Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Mức Sống Dân Cư

của các dân tộc như kiến trúc nhà cổ được bảo tồn tại làng Thổ Hà huyện Việt Yên, những trang phục truyền thống, những lễ hội.... đang trở thành tiềm năng để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Tiêu biểu như điểm du lịch cộng đồng xã An Lạc huyện Sơn Động đã và đang được quan tâm phát triển.

Bảng 2.2. Cơ cấu dân tộc tỉnh Bắc Giang năm 2017


Stt

Dân tộc

Số người

(Người)

Tỷ lệ (%)

1

Kinh

1284045

86,19

2

Nùng

93284

5,26

3

Tày

54919

3,09

4

Sán Dìu

31770

1,79

5

Hoa

21884

1,23

6

Cao Lan

18129

1,02

7

Sán Chí

11907

0,67

8

Dao

11694

0,66

9

Các dân tộc khác

1601

0,09

Tổng dân số (Người)

1774421

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, 2017 [32]

b) Đô thị hóa và mạng lưới đô thị

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp cùng với quá trình phát triển kinh tế

- xã hội đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của tỉnh, trước hết ở những vùng có/xung quanh khu công nghiệp (KCN), sau đó lan tỏa đến các vùng khác, do tác động/lực hút di dân của các KCN tới các vùng nông thôn cũng như lượng di cư từ tỉnh khác đến. Tỉnh có 05 KCN với diện tích 1.200ha, như KCN Đình Trám, KCN Song Khê - Nội Hoàng, KCN Quang Châu, Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng và xây dựng 28 cụm công nghiệp ở các huyện.

Không gian đô thị phát triển, phân bổ hợp lý mạng lưới đô thị, các điểm dân cư trên địa bàn; gắn phát triển các KCN với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Các chùm đô thị trung tâm được hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 1A, hệ thống đô thị phía Đông, hệ thống đô thị phía Tây tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển các hoạt động nghỉ dưỡng và du lịch.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Đối với nội tỉnh, đó là quá trình chuyển cư nông thôn - đô thị là chủ đạo, giữa vùng nông thôn kém phát

triển đến vùng nông thôn phát triển hơn (vùng phía Bắc xuống vùng đồng bằng). Đối với quá trình di cư ngoại tỉnh, có cả hai xu hướng: dân cư trong tỉnh đến các vùng kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế; dân cư ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Quá trình này tạo nên những giao thoa văn hóa trên nền tảng các trao đổi kinh tế, văn hóa - xã hội.

c) Các di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh

Bắc Giang là vùng đất cổ truyền có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời với 2.237 di tích lịch sử văn hóa trải khắp trên địa bàn. Hiện có 711 di tích được xếp hạng trong đó có 3 di tích và cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt (Di tích Những điểm khởi nghĩa Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà), 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh [1]. Bắc Giang còn là nơi gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm và con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông với hệ thống các di tích còn lưu giữ đến ngày nay như chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng), chùa Am Vãi (huyện Lục Ngạn). Khu di tích du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử: Theo quyết định số 105/QĐ- UBND ngày 29/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử thì phạm vi khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử bao gồm 9 cụm di tích: khu Đồng Thông, rừng Khe Rỗ, chùa Am Vãi, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, suối Mỡ, suối Nước Vàng, chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện

Trúc Lâm - Phượng Hoàng.

Trong đó khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử thuộc trục sườn phía Tây của Yên Tử, chia làm 4 cụm chùa độc lập gồm chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, kết nối với chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử. Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử được khởi công xây dựng từ năm 2014 và dự kiến đến năm 2025 hoàn thành.

Chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La): thuộc xã Trí Yên huyện Yên Dũng, cách thành phố Bắc Giang 18 km. Chùa có niên đại khoảng 700 năm, được mở rộng từ thế kỉ XIII với quần thể kiến trúc cổ kiểu “nội vương ngoại vi”. Chùa thờ Phật và Tam tổ Trúc Lâm là Hương Vân Đại Đầu Đà (Phật hoàng Trần Nhân Tông), Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi đất tựa núi Cô Tiên. Chùa gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, là trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam, nơi phật Hoàng Trần Nhân Tông từng trụ trì, thuyết pháp. Chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như hệ thống tượng phật, các bia đá, hoành phi, câu đối, đồ thờ.... Đặc biệt kho Mộc bản với 3050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012. Hàng năm lễ hội chùa

được tổ chức vào ngày 13 - 15/2 âm lịch, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương tham dự [1]

Chùa Bổ Đà: Thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, chùa tọa lạc trên ngọn núi Bổ Đà ở phía Bắc sông Cầu. Chùa Bổ Đà là một quần thể di tích danh thắng liên hoàn gồm chùa Tứ Ân, Am Tam Đức, Chùa Cao, đền Thạch Linh Thần Tướng, khu Ao Miếu..... quần thể chùa Bổ Đà là những công trình tôn giáo được xây dựng và phát triển mạnh thời Lê và thời Nguyễn. Ở những giai đoạn này chùa Bổ Đà đã là trung tâm phật giáo lớn của xứ Bắc, trung tâm đào tạo dòng thiền Lâm Tế. Nới đây có vườn tháp cổ, nơi lưu giữ xá lị, cốt nhục của hàng ngàn tăng ni dòng thiền Lâm Tế. Chùa còn lưu giữ khoảng gần 2000 mộc bản kinh phật cổ được khắc trên gốc thị vào thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786). Lễ hội chùa hàng năm được tổ chức vào ngày 15 - 18/01 âm lịch thu hút rất đông du khách. [1]

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế: gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nhân dân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược kéo dài gần 30 năm (từ 1884 - 1913). Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và dài nhất của dân tộc ta vào cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ

20. Hệ thống di tích này được phân bố ở 4 huyện gồm Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, với nhiều loại di tích khác nhau gồm đồn lũy, đình đền, chùa, miếu nghè, điếm và am động... Quần thể di tích bao gồm 41 điểm trong đó 23 điểm được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và 13 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trung tâm của quần thể di tích này là Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế thuộc huyện Yên Thế gồm: Đồn Phồn Xương, nhà lưu niệm Hoàng Hoa Thám, tượng đài Hoàng Hoa Thám, đền Thề..... Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 và đang từng bước xây dựng tôn tạo [1].

Khu di tích Thành cổ Xương Giang: thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Nơi đây gắn liền với trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt 10 vạn quân Minh (thế kỷ 15), di tích thành cổ nhà Mạc (thế kỷ 16 - 17). Di tích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009 [1].

d) Các loại hình dân ca, nghệ thuật trình diễn dân gian

Nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh Bắc Giang khá đa dạng, phong phú và đặc sắc như hát Quan họ, Ca trù, hát Chầu văn, dân ca Cao Lan, dân ca Sán Chí... Trong đó quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, và Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cho đến nay, Bắc Giang vẫn còn 18 làng quan họ cổ trong đó có 5 làng quan

họ cổ được ghi danh từ năm 1971 (Giá Sơn, Hữu Nghi, Mai Vũ, Sen Hồ, Nội Ninh) và 13 làng được các nhà nghiên cứu ghi nhận vào năm 2006 ( Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Thượng Lát, Hạ Lát, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng) tập chung ở huyện Việt Yên [2].

đ) Lễ hội truyền thống

Bắc Giang là vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa với hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Trong đó có những lễ hội được công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia như lễ hội Thổ Hà, lễ hội Yên Thế, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm… Các lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống với nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao bổ ích (đấu võ, hội vật, hội vật cầu nước, …); được kết hợp với biểu diễn nghệ thuật dân gian như hát Quan họ, hát Ca trù, dân ca Sán Chí, dân ca Soong hao, hát Then, các canh đàn tế Mẫu với hát Chầu văn….

Các lễ hội đa dạng về loại hình, nội dung hết sức phong phú hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Một số lễ hội nổi bật có thể kể như: lễ hội Xương Giang tổ chức ngày 06, 07/ 01 âm lịch; lễ hội Tiên Lục được tổ chức ngày 09/01 âm lịch; lễ hội Đình Vồng được tổ chức ngày 15 - 17 /01 âm lịch; lễ hội Thổ Hà được tổ chức ngày 21-22/01 âm lịch; lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức ngày 13- 15/02 âm lịch; lễ hội chùa Bổ Đà được tổ chức ngày 17 - 18/02 âm lịch; lễ hội Yên Thế được tổ chức ngày 16/3 dương lịch; lễ hội Suối Mỡ được tổ chức ngày 30/3 - 01/4 âm lịch; lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức ngày 12 - 14/4 âm lịch... Gần đây nhất là lễ hội khai Xuân Tây Yên Tử đã và đang được tổ chức năm thứ hai [2,20,24].

e) Các làng nghề truyền thống

Bắc Giang còn rất nhiều các làng nghề truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay với các ngành nghề đa dạng. Đó là làng nghề nấu rượu gạo nổi tiếng - Làng Vân huyện Hiệp Hòa. Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến huyện Yên Dũng. Làng nghề làm bánh đa, kẹo lạc Thổ Hà huyện Việt Yên. Làng nghề Gốm với địa danh nổi tiếng - Gốm làng Ngòi huyện Yên Dũng. Làng nghề sản xuất mỳ Chũ nổi tiếng huyện Lục Ngạn. Làng nghề làm bánh đa nổi tiếng với thương hiệu bánh đa Kế huyện Lạng Giang, tành phố Bắc Giang. Làng bún Đa Mai thành phố Bắc Giang…[2,24]

Các làng nghề hiện là tiềm năng to lớn để khai thác phát triển du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch cộng đồng… của tỉnh Bắc Giang.

f) Đặc sản, sản vật địa phương

Bắc Giang rất nổi tiếng với các đặc sản, các sản vật địa phương độc đáo, tươi ngon. Là tỉnh trung du với khí hậu, địa hình và chất đất phù hợp cho phát triển cây ăn quả, nên Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, với nhiều loại cây đặc sản như vải thiều, cam, bưởi, na dai, dứa, nhãn…. Đặc biệt, cây vải thiều đã góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Giang vươn ra các nước khu vực Đông Á, Bắc Á, Tây Âu, Châu Úc…

Tỉnh có diện tích đồi trung du khá lớn nên thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, với đặc sản gà đồi Yên Thế, cua Da Yên Dũng...., bánh đa Kế, bánh đa Thổ Hà, bún Đa Mai, mì Chũ... là những món ăn ngon khiến du khách muốn quay lại nơi đây nhiều lần.

2.1.3. Phát triển kinh tế - xã hội và mức sống dân cư

2.1.3.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội và mức sống dân cư

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang khá lạc quan và triển vọng. Trong giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình đạt 9,58%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 37.965 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010). GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 36,33 triệu đồng/người, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010 [31].

Hình 2 4 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010 và 2016 31 Cơ cấu kinh tế của 1

Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010 và 2016 [31]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2016 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,26%, thương mại, dịch vụ chiếm 34,66%, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,08%.

Công nghiệp - xây dựng là ngành kinh tế chính của tỉnh với một số ngành trọng

điểm như khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất than, vật liệu xây dựng, hóa chất, cao su, chế biến thực phẩm, đồ uống, giấy, sản xuất và phân phối điện.... Một số khu công nghiệp trên địa bàn hoạt động tương đối hiệu quả như KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Song Khê - Nội Hoàng... Các làng nghề thủ công truyền thống có sản xuất mây tre đan (11 làng), chế biến nông sản thực phẩm (6 làng), vật liệu xây dựng (7 làng), mộc dân dụng (2 làng).

Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại đang phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2016 đạt 13.155 tỷ đồng [31]. Các cơ sở dịch vụ đa dạng như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

Nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bắc Giang nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả đặc sản, vừa mang giá trị kinh tế vừa là tiềm năng phát triển du lịch. Đặc biệt Bắc Giang còn có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất và góp phần tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh.

2.1.3.2. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh được giữ vững, ổn định. Các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên được rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị nghiệp vụ, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Nhân dân từng bước được nâng cao nhận thức về an ninh chính trị, an toàn xã hội. Bắc Giang tự hào là mảnh đất hòa bình yên vui, nhân dân hiếu khách. Hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân phát huy được sức mạnh đoàn kết.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh

a) Giao thông đường bộ

Có 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn gồm quốc lộ 1 kết nối Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội (tuyến đường cao tốc và tuyến đường 1A cũ); quốc lộ 31 kết nối Bắc Giang với Lạng Sơn; quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang với Hải Dương, Hả Phòng; quốc lộ 279 kết nối Bắc Giang với Quảng Ninh; quốc lộ 17 kết nối Bắc Giang với Thái Nguyên. Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, nằm trong tổng thể cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, liên thông với tuyến đường xuyên Á. Ngay từ khi đưa vào khai thác (tháng 1/2016), tuyến này vận hành vẫn chưa hoàn chỉnh (xe máy vẫn đi vào), nhưng đã kết nối với Quốc lộ 1A mới giúp di chuyển phương tiện nhanh hơn.

Đường tỉnh lộ trên địa bàn toàn tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 376,66 km. Đặc biệt, tuyến đường tỉnh 293 kết nối thành phố Bắc Giang qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động tới khu du lịch văn hóa - tâm linh Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) tạo động lực để du lịch tiến xa trong thời gian tới.

Giao thông đô thị (thành phố Bắc Giang và các thị trấn) đã và đang được đầu tư đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp.

Giao thông nông thôn: tỉ lệ cứng hóa giao thông còn thấp gây khó khăn trong đi lại. Đặc biệt giao thông kết nối đến các điểm, các khu du lịch. Với chương trình nông thôn mới hiện nay việc cứng hóa giao thông nông thôn đang có sự thay đổi nhanh chóng, từng bước đáp ứng đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế nói chung trong đó có ngành du lịch.

Bến xe: Toàn tỉnh có 11 bến xe khách từ loại 3 đến loại 6, hai bến xe phục vụ vận tải khách cố định nội tỉnh là Bắc Giang và Sơn Động.

Giao thông công cộng: Tỉnh đã có hệ thống xe buýt hoạt động tất cả các tuyến đi từ thành phố Bắc Giang về các huyện và trong thành phố. Tuy nhiên tuyến xe buýt kết nối tới các điểm du lịch hiện còn hạn chế.

b) Giao thông đường sắt

Có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua gồm Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Hạ Long, Kép - Lưu Xá.

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, đoạn đường sắt chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km với 4 ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép.

Tuyến Kép - Hạ Long dài 106 km trong đó đoạn chạy qua Bắc Giang dài 32,77 km với 3 ga: Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý.

Tuyến Kép - Lưu Xá hiện đang dừng hoạt động.

c) Đường thủy

Giao thông đường thủy hiện mới chỉ phục vụ bốc dỡ hàng hóa, hầu như chưa khai thác phát triển du lịch.

2.1.4.2. Bưu chính viễn thông

Mạng phục vụ bưu chính đã phát triển trên phạm vi toàn tỉnh, hầu hết các xã phường đã có điểm phục vụ bưu chính.

Mạng viễn thông được đầu tư nâng cấp, lắp đặt và đưa vào sử dụng 838 trạm thu phát sóng thông tin di động. Mạng cáp quang đồng trục và hệ thống tổng đài đã được triển khai đến tất cả các xã. Mạng di động công nghệ 3G đã phủ sóng 30% diện tích toàn tỉnh.

2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

Hệ thống cấp nước ở đô thị và nông thôn được đầu tư theo chương trình nước sạch sinh hoạt đô thị, nước sinh hoạt nông thôn. Tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch

đạt 74%. Tỉ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch đạt 87,5%. Hệ thống thoát nước thải được đầu tư cơ bản ở thành phố Bắc Giang. Vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị thực hiện rất tốt. Tỉ lệ thu gom rác thải đạt 85%.

2.1.4.4. Điện và khả năng cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho toàn tỉnh được lấy từ nguồn điện quốc gia qua tuyến Phả Lại - Bắc Giang - Thái Nguyên tại trạm 220 KV Bắc Giang. 100% số xã đã được cấp điện từ điện lưới quốc gia. Hệ thống chiếu sáng mới được đầu tư lại tại đô thị. Trạm biến áp 500 KV Hiệp Hòa được đưa vào sử dụng đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển cho toàn tỉnh.

2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Trung ương, địa phương và sự cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của Bắc Giang

Nghị quyết số 08 - NQ/TW ban hành ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị đã thể hiện quyết tâm phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm. Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Dựa trên cơ sở đó, tỉnh Bắc Giang đã và đang xúc tiến quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch lên tầm cao mới.

Đầu tư từ nguồn ngân sách được ưu tiên cho ngành du lịch. Trong thời gian gần đây tỉnh đã đầu tư CSHT phát triển du lịch, nâng cấp một loạt các điểm, khu du lịch; đầu tư tuyến giao thông 293 (đường Tây Yên Tử) tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thồng giao thông được hoàn thiện, các khu du lịch được quy hoạch, mở rộng, đầu tư phát triển như khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, thành cổ Xương Giang.....

Đầu tư từ ngoài nguồn ngân sách cũng đã thu hút khá nhiều các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch của tỉnh đã tiến hành mời gọi đầu tư khá hiệu quả. Tập đoàn Mường Thanh đã đầu tư khách sạn Mường Thanh 4 sao đang hoạt động. Công ty du lịch Đường Việt đã đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Khe Rỗ. Hội Phật giáo Việt Nam và Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử đã đầu tư 3 dự án gồm Khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng và Dự án tổ

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí