Dự Báo Lượng Khách Du Lịch Đến Bắc Giang Giai Đoạn 2020 - 2030

3.2.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu

3.2.2.1. Khách du lịch

Đến năm 2030, khi đã tạo được thương hiệu du lịch, mở rộng thu hút khách cao cấp, hướng đến du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái.

Thị trường khách nội địa: tiếp tục khai thác thị tường khách nội địa từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn… Mở rộng khai thác thị trường khách từ các tỉnh Miền Trung do có tài nguyên du lịch khác biệt với Bắc Giang; các tỉnh khác vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (Nam Định, Hải Phòng,...) và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là những thị trường ưa thích du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái.

Bảng 3.1. Dự báo lượng khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030


Hạng mục

Đơn vị

2020

2025

2030

Tổng số lượt khách

Lượt

khách

2.700.000

4.500.000

7.300.000

- Khách quốc tế

Lượt

khách

20.000

65.000

240.000

- Khách nội địa

Lượt

khách

2.680.000

4.435.000

7.060.000

Tốc độ TTBQ

%

50,59

10,76

10,16

Tổng số lượt khách

lưu trú

Lượt

khách

1.086.000

2.042.000

4.063.000

- Khách quốc tế

Lượt

khách

14.000

46.000

180.000

- Khách nội địa

Lượt

khách

1.072.000

1.996.000

3.883.000

Tốc độ TTBQ

%

154,39

13,46

14,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 12

Nguồn: [20]

Thị trường khách quốc tế: tiếp tục thu hút, khai thác thị trường khách Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) và thị khách Tây Âu. Mở rộng thu hút các thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada…). Thị trường này ưa thích sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa bản địa, khám phá, thể thao, mạo hiểm…có khả năng chi trả cao, nhu cầu dịch vụ khá cao. Nhu cầu thị trường này phù hợp với tiềm năng phát triển của Bắc Giang, tuy nhiên cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động trải nghiệm. Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp: Du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.

Các nước Đông Nam Á – ASEAN (Thái Lan, Malaisia, Singapore, Campuchia….) là thị trường gần và đang có xu hướng tăng trưởng. Mục đích du lịch nghỉ dưỡng thuần túy, kết hợp kinh doanh, hội nghị hội thảo thường thích ở các khách sạn 3 sao gần trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại và mua sắm, thăm quan, rất thích mua sắm các mặt hàng thủ công, đặc sản.

3.2.2.2. Doanh thu từ du lịch

Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú đa dạng, chất lượng phục vụ được nâng cao, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch tỉnh được chú trọng và mang lại hiệu quả; đồng thời quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện thì dự báo mức chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng, doanh thu từ du lịch tăng khá nhanh.

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó có xác định cụ thể mức chi tiêu trung bình ở từng vùng miền khác nhau); căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng tại tỉnh Bắc Giang, dự kiến doanh thu từ du lịch trong thời gian tới của Bắc Giang rất khả quan. Theo đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu từ du lịch rất cao

Bảng 3.2. Dự báo tổng doanh thu từ du lịch của Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030


Hạng mục

Đơn vị

2020

2025

2030

Tổng thu từ khách quốc tế

Tr.USD

2,26

10,35

54,00

Tổng thu từ khách nội địa

Tr.USD

123,82

321,55

787,01

Tổng thu từ khách du lịch của Bắc Giang

TR.USD

126,07

331,90

841,01

Tỷ đồng

2.800

7.300

18.500

Tốc độ TTBQ của tổng thu từ

khách du lịch toàn tỉnh

%

69,61

21,36

20,44

Ghi chú: 1 USD = 22.000 VNĐ. Nguồn: [20]

3.2.2.3. Nhu cầu buồng, phòng

Để đảm bảo nhu cầu về cơ sở lưu trú từ nay cho đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 thì dự báo về đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là quan trọng. Hiện nay số lượng các cơ sở lưu trú tại tỉnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại, tuy nhiên chất lượng không cao.

Việc dự báo về nhu cầu buồng, phòng lưu trú sẽ căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng buồng trung bình, số người trung bình nghỉ chung 1 buồng.

Dự báo giai đoạn tới năm 2030 tỉnh Bắc Giang sẽ hạn chế phát triển các cơ sở lưu trú từ 2 sao trở xuống, tập chung thu hút các dự án cao cấp 3 sao trở lên, các cơ sở homestay, các khu nghỉ dưỡng.

Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu buồng phòng lưu trú Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030

(Đơn vị: buồng)


Năm

Đơn vị

2020

2025

2030

Tổng nhu cầu buồng lưu trú

toàn tỉnh

Buồng

5.800

9.400

16.200

Nhu cầu của khách quốc tế

Buồng

100

300

900

Nhu cầu của khách nội địa

Buồng

5.700

9.100

15.300

Tốc độ TTBQ nhu cầu lưu trú

%

8,08

10,14

11,50

Nguồn: [20]

3.2.2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Bắc Giang đoạn 2020 - 2030

Căn cứ trên dự báo về khách du lịch và nhu cầu chi tiêu của khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch, dự báo tốc độ GRDP của ngành du lịch như sau

Bảng 3.4. Dự báo tốc độ GRDP ngành du lịch Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030


Năm

Đơn vị

2020

2025

2030

GRDP du lịch

Tỷ đồng

1.960

5.110

12.950

Tốc độ TTBQ

%

72,14

21,12

20,44

Nguồn: [20] Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch được dự báo rất khả quan, sẽ đưa Bắc Giang bắt kịp với các trung tâm du lịch lớn khác trong cả nước. Góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Dần dần đưa ngành du lịch trở thành

ngành kinh tế trọng điểm của Bắc Giang trong thời gian tới.

3.2.3. Định hướng về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch Bắc Giang

3.2.3.1. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Hệ thống giao thông: Xây dựng mới đường kết nối Hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn đến đền Bắc Lệ (Quốc lộ 1A - Lạng Sơn).

- Đề xuất cải tạo, nâng cấp hạ tầng tại các khu, điểm du lịch:

+ Nâng cấp, mở rộng đường từ UBND xã Xuân Lương - KDL Xuân Lung - Thác Ngà, huyện Yên Thế: 8km.

+ Cải tạo nâng cấp đường từ ĐT 289 vào chùa Am Vải, huyện Lục Ngạn: 7,5km.

+ Cải tạo đường giao thông ĐT 289 vào hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn: 9km.

+ Làm mới đường vào đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, huyện Việt Yên (từ đường gom QL1A): 0,6km.

+ Cải tạo, nâng cấp đường vào Khu di tích tâm linh sinh thái Núi Dành, huyện Tân Yên (từ quốc lộ 17 vào khu du lịch ): 12km.

+ Cải tạo, nâng cấp đường đường vào Đồi văn nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng, huyện Tân Yên: 3,0km.

+ Cải tạo, nâng cấp đường kết nối núi Đồn Mỏ Thổ, huyện Việt Yên (từ đường Quốc lộ 17 vào khu di tích): 2,3km.

+ Cải tạo, nâng cấp đường kết nối Thác Ba Tia, huyện Sơn Động.

+ Cải tạo nâng cấp đường vào Suối nước Vàng, huyện Lục nam: 5km.

+ Nâng cấp, cải tạo đường từ cây Dã Hương đến các di tích trong cụm di tích xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang.

+ Tiếp tục nâng cấp một số cảng, bến thuyền: Cẩm Lý, Lục Nam (Lục Nam)..

+ Tổ chức giao thông công cộng: Tiếp tục mở mới các tuyến xe buýt kết nối các khu, điểm du lịch:

Thị trấn An Châu (Sơn Động) đến Đồng Cao, khu du lịch Khe Rỗ.

Thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đến Hồ Cấm Sơn, chùa Am Vãi, vùng trồng cây quả tập trung.

Thị trấn Kép - Cây Dã Hương và cụm di tích xã Tiên Lục (Lạng Giang) và kết nối đến TP Bắc Giang.

Thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) đến khu du lịch Núi Dành và khu lưu niệm 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân.

Thị trấn Thắng ( Hiệp Hòa) đến khu ATK II.

- Hệ Thống cấp điện: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp điện. Xây mới, nâng cấp trạm biến áp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ tại các khu, điểm du lịch.

- Hệ thống cấp nước: Tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm cấp nước cho đô thị, công trình cấp nước sạch tại các khu, điểm du lịch.

- Thông tin liên lạc: Phát triển hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ; tại các khu, điểm du lịch phát triển hệ thống internet tốc độ cao, wifi miễn phí, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số.

- Vệ sinh môi trường: Tiếp tục tăng cường đội thu gom rác thải, xây dựng mới các khu xử lý rác thải, nước thải tại các huyện có làng nghề truyền thống.

3.2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch

* Định hướng mở rộng quy mô các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chính:

- Du lịch về nguồn: Khôi phục lại các điểm di tích lịch sử để phát triển sản phẩm về nguồn như sau: Mai Sưu (Lục Nam) - Trung tâm huấn luyện quân cho chiến trường đánh Mỹ từ 1988 - 1975, khôi phục lại thao trường quân sự, điểm đóng quân, tập luyện xưa… Đồi Văn nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng (Huyện Tân Yên) khu sáng tác của các văn nghệ sĩ thời kháng chiến như nhà văn Nguyên Hồng, Ngô tất Tố, Kim Lân.. bằng cách phục dựng lại lều lán, lán trại ngày xưa; nhà lưu niệm, trưng bày gắn với nhà văn nguyên Hồng và các văn nghệ sĩ khác…

- Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái: Phát triển mô hình bungalow, biệt thự nghỉ dưỡng quy mô nhỏ gắn kết với thiên nhiên trên đảo ven hồ Khuôn Thần, Tây Yên Tử, Xuân Lung - Thác Ngà, khu vực núi Nham Biền…, kết hợp các hoạt động du thuyền ngắm cảnh, chèo thuyền kayak, tham quan hệ sinh thái hay các hoạt động dã ngoại cắm trại, câu cá..; và mô hình khu biệt thự, nhà vườn cao cấp, biệt lập, bungalow kiến trúc gỗ, đá tại khu vực sườn núi.

Du lịch sinh thái nông nghiệp vào mùa hoa vải; các vườn cây ăn quả như vải, cam, bưởi, vú sữa…(huyện Lục Ngạn, huyện Tân Yên). Các hoạt động du lịch: Thamn quan, chụp ảnh, mua sắm, trải nghiệm (thu hoạch hái quả).

- Du lịch cộng đồng: Phát triển mới các điểm du lịch cộng đồng tại bản Đá Húc (huyện Lục nam); tại các làng quan họ cổ, làng Nguyệt Đức (huyện Việt Yên)...

* Định hướng phát triển các sản phẩm bổ trợ

- Du lịch thể thao mạo hiểm: Phát triển các môn thể thao mạo hiểm như xe đạp địa hình, leo núi, dù lượn tại Đồng Cao; leo núi Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh Khe Rỗ…Về lâu dài phát triển thành sự kiện thể thao, tổ chức các giải leo núi, dù lượn, xe đạp địa hình… Để phát triển đúng hướng và tạo khác biệt, Bắc Giang cần chú trọng đến an toàn cho du khách; phải tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghiêm ngặt.

- Du lịch lễ hội - sự kiện: Phát triển mới một số sự kiện, thể thao mới như giải đua xe đạp địa hình Đồng Cao, giải dù lượn Đồng Cao…

- Du lịch làng nghề: Tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại cá làng nghề truyền thống: làng Mỳ Chũ, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, rượu làng Vân, bánh chưng làng Vân, làng diều Song Vân… Đầu tư các hạng mục như khu sản suất, trình diễn, trải nghiệm cho du khách, khu trưng bày, bán sản phẩm. Tuy nhiên chú ý xử lý môi trường tại các làng nghề.

3.2.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch

Bảng 3.5. Dự báo thị trường khách du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030


Sản phẩm du lịch

Thị trường du lịch

Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

Thị trường khách quốc tế: Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Tây Âu, các nước ASEAN…

Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng sơn, Hải

Phòng..

Du lịch thể thao mạo hiểm

Thị trường khách quốc tế: Tây Âu, Bắc Mỹ

Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng sơn, Hải Phòng…

Du lịch làng nghề

Thị trường khách quốc tế: Tây Âu, Bắc Mỹ

Thị trường khách nội địa: Thị trường khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh.

3.2.3.5. Định hướng về đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến phát triển du lịch khoảng 10.563 tỷ đồng, được phân thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 2017 - 2020: khoảng 3.560 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030: khoảng

7.003 tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn ngoài ngân sách, khoảng 9.813 tỷ đồng (chiếm 92,89% tổng vốn đầu tư). Vốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 750 tỷ đồng (chiếm khoảng 7,11% tổng vốn đầu tư) [20].

3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang

3.3.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển 5 không gian du lịch trên lãnh thổ toàn tỉnh dựa trên đặc trưng, giá trị nổi bật của từng không gian

- Không gian du lịch Tây Yên Tử (Sơn Động, Lục Nam): Được xác định là không gian trọng điểm để quảng bá du lịch Bắc Giang. Đối tượng chính là khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp hoạt động thể thao.

- Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên): Hướng đến khai thác giá trị lịch sử - văn hóa, du lịch về nguồn.

- Không gian dịch vụ, du lịch, thể thao, vui chơi giải trí (thành phố Bắc Giang, Yên Dũng, Việt Yên): Là trung tâm du lịch của tỉnh, hướng chính là phát triển dịch vụ. Là đầu mối đón khách theo đường ô tô, đường sắt và đường thủy.

- Không gian du lịch sinh thái - nông nghiệp (Lục Ngạn, Lục Nam): gắn với các vườn cây ăn quả. Dùng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn được làm thương hiệu để quảng bá.

- Không gian văn hóa Quan họ (Việt Yên, Hiệp Hòa): Phát triển du lịch văn hóa gắn với bảo tồn dân ca quan họ.

3.3.2. Các loại hình du lịch

Định hướng phát triển đa dạng về các loại hình du lịch như:

- Du lịch văn hóa - tâm linh

- Du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch về nguồn

- Du lịch sinh thái

- Du lịch cộng đồng

- Du lịch thể thao

- Du lịch vui chơi giải trí

- Du lịch lễ hội - sự kiện

- Du lịch mua sắm

- Du lịch hội nghị hội thảo

- Du lịch làng nghề

3.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

3.3.3.1. Điểm du lịch

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng đã và đang khai thác:

Thành cổ Xương Giang, di tích lịch sử cấp Quốc gia. (TP Bắc Giang)

Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Lục Nam, Lục Ngạn) Chùa Bổ Đà, là danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. (huyện Việt Yên) Chùa Vĩnh Nghiêm, chốn tổ thiền phái Trúc Lâm. (huyện Yên Dũng)

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng. (huyện Yên Dũng)

Làng nghề gốm cổ Thổ Hà, Đình Thổ Hà. (huyện Việt Yên) Chùa Am Vãi. (huyện Lục Ngạn)

Điểm du lịch cộng đồng xã An Lạc. (huyện Sơn Động)

Điểm du lịch cộng đồng Bản Ven, Bản Xoan. (huyện Yên Thế) Đền thờ danh nhân Thân Nhân Trung. (huyện Việt Yên)

Điểm du lịch cộng đồng Bản Mậu. (huyện Sơn Động)

Điểm du lịch cộng đồng thôn Cấm Vải, Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn)

Điểm du lịch cây Dã Hương. (huyện Lạng Giang) Hồ Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn)

Hồ Cấm Sơn. (huyện Lục Ngạn)

Cao nguyên Đồng Cao. (huyện Sơn Động)

- Các điểm du lịch tiềm năng phụ trợ, có ý nghĩa địa phương. Đây là những điểm có tiềm năng khai thác trong tương lai:

Đồi văn nghệ kháng chiến với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng (huyện Tân Yên)

Điểm du lịch Hồ Khe Chảo (huyện Sơn Động) Điểm du lịch Mai Sưu (huyện Lục Nam)

Điểm du lịch Lăng đá Dinh Hương (huyện Hiệp Hòa) Điểm du lịch Đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa)

Điểm du lịch làng nghề mỳ Chũ (huyện Lục Ngạn)

Điểm du lịch làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên) Điểm du lịch làng nghề bánh đa kế (TP Bắc Giang)

Điểm du lịch làng nghề Gốm làng Ngòi (huyện Yên Dũng) Điểm du lịch Khe Hang Dầu (huyện Yên Dũng)

3.3.3.2. Khu du lịch

- Các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng đã và đang khai thác: Khu lưu niệm 6 điều Bác hồ dạy Công an Nhân dân. (huyện Tân Yên) Khu du lịch nghỉ dưỡng ven Sông Thương. (TP Bắc Giang)

Khu du lịch Xuân Lung - Thác Ngà. (huyện Yên Thế) Thắng cảnh Suối Mỡ - Hồ Bấc. (huyện Lục Nam)

Thắng cảnh Suối Nước Vàng. (huyện Lục Nam) Khu Đồng Thông, thác Ba Tia. (huyện Sơn Động) Rừng nguyên sinh Khe Rỗ. (huyện Sơn Động) Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế. (huyện Yên Thế) Khu du lịch sinh Thái Núi Dành. (huyện Tân Yên)

- Các khu du lịch tiềm năng phụ trợ, có ý nghĩa địa phương. Đây là những khu có tiềm năng khai thác trong tương lai:

Khu cách mạng An toàn khu II (huyện Hiệp Hòa) Khu du lịch sinh thái núi Nham Biền (Yên Dũng) Khu du lịch Đập đá ong (huyện Tân Yên)

Khu du lịch Núi Đót (huyện Tân Yên)

Khu du lịch núi đồi Mồ Thổ (huyện Việt Yên)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023