Các Nghiên Cứu Về Tính Đa Dạng Thực Vật Trên Núi Đá Vôi 47617


Trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam”, Nguyễn Tiến Bân (1997) [5] đã giới thiệu 265 họ, khoảng 2300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta. Trong cuốn sách, vị trí và khối lượng các họ được thừa nhân theo hệ thống Takhtajan - 1973, một hệ thống tương đối được biết nhiều ở Việt Nam.

Theo hướng kiểm kê thành phần loài, và mô tả đặc điểm các loài có công trình: "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [57]. Trong đó, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được số loài thực vật hiện có của Việt Nam tới 11.611 loài, gần đạt số lượng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học.

Trong tài liệu về Tài nguyên cây gỗ Việ t Nam , Trầ n Hợ p (2000)[58], đã mô tả đặc điểm nh ận biết, phân bố và giá trị sử dụng của 1566 loài cây gỗ phổ biến từ Bắ c và o Nam. Trong đó cá c loà i đượ c sắ p xế p theo hệ thố ng tiế n hó a củ a Armen Takhtajan về cá c ng ành Quyết thực vật , ngành thự c vậ t Hạ t trầ n (1986), ngành thự c vậ t Hạ t kí n (1987).

Để làm tài liệu tra cứu tên cây rừng, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000)[14], đã biên soạn cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam”, trong đó tác giả đã sắp xếp thành các bảng theo thứ tự: Bảng 1: Tên Việt Nam thường dùng với 4544 loài thực vật; Bảng 2: Tên khoa học; Bảng 3: Tên thương mại một số loại gỗ và lâm sản khác; Bảng 4: bảng tra các họ theo tên Việt Nam; Bảng 5: bảng tra các họ theo tên la tinh. Bộ sách đầy đủ nhất góp phần cho nghiên cứ u khoa học thực vật ở Việt Nam ,

nhiề u tên khoa họ c mớ i đượ c cậ p nhậ t và chỉ nh lý , đó là Danh lục cá c loà i thực vật Việt Nam tập I (2001) [156], tập II (2003), tập III (2005)[8], trong tài liệu này, các tác giả đã thống kê được 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 481 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài Thông đất, 2 loài cở tháp bút, 691 loài dương xỉ, 69 loài thực vật hạt trần và 13.000 loài thực vật hạt kín, đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên đến gần 20.000 loài.

Trên cơ sở tổng kết các tài liệu đã công bố, Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [137] đã thống kê số taxon của hệ thực vật bậc cao của Việt Nam có 11.080 loài thuộc

2.428 chi và 395 họ.

Theo Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011 [18] Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật. Trong đó, tính đến năm 2011 đã ghi nhận được 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Theo Nguyễn Khắc Khôi và cs (2011)[68], trong tổng số khoảng 25 ngành, 560 họ, 3400 chi với 18.000 loài thực vật có ở hệ thực vật Việt Nam, đã có 7 ngành (28%), 111 họ (19,65%), 175 chi (4,8%) với 448 loài (2,5%) được đánh giá có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch gồm 4 ngành (67,15%), 99 họ (82,2%), 160 chi (91,43%) với 429 loài (95,75%). Về dạng sống chủ yếu là cây gỗ với 126 loài chiếm 28,13%.

Đối với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng miền đã có một số nghiên cứu về tính đa dạng của khu hệ thực vật. Có thể kế đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch vùng đệm VQG Vũ Quang, Đỗ Ngọc Đài và cs (2008) [45] thống kê được 79 họ, 215 chi, 349 loài. Nguyễn Gia Lâm (2003) [71], đã thống kê, thực vật Bình Định có 155 họ, 1625 loài. Danh lục thực vật VQG Cát Tiên đã được Trần Văn Mùi, 2004 88 đã thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch của 75 bộ, 162 họ, 724 chi. Ngô Tiến Dũng (2004) [40], đã thống kê ở VQG Yok Đôn có 566 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 290 chi và 108 họ. Nghiên cứu đa dạng thực vật Bắc Trung Bộ, Trần Thế Liên (2004) [75], đã lập được bản danh lục thực vật gồm có 4133 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1211 chi của 224 họ. Ngô Tiến Dũng và cs (2005) [41], đã thống kê được có 565 loài có ích trong tổng số 854 loài thực vật của VQG Yok Đôn. Trong đó nhóm tài nguyên cây lấy gỗ đã thống kê được 158 loài chiếm 18,5% tổng số loài trong toàn hệ. Nguyễn Quốc Trị (2006) 153, xây dựng bản danh lục thực vật của VQG Hoàng Liên gồm 2.432 loài thuộc 898 chi, 209 họ thuộc 6 ngành. Vũ Anh Tài và cs (2008) [118], đã ghi nhận được 122 loài thực vật đặc hữu cho khu vực Hoàng Liên, thuộc 52 họ thực vật có mạch. Phần lớn các loài đặc hữu là những cây có chồi trên, trong đó số loài phân bố ở độ cao từ 1000 đến 1700m là 93 loài, chiếm 76% tổng số loài đặc hữu hệ thực vật của VQG.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 5

Kết quả nghiên cứu, điều tra hệ thực vật ở Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng, Hậu Giang, Vi Thị Hân và cs (2009) [51], đã xác định được 201 loài, 153 chi, 80 họ thực vật. Võ Thị Minh Phương và cs (2010) [97], đã điều tra được 20 loài cây hạt trần thuộc 10 chi của 7 họ thực vật, 58 loài cây thân gỗ một lá mầm thuộc 21 chi của 4 họ thực vật tại VQG Bạch Mã. Đặng Thái Dương (2010) [43], đã điều tra và thống kê được 239 loài thực vật thuộc 185 chi, 84 họ tại đảo Cồn Cỏ, trong đó chiếm ưu thế là ngành Ngọc Lan. Kết quả điều tra ở phía Tây bắc VQG Vũ Quang, Phạm Hồng Ban (2010) [2], thống kê có 5 ngành thực vật bậc cao với 94 họ, 332 chi, 478


loài. Phạm Hồng Ban & cs (2010) 3 đã xác định được 333 loài thuộc 196 chi và 100 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch ở phía Tây Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật tại Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An, Hoàng Danh Trung & cs (2010) 155, đã xác định được 426 loài thuộc 271 chi và 116 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Phan Hoài Vỹ (2011) [167], đã xác định được hệ thực vật ở Khu BTTN An Toàn, tỉnh Bình Định có 625 loài thực vật thuộc 370 chi, 138 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và thảm thực vật ở Vùng Dự án Hành lang xanh tỉnh Thừa Thiên - Huế [72] ghi nhận được 869 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 489 chi và 131 họ.

Về giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn, Nguyễn Văn Thanh (2005) 127 đã thống kê được 271 loài, biết giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 90,03% tổng số loài đã điều tra được. Trong đó nhóm cây cho gỗ là 168 loài chiếm 61,99%; nhóm cây thuốc là 74 loài chiếm 27,3%; nhóm cây ăn được là 55 loài (20,29%); nhóm cây cảnh là 54 loài (19,92%); nhóm cây cho tinh dầu là 12 loài (4,42%).

Tính đa dạng về yếu tố địa lý:

Ở Việt Nam, các tác giả như Gagnepain, Thái Văn Trừng khi xem xét, xác định yếu tố đặc hữu đã không phân biệt yếu tố di truyền (bản địa, di cư) và yếu tố địa lý (đặc hữu). Theo T.Pócs, không phải tất cả các loài đặc hữu đều là loài bản địa bởi vì khi xác định loài đặc hữu, điều chủ yếu là căn cứ vào không gian phân bố hiện tại chứ không nhất thiết phải xem xét nguồn gốc phát sinh. Trong điều kiện tư liệu hiện nay, đặc biệt ở Việt Nam, để xác định được nguồn gốc phát sinh quả là rất khó khăn do không có tư liệu đầy đủ về cổ thực vật, cổ địa lý. Vì vậy việc phân tích các yếu tố địa lý của một hệ thực vật theo quan điểm của T.Pócs, A.I.Tolmachốp, J.Schmithusen là hợp lý.

Mỗi hệ thực vật có một sự khác biệt về số lượng, tỷ lệ (%) và nhất là dặc điểm của các yếu tố địa lý. Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vì nó thể hiện tính độc đáo, riêng biệt, bản chất của mỗi hệ thực vật. Gagnepain, người được đánh giá là đặt nền móng cho hướng nghiên cứu địa lý thực vật ở Việt Nam với 2 công trình: "Góp phần nghiên cứu địa lý thực vật ở Đông Dương" (1926) và "Giới thiệu hệ thực vật Đông Dương" (1944), đã chia hệ thực vật Đông Dương thành 5 yếu tố địa lý: Yếu tố đặc hữu chiếm 11,9%; yếu tố Trung


Quốc chiếm 33,8%; Yếu tố Xích ki - Hymalaya chiếm 18,5%; Yếu tố Malaixia và nhiệt đới khác chiếm 15%; yếu tố phân bố rộng và nhập nội chiếm 20,8%.

Trên cơ sở những loài thực vật trong Thực vật chí đại cương Đông Dương,

T. Pócs (1965) [227], đã phân tích và sắp xếp các loài của hệ thực vật miền Bắc nước ta thành 22 yếu tố địa lý, chỉ căn cứ vào khu phân bố hiện tại của chúng chứ toàn toàn không chú ý đến nguồn gốc địa lý. Phổ các yếu tố địa lý do T. Pócs nêu ra cho thấy, hệ thực vật bắc Việt Nam có yếu tố đặc hữu đến 23,6%, yếu tố Đông Dương 16,4%, sau đó là nhóm các yếu tố Indo - Malaixia 25,7%, nhóm các yếu tố Ấn Độ 9,3% và yếu tố Nam Trung Quốc 5,1%. Từ đó có thể nhận xét: Hệ thực vật Việt Nam không chỉ thể hiện tính độc đáo do có yếu tố đặc hữu chiếm tới gần 1/4 số lượng loài mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thực vật lân cận. Công trình của T. Pócs cùng với luận điểm mà ông đề xướng đã là cơ sở quan trọng giúp luận án phân tích các yếu tố địa lý của hệ thực vật Thần Sa - Phượng Hoàng.

Theo Thái Văn Trừng (1978)[157], thảm thực vật Việt Nam có 50% thành phần thực vật đặc hữu thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời thảm thực rừng Việt Nam cũng hội tụ các luồng di cư thực vật từ nhiều hướng. Từ hướng Nam lên có luồng các nhân tố Malaysia-Indonesia. Luồng di cư từ phía Bắc xuống là luồng các nhân tố Vân Nam - Quý Châu, hướng Tây và Tây Nam là luồng các yếu tố Ấn Độ - Miến Điện.

Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđônêxia - Malaysia. Cùng với các yếu tố địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới.

Nghiên cứu về các yếu tố địa lý thực vật cho các vùng, Nguyễn Quốc Trị (2006) 153, đã xác định được vùng phân bố của tổng số 2174 loài trên tổng số 2432 loài của hệ thực vật Hoàng Liên, chiếm 89,4% số loài của hệ. Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2005) 134 nghiên cứu về mối quan hệ thân thuộc giữa hệ thực vật Bạch Mã và các hệ thực vật khác ở Việt Nam, kết luận rằng hệ thực vật Bạch Mã có thiên hướng nghiêng về phía Bắc của khu vực miền Trung hơn. Vì vậy xếp nó vào yếu tố địa lý thực vật Bắc Trường Sơn là hợp lý. Về đa dạng các yếu tố địa lý thực vật ở phía Tây Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã được Phạm Hồng Ban & cs (2010) 3 nghiên cứu. Tại Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An, Hoàng Danh Trung & cs (2010) 155, đã xác định được yếu tố nhiệt đới chiếm 52,11%, yếu tố đặc hữu đứng thứ 2 chiếm 16,9% và cuối cùng là yếu tố toàn cầu 0,23%.


Theo Hoàng Đình Quang & cs, 2011) [99], thực vật ở VQG Bidoup - Núi Bà được bắt nguồn từ 2 luồng: Hệ thực vật Hymalaya-Trung Quốc, hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc và là một trong 4 trung tâm ĐDSH cao, có nhiều loài đặc hữu, tuy nhiên hiện đang có nguy cơ mất dần bởi không thấy có sự xuất hiện của lớp cây con và lớp cây kế cận.

Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam đã được nghiên cứu khá toàn diện, đặc biệt ở các Khu bảo tồn thiên nhiên lớn hoặc trên toàn lãnh thổ, đây là một bộ dữ liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu. Có nhiều phương pháp điều tra khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn sử dụng những phương pháp điều tra truyền thống trong lâm học, thiếu những thiết bị hiện đại nên đã phần nào ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu. Kết quả điều tra đã đưa ra được số liệu về thành phần loài thực vật, giá trị sử dụng, yếu tố địa lý ở các khu vực nghiên cứu. Nhưng những khu bảo tồn nhỏ, mới thành lập thì việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

1.2.3. Tính đa dạng của cây gỗ và thực vật thân gỗ

“Thực vật thân gỗ là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên và chồi mang vòm lá” (Võ Văn Chi, 2003)[24].

Cây gỗ là thực vật sống lâu năm, có thân hóa gỗ mọc thẳng và phát triển mạnh hơn các bộ phận khác (cao trên 5m). Cây gỗ là dạng sống quan trọng và thống trị trong hệ sinh thái rừng (Trần Văn Con, 2008) 29.

Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành: Ngành thông và ngành Ngọc lan. Nguyễn Đình Hưng (1996) 63, đã thống kê rừng Việt Nam có khoảng 700 loài cây gỗ lớn và nhỡ, 400 loài cây gỗ nhỏ thuộc khoảng 100 họ thực vật khác nhau, trong đó có khoảng 30% loài cây thân gỗ có đường kính lớn nằm trong 60 họ thực vật khác nhau, phần còn lại là những loài cây gỗ nhỡ và nhỏ.

Đặng Văn Sơn (2009) 114, đã chia dạng sống hệ thực vật Củ Chi thành 3 nhóm cây gỗ gồm: cây gỗ lớn (25m), cây gỗ vừa (15-25m), cây gỗ nhỏ (15m) và 1 nhóm cây bụi.

Cao Thị Lý (2007) [85], nghiên cứu quan hệ sinh thái giữa các loài thực vật thân gỗ nhằm phục hồi rừng khộp theo mục tiêu đa dạng sinh học tại VQG Yok Đon, tỉnh Đắk Lắk.

Nguyễn Văn Thanh (2005) 127 điều tra khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn thống kê được 301 loài cây thân gỗ thuộc 197 chi, 76 họ, từ đó phân tích dạng sống thực vật có chồi trên thân gỗ thành 5 nhóm.


Hoàng Văn Sâm (2011)[106], nghiên cứu tính đa dạng tập đoàn cây gỗ bản địa tại rừng thực nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp. Năm 2013[107], nghiên cứu về hệ thực vật thân gỗ bản địa rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu về tính đa dạng thực vật ở các Khu bảo tồn trong đó có các loài thực vật thân gỗ và những phát hiện mới về hệ thực vật của Việt Nam.

Đề án "Bảo tồn nguồn gen cây rừng" do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì, được triển khai từ năm 1989, đến năm 1999. Trên cơ sở thu thập tài liệu đã được xuất bản và kết quả điều tra khảo sát trực tiếp mà đề án đã tập hợp để đưa vào quyển sách "Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam" những thông tin quan trọng của 40 loài cây đầu tiên trong số hàng trăm loài cây rừng bị đe dọa, trong số đó có 16 loài cây hạt trần và 24 loài cây hạt kín. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999) 91. Nguyễn Đức Tố Lưu và cs (2004)[82], trong tài liệu “Cây lá kim Việt Nam”,

đã cung cấp những thông tin tổng quan cho tất cả các loài cây lá kim hiện được biết gặp ở Việt Nam như đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, nhân giống, công dụng và bảo tồn 29 loài cây lá kim.

Thực vật thân gỗ là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong khoa học nhưng những nghiên cứu về nó còn ít và tản mạn, chưa có tính hệ thống, chỉ mới có một số nghiên cứu nhỏ về thực vật thân gỗ, một số nghiên cứu rời rạc về một loài hoặc một nhóm loài thực vật thân gỗ. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và mang tính chiến lược.

1.2.4. Các nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi

Tài nguyên và ĐDSH trên núi đá vôi là một nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của các loài động thực vật cũng như các hệ sinh thái rừng của Việt Nam.

Nguyễn Huy Dũng và cs (2005) [39], thống kê trong cả nước có 20 khu rừng đặc dụng phân bố trên diện tích núi đá vôi có lẫn cả núi đất. Tổng diện tích của các Khu bảo tồn là 366.371 ha (trong đó diện tích núi đá vôi là chủ yếu). Do vậy hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng đối với kinh tế, môi trường, cảnh quan cũng như nghiên cứu khoa học của nước ta.

Trần Ngũ Phương (1970) [95], khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt Nam đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi, và đai rừng á nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, trong đó các loài Vân sam (Keteeleria calcarea), Hoàng đàn (Cupressus terulus) và Kim giao (Podocarpus latiofolia) chiếm ưu thế.


Theo Nguyễn Bá Thụ (1995) [144], rừng trên núi đá vôi ở Cúc Phương được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đất thấp (dưới 500m so với mặt nước biển) thoát nước phong hoá từ đá vôi và quần hệ phụ này bao gồm 6 quần xã.

Hiện nay chưa có hệ thống phân loại rừng riêng cho núi đá vôi. Các công trình điều tra vẫn sử dụng hệ thống phân loại rừng theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng do Bộ Lâm nghiệp ban hành ngày 1/8/1984 áp dụng cho cả rừng núi đất và rừng núi đá. Theo kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg và Báo cáo đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1996 - 2000), cho thấy một số đặc trưng tổng quát các trạng thái rừng trên núi đá. (Trần Hữu Viên, 2004) [164].

Các nhà nghiên cứu quốc tế xem Đông Nam Á với diện tích các khu vực đá vôi 460.000km2, xấp xỉ 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng là một trong những vùng caxtơ quan trọng trên thế giới. Năm 1997, Ủy Ban Thế Giới về các khu bảo tồn và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã công nhận các cảnh quan caxtơ là khu vực bị đe dọa cần được bảo vệ. (Theo Lê Trần Chấn, 2006) [20].

Trong báo cáo "Đặc điểm tự nhiên rừng núi đá vôi Na Hang, Tuyên Quang", Nguyễn Huy Dũng (2000) [37] đã đưa ra số liệu về diện tích và trữ lượng tài nguyên rừng núi đá vôi đồng thời xác định các đặc điểm chủ yếu của một số loài cây trên núi đá vôi như Nghiến, Trai, Tre trinh, Đao, Báng,... và tình hình sâu bệnh hại trong vùng. Ngoài ra, báo cáo này còn đưa ra một số nhận định về tái sinh của Nghiến, Trai lý...

Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (1997) [131], đã điều tra và thống kê được ở vùng núi đá vôi Hòa Bình là 1251 loài, 604 chi, 152 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Nguyễn Thế Cường (2002) [35], đã thống kê được 537 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 348 chi trong 123 họ của 4 ngành thực vật bậc cao tại vùng núi đá vôi, thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Ba Bể. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2002) [133] đã điều tra vùng núi đá vôi phía Đông bắc Khu BTTN Hữu Liên, Lạng Sơn và đã xác định được 554 loài, 334 chi, 124 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2007) [136] nghiên cứu về thảm thực vật ở Khu BTTN Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng thuộc kiểu quần hệ rừng rậm thường xanh mưa mùa trên núi đá vôi. Đỗ Ngọc Đài và cs (2007) [44] đã thống kê được hệ thực vật trên núi đá vôi tại VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa gồm 412 loài, 267 chi và 110 họ. Thái Thành Lượm, 2009) [80], nêu lên giá trị của hệ sinh thái núi đá vôi ở Kiên Giang là rất to lớn. Nguyễn Đức Linh


& cs (2010) [77], đã xác định được 306 loài thuộc 200 chi và 80 họ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Trần Hữu Viên (2004) [164], nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp kinh tế-kỹ thuật để quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi, đã triển khai trên các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Bình. Nhìn chung đề tài đã cho ra được một bức tranh tổng thể về rừng trên núi đá vôi tại khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

Các loài quý hiếm trên núi đá vôi

Về bảo tồn loài thực vật thân gỗ quý hiếm có một số nghiên cứu như: loài Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana) có Trần Ngũ Phương (1970)[95], Nguyễn Tiến Hiệp và cs (1998) [52], Trần Ngọc Hải (2011, 2012) [48] [49]. Quần xã du sam đá vôi đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt một cách trầm trọng, chủ yếu do nạn lửa rừng xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng. Hoàng Kim Ngũ (2002) [93], đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học sinh thái học của loài Nghiến.

Nguyễn Tiến Hiệp và cs (2000) [53], đã thông tin về một số loài thực vật mới cho hệ thực vật Việt Nam phát hiện được ở núi đá vôi tỉnh Cao Bằng, trong đó có một số loài thực vật thân gỗ. Đây là những thông tin hết sức quý báu đối với hệ thực vật Việt Nam, chứng tỏ tiềm năng của hệ thực vật còn hết sức to lớn mà chưa khám phá được.

Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn, 2004” (Nguyễn Tiến Hiệp và cs, 2004)[54, nước ta hiện nay có 33 loài thông được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới và quốc gia, trong đó có 16 loài chỉ gặp trên núi đá vôi.

Nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi

Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật... trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Đề tài cũng đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999, đã gây trồng thử nghiệm trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc. (Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [46]

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí