hội và kết hợp với việc nghiên cứu phân tích trong phòng chỉ ra sự phân hoá lãnh thổ về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho mục tiêu của đề tài luận án.
* Giai đoạn khảo sát thực địa. là giai đoạn cần thiết khi nghiên cứu chi tiết bất kỳ một lãnh thổ để tìm ra sự phân hoá, bao gồm:
-Tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và kinh tế xã hội (sự phân bố dân cư, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất...)
- Nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng đối với nhau cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.
- Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán trong phòng.
Để nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành cảnh quan và xác định sự phân hóa lãnh thổ khu vực Hữu Lũng, việc khảo sát thực địa đã được tiến hành theo 4 tuyến chủ yếu từ trung tâm huyện đi Hòa Lạc, Quyết Thắng, Hữu Liên và Minh Sơn. Trên các tuyến này đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát qua các dạng địa hình khác nhau, đào trên 140 phẫu diện đất để lấy mẫu phân tích cũng như xác định lại ranh giới các loại đất. Việc khảo sát hiện trạng thảm thực vật được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn và khoanh vẽ theo sườn đối diện. Ngoài ra, để xác định sự phân hóa về chế độ nhiệt - ẩm, việc quan trắc vi khí hậu đã được tiến hành tại 3 điểm định vị chìa khóa ở xã Minh Sơn, Hòa Lạc và Yên Bình.
* Giai đoạn nghiên cứu trong phòng. Giai đoạn nghiên cứu trong phòng nhằm mục đích phân tích, đánh giá các kết quả điều tra ngoài thực địa, từ đó tìm ra qui luật phân hoá lãnh thổ nghiên cứu cả về định tính và định lượng.
+ Phân tích đặc tính lý - hoá học của đất trong phòng thí nghiệm: phân tích pHKCl bằng phương pháp pHmet; phân tích Ca++, Mg++ đo bằng AAS - quang phổ hấp phụ nguyên tử; phân tích CEC đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích tổng lượng hữu cơ (OM%) bằng phương pháp Walkley Black; phân tích Nitơ tổng số bằng phương pháp Kenđan; phân tích K2O tổng số bằng phương pháp công phá với HF + HClO4 đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích P2O5 tổng số bằng phương pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 1
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 2
- Sơ Đồ Các Bước Nghiên Cứu Và Đánh Giá Cảnh Quan
- Nhiệt Độ Trung Bình Của Các Tháng Mùa Đông Và Mùa Hè Ở Một Số Trạm
- Một Số Đặc Trưng Khí Hậu Của Tiểu Vùng Nam Hữu Lũng
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
công phá với H2SO4 + HClO4 so màu; phân tích K2O dễ tiêu theo phương pháp Matlova đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Oniani so màu; phân tích thành phần cơ giới bằng phương pháp ống hút Robinson. Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm phân tích đất trường
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
+ Phân tích liên hợp các loại bản đồ đơn tính phục vụ thành lập bản đồ cảnh quan. Ngoài ra, việc phân tích, đối chiếu các loại bản đồ để làm rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng, các thành phần và tìm ra quy luật của chúng phục vụ cho việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cũng được thực hiện với sự trợ giúp của các phần mềm GIS chuyên dụng như: Mapinfo, MicroStation,...
+ Tổng hợp và xử lý các phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cũng như đánh giá khả năng thích nghi sinh thái và phân tích hiệu quả kinh tế của từng loại hình sử dụng đất theo mục tiêu của đề tài luận án.
Phương pháp điều tra tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích hệ thống của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội từ các giai đoạn khảo sát thực địa và nghiên cứu trong phòng cho phép xác định tính phân dị chung nhất của lãnh thổ. Bằng cách này các đơn vị cảnh quan cũng đã được tổ hợp ma trận để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan khi thành lập bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng, làm cơ sở cho việc đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
b. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của lãnh thổ Hữu Lũng là những thông tin khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, các loại bản đồ, tài liệu... cần thu thập đã được hệ thống hóa theo đề cương đã vạch ra từ trước để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau này. Nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ.
- Thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa.
- Thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ.
- Thống kê qua các bảng điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định.
Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được, vì các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa.
c. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
Trong những năm gần đây, phương pháp đánh giá nhanh đã được đưa vào sử dụng trong các cuộc nghiên cứu phát triển. Phương pháp này sử dụng ngày càng nhiều như là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống. Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng trong đề tài cho ra một cách nhìn tổng thể đối với khu vực nghiên cứu. Cơ sở của phương pháp là tiếp cận với người dân địa phương để thu thập thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Có nhiều hình thức đánh giá nhanh nông thôn, nhưng đề tài luận án sử dụng hai hình thức chính sau:
+ Dùng phiếu điều tra: phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn các thông tin để thu thập số liệu phù hợp với nội dung của luận án. Luận án đã thực hiện điều tra tại 250 hộ gia đình trong khu vực, thu thập các thông tin về mức đầu tư và nguồn thu nhập từ các loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (cây cà phê chè, vải, na, nhãn), cụ thể là giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, năng suất, sản lượng, phân loại chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm và các nguồn thu khác.
+ Phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp để người nghiên cứu hiểu được đặc điểm của vùng nghiên cứu thông qua những cư dân trong vùng và những quan sát tại địa điểm nghiên cứu. Ngoài ra còn thực hiện lấy ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo ở các cấp tỉnh, huyện, xã và các sở, phòng, ban có liên quan.
d. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
Để xác lập sự đồng nhất hay phân dị lãnh thổ của các nhân tố sinh thái cũng như việc thể hiện chúng thì không còn cách nào khác là phải sử dụng bản đồ. Bản đồ được coi là “ngôn ngữ của địa lý học”, vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở
các loại bản đồ như: địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn và hiện trạng sử dụng đất mà tính toán tiềm năng, sức chứa cũng như khả năng phục hồi của lãnh thổ. Đặc biệt để đánh giá tổng hợp tài nguyên theo đơn vị lãnh thổ thì vấn đề không thể thiếu được là phải thành lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ này được xây dựng theo phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống kê dài. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, còn được hỗ trợ bởi Hệ thống thông tin Địa lý (GIS), đặc biệt trong phân tích và biến đổi thông tin, phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài toán địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp.
e. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ
* Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: đã sử dụng kết quả điều tra nhanh nông thôn, tiến hành lượng hoá các chỉ tiêu điều tra thành tiền cho 1 hecta sản xuất, sau đó phân tích chi phí-lợi ích tương ứng với các mức độ thích nghi sinh thái của các cây trồng nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức thích nghi của các loại hình sử dụng đất trồng cây vải, na, nhãn đã tiến hành thu thập các số liệu, thông tin liên quan tới quá trình sản xuất trên các dạng cảnh quan tương ứng với các mức thích nghi (S1, S2, S3) bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn. Các dữ liệu gồm:
- Các số liệu về đầu tư: giống, phân bón (phân tổng hợp, hữu cơ, đạm, lân, kali), nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động (trồng, chăm sóc và bảo vệ).
- Các số liệu về nguồn thu: năng suất, sản lượng, giá thị trường của sản phẩm, các nguồn thu khác (bán cây giống, cho vay, ... ).
Từ 250 phiếu điều tra, đã tiến hành định lượng hoá các số liệu trên thành tiền cho 1 ha sản xuất. Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các chỉ tiêu sau: lợi nhuận hiện thời (NPV) và tỷ suất lợi ích - chi phí (R) (đối với sản xuất nông nghiệp là tỷ suất thu nhập - đầu tư), thể hiện qua các công thức sau:
n
Bt
n B C t 1 (1 r)t 1
Trong đó:
NPV t t
t 1 (1 r)t 1
R
n
Ct
t 1 (1 r)t 1
Bt: lợi ích thu được năm thứ t; Ct: chi phí năm thứ t r: hệ số chiết khấu (%); n: số năm tính toán.
* Phương pháp tính giá chung của sản phẩm
Bài toán phân tích chi phí-lợi ích cho các loại hình sử dụng đất (vải, na, nhãn) trên các mức thích nghi yêu cầu phải có một mức giá chung cho từng sản phẩm trên mức thích nghi đó. Tuy nhiên trên thị trường, giá sản phẩm phân hoá theo chất lượng của từng loại sản phẩm, do vậy cần có phương pháp tính giá chung của sản phẩm. Trên cơ sở điều tra nhanh nông thôn về phân loại chất lượng sản phẩm và phân loại giá theo chất lượng sản phẩm của thị trường, tiến hành tính toán giá chung cho từng loại sản phẩm của cây ăn quả được trồng trên các mức độ thích nghi sinh thái theo công thức:
n
miVi
n
t
V i 1(Công thức tính giá chung của sản phẩm)
mi
i 1
Trong đó: Vt
là giá thị trường trung bình cho từng loại sản phẩm theo năm.
mi: là tổng sản lượng thu được của từng loại sản phẩm phân theo chất lượng (i=1,.., n).
Vi: là giá thị trường của sản phẩm phân theo chất lượng sản phẩm (i =1,..., n). trong đó n = 2 với sản phẩm của cây vải và nhãn; n = 3 với sản phẩm của cây na.
1.3. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
1.3.1. Tổng quan các hình thức đánh giá trong nghiên cứu cảnh quan
Từ lâu các nhà địa lý đã cố gằng tìm ra những phương pháp đánh giá để tăng cường độ tin cậy cho những kết quả nghiên cứu của mình, song do đối tượng nghiên cứu thường rất phức tạp vì có nhiều biến, nên trong nhiều trường hợp chưa đạt kết quả mong muốn. Hiện nay, Địa lý học đã phát triển và đạt được những tiến bộ khả quan nhờ việc tìm ra những phương pháp đánh giá mới cùng với sự trợ giúp của phương pháp Viễn thám và GIS.
Đánh giá được định nghĩa là sự ước lượng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các đối tượng nghiên cứu căn cứ vào mục đích cụ thể được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn liền với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó mà có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp (N.C. Huần, Đ.T. Thuận, P.Q.Tuấn, 2000).
Có thể phân chia ra các hình thức đánh giá như sau:
- Đánh giá từng thành phần: đánh giá này thường sử dụng trong các khoa học bộ phận, chẳng hạn: đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày... Nhược điểm của đánh giá từng thành phần là đã loại bỏ quan hệ của nó với các thành phần tự nhiên khác.
- Đánh giá tổng hợp: Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ nhiều chiều và tác động qua lại lẫn nhau theo không gian cũng như thời gian. Các nhân tố thành phần này luôn tác động một cách đồng thời và tổng hợp lên các đối tượng sản xuất nên đòi hỏi phải xuất hiện loại đánh giá khác phức tạp hơn, đó là đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ chính xác mà có thể phân chia đánh giá thành các hinh thức sau:
- Đánh giá định tính: Việc đánh giá tài nguyên đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn giản, chủ quan người ta phân chia tài nguyên thành các mức độ “tốt”, “xấu” và “nhiều”, “ít” cho đến những phân tích, đánh giá một cách có cơ sở khoa học. Như vậy, việc đánh giá định tính cũng có 2 mức độ là: định tính cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ sở số liệu định lượng, có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với một loại hình sử dụng nhất
định. Kết quả đánh giá định tính thường không đưa ra một chỉ số định lượng mà chỉ trình bày định tính trong phạm vi tính chất của đối tượng. Thang đánh giá định tính có thể là 3 hạng (tốt - trung bình - xấu) hay năm hạng (tốt - khá - trung bình - kém
- rất kém) hoặc nhiều hơn theo nhu cầu cụ thể.
- Đánh giá định lượng: Sự thiếu định lượng trong đánh giá đã làm cho việc giải quyết các vấn đề địa lý trở nên khó khăn và mang tính chất phiến diện, bởi lẽ một khi đã không định lượng thì hiệu quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của các chuyên gia và kết quả đánh giá sẽ thiếu sức thuyết phục.
- Đánh giá bán định lượng: trong nghiên cứu không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được đánh giá định lượng. Đối với những lãnh thổ rộng lớn và số liệu nghiên cứu chưa đầy đủ thì việc nghiên cứu định lượng sẽ vô cùng phức tạp. Để khắc phục khó khăn này, từ lâu người ta đã vận dụng phương pháp bán định lượng, ví dụ trong kinh tế, từ đầu những năm 1970 đã ra đời một số phương pháp như: phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, phương pháp phân tích thứ tự.
Như vậy đánh giá định tính, định lượng hay bán định lượng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đều là những công việc cần thiết. Thông thường, người ta thực hiện đánh giá định tính trước trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sơ bộ trước đây. Tiếp theo là bước đánh giá bán định lượng và cuối cùng là đánh giá định lượng để từ đó đưa ra những định hướng cho việc quy hoạch sử dụng lãnh thổ.
1.3.2. Sự ra đời hướng đánh giá kinh tế sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan
Các phương pháp đánh giá thành phần đã được đề xuất và ứng dụng trong nhiều công trình nghiên cứu địa lý từ trước đến nay. Đây là tiền đề của sự ra đời hướng đánh giá kinh tế sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan.
Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi (Mukhina L.I., 1973), hay có tên gọi khác là đánh giá tiềm năng sản xuất là phương pháp đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý tự nhiên (tổng hợp hay chuyên ngành) ứng dụng: cảnh quan ứng dụng (Ixatrenko, 1980; Shishenko, 1988), địa mạo ứng dụng (Zvonkova, 1970), khí hậu, đất (FAO, 1993). Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường
được thể hiện ở dạng điểm, hoặc cấp (Mukhina, 1973; N.V.Sơn, 1987; N.C.Huần, 1992).
Đánh giá kinh tế có ưu thế trong nghiên cứu địa lý kinh tế như đánh giá kinh tế tài nguyên đất, rừng (Zvorưkin K.B, 1968; Minx, 1971; Runova, Mukhina, 1985),... Hiệu quả kinh tế thường thể hiện ở dưới dạng đơn vị tiền tệ trên đơn vị diện tích trong một thời gian xác định. Đặc biệt trong những năm gần đây, phương pháp đánh giá kinh tế thường sử dụng công cụ phân tích chi phi - lợi ích (Đ.N.Toàn, 1996; L.T. Cán, 1995).
Phân tích, đánh giá ảnh hưởng môi trường các dự án sản xuất hoặc khai thác sử dụng tài nguyên đã có những bước tiến rõ rệt trong 10 năm trở lại đây. Phương pháp này ở một số nước, đặc biệt ở Mỹ thuộc lĩnh vực của địa lý môi trường. Trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Nga, Ucraina, Benarusia, khi phân tích môi trường học đã chú ý đến các hiện tượng, quá trình địa lý tự nhiên cực đoan như xói mòn đất, hạn hán, trượt lở ... (Shishenki P.G., 1988).
Ở Việt Nam, vấn đề phân tích các khía cạnh xã hội trong địa lý ứng dụng chưa được chú ý nhiều. Nó có ưu thế chỉ ở các nước tư bản phát triển như Nhật, Đức, Mỹ...
Trong nghiên cứu địa lý, khi đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên phải dựa vào kết quả của các loại đánh giá trên, cách tiếp cận tổng hợp này đã được nhắc đến trong nhiều tài liệu chuyên ngành (FAO, 1986, 1993...).
Các kết quả nghiên cứu đánh giá các chuyên ngành nêu trên là tiền đề để hình thành tiếp cận đánh giá tổng hợp sinh thái - kinh tế - môi trường - xã hội, và được gọi là đánh giá kinh tế sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan.
1.3.3. Các bước nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ Hữu Lũng
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhằm định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ là một phần của quá trình nghiên cứu quy hoạch tổng thể lãnh thổ. Mặc dù các bước của quy trình được nêu một cách tách biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới các mục tiêu đã xác định. Đối với lãnh