Nghiên Cứu Folklore Trong Bối Cảnh – Khuynh Hướng Mới Ở Phương Tây.


VHDG. Lời lẽ của cuộc tranh luận đó khiến cho người đọc không khỏi băn khoăn vì thấy ai nói cũng có lí. Nhưng nếu đừng chỉ dựa vào văn bản vốn chỉ khảo sát các type truyện thì sự việc đã không “xa rời thực tiễn” đến mức như vậy. Cuộc tranh luận rơi vào im lặng và đã trôi qua nhưng những vấn đề về lí luận lẫn thực tiễn cần một lời giải đáp thật khoa học và thấu đáo cho sự kiện ồn ào đó vẫn còn để ngỏ. Nếu có một quan điểm lí thuyết về folklore như là cái đang hiện tồn thì có lẽ sự tranh luận sẽ thuyết phục độc giả hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu thấy rằng: Trong khi Thompson và những người miệt mài với các bảng tra cứu chỉ quan tâm đến tư liệu folklore tồn tại ở các văn bản có giá trị văn học và chúng là sản phẩm của quá khứ thì các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, folklore vẫn tồn tại trong đời sống, trong hoạt động, suy nghĩ, ứng xử có văn hóa của nhân loại. Theo Trần Thị An, thực tế ấy cần một phương pháp nghiên cứu mới.

Đó là cơ sở cho sự ra đời phương pháp nghiên cứu folklore từ góc độ diễn xướng (performance) đặt diễn ngôn kể chuyện vào bối cảnh với các mối quan hệ giữa người nói và người nghe, một phương pháp nghiên cứu thịnh hành ở Hoa Kì vào nửa cuối thế kỉ XX và đang được cả thế giới ứng dụng ngày nay [2, tr.99].

Nghiên cứu type và motif dựa trên văn bản vẫn là một hướng nghiên cứu có lợi thế và nhiều ưu điểm, được nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận và đang phát triển. Tuy nhiên, bên ngoài văn bản vẫn còn nhiều điều ẩn chứa những tiềm năng và nền tảng của một tác phẩm folklore đích thực. So với việc đọc một văn bản và mô hình hóa những câu chữ thành các công thức thì việc tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian trong thực tế diễn xướng còn chờ đợi nhiều điều thú vị. Ở phía đó, vừa có cội nguồn, vừa có cách thức và quá trình thể hiện, vừa có sự tiếp nhận cũng như giải thích tác phẩm VHDG trong một mạch sống đang chảy của những con người hiện tại. Trong bối cảnh sống,


folklore tồn tại như một lẽ tất yếu, như một biểu hiện bình dị của đời sống văn hóa nhân loại.

Nhìn chung, hướng tiếp cận VHDG truyện dân gian qua góc nhìn văn bản đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm. Cụ thể:

1. Mối quan hệ giữa tác phẩm VHDG trên văn bản và đời sống thực tế có một sự chênh lệch nhất định. Nhiều tác phẩm qua quá trình văn bản hoá thành tư liệu, trải qua thời gian, đã không còn có sức “bám rễ” trong đời sống của một cộng đồng nào đó. Sự lạ lẫm của cộng đồng dân cư trước những tác phẩm được cho là vốn văn hoá của mình trở nên phổ biến trong thực tế cuộc sống. Vai trò của việc văn bản hóa tác phẩm truyền miệng thường bị hiểu sai, được nâng lên thành đối tượng chủ yếu, thậm chí là duy nhất để tranh luận. Văn bản viết không thể thay thế được thông tin truyền miệng mà chỉ có tác dụng có chỗ đứng tạm thời trong một số hoàn cảnh nhất định. Vì rốt cuộc, sức sống của tác phẩm VHDG “vẫn phụ thuộc vào lời nói trong giao tiếp” [104, tr.411].

2. Trên thực tế, folklore không chỉ là cái đã qua, cũng không chỉ là những thứ nằm im trên trang sách trong thư viện mà nó còn là cái vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay; vẫn còn văng vẳng giữa những tiếng ồn ào của các phương tiện thông tin hiện đại là lời ru, là câu ca, là những truyện kể lúc đêm về … Dòng chảy bất tận của đời sống folklore từ xưa đến nay có lúc im lặng, có lúc ồn ào nhưng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Do đó, có vẻ như, hướng nghiên cứu những câu chuyện qua tư liệu đang tỏ ra bất lực trước nhiều yếu tố bộn bề đầy sức sống của thực tiễn bao quanh những văn bản chỉ có con chữ gọn ghẽ, im lìm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

3. Các lí thuyết nghiên cứu hiện nay phần lớn chỉ tập trung vào một khoảnh khắc được ghi lại của dòng chảy đó (như các bảng tra cứu dựa trên các văn bản, nghiên cứu văn bản có tham chiếu đến các tư liệu văn hoá) và “dường như đang lùi vào hậu trường và đóng một vai trò thứ yếu” [3, tr.99]. Nhiều công trình, nhiều luận án vẫn tiếp tục mở rộng và đào sâu theo hướng type và motif, nhưng chắc chắn rằng, folklore còn đòi hỏi ở những nhà nghiên cứu nhiều hơn thế nữa. Đó cũng chính là cơ sở cho một cách tiếp cận folklore khác: folklore như một quá trình.

1.2. Nghiên cứu folklore trong bối cảnh – khuynh hướng mới ở phương Tây.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 7

1.2.1. Chuyển hướng trong định nghĩa về folklore


Trong khoa học, phương pháp luận nghiên cứu sẽ quyết định đối tượng nghiên cứu và nếu có phương pháp và cách thức tiếp cận mới đối với đối tượng trong nghiên cứu sẽ góp phần tạo nên cái mới, tính mới và đi đến sự sáng tạo. Từ những năm 1960, việc nghiên cứu folklore ở Hoa Kì bắt đầu có sự chuyển hướng về phương pháp tiếp cận. Điểm đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng là việc định nghĩa lại bản chất của folklore. Có thể nhìn thấy việc thay đổi ấy qua những khía cạnh sau đây:

Trước hết, vượt qua những cách suy nghĩ đã ăn sâu vào nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, coi folklore thuộc văn hóa hay văn học, các nhà folklore học Hoa Kì đã đi tìm cách chứng minh folklore và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết. Bước tiếp theo, họ tìm cách chứng minh folklore học khác biệt với ngôn ngữ học ở luận điểm: ngôn ngữ mà folklore sử dụng là ngôn ngữ giao tiếp mang tính nghệ thuật, tức là hệ thống ngôn từ và các lĩnh vực khác có liên quan như bản sắc, giá trị, cội nguồn, khát vọng, … của một nhóm người sử dụng nó. Do đó, ngôn ngữ trong VHDG là ngôn ngữ trong cuộc sống, gắn


liền và có ý nghĩa với cuộc sống cá nhân cũng như cộng đồng. Folklore có ưu thế hơn các ngành KHXH&NV khác ở diễn ngôn trong cuộc sống hằng ngày; trong khi ngôn ngữ vẫn được xem là một hệ thống tín hiệu trừu tượng hay là một phạm trù văn hóa thì folklore có khả năng lấp lỗ trống của ngôn ngữ ở mặt giao tiếp. Dell Hymes đã củng cố cách suy nghĩ trên bằng quan niệm:

Ngôn ngữ học có khả năng xây dựng các mô hình chuẩn mực cho văn bản và nghiên cứu chúng dưới góc độ cú pháp, nhưng nghiên cứu văn bản như một diễn ngôn thì đòi hỏi các phương pháp làm việc và những hiểu biết thấu đáo mà chỉ có một lĩnh vực như folklore mới có thể đem lại [105, tr.707].

Như vậy, với cách nhìn folklore là diễn ngôn trong đời sống, các nhà khoa học đã mở rộng biên giới của yếu tố ngôn từ trong folklore để có cơ sở xác định rò trọng tâm cần tập trung. Tuy vậy, Dan Ben-Amos cho rằng việc định nghĩa folklore là một việc làm khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bởi lẽ nó vừa thuộc lĩnh vực nghệ thuật (sáng tạo không giới hạn), vừa thuộc lĩnh vực văn hoá (có giới hạn) và các định nghĩa thường lại rơi vào miêu tả folklore như một trạng thái tĩnh, hữu hình. Để khắc phục điều đó, ông đề xuất nên hiểu folklore là một sự kiện giao tiếp:

Việc kể chuyện cũng chính là bản thân câu chuyện; bởi thế, người kể chuyện, câu chuyện người đó kể, và người nghe câu chuyện đó đều có liên quan nhau như các thành phần của một thể liên tục, đó chính là sự kiện giao tiếp" [105, tr.218].

Việc công nhận khái niệm này sẽ có tác dụng thay đổi quan niệm về phân chia thể loại vì phạm vi folklore được mở rộng ra khỏi ngôn ngữ. Nó không phải là hình chiếu hay sự phản ánh hiện thực mà được coi như một lĩnh vực tương tác. Và ông cũng có quan niệm mới về folklore với câu nói đơn


giản nhưng hàm chứa sự thay đổi hướng tiếp cận: “folklore là giao tiếp nghệ thuật trong nhóm nhỏ”. Tức là nhóm người với số lượng ít, giáp mặt nhau trực tiếp, cùng ở một tình huống.

Nhìn từ góc độ người tiếp nhận và cộng đồng nuôi dưỡng folklore, Roman Jakobson quả quyết: "Sự tồn tại của một sản phẩm folklore chỉ thực sự bắt đầu khi nó được cộng đồng nhất định chấp nhận, chỉ tồn tại ở nó những gì mà cộng đồng này thu nhận" [105, tr.29]. Theo tác giả, một tác phẩm folklore muốn tồn tại và phát triển trong đời sống văn hoá của một cộng đồng người thì nó phải được chấp nhận (được nhiều người nhớ hoặc biết đến) và phê chuẩn (chấp nhận và thường xuyên được kể lại). Do đó khi nghiên cứu các nhà folklore học đừng quên một khái niệm cơ bản là sự phê phán phòng ngừa của cộng đồng (tức là những chuyện nào mà cộng đồng không chấp nhận thì câu chuyện ấy không có giá trị thực tiễn, hoặc là nó do ngoại nhập, hoặc là nó bị đào thải theo lịch sử). Ngoài ra, xuất phát từ ngôn ngữ, ông quan niệm bản chất của folklore (một thể loại, tác phẩm cụ thể nào đó) giống như quan hệ giữa "langue" (ngôn ngữ) và "palore" (ngôn từ, lời nói).

Tương tự như “langue”, tác phẩm folklore ở ngoài cá nhân và chỉ có một sự tiềm tàng. Nó chỉ là sự tập hợp những chuẩn mực và xung lực nhất định, một phác thảo của truyền thống sống động mà người trình diễn làm cho sinh động bằng sự tô điểm của sáng tạo cá nhân, giống như việc những người chủ nhân của “palore” làm đối với “langue” [105, tr.33].

Nhiệm vụ của folklore đồng đại là khảo sát hệ thống nghệ thuật tạo thành tác phẩm folklore trong một cộng đồng nhất định - một làng, một quận, một tộc người. Cùng quan điểm với Jakobson, V. Propp quan tâm đến lĩnh vực diễn xướng tác phẩm VHDG trong cộng đồng. Ông cho rằng người diễn


xướng không phải là người trình bày lại tác phẩm của chính mình nhưng cũng không phải trình bày tác phẩm của người khác. Anh ta không nhắc lại giống hệt từng chữ một những gì mình đã nghe trước đây, mà đưa thêm vào tác phẩm những thay đổi do chính bản thân tạo nên: “Cá tính người diễn xướng, sở thích riêng, cách nhìn cuộc sống, năng lực, tài năng sáng tạo của anh ta có vai trò không nhỏ (tuy không phải là quyết định)” [134, tr.282- 283]. Điều này cho thấy sự tái sáng tạo ở cấp độ lời nói nghệ thuật của quá trình kể hay diễn xướng một tác phẩm folklore là một đặc điểm quan trọng thuộc về bản chất. Nếu nghiên cứu VHDG mà bỏ qua bản chất này sẽ làm cho công việc có nguy cơ chệch hướng.

Thứ hai, việc chuyển hướng nghiên cứu folklore là do có sự ảnh hưởng của ngành nhân học văn hóa. Qua các công trình của Bronislaw Malinowski và William Bascom, các khái niệm “bối cảnh tình huống” và “bối cảnh văn hoá” được quan tâm và vận dụng vào việc xem xét lại định nghĩa về folklore. Bối cảnh, vốn được coi là yếu tố tối cần thiết để hiểu một văn bản, giờ được xem là những tình huống cụ thể mà một văn bản sẽ được sáng tác hay diễn xướng để thu hút sự chú ý của người xem và là những hệ thống văn hoá lớn hơn mà văn bản là một phần trong đó. Những quan niệm về bối cảnh và tầm quan trọng của nó trong việc hiểu văn bản đòi hỏi cần có một cấp độ mới của việc phân tích và chuyển hướng chú ý của các nhà nghiên cứu folklore từ chức năng sang ý nghĩa, từ giải thích sang kiến giải. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tách rời các câu chuyện cổ (bằng cách văn bản hóa) ra khỏi địa điểm bản xứ, khỏi thời gian và xã hội đã sinh ra các tác phẩm ấy thì chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi về chất. “Bối cảnh xã hội, thái độ văn hóa, tình huống hùng biện, và năng lực cá nhân là những biến số tạo ra sự khác biệt rò rệt trong cấu trúc, văn bản và kết cấu của sản phẩm ngôn từ, …” [105, tr.211].


Trong việc vận dụng nhân học văn hóa, các nhà folklore học theo hướng dân tộc học lời nói (ethnography of speaking) đã phân tích lại định nghĩa folklore bằng cách xem lại các yếu tố cấu tạo nên một tiết mục folklore. Theo Dan Ben-Amos, trong một bài viết về truyện cổ tích cho rằng: “mục đích của phương pháp dân tộc học là mô tả toàn bộ các tiềm năng truyện kể và việc hiện thực hóa nó trong một xã hội nhất định” [104, tr.342]. Theo đó, việc nghiên cứu truyện cổ tích gồm có 03 yếu tố: người kể chuyện (story teller), sự diễn xướng (performance) và bối cảnh (context). Trong đó sự diễn xướng được xem là một phương thức thông tin nghệ thuật mà người kể đảm nhiệm một cách công khai vai trò của người giao tiếp với người nghe. Trong khi đó, Alan Dundes cho rằng trước đây cách định nghĩa thể loại folklore chỉ là một cách để phân loại, còn giờ đây bất cứ thể loại folklore nào cũng có thể được định nghĩa từ 03 yếu tố: kết cấu (texture): phần ngôn ngữ, gồm cả cấu trúc trừu tượng chi phối, thường không thể dịch; văn bản (text): là một dị bản hoặc là một lần kể duy nhất và bối cảnh (context): là hoàn cảnh riêng mà trong đó một mục (tác phẩm) được sử dụng thực sự [105, tr.508]. Khác với kiểu ghi bối cảnh như là chú thích của lối sưu tầm và văn bản hoá tư liệu, Alan Dundes cho rằng ghi lại bối cảnh là cần thiết cho mỗi thể loại nhưng việc ghi lại địa chỉ, thời gian, tên họ, tuổi của từng người cung cấp chưa phải là ghi lại bối cảnh mà những dữ liệu như thế chỉ mới là bắt đầu.

Thứ ba, một trong những ngành khoa học có ảnh hưởng góp phần tạo sự chuyển hướng trong nghiên cứu folklore là lí thuyết tiếp cận tâm lí học hành vi trong folklore. Trong một bài viết về hướng tiếp cận tâm lí học trong nghiên cứu folklore [163, tr.670-678], Hasan El-Shamy cho rằng hành vi được hiểu là phản ứng có điều kiện của cơ thể con người trước một sự tác động nào đó từ bên ngoài, là cái hoàn toàn có thể quan sát và ghi nhận được. Việc quan sát trực tiếp mới là sự chứng nhận quan trọng nhất được chấp nhận


trong tâm lí học hành vi. Do đó, khi vận dụng vào nghiên cứu folklore, việc tham dự và quan sát trực tiếp một buổi kể chuyện và ghi lại những phản ứng của người kể và người nghe sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu được những biến đổi tâm lí, những ý nghĩa của những hành động phản ứng từ phía người kể lẫn khán giả. Hasan El-Shamy kêu gọi các nhà folklore học quan tâm một cách ưu tiên chính bản thân những phản ứng mang tính chất folklore (hành động kể, hành động tạo niềm tin, hành động hát, hành động vận dụng một tục ngữ, hoặc hành động múa) và các yếu tố văn hóa xã hội có liên quan trước khi tiếp tục nghiên cứu chính các tiết mục folklore (truyện dân gian, tín ngưỡng, dân ca, tục ngữ hoặc múa). Để đạt được mục tiêu đó, ông đã giới thiệu một khái niệm gọi là “hành vi mang đặc tính folklore” (folklore behaviour), trong đó lưu ý đến sự kết nối trực tiếp giữa các yếu tố mang tính hành vi như động cơ, bối cảnh (gợi ý), phản ứng, và những sự quở trách trong cuộc diễn xướng của truyền thống dân gian của một cộng đồng tộc người. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc này, công tác nghiên cứu đã thiết lập các mối quan hệ có thể quan sát được hay lượng hóa được giữa sự ổn định và sự phát triển liên tục của bất kì tiết mục folklore nào hoặc sự tan rã hay biến mất của tiết mục đó.

Với hướng suy nghĩ VHDG là một quá trình, việc nghiên cứu truyện dân gian cơ bản được định vị trên những thành tựu của ngôn ngữ, nhân học văn hoá và tâm lí học hành vi. Qua những nền tảng đó, tác phẩm VHDG đã được xem xét với những góc nhìn khác và định hướng khác. Cụ thể như sau:

1. Xuất phát từ yêu cầu định nghĩa lại folklore, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bản chất của folklore gần với ngôn ngữ hơn là văn học. Dưới góc nhìn ngữ dụng học, folklore được xem như là một diễn ngôn; một câu chuyện được kể là một diễn ngôn kể chuyện. Nếu được coi là diễn ngôn thì việc kể chuyện phải đặt trong một sự kiện giao tiếp, giao tiếp nghệ thuật trong nhóm nhỏ. Folklore bản chất là một phác thảo của truyền thống, là “xung lực” và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022