Khối Lượng 1000 Hạt Của Ngô Lai Mn585 Qua Các Liều Lượng Đạm Và Mật Độ Trồng, Vụ Đông Xuân 2016 - 2017

121


iv) Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ trồng đến khối lượng 1000 hạt

Khối lượng hạt là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất ngô cùng số yếu tố số hạt/hàng (Sumalini và Manjulatha, 2012) [149]. Kết quả thí nghiệm cho thấy liều lượng phân đạm và mật độ trồng có ảnh hưởng qua phân tích thống kê đến khối lượng 1000 hạt ở Long An và Đồng Tháp. Khối lượng 1000 hạt tăng khi tăng liều lượng đạm và ở mật độ trồng thấp.

Ở Long An qua cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè, khối lượng 1000 hạt tăng lên khi tăng lượng đạm lên đến 200 kg N/ha (249,9 g và 290,5 g tương ứng), ổn định đến mức 240 kg N/ha (249,9 g và 294,2 g tương ứng) và có xu hướng giảm khi tăng lên đến mức 280 kg N/ha. Tăng mật độ từ 5,7 lên 7,1 vạn cây cho thấy khối lượng 1000 hạt không khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) ở cả hai vụ Đông Xuân (363,5g và 256,6 g tương ứng) và Xuân Hè (đạt 303,3 g và 298,0 g tương ứng). Tiếp tục tăng mật độ đưa đến khối lượng 1000 hạt giảm có ý nghĩa thống kê qua cả hai vụ thí nghiệm (Bảng 3.38 và Bảng 3.39).

Ở Đồng Tháp, khối lượng 1000 hạt thấp nhất ở mức 120 kg N/ha ở cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè (342,5 g và 364,3 g tương ứng) và khác biệt thống kê so với các mức đạm từ 160 - 280 kg N/ha. Các nghiệm thức 160, 200, 240 và 280 kg N/ha có khối lượng 1000 hạt không khác biệt qua phân tích thống kê ở cả hai vụ và dao động từ 361,2 - 369,8 g trong vụ Đông Xuân; từ 380,1 - 389,1 g trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.38 và Bảng 3.39). Qua các mật độ trồng khác nhau cho thấy trong vụ Đông Xuân tăng mật độ đến 8,4 vạn cây/ha đưa đến khối lượng 1000 hạt cao không khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) so với các mật độ 5,7 và 7,1 vạn cây/ha (dao động từ 365,7 - 379,8 g). Trong vụ Xuân Hè, khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở mật độ 5,7 vạn cây/ha (397,2 g) (Bảng 3.38 và Bảng 3.39).

Tóm lại, khối lượng 1000 hạt tăng lên khi tăng liều lượng đạm đến mức 240 kg N/ha ở các điểm thí nghiệm, trong khi mật độ 5,7 - 7,1 vạn cây/ha đưa đến khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất tùy mùa vụ. Trong vụ Đông Xuân tại Đồng Tháp khối lượng 1000 hạt đạt cao đến mật độ 8,4 vạn cây/ha. Tiếp tục tăng lượng phân đạm hoặc mật độ trồng đều đưa đến giảm khối lượng 1000 hạt.

122


Bảng 3.38 Khối lượng 1000 hạt của ngô lai MN585 qua các liều lượng đạm và mật độ trồng, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Long An Đồng Tháp

Liều lượng đạm (kg N/ha) Mật độ (vạn cây/ha)


11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

120

250,3

311,3

321,7

337,0

305,1 c

316,7

342,1

351,3

360,1

342,5 b

160

277,3

335,0

359,3

359,7

332,8 b

348,3

355,9

372,5

368,0

361,2 ab

200

294,0

349,0

374,7

376,3

349,9 a

314,7

367,9

401,1

388,3

368,0 a

240

305,0

348,3

370,0

382,0

349,9 a

336,8

368,4

386,4

395,3

371,7 a

280

296,0

344,7

357,0

363,7

340,3 ab

313,1

394,2

384,4

387,3

369,8 a

Trung bình

284,5 c

337,7 b

356,5 a

363,7 a


325,9 b

365,7 a

379,1 a

379,8 a


CV (%)

11,49

9,1

F(N)

13,00*

3,23*

F(MĐ)

60,72*

18,23*

F(N˟MĐ)

0,26 Ns

1,17 Ns

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 18

Trong cùng một cột hoặc hàng, các ký tự theo sau giống nhau không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05). *: Khác biệt thống kê (P<0,05)


Bảng 3.39 Khối lượng 1000 hạt của ngô lai MN585 qua các liều lượng đạm và mật độ trồng, vụ Xuân Hè 2017

Long An Đồng Tháp

Liều lượng đạm (kg N/ha) Mật độ (vạn cây/ha)


14,3

9,5

7,1

5,7

Trung bình

14,3

9,5

7,1

5,7

Trung bình

120

212,0

262,00

269,0

282,0

256,3 c

341,3

363,3

370,0

382,7

364,3 b

160

232,3

279,33

296,7

298,0

276,6 b

357,7

383,3

383,3

396,3

380,2 a

200

244,7

290,67

310,3

317,0

290,7 a

360,3

386,3

390,7

403,0

385,1 a

240

259,3

288,33

311,0

319,0

294,4 a

364,7

390,3

396,0

405,3

389,1 a

280

246,7

288,33

303,3

301,3

284,9 ab

363,7

381,3

384,7

398,7

382,1 a

Trung bình

239,0 c

281,7 b

298,1 a

303,5 a


357,5c

380,9a

384,9 a

397,2 a


CV (%)

11,15

5,31

F(N)

14,82*

5,98*

F(MĐ)

68,72*

22,98*

F(N˟MĐ)

0,37 Ns

0,08 Ns

Trong cùng một cột hoặc hàng, các ký tự theo sau giống nhau không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05). *: Khác biệt thống kê (P<0,05)


Qua kết quả thí nghiệm cho thấy tăng liều lượng đạm từ 120 - 280kg N/ha giúp cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng và chống chịu của ngô, cây ngô tích lũy dinh dưỡng và hạt tốt hơn. Ngoài ra ở mật độ trồng phù hợp giúp cây ngô sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng; giảm sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng; tạo môi trường vi khí hậu trong ruộng ngô thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh hại. Các yếu tố này góp phần đưa đến khối lượng hạt tăng và cuối cùng năng suất ngô đạt cao hơn. Kết quả nghiên cứu của Bakht và cộng sự (2006) [69]; Shrestha và cộng sự (2018) [147] cũng kết luận tăng lượng phân đạm đưa đến tăng chiều cao cây, số hạt/bắp, khối lượng hạt. Báo cáo của Abuzar và cộng sự (2011) [58] cho thấy khối lượng hạt/bắp giảm khi tăng mật độ trồng cao.

Tóm lại, các yếu tố cấu thành năng suất ngô chịu ảnh hưởng bởi liều lượng đạm và mật độ trồng khác nhau tùy địa điểm và mùa vụ canh tác. Nhìn chung, liều lượng đạm ở mức 200 - 240 kg N/ha và mật độ trồng 7,1 vạn cây/ha (cá biệt vụ Đông Xuân ở Đồng Tháp mật độ lên đến 8,4 vạn cây/ha) đưa đến các chỉ tiêu thành phần năng suất đạt cao nhất trong thí nghiệm này.

3.2.3.5 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ trồng đến năng suất ngô

Liều lượng phân đạm và mật độ trồng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến năng suất ngô ở các địa điểm và mùa vụ canh tác trong điều kiện thí nghiệm. Nhìn chung, tăng lượng phân đạm và ở mật độ trồng thấp đưa đến năng suất ngô tăng và đạt cao nhất ở mức phân đạm và mật độ trồng khác nhau tùy địa điểm canh tác.

i) Tại Long An

Tại Long An, trong vụ Đông Xuân có sự tương tác giữa liều lượng đạm và mật độ trồng lên năng suất ngô. Kết quả thí nghiệm cho thấy kết hợp 200 kg N/ha và mật độ 7,1 vạn cây/ha đưa đến năng suất ngô đạt cao nhất (8,76 tấn/ha). Trong vụ Xuân Hè, kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất ngô tăng khi tăng lượng phân đạm và đạt cao nhất ở mức 200 kg N/ha (5,01 tấn/ha) (Bảng 3.40 và Bảng 3.41).

Qua các mật độ khác nhau cho thấy tăng mật độ đưa đến năng suất ngô tăng cao nhất ở mức 7,1 vạn cây/ha (5,05 tấn/ha) trong vụ Xuân Hè, tăng mật độ lên cao


hơn đưa đến năng suất ngô giảm khác biệt qua phân tích thống kê (P<0,05) (Bảng

3.40 và Bảng 3.41).

ii) Tại Đồng Tháp

Kết quả thí nghiệm qua các liều lượng phân đạm khác nhau cho thấy trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè, tăng lượng phân đạm đưa đến năng suất ngô tăng và đạt cao nhất ở mức 200 - 240 kg N/ha (năng suất ngô đạt 10,20 - 10,63 tấn/ha vụ Đông Xuân và đạt 10,07 - 10,61 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Tiếp tục tăng mức đạm lên 280 kg N/ha đưa đến năng suất ngô giảm nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) (Bảng 3.40 và Bảng 3.41).

Kết quả đánh giá qua các mật độ canh tác cho thấy tăng mật độ trồng từ 5,7 vạn cây/ha lên 8,4 vạn cây/ha trong vụ Đông Xuân và 9,5 vạn cây/ha trong vụ Xuân hè đưa đến năng suất ngô không khác biệt qua phân tích thống kê (P>0,05) nhưng năng suất ngô có xu hướng giảm. Trung bình năng suất ngô đạt cao nhất ở mật độ 7,1 vạn cây/ha qua cả hai vụ (tương ứng 10,02 và 10,14 tấn/ha) (Bảng 3.40 và Bảng 3.41).

Cây ngô cần nhiều dưỡng chất để đạt năng suất cao và đạm là dưỡng chất quan trọng nhất quyết định năng suất ngô. Mặc dù cây ngô có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng khả năng cung cấp dinh dưỡng trong đất khác nhau tùy biểu loại đất ở các tiểu vùng ở ĐBSCL. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng dưỡng chất N, P, K từ đất không đủ cung cấp cho cây ngô đạt năng suất cao nhất so với năng suất tiềm năng. Do đó, cần thiết phải bổ sung thêm dưỡng chất này từ phân bón và mức đáp ứng năng suất ngô đối với các dưỡng chất phụ thuộc vào loại đất khác nhau.

125


Bảng 3.40 Năng suất ngô lai MN585 qua các mật độ và liều lượng phân đạm, vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Liều lượng đạm

Long An Đồng Tháp

Mật độ (vạn cây/ha)

(kg N/ha)

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

11,0

8,4

7,1

5,7

Trung bình

120

3,85 kl

4,29 jkl

5,76 gh

5,42 hi

4,83

8,26

9,41

7,97

8,10

8,44 d

160

4,09 kl

6,42 fg

7,56 bcd

7,7 bc

6,44

9,22

8,29

9,75

8,61

8,97 cd

200

5,15 hij

7,17 def

8,76 a

8,28 ab

7,34

9,70

10,91

11,56

10,26

10,61 a

240

5,08 hij

6,73 ef

7,79 bc

7,69 bc

6,82

9,23

10,14

11,26

10,18

10,20 ab

280

3,49 l

5,12 hij

5,03 hij

4,63 ijk

4,57

8,37

10,11

9,54

10,11

9,53 bc

Trung bình

4,33

5,95

6,98

6,74

6,00

8,96 b

9,77 a

10,02 a

9,45 ab

9,55

CV (%)

27,47

13,74

F(N)

59,76*

9,76*

F(MĐ)

70,54*

3,27*

F(N˟MĐ)

2,85*

1,42 Ns


Bảng 3.41 Năng suất ngô lai MN585 qua các mật độ và liều lượng phân đạm, vụ Xuân Hè 2017

Liều lượng đạm

Long An Đồng Tháp

Mật độ (vạn cây/ha)

(kg N/ha)

14,3

9,5

7,1

5,7

Trung bình

14,3

9,5

7,1

5,7

Trung bình

120

3,77

4,20

4,73

4,83

4,38 ab

6,88

8,47

8,73

8,81

8,22 c

160

3,95

4,51

5,10

4,78

4,59 ab

7,71

9,50

9,60

9,97

9,20 b

200

4,73

4,72

5,47

5,10

5,01 a

8,86

10,15

10,80

10,48

10,08 ab

240

4,69

4,51

5,06

4,73

4,75 ab

9,20

10,96

11,56

10,80

10,63 a

280

3,42

4,48

4,90

4,32

4,28 c

9,31

10,25

10,01

9,88

9,86 ab

Trung bình

4,11 c

4,48 b

5,05 a

4,75 ab


8,39 b

9,87 a

10,14 a

9,99 a


CV (%)

12,96

14,67

F(N)

5,37*

9,67*

F(MĐ)

12,92*

9,33*

F(N˟MĐ)

1,01 Ns

0,32 Ns

Trong cùng một cột, các số theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt qua phân tích Duncan (P>0,05); *: khác biệt ở mức ý nghĩa P<0,05; Ns: không khác biệt ở mức ý nghĩa P<0,05. Nền phân (kg/ha): 90 P2O5: 60K2O


Đáp ứng năng suất ngô với phân đạm khác nhau qua các địa điểm canh tác. Trong điều kiện ở Đồng Tháp, cây ngô đáp ứng cao với phân đạm để đạt năng suất cao hơn so với trong điều kiện ở Long An. Điều này là do ở Đồng Tháp thuộc nhóm đất phù sa có các đặc tính lý, hóa và sinh học thuận lợi, đất có sa cấu thịt, khả năng kiềm giữ và phóng thích chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu cao. Ngoài lượng dinh dưỡng từ đất, cây ngô được bổ sung các dưỡng chất từ phân bón và hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng N, P, K đạt hơn trong điều kiện ở Đồng Tháp (thể hiện qua kết quả thí nghiệm hiệu quả nông học và mức đáp ứng năng suất ngô với dưỡng chất N, P, K). Tuy nhiên, đáp ứng năng suất ngô đối với chất đạm trong giới hạn nhất định, liều lượng N, P, K quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm năng suất và thành phần năng suất ngô (Ladha và cộng sự, 2005) [105]; Asghar và cộng sự, 2010) [67]); lượng đạm cung cấp cho cây ngô còn phụ thuộc vào giống, loại đất, tình trạng dinh dưỡng của đồng ruộng và năng suất ngô (Shrestha và cộng sự, 2018) [147]. Kết quả nghiên cứu trên ngô lai MN585 qua các liều lượng phân đạm khác nhau cho thấy để đạt năng suất tối đa mức đáp ứng năng suất ngô với phân đạm cao hơn trong điều kiện ở Đồng Tháp (từ 200 - 240 kg N/ha) so với mức đáp ứng tối đa là 200 kg N/ha trong điều kiện ở Long An. Lượng đạm thấp hoặc cao hơn đều đưa đến năng suất ngô giảm (Bảng 3.40 và Bảng 3.41). Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy năng suất hạt khác biệt ý nghĩa ở các mật độ và lượng đạm khác nhau, năng suất hạt gia tăng khi lượng đạm tăng (Arif và cộng sự, 2010) [66]; Trinh Quang Khuong và cộng sự, 2010 [161]; Wasaya và cộng sự, 2011 [171]; Karasu, 2012 [101]; Alemayehu và Meshu Shewarega, 2015 [59].

Mật độ trồng là một yếu tố quan trọng đối với năng suất ngô, năng suất tăng khi mật độ trồng tăng (Fromme và cộng sự, 2019) [90] nhưng không phải năng suất ngô luôn tăng với mật độ cao (Balkcom, 2011) [72]. Kết quả nghiên cứu trên ngô lai MN585 cho thấy năng suất ngô đạt đối đa ở mật độ 7,1 vạn cây/ha. Ở mật độ này đưa đến mức độ chống chịu sâu bệnh hại, thành phần năng suất ngô đều đạt tốt hơn, từ đó đưa đến năng suất ngô đạt cao nhất qua các địa điểm canh tác. Mật độ thấp


hoặc cao hơn đều đưa đến năng suất ngô đạt thấp hơn qua các mùa vụ tại Long An và Đồng Tháp (Bảng 3.40 và Bảng 3.41).

Ở mật độ thấp, cây ngô không sử dụng hiệu các nguồn tài nguyên trong đất, trong khi ở mật độ cao đưa đến sự canh tranh anh sáng, ẩm độ, dinh dưỡng và các nguồn tài nguyên khác, từ đó đưa đến năng suất ngô thấp (Shrestha và cộng sự, 2018) [147]. Ngoài ra, sự gia tăng năng suất liên quan đến mật độ cao phụ thuộc vào khuynh hướng di truyền của giống ngô có thể chống chịu các điều kiện môi trường khác nhau và stress liên quan đến mật độ cao hơn (Fromme và cộng sự, 2019) [89]. Lượng đạm cung cấp chủ yếu phụ thuộc vào mật độ trồng, năng suất ngô đạt tối đa ở mật độ cao và cung cấp đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân đạm, tăng lượng đạm đưa đến tăng năng suất ngô (Macisood và cộng sự, 2000 [112]; Davani và cộng sự, 2010 [81]; Workayehu, 2000 [173]; Shrestha và cộng sự, 2018 [147]). Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã kết luận tăng mật độ làm giảm số bắp/cây, kích thước hạt, chiều dài bắp, số hạt/hàng và cuối cùng làm giảm năng suất ngô (Sangakkara và cộng sự, 2004) [138]; Fromme và cộng sự, 2019 [89].

Qua hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè tại hai địa điểm thí nghiệm có đặc tính thổ nhưỡng khác nhau cho thấy năng suất ngô đạt cao trên vùng đất phù sa ở Đồng Tháp so với trên vùng đất xám bạc màu ở Long An. Trong điều kiện thí nghiệm, mật độ trồng 7,1 vạn cây/ha là phù hợp cho ngô lai MN585 qua cả hai vụ. Liều lượng phân đạm thay đổi tùy điều kiện sinh thái và mùa vụ. Lượng phân đạm từ 230

- 240 kgN/ha là phù hợp trong điều kiện ở Đồng Tháp và mức 200 kg N/ha ở Long An. Lượng phân lân 90 kg P2O5/ha phù hợp trong điều kiện thí nghiệm. Lượng phân kali cần được bổ sung, hoàn trả lại cho đất do cây ngô lấy đi từ thân lá và hạt, lượng kali cần bổ sung từ phân bón tương đương 90 kg K2O/ha.

Như vậy, lượng phân N, P, K phù hợp cho canh tác ngô sau vụ lúa tương ứng

200 N, 90 kg P2O5, 90 kg K2O/ha cho vùng sinh thái tương tự như ở Long An và 230 - 240 kg N, 90 kg P2O5, 90 kg K2O/ha cho vùng sinh thái tương tự Đồng Tháp.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được các giống ngô phù hợp cho từng vùng sinh thái, đóng góp vào bộ giống ngô tại các vùng sinh thái tương tự như


vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định: canh tác ngô trên đất lúa ở Long An bắt buộc phải làm đất và đào rãnh qua tất cả mùa vụ. Ở Đồng Tháp, biện pháp đào rãnh là bắt buộc khi canh tác ngô. Lượng phân bón (kg/ha) phù hợp tại Long An là 200 N; 90 P2O5; 90 K2O; tại Đồng Tháp là 230 - 240 N; 90 P2O5; 90

K2O kg/ha.

3.2.4 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm lên năng suất ngô lai MN585 trên đất lúa chuyển đổi

Kết quả thí nghiệm hiệu quả sử dụng phân bón tại Long An và Đồng Tháp đã khẳng định đạm là dưỡng chất quan trọng trong canh tác ngô. Tuy nhiên, điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều ở vùng này đưa đến hiệu quả sử dụng phân đạm thấp do sự thất thoát đạm từ các quá trình diễn ra trong đất. Do đó, để canh tác ngô đạt năng suất cao cần thiết phải bổ sung lượng phân bón cao hơn nhu cầu của cây ngô, điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường và tốn nhiều chi phí sản xuất. Thí nghiệm này nhằm đánh giá hiệu quả của các chế phẩm sinh học lên sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và năng suất ngô khi giảm lượng phân đạm vô cơ cung cấp trong canh tác ngô.

3.2.4.1 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và phân nhả chậm đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

Cây ngô cần nhiều dinh dưỡng, nhất là chất đạm để phát triển thân lá, bộ rễ, các bộ phận của bông cờ và bắp ngô, tạo tiềm năng năng suất sau này (Ngô Hữu Tình, 2003) [24]; Faregia, 2009 [86]). Vì vậy khi cung cấp không đủ lượng đạm cần thiết theo nhu cầu dẫn đến cây ngô không phát triển sinh khối cần thiết để đạt năng suất cuối cùng. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm từ 75% N (NT4) hoặc không bón N có kết hợp xử lý các CPSH (NT1, NT2, NT3) đưa đến chiều cao cây và chiều cao bắp thấp hơn so với đối chứng (NT12) trong điều kiện thí nghiệm (Bảng 3.42). Khi giảm lượng phân hóa học, lượng dinh dưỡng cung cấp từ đất không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho cây ngô phát triển chiều cao tối đa, đưa đến chiều cao cây ngô thấp.

Các nghiệm thức giảm 50% lượng phân N, P, K kết hợp xử lý HATAKE#7 (NT6); giảm 50% N và bón đầy đủ lân và kali theo đối chứng (90 P2O5 - 90 K2O)

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí