài tập phát triển năng lực sức bền: Tập trung vào các bài tập phát triển SBCM, cũng như bài tập phát triển chung. Tăng số lượng bài tập, tăng lần lặp lại các bài tập, tăng thời gian tập luyện mỗi buổi tập, tăng độ khó về yêu cầu bài tập … Còn đối với nhóm đối chứng vẫn thực hiện tập luyện theo hệ thống bài tập, giáo án cũ của ban huấn luyện... Kế hoạch kiểm tra đánh giá 2 nhóm đều được tiến hành đồng thời sau mỗi chu kỳ huấn luyện.
Như vậy, việc tổ chức thực nghiệm của luận án để đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an đều đảm bảo theo yêu cầu của phương pháp thực nghiệm, là một trong những nhân tố mới tác động đến quá trình huấn luyện VĐV.
3.3.3.2. Bàn về hiệu quả các bài tập phát triển sức bền trên đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an do luận án lựa chọn cần phải xác định rõ các bước đánh giá. Như nhiều công trình nghiên cứu khác, luận án tiến hành đánh giá theo 3 giai đoạn trước - trong - sau khi ứng dụng các bài tập. Đồng thời, để đảm bảo tính hiệu quả chính xác của các bài tập sau khi ứng dụng các bài tập luận án tiến hành bằng 5 hình thức đánh giá so sánh:
(1) So sánh tự đối chiếu sự phát triển, tăng trưởng của mỗi nhóm VĐV sau mỗi chu kỳ thực nghiệm;
(2) So sánh song song giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau mỗi chu kỳ thực nghiệm xem nhóm nào có sự phát triển, tăng trưởng hơn;
(3) So sánh bằng phân loại thành tích xếp loại 5 mức tốt, khá, trung bình, yếu, kém của các test đánh giá do luận án xây dựng;
(4) So sánh bằng thành tích đạt huy chương tại các giải trong quá trình thực nghiệm;
(5) So sánh bằng thành tích đạt được đẳng cấp quốc gia (Kiện tướng, Cấp I).
Đây là 5 bước đánh giá so sánh rất rõ tính hiệu quả của các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tiến hành tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình nghiên có hướng nghiên cứu tương đồng về lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho VĐV điền kinh chạy CLTB. Trong đó, luận án nhận thấy các công trình đó chỉ đánh giá hiệu quả thông qua bảng tiêu chuẩn phân loại thành tích, so sánh trước và sau thực nghiệm. Nhưng rất ít công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả bằng so sánh thành tích VĐV tại các giải đấu, mặc dù trong quá trình thực nghiệm các VĐV vẫn được tham gia thi đấu các giải bình thường. Một hình thức so sánh nữa mà ít tác giả sử dụng đó là đánh giá so sánh bằng tiêu chuẩn phong đẳng cấp theo quy định cấp quốc gia. Hiệu quả của các bài tập không chỉ đánh giá mức độ tăng trưởng trước và sau thực nghiệm, mà hiệu quả còn phải thể hiện ở trong thực tế các VĐV tham gia giải đấu và đạt được các tiêu chuẩn đẳng cấp do cấp quốc gia quy định.
Như kết quả đánh giá hiệu quả bài tập của tác giả Nguyễn Văn Long, (công trình có hướng nghiên cứu tương đồng với luận án), nhưng tác giả chỉ đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập thông qua hệ thống test với mức tăng trưởng trước-sau thực nghiệm, phân loại thành tích (3 mức tốt, khá trung bình).
Cùng với đó tác giả Trần Duy Hòa, chỉ có 2 hình thức đánh giá hiệu quả bài tập đó là đánh giá mức tăng trưởng trước - sau thực nghiệm và đánh giá theo phân loại thành tích tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Một số tác giả có cùng hình thức đánh giá trên như Nguyễn Đương Bắc, Nguyễn Danh Hoàng Việt, Nguyễn Hồng Sơn... Đây đều là các bước đánh giá hiệu quả cơ bản mà hầu hết các tác giả đều sử dụng. Nhưng để nhấn mạnh hiệu quả trong thực tiễn hơn nữa cần phải có nhiều hình thức đánh giá so sánh hơn. Vì lẽ đó mà luận án tiến hành bổ sung thêm
2 bước đánh giá so sánh về thành tích đạt huy chương tại các giải đấu và thành tích đạt tiêu chuẩn đẳng cấp quốc gia của cự ly 800m và 1.500m.
Nhận xét mục tiêu 3:
Qua quá trình 3 chu kỳ thực nghiệm ứng dụng hệ thống các bài tập do luận án lựa chọn đã phát huy hiệu quả cao cho đối tượng nghiên cứu (nhóm thực nghiệm) với nhiều thành tích vượt trội so với trước thời điểm thực nghiệm, cũng như so sánh song song có mức tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng rất nhiều (có trình độ ngang nhau ở thời điểm trước thực nghiệm) ở tất cả 15 test kiểm tra VĐV nhóm thực nghiệm có khoảng cách chênh lệch mức tăng trưởng rất lớn có mức chênh lệch cao nhất là 22.91% và thấp nhất là 2.36%. Tại các giải thi đấu VĐV của nhóm thực nghiệm cũng đạt được nhiều giải (huy chương) tại các giải thi đấu như đạt 3 huy chương vàng; 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng, trong đó nhóm đối chứng không có VĐV nào đạt huy chương. Cùng với đó là nhóm thực nghiệm cũng có nhiều VĐV đạt đẳng cấp Kiện tướng và Cấp I hơn nhóm đối chứng.
Như vậy, có thể khẳng định 51 bài tập của luận án đã có hiệu quả cao trong quá trình huấn luyện nam VĐV lứa 16-17 cự ly trung bình môn Điền kinh Bộ Công an, đồng thời đã góp phần mang lại huy chương cho VĐV tại các giải thi đấu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án có một số kết luận sau:
1.1. Xác định lựa chọn được 15 test đủ độ tin cậy,tính thông báo, mối tương quan để đánh giá giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an theo phân loại nhóm test sư phạm gồm: Chạy 60m XPC (s), Chạy 400m XPC (s), Chạy 600m (s), Chạy 800m (s), Chạy 1200m (s), Chạy 1500m (s), Chạy 3000m (s), Chạy 5000m (s), Chạy 12 phút (m). Nhóm test đánh giá chức năng, gồm: Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần chạy nước rút (Sprint fatigue test), Chỉ số VO2max (ml/ phút/kg), Chỉ số VC (lít), Chỉ số HW (lần/phút), Loại hình thần kinh (biểu 808), Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít).
Đánh giá thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16- 17 Bộ Công an còn thấp, thành tích chủ yếu chỉ ở mức trung bình và còn nhiều chỉ số ở mức yếu và kém. So sánh thành tích kiểm tra với tiêu chuẩn phong đẳng cấp Kiện tướng và Cấp I của VĐV cùng lứa tuổi giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2017, thành tích của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an còn cách một khoảng cách rất xa.
1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền của nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an còn ít về số lượng và còn đơn điệu về dạng bài tập, số lần lặp lại của các bài tập còn ít. Phân chia thời gian huấn luyện cho mỗi thời kỳ huấn luyện chưa hợp lý, đặc biệt là thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thi đấu.
Lựa chọn được 51 bài tập có sự tán thành cao với từ đồng ý đến rất đồng ý có điểm trung bình từ 3.41 -4.57 điểm. Kết quả kiểm định bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha 51 bài tập đều thể hiện đủ độ tin cậy để ứng dụng phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh CLTB lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, thể hiện ở hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và < hệ số Cronbach’s Alpha tổng > 0.6. Nhóm bài tập phát triển SBC hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.897, lựa chọn được 6 mã BT. Nhóm bài tập phát triển sức mạnh bền hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.847,
lựa chọn được 19 mã BT. Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.850, lựa chọn được 8 mã BT. Nhóm bài tập phát triển SBCM hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.898, lựa chọn được 15 mã BT. Nhóm bài tập hồi phục, thả lỏng hệ số Cronbach’s Alpha tổng là: 0.843, lựa chọn được 3 mã BT.
1.3. Ứng dụng 51 bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an cho thấy có hiệu quả khác biệt giữa nhóm VĐV đối chứng với nhóm VĐV thực nghiệm thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 15 test kiểm tra với ttính> tbảng ở ngưỡng xác suất P<0.05. Đánh giá nhịp tăng trưởng có mức chênh lệch cao nhất là 22.91%, thấp nhất là 2.36% giữa hai nhóm nghiên cứu. Thành tích thi đấu của nhóm thực nghiệm cũng giành được nhiều giải hơn là: 3 huy chương vàng; 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng so với nhóm đối chứng không có VĐV nào đạt huy chương. Đồng thời xét tiêu chuẩn đẳng cấp quốc gia, nhóm thực nghiệm có 3 Kiện tướng, 6 Cấp I; nhóm đối chứng chỉ có 1 VĐV đạt đẳng cấp I. Như vậy, 51 bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an của luận án thể hiện tính ứng dụng cao trên đối tượng nghiên cứu.
2. Kiến nghị:
2.1. Ban huấn luyện bộ môn Đền kinh Bộ Công an sử dụng các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an do luận án xây dựng vào chương trình giáo án huấn luyện nội dung chạy cự ly trung bình của đội.
2.2. Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao Bộ Công an, Ban huấn luyện bộ môn Điền kinh Bộ Công an cần tiếp tục cho phép mở rộng nghiên cứu các bài tập, phương pháp huấn luyện cho nhiều đối tượng, lứa tuổi, giới tính theo đặc thù riêng của nhiều nội dung trong môn Điền kinh.