Bảng 2.1 Nguồn gốc, xuất xứ các giống ngô lai trong thí nghiệm tuyển chọn giống
Stt Giống Xuất xứ Stt Giống Xuất xứ
30T60 | Pioneer | 26 | MN585 | IAS | |
2 | CN13-12 | NMRI | 27 | NK67 (ĐC1) | Syngenta |
3 | CNC123 | NMRI | 28 | NL13-1 | NMRI |
4 | CNC234 | NMRI | 29 | NL131A | NMRI |
5 | CNC366 | NMRI | 30 | NSC87 | NMRI |
6 | CNC97 | NMRI | 31 | QL12 | NMRI |
7 | DK6919 (ĐC3) | Dekalb | 32 | QL13 | NMRI |
8 | DK9901 (ĐC2) | Dekalb | 33 | QL6 | NMRI |
9 | GS6869 | Cty Đại Thành | 34 | SSC068 | SSC |
10 | GS9989 | Cty Đại Thành | 35 | SSC120946 | SSC |
11 | H818* | NMRI | 36 | SSC2095 | SSC |
12 | HLB1103 | IAS | 37 | SSC443 | SSC |
13 | HLB1104 | IAS | 38 | SSC474 | SSC |
14 | HLB1402 | IAS | 39 | SSC672 | SSC |
15 | HLB1404 | IAS | 40 | SSC946 | SSC |
16 | HN46 | NMRI | 41 | TB15 | NMRI |
17 | KK1 | NMRI | 42 | TB16 | NMRI |
18 | KK2 | NMRI | 43 | V118 | NMRI |
19 | LCH9A | NMRI | 44 | VS1499 | NMRI |
20 | LCH9B | NMRI | 45 | VS26 | NMRI |
21 | LCH9M2 | NMRI | 46 | VS36 | NMRI |
22 | LVN61 | NMRI | 47 | VS686 | NMRI |
23 | LVN8960 | NMRI | 48 | VS71 | NMRI |
24 | MN1 mới | IAS | 49 | VS7672 | NMRI |
25 | MN1 | IAS | 50 | VS8 | NMRI |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Trồng Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Ngô
- Hiện Trạng Canh Tác Và Một Số Trở Ngại Chính Trong Sản Xuất Ngô Trên Đất Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Chi Phí Sản Xuất Ngô Ở Các Tỉnh Được Điều Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thí Nghiệm Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ngô Lai Trên Đất Lúa Chuyển Đổi
- Kết Quả Tuyển Chọn Giống Ngô Phù Hợp Canh Tác Trên Đất Lúa Tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Mức Độ Nhiễm Sâu Đục Thân Của Các Giống Ngô Tuyển Chọn Qua Các Vụ Tại Long An Và Đồng Tháp
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
IAS: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; SSC: Công ty Giống Cây trồng miền Nam; NMRI: Viện Nghiên cứu Ngô; ĐC: Giống đối chứng;
Bảng 2.2 Các giống ngô lai trong thí nghiệm tuyển chọn giống qua các mùa vụ canh tác từ 2014 - 2016
Stt
Vụ XH 2014
Tên giống
Vụ ĐX 2014 -
Vụ XH 2015
2015
Vụ ĐX 2015-
2016
HLB1104 | QL6 | VS7672 | VS7672 | |
2 | VS71 | VS686 | VS1499 | VS1499 |
3 | LCH9A | QL12 | VS6721 | VS6721 |
4 | NSC87 | MN585 | CNC97 | CNC97 |
5 | KK2 | VS26 | MN585 | CNC123 |
6 | MN1 | TB15 | CNC234 | CNC234 |
7 | LVN8960 | TB16 | CNC366 | CNC366 |
8 | KK1 | QL13 | SSC068 | CN13-12 |
9 | NL13-1 | LCH9A | SSC443 | NL131A |
10 | SSC474 | MN1 | SSC946 | GS9989 |
11 | LVN61 | SSC2095 | SSC672 | GS6869 |
12 | HN46 | HLB1103 | CN13-12 | SSC443 |
13 | SSC2095 | VS8 | GS6869 | SSC120946 |
14 | LCH9B | VS71 | GS9989 | SSC946 |
15 | VS36 | MN1 mới | LCH9A | LCH9M2 |
16 | H818 | SSC474 | HLB1402 | MN585 |
17 | V118 | CNC366 | HLB1404 | LCH9A |
18 | VS26 | HLB1104 | 30T60 | DK6919 (Đ/C3) |
19 | NK67 (Đ/C1) | NK67 (Đ/C1) | NK67 (Đ/C1) | |
20 | DK9901 (Đ/C2) | DK9901(Đ/C2) | DK9901 (Đ/C2) |
ĐC1, 2, 3: Đối chứng 1, 2, 3; XH: Vụ Xuân Hè; ĐX; Vụ Đông Xuân
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai trong nước phù hợp với điều kiện sinh thái trên đất lúa chuyển đổi tại Long An và Đồng Tháp.
- Nội dung 2: Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai trên đất lúa chuyển đổi tại Long An và Đồng Tháp.
+ Thí nghiệm kỹ thuật làm đất;
+ Thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón cho cây ngô lai trên đất lúa chuyển đổi;
+ Thí nghiệm xác định liều lượng phân đạm và mật độ trồng thích hợp;
+ Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm trên cây ngô.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình canh tác ngô trên đất lúa chuyển đổi tại các tiểu vùng sinh thái ở Long An và Đồng Tháp.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của giống ngô lai triển vọng áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật;
+ Đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất tại địa phương.
2.3 Phương pháp nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai trong nước phù hợp với điều kiện sinh thái trên đất lúa chuyển đổi tại Đồng Tháp và Long An
Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm đất phù sa (Đồng Tháp) và đất xám (Long An). Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 20 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Diện tích nghiệm thức (ô): 14 m2, chiều dài hàng: 5 m, khoảng cách hàng: 0,7 m, khoảng cách cây: 0,2 m; khoảng cách giữa các ô: 0,5 m, khoảng cách giữa các lần lặp: 1,0 m. Mỗi ô gieo 4 hàng, mỗi hốc gieo 1 hạt. Liều lượng N, P, K tương ứng 200 N, 90 P2O5, 90 K2O kg/ha. Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.
Địa điểm thí nghiệm: tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian thực hiện: thí nghiệm được thực hiện trong 4 vụ liên tiếp: Xuân Hè năm 2014; Đông Xuân 2014 - 2015; Xuân Hè năm 2015 và Đông Xuân 2015 -
2016.
Bảng 2.3 Các nghiệm thức thí nghiệm tuyển chọn giống
Lặp lại 2 | Lặp lại 3 | ||||
G7 | G17 | G13 | G3 | G1 | G19 |
G16 | G2 | G10 | G17 | G2 | G10 |
G19 | G8 | G6 | G12 | G9 | G4 |
G3 | G15 | G11 | G4 | G11 | G18 |
G5 | G4 | G2 | G7 | G17 | G8 |
G12 | G14 | G14 | G1 | G12 | G5 |
G18 | G11 | G20 | G18 | G6 | G13 |
G6 | G9 | G8 | G9 | G14 | G15 |
G10 | G20 | G5 | G15 | G7 | G16 |
G13 | G1 | G16 | G19 | G3 | G20 |
Ghi chú: G: giống tương ứng ở từng vụ thí nghiệm đã trình bày ở Bảng 2.2
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
Chỉ tiêu quan sát, thu thập và đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01- 56:2011/BNNPTNT) (2011) [2]; áp dụng Hướng dẫn Khảo sát, So sánh và Khảo nghiệm Giống Ngô lai (Lê Quý Kha, 2013) [22] và hướng dẫn của CIMMYT (1999) [79]. Các chỉ tiêu gồm: đặc điểm sinh trưởng (thời gian trỗ cờ, phun râu, thời gian sinh trưởng); đặc điểm hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bền lá); mức độ chống chịu sâu bệnh (sâu đục thân, bệnh khô vằn); ẩm độ hạt tại thời điểm thu hoạch.
Đặc điểm sinh trưởng
- Thời gian trỗ cờ, phun râu: số ngày từ gieo đến tung phấn, phun râu (khi có 50% số cây trên ruộng tung phấn, phun râu).
- Thời gian sinh trưởng (TGST): thời gian từ gieo đến chín sinh lý: khi chân hạt có điểm đen ở 50% số cây/ô.
Đặc điểm hình thái
- Chiều cao cây (cm): đo sau trỗ 10 - 15 ngày trên 10 cây liên tiếp ở mỗi ô (ô 1 hàng) hoặc 5 cây/hàng x 2 hàng ở thí nghiệm có 2 - 4 hàng (trừ cây đầu hàng). Chiều cao cây tính từ sát mặt đất đến điểm đầu tiên phân nhánh cờ.
- Chiều cao đóng bắp (cm): tính từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng.
- Độ bền lá: khi có sự khác biệt số lá xanh giữa các công thức (sau trỗ 20 - 30 ngày). Độ bền bộ lá được xác định theo thang điểm 10 (1 - 10) tương ứng với % lá bị chết là 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 và 100%.
- Trạng thái cây: Theo dõi trên từng ô, căn cứ vào nhiều tiêu chí cùng thời điểm theo dõi: chiều cao cây, cao đóng bắp, độ đồng đều cây, mức độ sâu bệnh hại. Áp dụng thang điểm 1 - 5 (trong đó 1 là tốt nhất - tất cả các tiêu chí đều đạt và 5 là kém nhất - không đạt tiêu chí nào).
- Trạng thái bắp: Trạng thái bắp được đánh giá khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu xác định các yếu tố cấu thành năng suất, sắp xếp các bắp theo thứ tự hàng đẹp, trung bình, xấu; mỗi hàng 5 - 10 bắp. Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (tương tự như trạng thái cây).
Mức độ chống chịu sâu bệnh
- Sâu đục thân: Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại ở giai đoạn ngô chín sáp, thang đánh giá từ 1 - 5 điểm.
Điểm 1: < 5% số cây bị sâu Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu
- Bệnh khô vằn: đánh giá vào cuối vụ nhưng trước khi bộ lá khô vàng. Cho điểm theo từng ô, xác định theo thang điểm từ 1 - 5, trong đó 1 là không bị nhiễm, 5 là bị nhiễm nặng nhất (Lê Quý Kha, 2013 [22]; CIMMYT, 1999) [79]).
- Tỉ lệ hạt (%): thu 10 bắp đại diện/ô cho các kích thước khác nhau của bắp. Cân khối lượng bắp (gồm cả lõi); tẽ hạt, cân khối lượng hạt. Tỉ lệ hạt/bắp là tỉ số giữa khối lượng hạt và khối lượng bắp (gồm cả lõi).
- Ẩm độ hạt (%): được đo ngay sau thu hoạch khi xác định tỉ lệ hạt. Ẩm độ hạt được đo bằng máy xách tay (Kett Grainer PM 400).
Năng suất hạt thực thu (NSTT)
Thu tất cả các bắp trên các cây ở 2 hàng giữa/ô. Ghi khối lượng bắp (chưa tẽ)/ô, tính theo kg đến 1 số lẻ. Năng suất thực thu ở 14% được tính theo công thức:
Trong đó:
EWP: khối lượng bắp thu hoạch/ô (kg, tính đến số thập phân); KE: tỉ lệ hạt/bắp;
A°: ẩm độ hạt khi thu hoạch; Sô: diện tích ô thí nghiệm (m²);
Xử lý thống kê bằng phần mềm chọn dòng của Nguyễn Đình Hiền (1996): căn cứ vào các tiêu chí tuyển chọn giống ngô cho vùng ĐBSCL, thiết lập các thông số lựa chọn gồm mục tiêu các tính trạng (các biến) và cường độ của các tính trạng theo hướng dẫn của Ngô Hữu Tình và cộng sự (2018) [25] (Bảng 2.4).
Bảng 2.4 Các thông số lựa chọn trong tuyển chọn giống ngô cho vùng ĐBSCL
Mục tiêu | Cường độ | |
Gieo - tung phấn | 0 | 0 |
Gieo - phun râu | 0 | 0 |
Thời gian sinh trưởng | 0 | 0 |
Chiều cao cây | 0 | 0 |
Chiều cao bắp | 0 | 0 |
Mục tiêu | Cường độ | |
Đục thân | -3 | 5 |
Khô vằn | -3 | 5 |
Bền lá | -3 | 6 |
Trạng thái cây | -3 | 5 |
Trạng thái bắp | -3 | 6 |
Năng suất | 3 | 9 |
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai trên đất lúa chuyển đổi tại ĐBSCL.
2.3.2.1 Thí nghiệm kỹ thuật làm đất
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm: 120 m2, gồm 35 hàng, chiều dài hàng: 5 m, khoảng cách hàng: 0,7 m, khoảng cách cây: 0,2 m. Khoảng cách giữa các ô: 1,0 m, khoảng cách giữa các lần lặp: 1,0 - 1,5 m. Mỗi hốc gieo 1 hạt.
Lượng phân bón áp dụng cho thí nghiệm (kg/ha): 200 N - 90 P2O5 - 90 K2O.
Làm đất: đào rãnh rộng 25 - 30 cm, sâu 20 - 25 cm. Mặt luống rộng 1,1 - 1,2 m đảm bảo hàng cách hàng 0,7 m. Các yếu tố phi thí nghiệm như tưới nước, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh được quản lý như nhau giữa các ô.
Giống ngô thử nghiệm: giống ngô lai triển vọng MN585. Nghiệm thức thí nghiệm:
Nghiệm thức 1: Làm đất + Đào rãnh (LĐ+ĐR) Nghiệm thức 2: Không làm đất + Đào rãnh (KLĐ+ĐR) Nghiệm thức 3: Làm đất + Không đào rãnh (LĐ+KĐR)
Nghiệm thức 4: Không làm đất + Không đào rãnh (KLĐ+KĐR)
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm thực hiện tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian thực hiện:
- Ở Long An: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 17/01/2017), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 23/02/2017).
- Ở Đồng Tháp: thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 (gieo ngày 27/11/2016), vụ Xuân Hè 2017 (gieo ngày 07/5/2017).
Bảng 2.5 Các nghiệm thức thí nghiệm kỹ thuật làm đất
Lặp lại 2 | Lặp lại 3 | |
KLĐ+ĐR | LĐ+ĐR | LĐ+ĐR |
LĐ+ĐR | KLĐ+KĐR | KLĐ+KĐR |
KLĐ+KĐR | LĐ+KĐR | KLĐ+ĐR |
LĐ+KĐR | KLĐ+ĐR | LĐ+KĐR |
- Chỉ tiêu theo dõi: tỉ lệ cây chết, cây đổ, trạng thái cây, trạng thái bắp; thành phần năng suất (dài bắp, đường kính bắp, số hạt/hàng, số hàng/bắp, khối lượng 1.000 hạt) và năng suất thực thu.
+ Tỉ lệ cây bị đổ rễ (%): được tính khi cây đổ nghiêng 1 góc >30° so với phương thẳng đứng tính từ gốc ngô, đánh giá ở giai đoạn ngô chín sáp.
+ Tỉ lệ cây bị đổ thân (%): được tính từ khi cây gãy ngang dưới bắp hữu hiệu khi thu hoạch, đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5.
Điểm 1: Tốt: < 5 % cây gãy Điểm 2: Khá: 5 - 15% cây gãy
Điểm 3: TB: 15 - 30% cây gãy
Điểm 4: Kém: 30 - 50% cây gãy Điểm 5: Rất kém: > 50% cây gãy
+ Các chỉ tiêu trạng thái cây, trạng thái bắp, năng suất thực thu theo dõi thực hiện tương tự nội dung 1.