Kết Quả Đánh Giá Điểm Của Cụm Du Lịch Tỉnh Bắc Giang

- Điểm du lịch di tích cách mạng Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa): Nơi huấn luyện cán bộ quân sự và là cơ sở in báo của Trung ương và xứ ủy Bắc Kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Sản phẩm du lịch: Tham quan di tích lịch sử cách mạng, tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên, học sinh. Thời gian tham quan: Trong ngày

- Điểm du lịch làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên): Làng nghề Tăng Tiến có lịch sử hình thành trên 300 năm với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre đan nổi tiếng toàn quốc. Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống, du lịch trải nghiệm cuộc sống của cư dân bản địa, du lịch thương mại tham quan và mua sản vật địa phương. Thời gian tham quan: Trong ngày

- Điểm du lịch Vân Hà (huyện Việt Yên). Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống như rượu Làng Vân, bánh đa Thổ Hà, giao lưu văn hóa lễ hội truyền thống, tham dự các trò chơi dân gian. Thu hút khách du lịch quốc tế tới giao lưu tham quan tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa, thu hút khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận về dự lễ hội. Thời gian tham quan: 1 - 2 ngày

2.3.2.2. Đánh giá cụm du lịch

Theo quy hoạch tổng thể du lịch Bắc Giang và kết quả nghiên cứu, khảo sát thì du lịch Bắc Giang được chia thành ba cụm du lịch chính:

- Cụm du lịch trung tâm Tỉnh: Gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần huyện Lục Nam. Hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Thành cổ Xương Giang, một số làng nghề truyền thống. Đây là khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn nhất tỉnh, đặc biệt là vào mùa lễ hội.

- Cụm du lịch phía Đông tỉnh: Gồm địa bàn huyện Sơn động, huyện Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam (Tây Yên Tử). Hoạt động du lịch tập chung ở một số địa điểm như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Đồng Cao, du lịch cộng đồng xã An Lạc, vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa, hoạt động chính là dã ngoại, cắm trại, leo núi, vãn cảnh chùa...

- Cụm du lịch phía Tây tỉnh: Gồm huyện Yên Thế, huyện Việt Yên, gắn với khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực này là không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh. Tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa và du lịch chủ yếu vào mùa lễ hội.

Luật Du lịch năm 2017 không quy định và đưa ra hình thức tổ chức lãnh thổ cụm du lịch, tuy nhiên với thực tế phát triển du lịch địa phương, việc hình thành cụm du lịch trên địa bàn tỉnh là cần thiết với các lí do sau:

+ Địa hình, cảnh quan của Bắc Giang rất đa dạng, gồm địa hình đồi núi ở các huyện phía Tây và Đông của tỉnh, có khu vực độ cao trung bình trên 1000m; vùng phía Đông là vùng núi đất với cảnh quan rừng nguyên sinh nhiệt đới; vùng trung tâm gồm Tp. Bắc Giang, huyện Việt Yên là vùng thấp, bằng phẳng.

+ Trong mỗi khu vực này có các điểm du lịch nằm gần nhau về mặt vị trí, có nét đương đồng trong sản phẩm du lịch. Chúng tôi xác định tỉnh Bắc Giang có 3 cụm du lịch được đánh giá nằm trong ba tiểu vùng: trung tâm, phía Đông và phía Tây tỉnh.

+ Từ tiểu vùng du lịch trung tâm với các cụm du lịch chủ yếu hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh: từ trung tâm lên phía Bắc, sang phía tây, phía Đông nam và kết nối với các tỉnh lân cận.

Theo thang điểm đánh giá được xây dựng, kết quả 3 cụm du lịch được đưa ra xem xét, đánh giá có 02 cụm du lịch thuận lợi, có ý nghĩa quốc gia, đang được khai thác ở mức độ tốt nhất (cụm Trung tâm, cụm phía Đông). Có 1 cụm du lịch đánh giá khá thuận lợi có ý nghĩa vùng.

Cụm du lịch có điểm số cao nhất là cụm du lịch Trung tâm Tỉnh (Tp. Bắc Giang và phụ cận) với 42 điểm, tỉ lệ điểm so với điểm tối đa là 95% với các điểm du lịch khá hấp dẫn như Thành cổ Xương Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, khu du lịch Suối Mỡ. Hệ thống CSVC-KT du lịch khá tốt, giao thông thuận lợi so với các cụm du lịch khác trong tỉnh. Tiếp đến là cụm du lịch phía Đông với các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia đạt 36/44 điểm. Cụm du lịch phía Tây với số điểm 31/44 điểm, ở mức khá thuận lợi.

Về mức độ khai thác của các cụm du lịch, kết quả đánh giá cho thấy, cụm du lịch Trung Tâm (Tp. Bắc Giang Giang và phụ cận) và cụm du lịch phía Đông có khả năng khai thác tốt. Hiện nay trong cụm số lượng các điểm du lịch được khai thác có hiệu quả chiếm tỉ lệ cao. Đây là cụm du lịch có TNDL hấp dẫn, độc đáo, có CSHT tốt, hệ thống dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đi kèm) đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách du lịch.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá điểm của cụm du lịch tỉnh Bắc Giang

Stt


Cụm du lịch

Số lượng điểm tài nguyên

CSHT, CSVC

- KT

Thời gian hoạt

động

Tính liên kết


Sức chứa


Tổng điểm


Xếp loại, ý nghĩa

Mức độ khai thác

hiện tại


1

Cụm trung tâm (Thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần

huyện Lục Nam)


12


12


8


6


4


42

Thuận lợi (Quốc gia, quốc tế)


Tốt


2

Cụm phía Đông (Huyện Sơn Động, Lục Ngạn, một phần huyện

Lục Nam)


12


9


6


6


3


36

Thuận lợi (Quốc gia, quốc tế)


Tốt

3

Cụm phía Tây (Huyện

Yên Thế, Việt Yên)

9

9

6

4

3

31

Khá thuận

lợi (Vùng)

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 10


(Nguồn: Tính toán của tác giả)

2.3.2.3. Đánh giá tuyến du lịch

Việc cải thiện CSHT giao thông, CSVC - KT phục vụ du lịch cho phép liên kết các điểm du lịch Tây Yên Tử với các điểm du lịch tỉnh Bắc Giang và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Từ Thủ đô Hà Nội đến TP. Bắc Giang theo con đường cao tốc mới hoàn thành có chiều dài khoảng 45 km (gần 1 giờ ô tô), du khách từ TP Bắc Giang đến khám phá Tây Yên Tử với các tuyến du lịch chính sau:

- Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 293 và 289: TP Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng) - Thắng cảnh khu Suối Mỡ, Suối nước Vàng (huyện Lục Nam) - Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) - thị trấn An Châu (Sơn Động) - Khe Rỗ (Sơn Động) - TP. Bắc Giang. Đây được ví là ”con đường tâm linh” có chiều dài xấp xỉ 100 km. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch tâm linh, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch mua sắm hàng hóa lưu niệm, đặc sản địa phương, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch cộng đồng, du lịch thăm quan cảnh quan tự nhiên. Loại hình du lịch: Tham quan đình chùa tại TP.Bắc Giang và huyện Yên Dũng, du lịch nghỉ dưỡng tại Suối Mỡ (Lục Nam), du lịch tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao (Sơn Động), du lịch tham quan rừng nguyên sinh Khe Rỗ. Thời gian du lịch dự kiến: 3 ngày 2 đêm, du khách có thể lưu trú tại TP.Bắc Giang, khu Suối Mỡ (Lục

Nam), hoặc khu Đồng Thông và thị trấn An Châu (Sơn Động).

- Tuyến du lịch hành trình theo quốc lộ 37 và quốc lộ 31 từ TP. Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng) - Chũ (Lục Ngạn) - hồ Khuôn Thần hoặc hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) - An Châu - Rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) – TP Bắc Giang. Nhánh rẽ 1 vào chùa Vĩnh Nghiêm và Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, nhánh rẽ 2 theo quốc lộ 37 và 31 lên Chũ, hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn) và An Châu (Sơn Động). Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch: tham quan di tích, mua sắm hàng hóa lưu niệm, đặc sản địa phương (vải thiều), tham quan thắng cảnh hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn, giao lưu, trải nghiệm cuộc sống với cộng đồng dân tộc thiểu số. Thời gian du lịch dự kiến: 3 ngày 2 đêm, lưu trú tại điểm du lịch hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn) hoặc thị trấn An Châu (Sơn Động).

- Tuyến du lịch phụ trợ (bổ sung và kết hợp 2 tuyến trên): Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) - Thị trấn An Châu (Sơn Động) - Thị trấn Chũ, chùa Am Vãi, hồ Khuôn thần, hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) và ngược lại. Các tuyến du lịch trên còn có thể kết nối liên tỉnh như: Từ thị trấn An Châu (huyện Sơn Động) đi Hoàng Bồ (Quảng Ninh) - Đông Yên Tử (Uông Bí) - vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); hoặc từ Yên Dũng (Bắc Giang) sang Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh).

- Về lâu dài, có thể đưa vào khai thác tuyến du lịch kết hợp thủy bộ: (i) Di chuyển đường bộ từ TP Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuống thuyền xuôi Lục Đầu Giang thăm đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương), ngược dòng sông Lục Nam thăm chùa Linh Quang (xã Huyền Sơn), chùa Cao, chùa Non (xã Khám Lạng), quay trở lại ngã ba sông Thương và trở về TP Bắc Giang; (ii) hoặc từ TP Bắc Giang bằng đường bộ thăm chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuôi dòng sông Thương, đền Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang ngược theo Sông Cầu qua thăm một số địa điểm của huyện Việt Yên và Hiệp Hòa - trở về TP Bắc Giang [2].

Bảng 2.6. Đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở Bắc Giang

Stt


Tuyến du lịch

Độ hấp dẫn

Mức độ khai

thác

Độ tiện tích

Tín h an toàn


Tổng điểm


Xếp loại, ý nghĩa

Mức độ khai thác


1

Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 293 và 289: TP. Bắc Giang - Yên Dũng - Lục Nam -Sơn

Động - TP. Bắc Giang.


12


8


3


4


27

Quốc gia,

quốc tế


Tốt


2

Tuyến du lịch hành trình theo quốc lộ 37 và quốc lộ 31 từ TP. Bắc Giang - Yê Dũng

- Lục Ngạn - Sơn Động - TP. Bắc Giang.


9


6


3


3


22

Quốc gia,

quốc tế


Tốt


3

Tuyến du lịch phụ trợ: Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) - Thị trấn An Châu (Sơn Động) - Thị trấn Chũ, chùa Am Vãi, hồ Khuôn thần, hồ Cấm Sơn

(Lục Ngạn)


9


4


2


3


18


Vùng


Tốt


4

Tuyến du lịch kết hợp thủy bộ: (i) Di chuyển đường bộ từ TP. Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuống thuyền xuôi Lục Đầu Giang thăm đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương), ngược dòng sông Lục Nam thăm chùa Linh Quang (xã Huyền Sơn), chùa Cao, chùa Non (xã Khám Lạng), quay trở lại ngã ba

sông Thương và trở về TP. Bắc Giang


6


4


2


2


14


Vùng


Trung bình


5

Tuyến kết hợp đường bộ với đường thủy: TP.Bắc Giang bằng đường bộ thăm chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuôi dòng sông Thương, đền Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang ngược theo Sông Cầu qua thăm một số địa điểm của huyện Việt Yên

và Hiệp Hòa - trở về TP. Bắc Giang


6


4


2


2


14


Vùng


Trung bình

6

TP Bắc Giang - Tân Yên - Yên Thế

6

4

3

3

16

Vùng

Khá

7

TP Bắc Giang - Việt Yên - Hiệp Hòa

9

4

3

3

19

Vùng

Khá


(Nguồn: Tổng hợp đánh giá của tác giả)

2.4. Thực trạng liên kết tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang với các tỉnh phụ cận

2.4.1. Khái quát về vùng phụ cận

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km2 theo quốc lộ 1A - nằm trong quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội. Nằm gần các điểm du lịch trọng điểm như Quảng Ninh (130 km theo

quốc lộ 279), Hải Dương (70 km theo quốc lộ 37), Hải Phòng (130 km theo quốc lộ 37), Lạng Sơn (110 km theo quốc lộ 1A), Thái Nguyên (170 km theo quốc lộ 17).

Nằm trên hành lang kinh tế phía đông của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) liên kết thuận lợi với các trung tâm kinh tế, du lịch trong nước và vùng Đông Nam Trung Quốc (Bằng Tường, Nam Ninh).

Nằm trong vùng TDMNPB, liền kề với các trung tâm lớn, khả năng kết nối thuận lợi với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương.... là những tỉnh rất phát triển du lịch và có một số điểm du lịch nổi tiếng. Đặc biệt là mối liên kết với du lịch Quảng Ninh về mặt văn hóa tâm linh Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử.

Việc cải thiện CSHT giao thông, CSVC - KT phục vụ du lịch cho phép liên kết các điểm du lịch Tây Yên Tử với các điểm du lịch tỉnh Bắc Giang và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.

2.4.2. Các tuyến du lịch liên kết Bắc Giang với vùng phụ cận

- Tuyến du lịch quốc gia: Bắc Giang có thể liên kết tạo tuyến du lịch Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)

- Tuyến du lịch kết nối vùng: Hầu như chưa phát triển. Thời gian gần đây mới bắt đầu khai thác một số tuyến như:

Tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Quảng Ninh (theo QL 1A, QL 27 hoặc QL 1A, đường tỉnh 293), là tuyến du lịch tâm linh kết nối Tây Yên Tử

Tuyến Hải Dương - Bắc Giang - Quảng Ninh (theo tuyến đường tỉnh 293, QL 297), kết nối các di tích gắn với thời nhà Trần: Côn Sơn - Kiếp Bạc, Vĩnh Nghiêm, Tây Yên Tử

Tuyến Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh (theo tuyến QL 37, QL 18), kết nối các di tích chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm - Phượng Hoàng, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử

Tuyến Thái Nguyên - Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh (theo tuyến QL 37, QL 18), kết nối Hồ Núi Cốc, Chùa Bổ Đà, các làng nghề truyền thống huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hạ Long

Tuyến Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh (theo tuyến QL 37), kết nối Hồ Núi Cốc, Khu Khởi nghĩa Yên Thế, Chùa Vĩnh Nghiêm, Yên Tử

Tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn (theo tuyến QL 1A, QL 279) kết nối thủ đô với các điểm du lịch Bắc Giang như chùa Vĩnh Nghiêm, thành Xương Giang, vườn cây ăn quả Lục Ngạn, Tây Yên Tử, Thành phố Lạng Sơn

Các tuyến du lịch rất tiềm năng, tuy nhiên, hầu hết du khách chỉ dừng chân tại Bắc Giang để mua sắm, tham quan vãn cảnh ở một số ngôi chừa với thời gian rất ngắn. Bắc Giang vẫn chưa trở thành điểm du lịch chính trên các tuyến liên tỉnh kết nối vùng.

- Trung tâm du lịch: Các trung tâm du lịch Bắc Giang có thể liên kết hiệu quả gồm: Lạng Sơn. Hạ Long, Chí Linh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Cao Bằng.....

2.4.3. Khả năng khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận.

Khả năng khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của Bắc Giang rất lớn.Với khả năng liên kết trong phát triển với các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Giang cũng đã tăng cường hợp tác, liên kết nhằm trao đổi kinh nghiệm, mở rộng kết nối các tour, tuyến du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính chất liên vùng. Chương trình hợp tác liên kết với các tỉnh đã được xúc tiến thực hiện như chương trình hợp tác liên kết du lịch Bắc Giang - Hà Nội - Lạng Sơn; chương trình hợp tác liên kết Thái Nguyên

- Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh; chương trình hợp tác liên kết Bắc Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Các chương trình hợp tác liên kết trên phát huy hiệu quả nên trong những năm qua lượng khách du lịch Bắc Giang tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên các chương trình hợp tác liên kết mới chỉ ở phạm vi trong nước, chưa có sự hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong công tác đào tạo phát triển sản phẩm du lịch.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, Bắc Giang đã thực hiện rất tốt việc liên kết để cùng phát triển đối với ngành du lịch tỉnh nhà. Ngay trong Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bắc Giang đã xác định phát triển du lịch theo hướng liên kết với các tỉnh lân cận. Các tuyến du lịch liên kết đã được xác định và đưa vào quy hoạch.

Hướng thứ nhất dọc theo quốc lộ 1A đi Lạng Sơn, hướng thứ hai đi Thái Nguyên, hướng thứ ba đi Quảng Ninh. Năm 2012, Sở VH,TT&DL Bắc Giang đã tổ chức các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên. Năm 2014, Bắc Giang tổ chức hội thảo kí kết liên kết hợp tác với Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La…

Việc tổ chức các hội thảo liên kết và kí kết các chương trình hợp tác đã thúc đẩy

sự phát triển liên kết ngành du lịch của Bắc Giang, tạo tiền đề cho việc hình thành các tour du lịch mới, sản phẩm du lịch mới.

Bản đồ du lịch Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn được phát hành và trang thông tin điện tử về du lịch của Bắc Giang cũng được liên kết với trang thông tin điện tử của các tỉnh nằm trong liên kết. Nhờ đó mà nhiều điểm đến của Bắc Giang đã được các đơn vị lữ hành lựa chọn đưa vào sản phẩm, và ngành du lịch Bắc Giang có sự khởi sắc nhanh chóng. Theo thống kê, năm 2014 Bắc Giang đón khoảng 320 nghìn lượt khách, doanh thu khoảng 192 tỷ đồng.

2.5.2. Hạn chế và thách thức

Trong xu thế chung của sự phát triển hiện nay, qúa trình liên kết để phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang gặp khá nhiều hạn chế và thách thức.

Thứ nhất là sự phát triển kinh tế không đồng bộ giữa Bắc Giang với các tỉnh lân cận. Điều này gây khó khác cho liên kết phát triển du lịch đồng bộ.

Thứ hai là vấp phải sự cạnh tranh với các vùng khác có tiềm lực du lịch mạnh và truyền thống liên kết hơn so với Bắc Giang.

Thứ ba là hệ thống CSHT, CSVC-KT để phát triển du lịch của Bắc Giang còn yếu kém

Thứ tư là nguồn nhân lực làm du lịch còn yếu kém về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ.

Thứ năm là ý thức của người dân trong việc truyên truyền quảng bá và phát triển ngành du lịch chưa cao.

Thứ sáu là các đơn vị lữ hành trong địa bàn tỉnh còn ít, non yếu về tiềm lực tài chính.

Và quan trọng hơn cả là ngành du lịch tỉnh Bắc Giang hiện nay hầu như chưa theo kịp công nghệ số và cuộc cách mạng 4.0 của nhân loại trong việc ứng dụng vào phát triển du lịch.

2.5.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Bắc Giang

Sử dụng phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), nguy cơ (threats) nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Bắc Giang để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ yếu tố nội tại bên trong, cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những yếu tố từ bên ngoài.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Sức hấp dẫn, mời gọi của địa danh du lịch mới trên bản đồ du lịch Việt Nam với các địa điểm du lịch nổi tiếng: Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm.

- Sức hấp dẫn của một vùng văn hóa đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc. Bắc Giang là nơi hội tụ của các dân tộc cùng chung sống qua bao thế hệ tích tụ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú.

- Hình ảnh du lịch đã được quảng bá ra thế giới và trong nước. Tây Yên tử kết hợp với Đông Yên Tử (Quảng Ninh) công nhận là một di sản thế giới vì có đặc điểm nổi bật về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và danh lam thắng cảnh với vẻ đẹp huyền bí và lòng hiếu khách của người dân.

- Bắc Giang có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong nước và khu vực bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương và địa phương đến phát triển du lịch.

- Môi trường sống an toàn và ổn định, người dân thân thiện. Cộng đồng các dân tộc miền núi đa dạng, đa bản sắc văn hóa, hiếu khách, trung thực cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thỏa mái và thư giãn đối với du

khách.

- Xuất phát điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang thấp, cơ sở vật chất nơi đây vẫn khá nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

- Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất phong trào và chưa có chiều sâu, việc đầu tư các khu vui chơi giải trí ở trung tâm thành phố Bắc Giang và các huyện có điểm du lịch còn ít.

- Du lịch Bắc Giang chưa tạo được bản sắc riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu du lịch cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có ấn tượng.

- Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu và chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có số ít có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài.

- Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng bộ các tuyến, điểm du lịch và phát huy thế mạnh của mỗi địa phương

còn yếu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023