DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Nông nghiệp | |
CS: | Cộng sự |
CT: | Chỉ thị |
ĐDSH: | Đa dạng sinh học |
ĐTQTR: | Điều tra quy hoạch rừng |
ĐVT: | Đơn vị tính |
HC: | Hành chính |
HS: | Hình sự |
IUCN: | Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World Conservation Union) |
IVI: | Chỉ số quan trọng (Importance Value Index) |
KT: | Khai thác |
KBT: | Khu bảo tồn |
KBTTN: | Khu bảo tồn thiên nhiên |
LS: | Lâm sản |
LSNG: | Lâm sản ngoài gỗ |
NN & PTNT: | Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
NS: | Ngân sách |
OTC: | Ô tiêu chuẩn |
ODB: | Ô dạng bản |
PRA: | Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal) |
PV: | Phỏng vấn |
PCCCR: | Phòng cháy chữa cháy rừng |
QĐ: | Quyết định |
QLBVR: | Quản lý bảo vệ rừng |
TCLN: | Tổng cục Lâm nghiệp |
TTg: | Thủ tướng |
UB: | Ủy ban |
WWF: | Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 1
- Các Nghiên Cứu Về Tính Đa Dạng Thực Vật Trên Núi Đá Vôi
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Đa Dạng Thực Vật
- Các Nghiên Cứu Về Tính Đa Dạng Thực Vật Trên Núi Đá Vôi
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số hộ nghèo năm 2011 của các xã thuộc Khu bảo tồn 44
Bảng 2.2. Dân số và diện tích đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp của các
xã thuộc Khu bảo tồn 45
Bảng 3.1: Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ 62
Bảng 3.2: Thang phân chia dạng sống thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu
theo phương pháp của Raunkiaer (1934) 63
Bảng 4.1. Tổ thành rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng phục hồi tự
nhiên sau khai thác trên núi đất ở địa hình thấp 68
Bảng 4.2. Tổ thành rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng phục hồi tự
nhiên sau canh tác nương rẫy trên núi đất 69
Bảng 4.3. Tổ thành rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa
hình thấp và núi thấp <500m 71
Bảng 4.4. Tổ thành rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau
khai thác ở độ cao >500m 73
Bảng 4.5. Tổ thành rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên trên
đất sau nương rẫy ở độ cao >500m 74
Bảng 4.6. Tổ thành rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá
vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m) 77
Bảng 4.7. Tổ thành rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên ở
địa hình thấp 79
Bảng 4.8. Tổ thành rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng
trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp 81
Bảng 4.9. Các taxon của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 83
Bảng 4.10. Số loài và tỷ lệ % số loài thực vật thân gỗ của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân
Liên, Văn Hóa Đồng Nai. 84
Bảng 4.11. So sánh số loài trên đơn vị diện tích giữa Thần Sa - Phượng Hoàng với Xuân Liên, Yên Tử, Văn Hóa Đồng Nai. 84
Bảng 4.12. So sánh tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan của thực vật thân gỗ
trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 84
Bảng 4.13. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá vôi
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 85
Bảng 4.14. Các chỉ số họ, chi của Thần Sa - Phượng Hoàng so với Yên Tử,
Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng Nai. 85
Bảng 4.15. Các họ đa dạng nhất của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 86
Bảng 4.16. Các chi đa dạng nhất của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 87
Bảng 4.17. Phổ dạng sống của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 88
Bảng 4.18. Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 89
Bảng 4.19. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 91
Bảng 4.20. Hiện trạng, phân bố một số loài thực vật thân gỗ quý hiếm trong
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng 94
Bảng 4.21. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật
trên núi đá vôi 97
Bảng 4.22. Chỉ số tương đồng (SI) tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật
rừng trên núi đá vôi 99
Bảng 4.23. Chỉ số đa dạng Rẽnyi ở các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi 99
Bảng 4.24. Chỉ số đa dạng của cây gỗ tái sinh ở các kiểu thảm thực vật rừng
trên núi đá vôi 101
Bảng 4.25. Tổ thành và mật độ cây tái sinh trên các thảm thực vật rừng núi
đá vôi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 103
Bảng 4.26. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh rừng trên núi đá vôi ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 105
Bảng 4.27. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng trên núi đá vôi ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 106
Bảng 4.28. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của người dân tới
tài nguyên rừng của khu bảo tồn 108
Bảng 4.29. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng từ năm 2010-2012 109
Bảng 4.30. Khai thác và sử dụng cây gỗ từ rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn 112
Bảng 4.31. Danh lục các loài cây thường được dùng làm củi lấy từ rừng
tự nhiên 114
Bảng 4.32. Loại củi và lượng củi được người dân xung quanh Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng sử dụng 116
Bảng 4.33. Thống kê đàn gia súc của các xã thuộc Khu bảo tồn 121
Bảng 4.34. Tổng hợp các tác động của con người tới tài nguyên rừng của
Khu bảo tồn trên các tuyến điều tra 123
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy BQL khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 48
Hình 4.1. Biểu đồ chỉ số đa dạng Rẽnyi của các thảm thực vật rừng trên núi đá
vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 100
Hình 4.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng trên núi đá vôi ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 107
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Các nguồn tài nguyên sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại. ĐDSH ngày càng được công nhận là tài sản vô giá toàn cầu đối với thế hệ hiện nay cũng như các thế hệ mai sau. ĐDSH thông qua các dịch vụ hệ sinh thái, cung cấp toàn bộ các nhu cầu cần thiết, cơ sở đảm bảo cuộc sống no đủ, hạnh phúc của mỗi người, sự phồn vinh của toàn xã hội, và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên hệ sinh thái là những hệ thống sống, có rất nhiều quá trình chuyển hoá bên trong mà mỗi tác động của chúng ta đều làm cho chúng bị ảnh hưởng, biến đổi, có khi không thể phục hồi lại trạng thái cũ được, dẫn đến phá vỡ cân bằng các nhân tố môi trường, gây ra những hậu quả như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm, dịch bệnh,... dẫn đến khó khăn, thất bại trong các hoạt động kinh tế và đời sống con người. Vì vậy, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái và toàn bộ sự ĐDSH là nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và ĐDSH là điều cốt yếu đối với mọi dân tộc, bởi vì mọi cộng đồng rút cục đều phụ thuộc vào các dịch vụ và tài nguyên của ĐDSH. Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ sinh thái này đều gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học cao. Vì vậy, nghiên cứu thảm thực vật trên núi đá vôi mang một ý nghĩa khoa học quan trọng.
Báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2012 nhấn mạnh đến tỷ lệ mất rừng; mối đe dọa tới nguồn cung cấp nước và ô nhiễm các vùng ven biển. Xu hướng chung/tổng thể là suy giảm toàn cầu về ĐDSH là 1/3 lần trong 30 năm qua và xu hướng này còn tiếp tục giảm. Có đến 2/3 các loài có thể biến mất. Theo Báo cáo Hành tinh Sống 2010 có tới 5 mối đe dọa lớn đối với ĐDSH là do hoạt động của con người [189]. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp về diện tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Bảo tồn ĐDSH ngày nay đã trở nên hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Nghiên cứu về ĐDSH hiện nay là một vấn đề có tính chiến lược, trong đó đa dạng thực vật chiếm vị trí hàng đầu vì thực vật có vai trò quyết định toàn bộ sự sống của các sinh vật khác. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH. Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng
Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT (Quyết định số 1739/QĐ-BNN- TCLN) [17], tổng diện tích rừng của cả nước tính đến ngày 31/12/2012 Việt Nam là
13.862.043 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.423.844 ha, rừng trồng
3.438.200 ha, độ che phủ rừng 39,9%. Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy giảm chủ yếu do việc khai thác rừng tự nhiên không đúng quy trình và khai thác bất hợp pháp. Quản lý rừng bền vững và phát triển nguồn tài nguyên rừng là 1 trong 5 mục tiêu cơ bản được xác định trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020.
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng [113] được thành lập theo Quyết định số 3841/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 1999 với diện tích là 11.280ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, có tính ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Năm 2006, thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát 3 loại rừng, Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được quy hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã được Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-UB ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639 ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có rừng trên 1.000ha do Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ. Là vùng quy hoạch rừng trên núi đá vôi, khu rừng đặc dụng có địa hình phức tạp và hiểm trở, xa dân cư, giao thông liên lạc khó khăn.
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Thần Sa - Phượng Hoàng là một Khu BTTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, thực tế nguồn tài nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân sinh, kinh tế của dân cư quanh vùng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ vốn gen quí cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm. Trong những năm qua, Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn. Nhưng một số nội dung quan trọng chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đó là việc phân loại thảm thực vật tiếp cận theo phương pháp của thế giới (UNESCO, 1973), đánh giá đa dạng sinh học có hệ thống về các taxon phân loại thực vật, yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật, công dụng và mức độ nguy cấp của các loài, phân tích định lượng ĐDSH, đặc biệt là các loài thực vật thân gỗ trên núi đá vôi - một hệ sinh thái đặc thù ở Việt Nam, để dựa trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp bảo tồn thích hợp. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật thân gỗ vùng núi đá vôi Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật vùng đá vôi, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tính đa dạng về thảm và hệ thực vật tại Khu BTTN Thần Sa
- Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật thân gỗ nói riêng và hệ thực vật nói chung tại khu vực nghiên cứu.