Định Hướng Phát Triển Du Lịch Lãnh Thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn


- Đối với khách du lịch: Việc đảm bảo quyền lợi của khách khi tham gia du lịch cũng là một yếu tố quyết định đến tính bền vững của hoạt động du lịch. Một khi quyền lợi của khách du lịch được đảm bảo sẽ tạo được sự hài lòng và ấn tượng tốt đẹp từ phía du khách, họ sẽ có thể quay trở lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân từ đó cũng giúp cho việc quảng bá du lịch của địa phương. Tuy nhiên, ở địa bàn nghiên cứu vấn đề đảm bảo lợi ích của du khách vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn hiện tượng chặt chém du khách hoặc mất trật tự an ninh khi đi đến các điểm du lịch.

3.1.2.3. Về tài nguyên môi trường

Bất cứ hoạt động du lịch nào cũng đều xuất phát từ việc khai thác các TNDL vì vậy không thể tránh khỏi việc tác động và làm tổn hại đến tài nguyên môi trường. Do đó hoạt động du lịch nhất thiết phải có cơ chế chính sách quy định mức độ đóng góp cho công tác bảo tồn thông qua việc giữ lại một phần nguồn thu từ hoạt động du lịch để quay trở lại bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đây lại là một hạn chế đối với vấn đề tạo ra nguồn lực. Ở lãnh thổ nghiên cứu, vấn đề này cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, vẫn còn những điểm du lịch bị tác động ở mức độ ít hay nhiều mà chưa có sự đầu tư tôn tạo kịp thời.

Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm để tránh gây tổn hại đến tài nguyên môi trường đó là việc quản lý “sức chứa”. Đối với hoạt động du lịch thì du khách là đối tượng quan tâm chính, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành. Tuy nhiên nếu lượng khách du lịch quá đông cũng đồng nghĩa với nguồn TNDL bị khai thác một cách quá mức dẫn tới suy thoái và cạn kiệt. Sự gia tăng của du khách cũng gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại các điểm du lịch dẫn tới suy thoái môi trường. Ngoài ra, việc tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng cơ bản như: điện, nước, than, củi…


phục vụ sinh hoạt của người dân địa phương và khách du lịch tăng sẽ dẫn tới sự thiếu hụt các nguồn năng lượng này. Do đó phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá sức chịu tải của môi trường. Việc giới hạn lượng khách nhằm đảm bảo sức chứa là một vấn đề quan trọng và cần thiết vì nó sẽ giúp cho việc duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên, tránh tổn hại đến môi trường. Đối với một số điểm, khu du lịch quan trọng trên địa bàn TN – TQ – BK vẫn xảy ra tình trạng quá tải khách du lịch vào những kì nghỉ lễ tết vì vậy tất yếu gây nên sức ép đến môi trường do việc xả thải với tốc độ nhanh và cường độ lớn.

Thêm vào đó, phải xem xét đến vấn đề quản lý các sản vật địa phương khi bán cho du khách liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không? Thông thường khách du lịch rất thích mua các sản phẩm mang tính “đặc sản” của địa phương nhưng nhiều khi do lợi nhuận mà bằng cách này hay cách khác người dân đã tạo ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không hợp vệ sinh và đã tự đánh mất đi thương hiệu của sản phẩm. Vì vậy nếu có cơ chế chính sách tốt trong việc quản lý sản xuất các sản vật của địa phương đảm bảo uy tín chất lượng cũng sẽ góp phần đáng kể giúp cho du lịch phát triển bền vững hơn. Hiện nay đã có tình trạng một số sản vật được coi là đặc sản của địa phương bị mất thương hiệu do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không đảm bảo vấn đề an toàn, chẳng hạn như thương hiệu chè Tân Cương (Thái Nguyên), hay một số cây thuốc được bán ở khu du lịch hồ Ba Bể đều đã bị làm giả...

Ngoài những vấn đề thiếu bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường kể trên thì những hạn chế về mặt chính sách, phát triển hạ tầng cũng như quy hoạch thiếu đồng bộ chưa gắn với yếu tố bền vững và yếu tố thị trường cũng là những trở ngại trong phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

3.2. Định hướng phát triển du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn

3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 15

3.2.1.1. Cơ sở pháp lí

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung du miền núi Bắc Bộ.

Mục tiêu của quy hoạch là góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và sự đóng góp của ngành du lịch vào sự nghiệp phát triển KT - XH của vùng trung du miền núi Bắc Bộ nói chung, của các địa phương trên địa bàn nói riêng. Góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch gắn với yêu cầu giữ vững quốc phòng

- an ninh và trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của vùng, khai thác hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.

Quy hoạch du lịch vùng sẽ là căn cứ để đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch góp phần hình thành phát triển các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch có ý nghĩa vùng và quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của vùng, phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH vùng nói chung và của từng địa phương trong vùng nói riêng .

- Quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn

Nội dung của quy hoạch chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

+ Phấn đấu đưa du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc.

+ Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch tỉnh.

+ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.


+ Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các huyện, thành phố; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

- Dựa trên các nội dung và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Việc xây dựng các định hướng phát triển du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK cần phải được dựa trên các nội dung và nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững như: khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên du lịch, nâng cao tính trách nhiệm trong quảng bá du lịch... và thích ứng với tác động của BĐKH.

3.2.1.2. Cơ sở khoa học

Dựa trên kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL lãnh thổ TN – TQ – BK và dựa trên việc phân tích hiện trạng phát triển du lịch và những vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ nghiên cứu.

- Kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL lãnh thổ TN – TQ – BK.

Từ kết quả phân tích, đánh giá ĐKTN, TNDL đã bước đầu xác định được các khu vực tập trung nhiều tài nguyên, mức độ thuận lợi của các tài nguyên cho phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch theo các khu vực, các điểm du lịch. Đây là cơ sở để đưa ra các định hướng trong khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến điểm du lịch theo không gian và thời gian.

- Hiện trạng phát triển du lịch của lãnh thổ và những vấn đề còn tồn tại.

Như đã phân tích trong mục 2.5, có thể đánh giá hiện trạng chung về du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK: Khách du lịch có xu thế tăng theo từng năm và đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng mới chỉ thể hiện ở số


lượng còn thực tế mức chi trả chưa cao. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa hợp lý mà mới chỉ tập trung ở một số khu vực trung tâm. Sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay là DLTQ, DLST. Chưa xây dựng được những chế tài phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch, cho cộng đồng địa phương cũng như bản thân khách du lịch. Bên cạnh đó, việc đảm bảo về vấn đề môi trường, quản lý sức chứa và vấn đề đảm bảo an toàn cho các sản vật địa phương cũng chưa thật sự hiệu quả.

Ngoài ra, sự tác động của BĐKH cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển du lịch của lãnh thổ nghiên cứu khi mà lãnh thổ này nằm trong vùng dự báo biến đổi khá mạnh.

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn

3.2.2.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch

TNDL của lãnh thổ nghiên cứu khá đa dạng tuy nhiên hầu hết còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác để phát triển. Do đó, cần tăng cường cho công tác điều tra, đánh giá, phân loại TNDL để có hướng khai thác. Đồng thời cần có sự đầu tư cho công tác quy hoạch phát triển du lịch có chú trọng đến đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch.

Khai thác TNDL phải đi đôi với việc tái tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, trật tự, vệ sinh, văn minh tại các khu du lịch. Có cam kết đầu tư thỏa đáng cho quỹ phục hồi môi trường.

Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc trưng tài nguyên của lãnh thổ bằng cách ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch nổi trội để tạo thương hiệu bao gồm: DLTQ, DLST gắn với văn hóa, tâm linh, DLND gắn với các dịch vụ vui chơi giải trí. Cụ thể:


Phát triển DLTQ nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử cách mạng: ATK – Định Hóa, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa...; tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi như: Định Hóa, Võ Nhai (TN); Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa (TQ) và các huyện của BK...

Phát triển DLST gắn với giáo dục bảo vệ môi trường tại các VQG, các KBTTN trên địa bàn lãnh thổ.

Phát triển DLND gắn với chữa bệnh tại suối khoáng Mỹ Lâm, du lịch nghỉ dưỡng tại các vùng hồ Núi Cốc, Na Hang gắn với hoạt động vui chơi giải trí, bơi lội, đua thuyền...

Liên kết các khu, các vùng nhằm tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.

3.2.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch ở TN – TQ – BK chỉ tập trung ở một số điểm như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, ATK, Tân Trào dẫn tới tình trạng quá tải tại các khu vực này. Để có thể phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ, cần mở rộng không gian hoạt động du lịch, hình thành các tuyến, điểm, khu du lịch mới tại các vùng có tiềm năng nhưng chưa được khai thác phát triển du lịch.

a. Du lịch tham quan

Xây dựng các điểm, các tuyến tham quan tổng hợp và tham quan chuyên đề trên lãnh thổ nghiên cứu.

- Điểm tham quan tổng hợp

Các điểm tham quan tổng hợp cần tập trung phát triển là khu du lịch hồ Núi Cốc, khu du lịch hồ Ba Bể, hồ Na Hang... Đối với khu du lịch hồ Núi Cốc


hướng khai thác chủ yếu là tham quan thắng cảnh tự nhiên của hồ, tham quan kiến trúc kết hợp tâm linh tại chùa Vàng; Khu du lịch hồ Ba Bể tập trung khai thác tham quan các danh thắng (hồ Ba Bể, Ao Tiên, đảo Bà Góa, thác Đầu Đẳng, động Puông...), tham quan kết hợp nghiên cứu tại VQG Ba Bể, tham quan làng dân tộc...; Khu vực hồ Na Hang tập trung khai thác tham quan thắng cảnh tự nhiên kết hợp tham quan công trình thủy điện, tham quan bản làng.

- Điểm tham quan chuyên đề

Các điểm tham quan chuyên đề trên lãnh thổ nghiên cứu có thể phân thành nhiều nhóm: nhóm DLTQ hồ (hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh, hồ Vai Miếu, hồ Núi Cốc, hồ Na Hang, hồ Ba Bể...), nhóm tham quan thác nước (thác Mưa Rơi, Mơ, Bản Ba, Bản Vàng, Đầu Đẳng, Nà Đăng, Roọm...), nhóm tham quan hang động (hang Phượng Hoàng, Thẳm Vài, Thẳm Khít, Bó Ngoặm, động Puông, động Hua Mạ...), nhóm tham quan tài nguyên sinh học (rừng Khuôn Mánh, KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa, KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung, KBTTN Chạm Chu, KBTTN Kim Hỷ, VQG Ba Bể...).

- Tuyến tham quan tổng hợp

Thực tế cho thấy việc phát triển các sản phẩm DLTQ thì bên cạnh các tiềm năng về tự nhiên rất cần có sự hỗ trợ của TNDL nhân văn và yếu tố cộng đồng. Điều đó sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của loại hình du lịch này. Vì vậy, trong định hướng khai thác các tuyến DLTQ tổng hợp có kết hợp giữa khai thác các TNDL tự nhiên với các TNDL nhân văn của lãnh thổ. Cụ thể:

+ Tuyến trung tâm thành phố Thái Nguyên – khu du lịch Hồ Núi Cốc, dọc theo tỉnh lộ 263.

+ Tuyến thành phố Thái Nguyên - điểm du lịch di tích lịch sử cách mạng ATK - chợ Đồn - Hồ Ba Bể, dọc theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 254, tỉnh lộ 264.

+ Tuyến thành phố Thái Nguyên – Chùa Hang – rừng Khuôn Mánh - hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà – KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa, dọc theo quốc lộ 1B.


+ Tuyến thành phố Thái Nguyên – đồi thông Vân Thượng – hồ Suối Lạnh, theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 261.

+ Tuyến trung tâm thành phố Tuyên Quang – khu di tích đồi Bóng Nai - quần thể hang động Yên Phú - động Tiên - rừng nguyên sinh Chạm Chu - thác Bản Ba, dọc theo quốc lộ 2, tỉnh lộ 176 đến Chiêm Hóa rồi theo đường huyện lộ đến các điểm du lịch.

+ Tuyến trung tâm thành phố Tuyên Quang - khu di tích Khe Lau, chiến thắng Cầu Ca - hang Bó Ngoặng - hang Trâu Bạc - động Mỏ Bài - hang Mỏ Ngoạn - thác Mơ - khu BTTN Tát Kẻ Bản Bung - hồ Na Hang - thác Khuổi Ly

- thác Khuổi Súng - thác Nậm Mia, dọc theo quốc lộ 2, tỉnh lộ 176 đến Na Hang rồi dọc theo đường huyện lộ đến các điểm du lịch.

+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - khu du lịch sinh thái Đồn Đèn - hồ Ba Bể, dọc theo quốc lộ 3, quốc lộ 279.

+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - quần thể du lịch Pịa Trạng – động Nàng Tiên - khu BTTN Kim Hỷ - khu du lịch sinh thái Nà Khoang - khu du lịch hồ Bản Chang, dọc theo quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 279.

+ Tuyến trung tâm thành phố Bắc Kạn - khu du lịch đền Thắm khuôn Thung - khu du lịch hang Thẳm Làng, dọc theo quốc lộ 3 đi Chợ mới sau đó theo đường huyện lộ đến xã Yên Hân.

- Tuyến tham quan chuyên đề

+ Tuyến tham quan về cội

Tuyến trung tâm TP.Thái Nguyên - Chợ Chu – Phú Đình - Tân Trào, theo quốc lộ 3, tỉnh lộ 254, tỉnh lộ 264.

+ Tuyến tham quan hồ

Tuyến trung tâm TP Thái Nguyên đi hồ Núi Cốc - hồ Na Hang – hồ Ba Bể. Tuyến du lịch này có thể khai thác trong 3 ngày và có thể kết hợp giữa đường bộ với đường thủy, cụ thể:

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí