Thí Nghiệm Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ngô Lai Trên Đất Lúa Chuyển Đổi


+ Số hàng hạt/bắp: một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt/hàng so với hàng dài nhất.

+ Số hạt/hàng: được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp.

+ Chiều dài bắp (cm): đo từ phần bắp có hàng hạt dài trung bình, đo từ cuối bắp đến đỉnh đầu của hàng hạt.

+ Đường kính bắp (cm): đo ở phần giữa của bắp.

+ Khối lượng 1000 hạt - P1000 (g): cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, chênh lệch giữa 2 lần cân nhỏ hơn 5% là chấp nhận được, đo độ ẩm lúc đếm hạt rồi quy về khối lượng hạt ở ẩm độ 14%.

P1000 (g) ở ẩm độ 14% = P1000 hạt ở ẩm độ thu hoạch (g) (100 - A°)/(100-14).


Trong đó A° là ẩm độ hạt khi thu hoạch 2 3 2 2 Thí nghiệm đánh giá hiệu 2

Trong đó: A° là ẩm độ hạt khi thu hoạch (%)

2.3.2.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón cho cây ngô lai trên đất lúa chuyển đổi

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 3 lần. Diện tích ô: 21 m2, mỗi ô gieo 6 hàng, chiều dài hàng: 5 m, khoảng cách hàng: 0,7 m, khoảng cách cây: 0,2 m. Khoảng cách giữa các ô: 1,0 m, khoảng cách giữa các lần lặp: 1,0 - 1,5 m. Mỗi hốc gieo 1 hạt. Liều lượng phân bón của ô bón đầy đủ (kg/ha): 200 N - 90 P2O5 - 60 K2O.

Giống ngô thử nghiệm: giống ngô lai triển vọng MN585.

Nghiệm thức thí nghiệm:

Nghiệm thức NPK : Cung cấp đầy đủ lượng phân đạm, lân và kali Nghiệm thức PK : Cung cấp đầy đủ P, K nhưng không bón N Nghiệm thức NK : Cung cấp đầy đủ N, K nhưng không bón P Nghiệm thức NP : Cung cấp đầy đủ N, P nhưng không bón K

Kỹ thuật đào rãnh trên ruộng thí nghiệm thực hiện tương tự như trong thí nghiệm kỹ thuật làm đất.


Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.

Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm thực hiện tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Thời gian thực hiện:

- Ở Long An: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 17/01/2017), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 23/02/2017).

- Ở Đồng Tháp: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 27/11/2016), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 07/5/2017).

Bảng 2.6 Các nghiệm thức thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón


Lặp lại 1

Lặp lại 2

Lặp lại 3

NK

PK

NPK




PK

NP

PK




NP

NK

NK




NPK

NPK

NP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 10


Chỉ tiêu theo dõi:

* Năng suất ngô các nghiệm thức thí nghiệm

Năng suất các nghiệm thức bón khuyết đạm (NSPK), khuyết lân (NSNK), khuyết kali (NSNP) và bón đầy đủ dưỡng chất (NSNPK). Phương pháp thực hiện tương tư nội dung 1.

* Đáp ứng năng suất ngô với phân N, P, K

Đáp ứng năng suất của ngô với phân bón (N, P, K) là sự khác biệt năng suất giữa các nghiệm thức bón đầy đủ dưỡng chất so với các nghiệm thức bón khuyết thiếu N, P hoặc K. Đáp ứng năng suất của ngô (tấn/ha) là hiệu số NSNPK-NSPK, NSNPK-NSNK và NSNPK - NSNP tương ứng. Trong đó:

- NSNPK là năng suất ở lô bón đầy đủ đạm, lân, kali (tấn/ha);


- NSPK, NSNK, NSNP là năng suất ở nghiệm thức bón khuyết N, P, K tương ứng (tấn/ha).

* Hiệu quả nông học (AE - Agronomic Efficiency) của N, P, K: AEN = (NSNPK-NSPK)/FN;

AEP = (NSNPK-NSNK)/FP;

AEK = (NSNPK-NSNP )/FK.

Trong đó:

- AEN, AEP, AEK là hiệu quả nông học của dưỡng chất N, P, K tương ứng (kg ngô/kg N, P, K nguyên chất) tương ứng;

- FN, FP, FK là lượng phân đạm, lân, kali nguyên chất (kg/ha).

2.3.2.3 Thí nghiệm xác định liều lượng phân đạm và mật độ trồng thích hợp

Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu có lô phụ, 3 lần lặp lại.

+ Yếu tố ô chính: gồm 5 mức đạm (kg N/ha) (N1, N2, N3, N4, N5) tương ứng 120, 160, 200, 240 và 280 kg N/ha trên nền P và K cố định: 90 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha.

+ Yếu tố ô phụ: gồm 4 mật độ trồng (vạn cây/ha)

o Vụ Đông Xuân: 4 mật độ (M1, M2, M3, M4) tương ứng 5,7; 7,1; 8,4 và 11,0 vạn cây/ha (tương ứng khoảng cách hàng 70 cm và tương ứng khoảng cách cây 25; 20; 17 và 13 cm.

o Vụ Xuân Hè: mật độ 5,7; 7,1; 9,5 và 14,3 vạn cây/ha (tương ứng khoảng cách hàng 70 cm và khoảng cách cây 25; 20; 15 và 10 cm.

Chiều dài hàng: 5 m, mỗi ô hốc gieo 1 hạt.

Diện tích ô: 21 m2, mỗi ô gieo 6 hàng, mỗi hàng dài 5 m, khoảng cách hàng: 0,7 m. Khoảng cách giữa các ô: 1,0 m, khoảng cách giữa các lần lặp: 1,5 m. Mỗi hốc gieo 1 hạt. Kỹ thuật đào rãnh trên ruộng thí nghiệm thực hiện tương tự như trong thí nghiệm kỹ thuật làm đất. Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.

Giống ngô thử nghiệm: giống ngô lai triển vọng MN585.

Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm thực hiện tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.


Bảng 2.7 Các nghiệm thức thí nghiệm xác định liều lượng phân đạm và mật độ trồng


Stt

Lặp lại 1

Stt

Lặp lại 2

Stt

Lặp lại 3

Nghiệm thức

Nghiệm thức

Nghiệm thức

1

M1N1

21

M2N3

41

M4N4

2

M1N3

22

M2N4

42

M4N1

3

M1N5

23

M2N1

43

M4N5

4

M1N4

24

M2N2

44

M4N3

5

M1N2

25

M2N5

45

M4N2

6

M4N2

26

M3N3

46

M2N5

7

M4N3

27

M3N4

47

M2N3

8

M4N1

28

M3N1

48

M2N4

9

M4N5

29

M3N5

49

M2N2

10

M4N4

30

M3N2

50

M1N1

11

M3N3

31

M1N2

51

M1N1

12

M3N4

32

M1N4

52

M1N4

13

M3N1

33

M1N1

53

M1N3

14

M3N2

34

M1N5

54

M1N5

15

M3N5

35

M1N5

55

M3N2

16

M2N1

36

M4N1

56

M3N3

17

M2N2

37

M4N4

57

M3N4

18

M2N5

38

M4N3

58

M3N5

19

M2N3

39

M4N2

59

M3N1

20

M2N4

40

M4N5

60

M3N2

N (1, 2, 3, 4, 5): mức đạm tương ứng 120, 160, 200, 240, 280 kg N/ha.

M (1, 2, 3, 4): mật độ tương ứng 5,7; 7,1; 8,4; 11,0 vạn cây/ha vụ Đông Xuân, và 5,7; 7,1; 9,5; 14,3 vạn cây/ha trong vụ Xuân Hè


Thời gian thực hiện:

- Ở Long An: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 17/01/2017), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 23/02/2017).

- Ở Đồng Tháp: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 27/11/2016), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 07/5/2017).

Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đặc điểm sinh trưởng (thời gian trỗ cờ, phun râu, thời gian sinh trưởng); đặc điểm hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bền lá); mức độ chống chịu sâu bệnh (sâu đục thân, bệnh khô vằn); thành phần năng suất (dài bắp, đường kính bắp, số hạt/hàng, số hàng/bắp, tỉ lệ hạt, khối lượng 1000 hạt) và năng suất thực thu. Phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.

2.3.2.4 Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm trên cây ngô

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 15 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm: 21 m2 (6 hàng/ô, chiều dài hàng: 5 m, khoảng cách hàng: 0,7 m, khoảng cách cây: 0,2 m). Khoảng cách giữa các ô: 1,0 m, khoảng cách giữa các lần lặp: 1,5 m. Mỗi hốc gieo 1 hạt.

Bảng 2.8 Mô tả các nghiệm thức đánh giá hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh và phân nhả chậm.

Nghiệm thức Mô tả

1 0 N-0 P-0 K+ABA-TE Không bón phân + chế phẩm ABA-TE

(OPN)

2 5 2

2 0 N-45 P O -45 K O + HATAKE Không bón N, giảm 50% P2O5 và K2O +

chế phẩm Midori Hatake#8

3 Không bón phân Không xử lý phân, thuốc

4 63 N-66 P2O5-48 K2O + Ong

Biển

5 110 N-45 P2O5-45 K2O + Cát

Tường

6 110 N - 45 P2O5 - 45 K2O + HATAKE#7

7 110 N - 45 P2O5 - 45 K2O + HATAKE#8

515 kg Ong Bien + 90 lân + 50 kg NPK16- 16-8 + 40 kg NPK 20-20-15

Giảm 50% N, P, K + chế phẩm Cát Tường

Giảm 50% N, P, K + chế phẩm Midori Hatake#7

Giảm 50% N, P, K + chế phẩm Midori Hatake#8



Nghiệm thức Mô tả

8 110 N - 90 P2O5 - 90 K2O + HATAKE#8

Giảm 50% N + chế phẩm Midori Hatake#8

2 5 2

9 110 N- 90 P O - 90 K O + MFB Giảm 50% N + chế phẩm MFB-1, MFB-

VT, MFB

10 110 N - 90 P2O5 - 90 K2O + NANO-BIO

11 165 N-90 P2O5-90 K2O + NANO- BIO

12 220 N-90 P2O5-90 K2O (đối

chứng)

Giảm 50% N + chế phẩm NANO+BIO Giảm 25% N + chế phẩm NANO+BIO

Bón đầy đủ N, P, K

13 220 N-90 P2O5-90 K2O + ABI Bón đầy đủ N, P, K + chế phẩm ABI-BB

14 220 N-90 P2O5-90 K2O + SUMITRI

Bón đầy đủ N, P, K + chế phẩm SUMITRI

15 Phân nhả chậm 154 N - 56 P2O5 - 84 K2O


Kỹ thuật làm đất tương tự trong thí nghiệm làm đất. Giống ngô lai triển vọng MN585 được sử dụng trong thí nghiệm. Lượng phân bón (kg/ha) áp dụng chung cho thí nghiệm tương ứng 220 N, 90 P2O5, 90 K2O. Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.

Giống ngô thử nghiệm: giống ngô lai triển vọng MN585.

Địa điểm và thời gian: thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2017

- 2018 tại Đồng Tháp (gieo ngày 09/12/2017).

Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đặc điểm sinh trưởng (thời gian trỗ cờ, phun râu, thời gian sinh trưởng); đặc điểm hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bền lá); mức độ chống chịu sâu bệnh (sâu đục thân, bệnh khô vằn); thành phần năng suất (dài bắp, đường kính bắp, số hạt/hàng, số hàng/bắp, tỉ lệ hạt, khối lượng 1.000 hạt) và năng suất thực thu. Phương pháp theo dõi được thực hiện tương tự nội dung 1.

2.3.3 Phương pháp xây dựng mô hình canh tác ngô trên đất lúa chuyển đổi tại các tiểu vùng sinh thái ở Long An và Đồng Tháp.

2.3.3.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất của giống ngô lai triển vọng áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật

Mô hình: giống và biện pháp kỹ thuật canh tác mới trên đất lúa chuyển đổi.


Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của giống ngô lai có triển vọng so với giống đối chứng trồng tại địa phương.

Địa điểm thử nghiệm: xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Diện tích thử nghiệm ở Đồng Tháp: 3,63 ha (4 hộ); ở Long An: 4,3 ha (5 hộ). Giống ngô thử nghiệm: giống ngô lai triển vọng MN585.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được áp dụng trong mô hình: áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như làm đất, đào rãnh, liều lượng phân bón, chăm sóc, bón phân (thực hiện tương tự như các thí nghiệm kỹ thuật làm đất và đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón). Mật độ 7,1 vạn cây/ha (khoảng cách cây 0,2 m, khoảng cách hàng 0,7 m). Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.

Thời gian thực hiện: vụ Đông Xuân 2016 - 2017 (tại Đồng Tháp gieo ngày 27/11/2016; tại Long An gieo ngày 17/11/2017).

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Năng suất ngô: thực hiện tương tự nội dung 1

+ Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngô: Thu thập tất cả chi phí kế toán đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động (làm đất, gieo hạt, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển), năng lượng. So sánh hiệu quả sản xuất của giống ngô lai thử nghiệm và giống đối chứng trồng tại đại phương.

2.3.3.2 Đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất tại địa phương

Mục tiêu nhằm xác định mô hình canh tác chuyển đổi có hiệu quả trong các cơ cấu sản xuất tại địa phương.

Ở Long An: các mô hình canh tác gồm ngô Đông Xuân – lúa Hè Thu – lúa Thu Đông; lúa Đông Xuân – ngô Hè Thu – lúa Thu Đông; lúa Đông Xuân – lúa Hè Thu – lúa Thu Đông;

Ở Đồng Tháp: các mô hình canh tác gồm ngô Đông Xuân – lúa Hè Thu; lúa Đông Xuân – ngô Hè Thu.


Địa điểm thử nghiệm: xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Diện tích thử nghiệm ở Long An: 4,3 ha (5 hộ); ở Đồng Tháp: 3,63 ha (4 hộ). Giống ngô thử nghiệm trong mô hình: giống ngô lai triển vọng MN585.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được áp dụng trong mô hình: áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như làm đất, đào rãnh, liều lượng phân bón, chăm sóc, bón phân (thực hiện tương tự như các thí nghiệm kỹ thuật làm đất và đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón). Mật độ 7,1 vạn cây/ha (khoảng cách cây 0,2 m, khoảng cách hàng 0,7 m).

Giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa: theo tập quán sản xuất của nông dân tại địa phương.

Thời gian thực hiện: năm 2017

Chỉ tiêu theo dõi: Thu thập tất cả chi phí kế toán đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động (làm đất, gieo hạt, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển), năng lượng.

- Tính tổng thu nhập từ các mô hình canh tác trong năm 2017 tại địa phương.

- Tính lợi nhuận: Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí

- Tính tỉ suất lợi nhuận (%)


2 3 Xử l số liệu Số liệu thu thập xử lý bằng phần mềm Excel 2010 phân tích 3

2.3 Xử l số liệu

Số liệu thu thập xử lý bằng phần mềm Excel 2010, phân tích Anova bằng phần mềm Statgraphics plus XV.

Sử dụng phần mềm chọn giống của Nguyễn Đình Hiền (1996) để xử lý số liệu trong tuyển chọn các giống ngô qua các mùa vụ tại các vùng sinh thái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023