Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Công Tác Thực Hiện Đa Dạng Hoá Sản Phẩm Tại Vms - Mobifone

doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và vươn ra thị trường quốc tế. Để đạt được những mục tiêu này, VMS không những cần thực hiện đa dạng hoá sản phẩm mà còn trong tương lai còn cần phải tổ chức nghiên cứu, hướng tới mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác ngoài viễn thông di động.

2.2. Thuận lợi và khó khăn đối với công tác thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tại VMS - MobiFone

Có thể nói, sự phát triển không ngừng của hệ thống mạng lưới, công nghệ kỹ thuật di động và nhu cầu ngày càng gia tăng của người sử dụng là những điều kiện và động lực để các mạng di động, trong đó có MobiFone triển khai nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ mới ra thị tr ường. Xét cả về góc độ các dịch vụ cơ bản và dịch vụ GTGT, VMS - MobiFone đều dẫn đầu thị trường về số lượng các dịch vụ trong nhiều năm qua. Điều này thể hiện sự đầu tư quan tâm của công ty dành cho chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Bằng việc mở rộng quy mô dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng của mình, thu hút nhiều người sử dụng hơn, góp phần nâng cao doanh thu và tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững với các đối thủ trong ngành.

Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh nào cũng có những cơ hội và thách thức của riêng nó, đòi hỏi công ty phải biết tận dụng mọi thuận lợi và khắc phục những khó khăn để chính sách đa dạng hoá sản phẩm thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh mong đợi.

2.2.1. Thuận lợi


Là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ thông tin di động trên lãnh thổ Việt Nam, công ty Thông tin di động có khá nhiều thuận lợi trong công tác đa dạng hoá sản phẩm:

- Với kinh nghiệm hơn 16 năm kinh doanh và phát triển, MobiFone là một trong những mạng di động am hiểu thị trường nhất, nắm bắt nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Lợi thế này tạo điều kiện để công ty có thể đưa ra những ý tưởng sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường.

- Ngay từ những ngày đầu hoạt động, VMS đã được hợp tác với hãng Comvik International Vietnam AB thuộc tập đoàn Kinnevik Thụy điển, một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới. Sự hợp tác này đã đem đến cho công ty hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm kinh doanh, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ năng rất cần thiết khi mở rộng quy mô dịch vụ.

- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho công ty nhiều lợi thế kinh doanh. Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động khác trên thế giới, MobiFone vừa có thể học hỏi kinh nghiệm, vừa có thể nhận được những tư vấn hữu ích về công nghệ, chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung di động trong những năm gần đây tạo điều kiện cho các mạng di động mở rộng nhanh chóng quy mô dịch vụ mà không mất quá nhiều công sức và chi phí dành cho công tác phát triển, triển khai dịch vụ.

- Theo kết quả nghiên cứu thị trường năm 2009 của MobiFone, có tới 70% người dùng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nội dung (dịch vụ GTGT), 23% trong số này sẵn sàng chi tiền và hiện có khoảng 15% khách hàng thường xuyên dùng các dịch vụ này. Như vậy, nhu cầu ngày càng đa dạng và gia tăng của người sử dụng cũng chính là động lực, là nhân tố thuận lợi để công ty theo đuổi chính sách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động Việt Nam VMS - 6

- Là mạng di động lâu đời nhất tại Việt Nam, cũng là mạng được người sử dụng đánh giá là chăm sóc khách hàng tốt nhất, đây chính là lợi thế giúp các dịch vụ mới được ra thị trường của VMS dễ dàng được người tiêu dùng đón nhận hơn.

2.2.2. Khó khăn


Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi nêu trên, công tác mở rộng quy mô sản phẩm tại VMS cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức:

- Sự phát triển, đổi mới liên tục của công nghệ viễn thông di động trên toàn thế giới đặt ra cho doanh nghiệp yêu cầu phải không ngừng nâng cấp, hiện đại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, liên tục cập nhật những công nghệ mới để có thể đưa ra những dịch vụ không chỉ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng mà còn phải theo kịp tiến bộ khoa học của nhân loại. Tuy nhiên, những công nghệ như vậy thường có giá thành rất cao trong khi nguồn lực tài chính của công ty lại có hạn.

- Sự cạnh tranh trên thị trường thông tin di động trong nước ngày càng gay gắt, mỗi dịch vụ mới đưa ra thị trường ngay lập tức sẽ có dịch vụ tương tự của các mạng khác ra đời, và thường được cải tiến, bổ sung những tiện ích hấp dẫn và ưu việt hơn do đó sẽ có tính cạnh tranh cao hơn dịch vụ ban đầu. Điều này đôi khi tạo nên tâm lý ngại nghiên cứu phát triển sản phẩm mới mà chờ đối thủ tung ra sản phẩm rồi bắt chước cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thông tin di động tại Việt Nam, trong đó có MobiFone.

- Cho đến nay, MobiFone vẫn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực tiếp quản lý, điều này dẫn đến những bất cập trong chính sách giá cước của công ty. Sự can thiệp của Nhà nước, quy định mức giá dịch vụ thông tin di động khiến VMS mất đi

sự chủ động, linh hoạt, giảm tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác và do đó, cũng phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách đa dạng hoá sản phẩm.

2.3. Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại công ty Thông tin di động Việt Nam

Khác với các doanh nghiệp khác như Viettel Telecom và VinaPhone hoạt động kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông (cung cấp dịch vụ điện thoại di động, cố định và Internet), công ty Thông tin di động Việt Nam là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động di động thuần tuý. Vì vậy, chính sách đa dạng hoá sản phẩm của MobiFone chỉ được thực hiện dưới hai hình thức là đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá chiều ngang mà không có đa dạng hoá hỗn hợp. Trong đó, công ty chủ yếu tập trung vào đa dạng hoá đồng tâm, hướng tới cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới có liên hệ các sản phẩm dịch vụ đã và đang triển khai, phù hợp với công nghệ và marketing hiện có của công ty. Bên cạnh đó, MobiFone cũng có những hoạt động hướng tới chính sách đa dạng hoá chiều ngang, nhưng không đáng kể và cũng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.

2.3.1. Đa dạng hoá đồng tâm


2.3.1.1. Đa dạng hoá dịch vụ cơ bản


Trong những năm đầu dịch vụ di động mới được cung cấp, những chiếc điện thoại di động được bán tại Việt Nam có giá từ 1.500 USD - 2.200 USD và chỉ có chức năng thoại, khách hàng phải trả tới 200 USD cho việc hòa mạng, 20 USD cho cước thuê bao mỗi tháng và cước liên lạc là 8.000 VNĐ/phút trong khi thu nhập trung bình của người Việt Nam lúc bấy giờ chỉ là 95.000VNĐ/tháng. Khi đó, do nhu cầu sử dụng điện thoại di động còn rất thấp, thiết bị di động vô cùng khan hiếm, giá thành dịch vụ còn quá cao so

với thu nhập của hầu hết người dân và do hạn chế về công nghệ nên công ty VMS chỉ cung cấp một dịch vụ duy nhất là gói cước trả sau. Tuy nhiên, càng ngày, số lượng các dịch vụ của công ty càng tăng và hiện nay, MobiFone đã trở thành một trong những doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ nhất trên thị trường thông tin di động Việt Nam trong cả hai lĩnh vực thoại và phi thoại.

a. Gói cước trả sau


Cho đến năm 2005, công ty Thông tin di động vẫn duy trì một gói cước trả sau duy nhất, với tên gọi MobiFone (năm 2007 được đổi tên thành MobiGold). Đây là gói cước dành cho những khách hàng có thu nhập tương đối cao, nhu cầu đàm thoại lớn và được nhiều doanh nhân tại Việt Nam hiện nay sử dụng. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường viễn thông di động trong nước, VMS đã nhận thấy sự quan trọng của việc đa dạng hoá dịch vụ không chỉ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tạo công cụ cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp khác. Năm 2006, trên cơ sở MobiGold, MobiFone đã triển khai thêm hàng loạt những gói cước trả sau đăng kí theo nhóm khác như M-Business, M-Friends, M-Home và sáu gói cước G1 - G6.

Hình 1: Đa dạng hoá dịch vụ cơ bản trả sau



Các gói cước trả sau

G1 G6 M Business là gói cước được công ty thiết kế hướng tới đối 1G1 G6 M Business là gói cước được công ty thiết kế hướng tới đối 2

G1 G6 M Business là gói cước được công ty thiết kế hướng tới đối 3

G1 G6 M Business là gói cước được công ty thiết kế hướng tới đối 4

G1 - G6

- M-Business: là gói cước được công ty thiết kế hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thường xuyên liên lạc theo nhóm có từ 5 thuê bao trở lên sử dụng dịch vụ thông tin di động trả sau của MobiFone. Nếu đăng ký nhóm có từ 5 - 29 thuê bao, các doanh nghiệp sẽ được hưởng mức chiết khẩu từ 7 - 9% so với giá cước MobiGold, đăng ký nhóm trên 30% thì mức chiết khấu lên tới 9 - 12%. Đối với khách hàng sử dụng gói cước M-Business có tổng doanh thu cước phát sinh/tháng từ 100 triệu đồng trở lên được coi là khách hàng doanh nghiệp đặc biệt và được hưởng mức chiết khấu thương mại là 15% không phân biệt số lượng thuê bao tham gia. Với gói cước này, VMS đã thực sự giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng chi tiêu, do đó thu hút được một số lượng đông đảo khách hàng là những tổ chức thường xuyên liên lạc nội bộ.

- M-Friends: Là gói cước dành cho nhóm các thuê bao trả sau sử dụng dịch vụ thông tin di động của MobiFone trên toàn quốc có số lượng thành viên tham gia gói cước tối thiểu là 2 và tối đa không quá 10 với mức chiết khấu từ 5 - 6% và được miễn phí 20 tin nhắn nội mạng mỗi tháng cho một thuê bao.

- M-Home: tương tự như hai gói cước trước, đây là gói cước trả sau hướng về đối tượng là những người thân trong cùng một gia đình với mức chiết khấu hàng tháng từ 6 - 7% và cước gọi ưu đãi cho những giây đầu tiên.

- G1-G6: là 6 gói cước trả sau miễn phí cho khách hàng một số lượng tin SMS miễn phí trong tháng tuỳ theo giá của từng gói cước và số lượng block 1 giây cam kết sử dụng mỗi tháng.

Như vậy, bên cạnh gói cước truyền thống là MobiGold, VMS đã mở rộng quy mô dịch vụ cơ bản trả sau lên 9 gói cước, đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, triển khai các gói cước ưu đãi theo nhóm cũng là phương thức kinh doanh hiệu quả, giúp công ty thu hút các thuê bao

mới một cách nhanh chóng hơn và tạo động lực, kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

b. Gói cước trả trước


Ngày 01 tháng 10 năm 1999, 5 năm sau khi đưa ra gói cước trả sau đầu tiên, một bước đột phá quan trọng của thị trường thông tin di động đã diễn ra, với sự xuất hiện của các gói dịch vụ thuê bao trả trước của MobiFone mang tên MobiCard. Người dân có thu nhập thấp và trung bình nhờ đó đã có thể sở hữu một số thuê bao di động của riêng mình để liên lạc với người thân, bạn bè ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không phải chịu những khoản cước phí thuê bao hàng tháng quá lớn so với nhu cầu nghe và gọi của họ. Đây cũng là khởi đầu cho sự ra đời của hàng loạt các gói c ước trả trước khác sau này không chỉ của VMS mà còn của các mạng di động sử dụng công nghệ GSM 900/1800 khác tại Việt Nam.

Phải đến ngày 2/7/2002, gần ba năm sau đó, MobiFone mới tiếp tục cho ra đời gói cước trả trước thứ hai là Mobi4U, chỉ tính cước cuộc gọi và cước thuê bao theo ngày. Vào đầu mỗi ngày, hệ thống sẽ tự động trừ một khoản cước ngày trong tài khoản của khách hàng. Khi số tiền trong tài khoản sắp hết, hệ thống sẽ tự động thông báo cho khách hàng, hạn sử dụng của khách hàng chỉ hết khi hết tiền trong tài khoản. Như vậy, có thể coi Mobi4U là gói cước không giới hạn thời gian, cho phép người sử dụng tiết kiệm chi phí khi có nhu cầu gọi nhiều nhưng chưa tới mức phải sử dụng các gói cước trả sau.

Năm 2003, gói cước trả sau thứ ba của công ty mang tên MobiPlay ra đời, Đây là dịch vụ chỉ cho phép khách hàng nhận cuộc gọi, nhắn tin và nhận tin nhắn, thích hợp cho người chỉ sử dụng dịch vụ SMS. Nhưng một trong những dịch vụ cơ bản mà bất kì người sử dụng điện thoại di động nào cũng cần có là thoại lại không được tích hợp trong gói cước này nên dần dần,

MobiPlay không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường nữa. Vì vậy năm 2008, MobiFone đã ngừng cung cấp gói cước này và thay thế bằng MobiQ.

MobiQ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng SMS cao, duy trì liên lạc trong thời gian dài. Trên cơ sở MobiQ, MobiFone đã phát triển hai gói cước trả trước xuất sắc khác là Q- Teen và Q-Student. Đây là hình thức đa dạng hoá dịch vụ thông qua việc cải tiến, hoàn thiện những đặc điểm, tính năng của những dịch vụ sẵn có.

- Q-Teen được giới thiệu vào cuối tháng 8/2009. Đây là gói cước di động đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế dành riêng cho tuổi Teen (từ 15 - 18 tuổi), đối tượng chưa có thu nhập song nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động rất cao và có sở thích truy cập Internet qua điện thoại. Vì vậy, gói cước này miễn phí cho khách hàng mỗi tháng 25 tin nhắn MMS và miễn 15.000 đồng/tháng cước sử dụng GPRS, một ngày có thể nhắn tin nội mạng thoải mái chỉ với 3.000 đồng (được miễn phí 100 SMS), được gọi nội mạng 3 giờ trong ngày (6h-8h và 12h-13h) với giá chỉ 720 đồng/phút. Đặc tính nổi bật của thương hiệu MobiFone là sự trẻ trung và thành công. Vì thế, những khách hàng tuổi teen là đối tượng khách hàng cực kỳ quan trọng cần quan tâm, thu hút. Đây cũng là lý do khiến MobiFone đưa ra các ưu đãi lớn cho nhóm khách hàng này.

- Q-Student là gói cước dành riêng cho các đối tượng là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Q-Student có giá cước gọi, nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả sau mà công ty đang cung cấp. Đặc biệt, cước nhắn tin nội mạng chỉ có 99 đồng/SMS, được hưởng 25 tin nhắn đa phương tiện (MMS) miễn phí/tháng và cho phép các khách hàng sinh viên gọi đến 5 thuê bao MobiFone với cước gọi chỉ 840 đồng/phút.

Tháng 9/2008, MobiFone tiếp tục giới thiệu ra thị trường gói cước trả trước độc đáo, hoàn toàn mới mẻ so với các đối thủ cạnh tranh là Mobi365.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022