Bản Đồ Định Hướng Không Gian Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bắc Giang

3.3.3.3. Tuyến du lịch

- Tuyến du lịch trong tỉnh: Mở rộng khi thác tuyến du lịch mới

+ TP Bắc Giang - Yên Dũng - Lục Nam - Sơn Động: Tuyến du lịch con đường Tâm linh theo tuyến đường tỉnh 293

+ TP Bắc Giang - Lục Nam - Sơn Động: theo đường tỉnh 293 hoặc QL 31, QLm

279


297


+ TP Bắc Giang - Lục Nam - Lục Ngạn - Sơn Động: theo tuyến QL 31 hoặc QL


+ TP Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động

+ TP Bắc Giang - Việt Yên - Hiệp Hòa theo tuyến đường tỉnh 284 hoặc QL 37

+ TP Bắc Giang - Tân Yên - Yên Thế theo tuyến đường tỉnh 284

- Tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Hà Nội - Bắc Giang - Quảng Ninh: Tuyến du lịch tâm linh kết nối Tây Yên

Tử theo tuyến QL 1A. QL 27

+ Hải Dương - Bắc Giang - Quảng Ninh: tuyến du lịch gắn với kết nối các di tích đời nhà Trần theo tuyến đường tỉnh 293 hoặc QL 279

+ Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh theo tuyến QL 37, QL 18

+ Thái Nguyên - Bắc Giang - Hải Dương theo tuyến QL 37, QL 18

+ Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh theo tuyến QL 37

+ Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn: Theo QL 1A và QL 279

+ Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh: theo QL 279

+ Bắc Giang - Bắc Ning theo tuyến đường tỉnh 295

- Các tuyến du lịch chuyên đề gồm có: tuyến du lịch tâm linh, tuyến du lịch lịch sử, tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch làng nghề.

- Các tuyến du lịch đường thủy có:

+ Tuyến du lịch Bắc Ninh - Bắc Giang

+ Tuyến du lịch Hải Dương - Bắc Giang

+ Tuyến du lịch Sông Thương - Sông Cầu

+ Tuyến du lịch sông Thương.



Hình 3 1 Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang 1


Hình 3.1. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang

3.3.3.4. Không gian du lịch

Tiếp tục khai thác phát triển 3 không gian du lịch từ giai đoạn đầu (2017 - 2020); giai đoạn đến năm 2030, quan tâm phát triển 2 không gian du lịch: (1) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam - Khu vực phía Đông Bắc tỉnh) và (2) Không gian văn hóa Quan họ (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - Khu vực Tây Nam tỉnh).

a) Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam - khu vực Đông Bắc tỉnh)

Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, đã xây dựng được thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Xây dựng thành “vùng sinh thái nông nghiệp”, trong đó hạt nhân cốt lõi là vải thiều, kết hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Tập trung tại các xã Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc, Quý Sơn, Thanh Hải, Nam Dương,…(huyện Lục Ngạn); xã Đan Hội, Huyền Sơn, Đông Phú, Cương Sơn..( Lục Nam). Trong đó trung tâm của vùng là thị trấn Chũ, phát triển mô hình trang trại vườn cây ăn quả, các tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp, với các sản phẩm du lịch:

+ Du lịch sinh thái nông nghiệp: Tham quan, chụp ảnh mùa hoa vải, hoa cam, hoa bưởi; tham quan mua sản vật địa phương vải, cam, bưởi, táo…; hoạt động trải nghiệm như tham gia thu hoạch quả cùng người dân.

+ Du lịch lễ hội - Sự kiện: Duy trì tổ chức ngày hội trái cây Lục Ngạn kết hợp dẫn khách tham quan, mua sắm tại các vườn cây ăn quả. Xúc tiến tổ chức lễ hội vải thiều với các sản phẩm từ vải như vải tươi, mật ong vải, nước ép, vải sấy khô, siro vải, trà vải,…

+ Du lịch cộng đồng tại các vườn đồi, trang trại cây ăn quả; du lịch tham quan, tìm hiểu các làng nghề như mỳ chũ.

+ Du lịch tâm linh tại chùa Am Vãi, đền Từ Hả, đền Cầu Từ, chùa Khánh Vân, chùa Nội Bàng, Khu du lịch Suối Mỡ, đền Thần Nông..

+ Du lịch nghỉ dưỡng: Hồ Khuôn Thần, Hồ Suối Nứa

Đầu tư nâng cấp CSHT kết nối vào các vùng cây ăn quả, bổ sung các công trình phụ trợ; nâng cấp đường giao thông kết nối đến các điểm di tích như chùa Am Vãi, đền Từ Hả, chùa Nội Bảng…

Chủ yếu là thu hút khách du lịch nội địa từ Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng…), Các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Lạng Sơn,…). Mở rộng thị trường thu hút từ các tỉnh miền Nam, miền Trung. Phát triển các cơ sở lưu trú. Phát

triển các nhà nghỉ cộng đồng, homestay. Khu vực nghỉ dưỡng sinh thái. Nâng cao chất lượng các nhà nghỉ hiện có lên tiêu chuẩn khách sạn 1-2 sao.

Bảng 3.6. Dự báo hệ thống các điểm du lịch, không gian du lịch sinh thái nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030‌

Sản Phẩm

Huyện Lục Ngạn

Huyện Lục Nam

Du lịch sinh thái nông nghiệp

Vườn cây ăn qảu tại xã Hồng

Giang, Tân Quang, Tân Mộc, Quý Sơn, Thanh Hải, Nam Dương,…

Vườn cây ăn quả xã Đan

Hội, Huyền Sơn, Đông Phú, Cương sơn…

Du lịch lễ hội - sự kiện

Thị Trấn Chũ và vườn cây ăn qủa tại xã Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc , Qúy Sơn, Thanh Hải,

Nam Dương,…


Du lịch cộng đồng

Thôn Cấm vải, khuôn thần (xã

Kiên Lao)

Bản Khe Nghè, bản Đá

Húc

Du lịch làng nghề

Làng nghề mỳ chũ


Du lịch tâm linh

Chùa Am Vải, đền Từ Hả, đền Cầu

Từ, chùa Khánh vân, đình Nội Bàng,..

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, đền Thần Nông..

Du lịch sinh thái

Hồ Cấm Sơn, Hồ Khuôn Thần

Hồ Suối Nứa, Khu du lịch

sinh thái Suối Mỡ

Du lịch nghỉ dưỡng

Hồ Khuôn Thần

Hồ Suối Nứa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

b) Không gian văn hóa Quan họ (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực phía Tây Nam tỉnh)

Gồm 18 làng quan họ phân bố dọc ven sông Cầu trong đó có 5 làng quan họ cổ và 13 làng quan họ được các nhà nghiên cứu ghi nhận, tập trung tại huyện Việt Yên. Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hiện có 2 làng quan họ, hoạt động phát triển khá tốt. Quan họ là loại hình dân ca đặc sắc của Bắc Giang gắn liền với mảnh đất Kinh Bắc xưa, dân ca Quan họ Bắc Giang đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Quy hoạch thành vùng du lịch văn hóa Quan họ, kết nối với Bắc Ninh xây dựng “tuyến du lịch về miền Quan họ”, ‘du lịch trên dòng sông quan họ” theo sông cầu. Các sản phẩm chính:

+ Du lịch văn hóa: Tham quan, tìm hiểu văn hóa quan họ, xem biểu diễn dân ca quan họ, các hoạt động trải nghiệm như mặc trang phục, học hát quan họ. Tham quan cụm di tích lăng đá Hiệp hòa..

+ Du lịch tâm linh: Tham quan, hành hương, cầu may tại chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà, đền Y Sơn, đình cả Lỗ Hạnh..

+ Du lịch lịch sử - Văn hóa, du lịch về nguồn: Khu cách mạng ATK II Hiệp Hòa.

+ Du lịch lễ hội - Sự kiện: Tổ chức hội thi hát Quan họ, mở rộng liên kết với tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng tầm quy mô, hoạt động của hội thi.

+ Du lịch cộng đồng: Gắn làng cổ Thổ Hà, làng Nguyệt Đức; phát triển cả du lịch cộng đồng trên sông tại các nhà nổi, thuyền dịch vụ nghỉ đêm trên sông.

+ Du lịch đường thủy: Theo tuyến du lịch dọc theo sông Cầu kết nối với Bắc Ninh và kết nối tuyến du lịch đường thủy Sông cầu - Sông Thương.

+ Du lịch thể thao vui chơi giải trí: Tại sân golf Trung Sơn (Việt yên)

Các sản phẩm bổ trợ: Du lịch làng nghề tại mây tre đan Tăng tiến, nghề bánh đa, bánh tráng Thổ Hà, tham quan làng nghề bánh trưng làng Vân...

Định hướng phát triển khu vực chính là bảo tồn và lưu giữ di sản văn hóa dân gian dân ca quan họ; bảo tồn các nhà cổ, tường cổ tại làng cổ Thổ Hà; khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống.

Cải thiện vấn đề hạ tầng và vệ sinh môi trường tại các làng nghề, đặc biệt là làng cổ Thổ Hà. Xử lý các điểm ô nhiễm, giải phóng rác thải ven khu chợ của Đình Thổ Hà, ven Sông Cầu, trên các tuyến giao thông. Tổ chức việc thu gom xây dựng khu xử lý rác thải. Giải phóng chợ dân sinh khu vực cửa Đình, các khu sản xuất tập trung di chuyển ra khu vực ven làng. Bố trí nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Xây dựng khu chợ truyền thống theo hướng cổ truyền bày bán các sản phẩm lưu niệm. Xây dựng đường vành đai bao quanh làng, cấm xe ô tô, vận tải di chuyển trong đường làng.

Đối tượng du khách

+ Khách quốc tế: Khách từ các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) và khách Tây Âu, Bắc Mỹ.

+ Khách nội địa: Khách từ Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng), các tỉnh vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Lạng Sơn,..).

Phát triển các nhà nghỉ cộng đồng, homestay.

Nâng cao chất lượng các nhà nghỉ hiện có lên tiêu chuẩn khách sạn 1 - 2 sao.

Sản phẩm làng nghề, nông sản địa phương: Bánh đa, kẹo lạc, rượu, sản phẩm mây tre đan..(Việt Yên), bánh trưng làng Vân (Hiệp Hòa)

Sản phẩm gắn với văn hóa quan họ: Đĩa hát, dạy hát quan họ, trang phục truyền thống…

Bảng 3.7. Dự báo hệ thống các điểm du lịch không gian văn hóa quan họ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2030‌

Sản Phẩm

Huyện Việt Yên

Huyện Hiệp Hòa

Du lịch văn hóa - lịch sử

Làng cổ Thổ Hà, làng quan họ cổ (13 làng)

Lăng đá Hiệp Hòa: lăng đá họ Ngọ, lăng đá Dinh Hương…; Khu cách mạng an toàn khu II..

Làng quan họ Xuân Thành,

Thọ Xá

Du lịch tâm linh

Chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà, đền thờ Thân Nhân Trung, đền thờ Thân công Tài,

đình Đông, đền Mổ thổ..

Đình cả Lỗ Hạnh, đền Y sơn…

Du lịch cộng đồng

Làng cổ Thổ hà, làng nổi

Nguyệt đức


Du lịch làng nghề

Rượu làng Vân, mây tre đan tăng Tiến, làng nghề trong làng cổ Thổ Hà (Kẹo

lạc, bánh tráng, bánh đa)

Bánh trưng làng Vân

Du lịch vui chơi

Sân golf Trung sơn


c) Không gian vùng bảo tồn tổng thể hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.8. Hệ thống di tích, danh thắng trong quy hoạch Tây Yên Tử


Stt

Tên di tích, danh

thắng

Địa điểm (xã,

huyện)

Địa điểm chủ yếu

I

Huyện Sơn Động




1


Khu Đồng Thông


Xã Thanh Sơn

Khu bảo tồn: Đền, Chùa Trình; Chùa Cầu, Chùa Kim Quy; Chùa

Đồng; Đèo Bụt, núi Phật Sơn.

2

Rừng Khe Rỗ

Xã An Lạc

Rừng nguyên sinh, nhiều loại

động, thực vật quý hiếm.

II

Huyện Lục Ngạn



3

Chùa Am Vãi

Xã An Dương

Thờ phật; Thiền phái Trúc Lâm

Tam Tổ; Bàn chân tiên.

4

Hồ Khuôn Thần

Xã Kiên Lao

Cảnh quan thiên nhiên đẹp, Rừng

thông, vải.


5


Hồ Cấm Sơn

Xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn, Phong Vân và

Cấm Sơn


Cảnh quan thiên nhiên đẹp, mặt nước hồ 2500ha.

III

Huyện Lục Nam




6


Khu Suối Mỡ - Hồ Bấc


Xã Nghĩa Phương

12 điểm di tích, Thờ Mẫu Thượng Ngàn

Suối, cảnh quan thiên nhiên đẹp

7

Suối nước Vàng

Xã Lục Sơn

Thiên nhiên đẹp. Nước suối màu

vàng.

IV

Huyện Yên Dũng




8


Chùa Vĩnh Nghiêm


Xã Trí Yên

Thờ 3 vị Sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm

Kiến trúc đẹp


9

Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng


Xã Nham Sơn

Đỉnh núi Đền Vua cao nhất dãy Nham Biền

Điền Trang Thái Ấp Trần Thủ Độ

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí