Khách Du Lịch Tỉnh Bắc Giang Và Cả Nước Giai Đoạn 2010 - 2016

hợp sân golf dịch vụ (Yên Dũng). Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Tuấn Quỳnh đang đầu tư khu du lịch sinh thái - tâm linh Hang Dầu (Yên Dũng).

2.2. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Giang

Du lịch Bắc Giang giai đoạn 2011-2016 có sự phát triển khá nhanh. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây, có thể thấy khách du lịch đến Bắc Giang chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến từng năm rất thấp, khoảng 2% tổng số khách. Tốc độ tăng trưởng khách trung bình khoảng 27%, thời gian lưu trú trung bình của khách thấp, mức chi tiêu bình quân/ngày/khách không cao dẫn đến tổng thu nhập từ khách du lịch của Bắc Giang còn thấp so với các địa phương khác trong vùng, chưa tương xứng với tiềm nãng vốn có.

2.2.1. Khách du lịch

Lượng khách du lịch tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 có 142 000 lượt khách (trong đó có 2.120 lượt khách quốc tế), chiếm 0,43% tổng lượng khách du lịch cả nước.

Bảng 2.3. Khách du lịch tỉnh Bắc Giang và cả nước giai đoạn 2010 - 2016

(Đơn vị: Nghìn lượt khách)


Năm

2010

2012

2014

2015

2016

Khách du lịch Bắc Giang

142

194

326

408

525

Khách du lịch cả nước

33,050

39348

46374

64944

72013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 8

[20]

Đến năm 2016 có 525.000 lượt khách (trong đó có 8000 lượt khách quốc tế), chiếm 0,73% tổng khách du lịch cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011

- 2016 đạt 24,35%/năm. Lượng khách đến chủ yếu vào mùa lễ hội (từ tháng 01 đến tháng 4 âm lịch hàng năm).

Cơ cấu khách nội địa là chủ yếu, thị trường khách nội địa chủ yếu là khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh.....

Khách quốc tế chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong lượng khách đến Bắc Giang (1,5%). Thị trường khách quốc tế chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... mục đích chủ yếu là làm ăn buôn bán kết hợp du lịch tham quan với thời gian lưu trú ngắn.

Nghìn

HÌNH 2.5. HIỆN TRẠNG KHÁCH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

600

517

500

400

320

300

200

190.95

139.88

100

2.12

0

2010

2012

2014

2016

Năm

Khách nội địa Khách quốc tế


3.45


6.31

8

Nguồn [20]

Số ngày lưu trú trung bình thấp. Tuy lượng khách tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu là khách tham quan, du lịch tâm linh, tham gia các lễ hội hoặc khách buôn bán nông sản. Do đó khách thường đi trong ngày, lượng khách lưu trú hầu như không đáng kể, ước tính chỉ khoảng 2-3% tổng lượng khách toàn tỉnh. Với công suất sử dụng buồng từ 30 - 40%, hệ số chung buồng là 2, ngày lưu trú trung bình là từ 1

- 1,5 ngày.

Điều này cho thấy một thực trạng là các sản phẩm du lịch dịch vụ của tỉnh chưa thật sự đa dạng hấp dẫn khách du lịch.

Mức chi tiêu trung bình của khách cũng còn thấp. Qua số liệu thống kê, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bắc Giang còn khá thấp so với mức chi tiêu bình quân khách du lịch tại Việt Nam. Lượng khách đến Bắc Giang chủ yếu là khách tham quan, tham dự lễ hội, lượng khách lưu trú thấp. Do đó ước tính mức chi tiêu trung bình khoảng 300 - 500 nghìn/người/ngày.

2.2.2. Doanh thu du lịch

Về tổng thu từ khách du lịch [20]: năm 2010 đạt 28,4 tỷ đồng, chiếm 0,03% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Năm 2016 đạt 199,5 tỷ đồng, chiếm 0,05% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 38,3%, tăng gấp 7 lần.

Về cơ cấu doanh thu: Do hoạt động lữ hành cũng như các hoạt động dịch vụ bổ sung khác trên địa bàn còn hạn chế, nên hầu hết các nguồn thu từ hoạt động du lịch là

từ các dịch vụ ăn uống, lưu trú và phương tiện đi lại. Doanh thu từ khách nội địa là chủ yếu.

Tỷ

HÌNH 2.6. TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

250

199.5

200

142.8

150

104.4

100

73.6

50

28.4

35.2

48.6

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỉnh Bắc Giang

2016

Năm


Nguồn: [20]


2.2.3. Lao động trong ngành du lịch

Năm 2010, Bắc Giang có 890 lao động trong ngành du lịch, đến năm 2016 tăng lên 2.715 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, ngoài ra có hàng nghìn lao động gián tiếp. Chỉ tiêu lao động bình quân 1 buồng cần 1,5 lao động trực tiếp và khoảng 5 lao động gián tiếp, năm 2016 có số buồng là 4.250 buồng thì ước tính Bắc Giang cần khoảng 19.000 lao động (trong đó khoảng 6.200 lao động trực tiếp). Như vậy tỉnh Bắc Giang còn thiếu khá nhiều về nguồn nhân lực.

Chất lượng của lao động trong ngành du lịch còn hạn chế. Lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 40% tổng số lao động ngành du lịch. Trong đó lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 5%; trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống.

Từ những con số sơ bộ trên cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh trong ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lí du lịch và các doanh nghiệp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Người

3000

HÌNH 2.7. HIỆN TRẠNG TỔNG LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

2715

2427

2500

2071

2000

1706

1567

1500

1104

1000

890

500


0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Năm

Tổng lao động ngành du lịch


Nguồn: [20]


2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Cơ sở lưu trú: Năm 2010 toàn tỉnh có 240 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 2.500 buồng lưu trú. Đến năm 2016 tăng lên 316 cơ sở lưu trú với 4.250 buồng lư trú. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011 - 2016 đạt 4,96%/năm đối với cơ sở lưu trú và 9,25%/năm đối với buồng lưu trú.

Hiện toàn tỉnh có 23 khách sạn, chủ yếu tập chung tại thành phố Bắc Giang, trong đó có 1 khách sạn đạt chất lượng 4 sao (khách sạn Mường Thanh - thành phố Bắc Giang). Các cơ sở homestay tại khu du lịch cộng đồng xã An Lạc huyện Sơn động có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện lưu trú cho số lượng khách lớn.

Về chất lượng, các cơ sở lưu trú đã quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, tuy nhiên chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong thời đại mới.

- Cơ sở ăn uống: Các cơ sở nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh chưa nhiều và tập chung chủ yếu tại thành phố Bắc Giang. Các nhà hàng quy mô nhỏ, chất lượng phụ vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

- Các cơ sở thể thao vui chơi, giải trí: Hiện tại hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Tại trung tâm thành phố đã có một số công viên nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi thư giãn cho người

già và trẻ em. Một số sân Gold đã được đầu tư xây dựng nhưng quy mô còn nhỏ (sân Gold Yên Dũng). Các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm chưa phát triển.

2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch

Bắc Giang đã tăng cường quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch. Tỉnh rất chú trọng xúc tiến, quảng bá với nhiều phương tiện truyền thông, nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm thông tin và xúc tiến Du lịch của tỉnh cũng đã hoạt động rất hiệu quả. Với các hoạt động thiết thực như tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch, tham giá các chương trình, quảng bá website, xuất bản các ấn phẩm...

Đặc biệt năm 2019 này hoạt động quảng bá du lịch được trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh thực hiện rất thành công và hiệu quả. Việc tổ chức “Tuần văn hóa - du lịch Bắc Giang 2019” với chủ đề “khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” đã góp phần to lớn đưa hình ảnh du lịch Bắc Giang tới mọi du khách trên cả nước. Bằng nhiều hình thức quảng bá như tổ chức các cuộc thi thể thao, thi chạy việt dã, thi ảnh đẹp, thi hát chầu văn... và lợi dụng sức lan tỏa của các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... kết quả của quảng bá du lịch Bắc Giang thu được kết quả rất tốt; bằng chứng là lượng du khách tới Bắc Giang tăng đột biến chỉ trong ba tháng xuân.

2.2.6. Thực trạng đầu tư

Đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được chú trọng. Các khu du lịch như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, chùa Bổ Đà là các khu đã được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Dự án tuyến đường tỉnh 293 nối liền thành phố Bắc Giang với huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông trên toàn tỉnh đã được cải thiện rõ.

Đầu tư ngoài ngân sách được đẩy mạnh. Công tác mời gọi đầu tư ngoài ngân sách được trung tâm xúc tiến du lịch rất chú trọng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục đầu tư. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ thu hút được 6 dự án đầu tư: Khách sạn Mường Thanh 4 sao của tập đoàn Mường Thanh, Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ của công ty du lịch Đường Việt, Khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, sân golf Yên Dũng.

2.1.7. Thực trạng tổ chức quản lí và quy hoạch du lịch

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung khai thác có hiệu quả, huy động các nguồn vốn để phát triển du lịch theo hướng vừa đầu tư, vừa khai thác, thực hiện đa dạng hoá các loại hình du lịch. UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của các cấp, các ngành và nhân dân đối với sự phát triển du lịch và hiệu quả kinh tế - xã hội mà du lịch mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế.

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở VH – TT & DL cùng các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch du lịch; tăng cường công tác quản lí, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng.

- Lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc sắc để đưa vào các tour du lịch, xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng. Định kì phân loại, đánh giá các cơ sở lưu trú, dịch vụ, ban hành quy định về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng.

- Tỉnh đã tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư: ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để các hộ dân đầu tư phát triển du lịch.

- Tỉnh đã đăng cai tổ chức các lễ hội vùng, miền tại tỉnh, thông qua đó giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về các lễ hội đặc sắc của Bắc Giang, hình thành các tour, tuyến du lịch có hiệu quả.

Ngoài ra, Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng của mình đã thường xuyên chú trọng đến công tác quản lí nhà nước, phối hợp với ngành chức năng thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện quản lí hoạt động của các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, công ti lữ hành xây dựng, quảng cáo và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước trong các dịp lễ tết...

Ngành du lịch cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn về công tác phục vụ khách du lịch. Tập trung chú trọng đến việc thường xuyên bổ sung các mặt hàng lưu niệm để trưng bày, giới thiệu tại các cửa hàng kinh doanh và các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch.

2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch

2.3.1.1. Điểm du lịch

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn rải rác và đơn lẻ. Các điểm du lịch khá phong phú nhưng hầu như ít sự kết nối với nhau.

Phía Đông tỉnh (các huyện Lục Ngạn, Sơn Động) có các điểm như Đồng Cao, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, du lịch Cộng đồng xã An Lạc.

Khu vực phía Tây tỉnh (các huyện Yên Thế, Việt Yên) có các điểm du lịch như chùa Bổ Đà, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.

Khu vực trung tâm tỉnh (Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang) có chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, thành cổ Xương Giang.

2.3.1.2. Cụm du lịch

- Cụm du lịch trung tâm tỉnh: Gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần huyện Lục Nam. Hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Thành cổ Xương Giang, một số làng nghề truyền thống..... Đây là khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn nhất tỉnh, đặc biệt là vào mùa lễ hội.

- Cụm du lịch phía Đông tỉnh: Gồm địa bàn huyện Sơn động, huyện Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam (Tây Yên Tử). Hoạt động du lịch tập chung ở một số địa điểm như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Đồng Cao, du lịch cộng đồng xã An Lạc, vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa, hoạt động chính là dã ngoại, cắm trại, leo núi, vãn cảnh chùa.

- Cụm du lịch phía Tây tỉnh: Gồm huyện Yên Thế, huyện Việt Yên, gắn với khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực này là không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh. Tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa và du lịch chủ yếu vào mùa lễ hội.

2.3.1.3. Tuyến du lịch

Sở VH – TT & DL đã xây dựng các tuyến du lịch cụ thể, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả. Khách du lịch đa số tự tổ chức và tự lựa chọn địa điểm. Các tuyến đã xây dựng gồm:

- Thành phố Bắc Giang - Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm tham quan: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Trần, đền Quan, thác Thùm Thùm, hồ Suối Mỡ. Các hoạt động chính như tham quan, đi lễ, leo núi, dã ngoại.

- Thành phố Bắc Giang - Hồ Khuôn Thần - Vườn cây ăn quả Lục Ngạn - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm du lịch như hồ Khuôn Thần, đền Hả, vườn cây ăn quả Lục Ngạn. Các hoạt động chính như đi thuyền tham quan hồ, dã ngoại, lễ bái, mua sản vật địa phương.

- Thành phố Bắc Giang - Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Hồ Suối Cấy - Khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, tìm hiểu khu di tích, dã ngoại.

- Thành phố Bắc Giang - cây Dã Hương - đình, chùa Tiên Lục - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, vãn cảnh.

- Thành phố Bắc Giang - Khu an toàn khu II - đền Y Sơn - đình Lỗ Hạnh - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là tham quan, thắp hương lễ bái, vãn cảnh.

- Thành phố Bắc Giang - Chùa Bổ Đà - đình Thổ Hà - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 01 ngày. Các hoạt động chính là thắp hương lễ bái vãn cảnh

- Thành phố Bắc Giang - hồ Cấm Sơn - Thành phố Bắc Giang: các hoạt động chính như đi thuyền, dã ngoại, câu cá.

- Thành phố Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm - Suối Mỡ - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, thắp hương, dã ngoại, vãn cảnh.

- Thành phố Bắc Giang - Rừng nguyên sinh Khe Rỗ - hồ Khuôn Thần - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là dã ngoại, đi thuyền ngắm cảnh.

- Thành phố Bắc Giang - chùa Bổ Đà - làng cổ Thổ Hà - khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Cụm di tích Tiên Lục - Thành phố Bắc Giang: thời gian 2 ngày 1 đêm. Các hoạt động chính là tham quan, vãn cảnh.

- Thành phố Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm - Suối Mỡ - Cụm di tích Tiên Lục

- Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Thành phố Bắc Giang: thời gian 2 ngày 1 đêm. Các hoạt động chính là tham quan, vãn cảnh, thắp hương dã ngoại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023