Tại vùng núi đá hai huyện Yên Thủy và Kim Bôi (Hòa Bình) và Quảng Uyên (Cao Bằ ng ), Hoàng Kim Ngũ (2003) đã thử nghiệ m trồ ng mộ t số loà i cây như lá t hoa, tông dù , nghiế n, mắ c rạ c , xoan nhừ , bương, luồ ng, xoan ta và giổ i bắ c… trên mộ t số loạ i đấ t mù n, hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tầng mỏng và tỷ lệ đá lẫn đá lộ đầ u cao . Kế t quả sau 3 năm trồ ng cá c loà i cây gỗ sinh trưở ng trung bì nh và mộ t số í t loà i tỏ ra có tỷ lệ số ng cao như mắ c rạ c , lát hoa, xoan nhừ và tông dù . Mộ t số loài đã có dấu hiệu bị sâu đục ngọn như xoan nhừ và tông dù . Các loài bương , mai sinh trưở ng tố t . Trườ ng hợ p ở Cao Bằ ng , nhữ ng loà i cây có triể n vọ ng hơn cả là mắ c mậ t và mắ c rạ c , ngoài ra những loài khác như nghiến và tông dù cũng sinh trưở ng khá tố t trong giai đoạ n tạ o rừ ng.
Năm 1997, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp - Viện Điều tra quy hoạch rừng bắt đầu tiến hành điều tra đa dạng sinh học và kiến thức bản địa ở xã Phúc Sen, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trong 6 năm nghiên cứu đã tìm hiểu được việc người dân ở Phúc Sen đã thực hiện công tác tái sinh, phục hồi rừng trên các đồi, núi đá vôi như thế nào và đã phổ biến những bài học này trên ấn phẩm có nhan đề "Phát triển bền vững, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học trên núi đá vôi ở Việt Nam" bằng tiếng Việt và tiếng Anh. (Nguyễn Huy Dũng và cs, 2005) [39].
Nguyễn Tiến Bân và cs (1998) [6], nghiên cứu xác định chọn lọc và điều tra nguồn giống một số loài cây gỗ quý bản địa thích hợp với vùng núi đá vôi phục vụ xây dựng mô hình tại Cao Bằng là: Mắc rạc, Chè đắng, Nghiến, Lát hoa, Đinh. Xây dựng và củng cố các mô hình dùng cây gỗ quý bản địa phục hồi hệ sinh thái rừng vùng cao núi đá ở Cao Bằng (cây Chè đắng tại huyện Hạ Lang và cây Mắc Rạc tại huyện Trà Lĩnh, cây Nghiến và Lát hoa trồng dưới tán cây Mắc rạc tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng).
Nguyễn Tiến Bân và cs (2001)[7], sau một thời gian nghiên cứu ở vùng núi đá vôi miền Bắc Việt Nam đã tuyển chọn được một tập đoàn gồm 40 cây bản địa có thể dùng đưa vào kế hoạch trồng lại rừng ở vùng núi đá vôi. Trong đó có các cây tiên phong (Mắc rạc, Mắc mật, Nữ trinh); các cây sẽ trồng xen sau khi cây tiên phong đã cho tán che phủ gồm 24 loài (Chè đắng, Nghiến, Nhãn rừng, Trám hồng, Đinh, Sến mật, Trai lý, Dẻ đỏ, Táu mật,...); các cây mọc nhanh trồng ở ven chân núi đá có 5 loài (Lát hoa, Tông dù, Trương vân, Hông, Me rừng); các cây sớm cho thu hoạch trồng ở dưới tán rừng có 9 loài (Bình vôi hoa đầu, Củ dòm, Bình vôi quảng tây, Dây hương, rau sắng, Chè dây, Giảo cổ lam…). Như vậy, kết quả nghiên cứu này đã tuyển chọn
được tập đoàn các cây bản địa cho việc phục hồi rừng ở vùng núi đá vôi. Đã xây dựng, củng cố và hoàn thiện các mô hình: Mô hình vườn rừng Chè đắng tại xã Thanh Nhật và Thị trấn Hạ Lang, hoàn thiện mô hình rừng cây bản địa tại xã Phúc Sen (tỉnh Cao Bằng), nhân giống Chè đắng bằng hom.
VQG Cát Bà, thành phố Hải phòng; VQG Ba Bể, Bắc Kạn đã tiến hành trồng thử loài Kim giao trên núi đá vôi, nhưng vì thiếu những nghiên cứu cơ bản trước đó nên những kết quả thu được rất hạn chế, qui mô rừng trồng đã không được mở rộng. (Nguyễn Huy Dũng, 2000) [37].
Trần Hữu Viên (2002) [163], nghiên cứu khả năng phục hồi phát triển rừng trên núi đá vôi tại xã Tự Do - Quảng Uyên, Cao Bằng cho thấy: về tổ thành loài cây gỗ nói chung còn nghèo nàn, tuy nhiên cũng thấy xuất hiện một số loài cây có giá trị. Mật độ tái sinh tương đối cao và khác nhau đối với từng kiểu trạng thái, cây Nghiến luôn là một trong những loài cây ưu thế chủ yếu của các trạng thái, tuy nhiên cây tái sinh triển vọng rất ít cây có giá trị.
Như vậy, có thể nói hệ sinh thái núi đá vôi nước ta rất độc đáo, có tính ĐDSH cao, còn tiềm ẩn nhiều giá trị khoa học. Nhưng thật đáng tiếc là hệ sinh thái này đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại. Muốn bảo tồn và phục hồi được hệ sinh thái này rất cần thiết phải có những nghiên cứu về nó, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu về hệ sinh thái này còn ít mới chỉ có một số vùng núi đá trọng điểm là được quan tâm nghiên cứu, còn những vùng nhỏ hơn thì việc nghiên cứu sâu, cơ bản, có hệ thống còn thiếu, chính vì vậy chưa có giải pháp cụ thể để phục hồi hệ sinh thái này. Hướng nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi là cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Tính Đa Dạng Thực Vật Trên Núi Đá Vôi
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Đa Dạng Thực Vật
- Các Nghiên Cứu Về Tính Đa Dạng Thực Vật Trên Núi Đá Vôi
- Thảo Luận Và Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu Của Đề Tài
- Thống Kê Số Hộ Nghèo Năm 2011 Của Các Xã Thuộc Khu Bảo Tồn
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sự Đa Dạng Các Kiểu Thảm Thực Vật
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
1.2.5. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu đa dạng thực vật
Nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học thực vật được thực hiện bằng việc ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học. Theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Hoàng Đình Quang và cs (2011) [99] đã ứng dụng chỉ số Simpson để nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở VQG Bidoup - Núi Bà. Viên Ngọc Nam (2011) 89 đã sử dụng các chỉ số: Độ giàu có loài (S), chỉ số phong phú Margalef (d), Độ đồng đều (E), chỉ số đa dạng Shannon (H'), chỉ số ưu thế Simpson (D, chỉ số tương đồng Pieloue (J'). Trần Văn Con (2008) [29], đánh giá về đa dạng thực vật và cấu trúc tổ thành thực vật tiến hành phân tích số loài cây gỗ (s/ha), số cá thể của mỗi loài (Ni/ha) và của lâm phần (N/ha), tính toán tỷ lệ hỗn loài (Hl), độ ưu thế (Dominance)
được tính bằng giá trị quan trọng (IV%) theo Daniel Marmillod; chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H').
Ngô Kim Khôi (2002) [66], đã đưa ra một số mô hình toán định lượng đa dạng sinh học loài như chỉ số Simpson, lý thuyết thông tin (H), hàm số liên kết Shannon -Wearer (H'), Chỉ số hợp lý (J) cho 7 trạng thái rừng ở VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế.
Lê Thành Công và cs (2009) [33] đã đánh giá đa dạng sinh học theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số đa dạng sinh học: IVI, H, Cd, A/F cho đặc dụng Hương Sơn.
Lê Quốc Huy (2005) [62], đã đưa ra phương pháp luận nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học gồm các chỉ số sau: Chỉ số mức độ quan trọng IVI, Chỉ số đa dạng sinh học loài H của Shannon and Weiner’s, Chỉ số mức độ chiếm ưu thế - Cd, Chỉ số tương đồng - SI.
Nguyễn Hải Tuất và cs (2011)[161] cho rằng dùng phương pháp định lượng để nghiên cứu đa dạng sinh học là một vấn đề mới và rất phức tạp. Thông qua việc nghiên cứu các chỉ số ĐDSH, người ta có thể căn cứ vào đó để nghiên cứu và xây dựng các phương pháp bảo tồn sinh học một cách hiệu quả. Trong tài liệu “Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng”, đã giới thiệu một số chỉ số đa dạng sinh học như: Hàm số liên kết Shannon-Wiener (H), chỉ
số Simpson, lý thuyết thông tin (H), chỉ số hợp lý (J, J’). Tuy nhiên, công thức tính
đa dạng bằng lý thuyết thông tin phụ thuộc vào sự ưu thế của một vài loài trong quần xã, thường dùng cho những quần xã mới hình thành sự đấu tranh giữa các loài còn yếu ớt, và công thức tính chỉ số hợp lý cũng cho biết mức độ đa dạng của loài một cách hợp lý nhưng về cơ bản những chỉ số này đều có nhược điểm như công thức tính H tuyệt đối bằng lý thuyết thông tin.
Phạm Thị Kim Thoa (2012) [139], sử dụng chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng (IVI), chỉ số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng (SI) để phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu BTTN Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở khoa học để tiếp tục phân tích các nguyên nhân, đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp.
Trần Văn Con (1991) đã dùng mô hình entropy của Stocker/Bergmann (1977), được phát triển trên cơ sở chỉ số Shannon-Wiener để nghiên cứu cấu trúc tổ thành của rừng khộp ở Tây Nguyên.
Như vậy, ở nước ta các chỉ số đa dạng trên được nghiên cứu khá phổ biến, nhưng chỉ số entropy Rẽnyi (H) thì hầu như chưa được sử dụng để phân tích tính đa dạng sinh học. Chỉ số Hcó nhiều ưu điểm và các chỉ số đa dạng truyền thống trên là trường hợp riêng của H, chính vì vậy luận án này ngoài việc sử dụng chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng (IVI), chỉ số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng (SI) còn sử dụng chỉ số Hđể phân tích tính đa dạng thực vật thân gỗ.
1.2.6. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung, nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có một số kết quả nghiên cứu về tái sinh được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Dựa trên kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962-1964), Vũ Đình Huề (1969) [59] đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [60] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.
Nguyễn Vạn Thường (1991) [149] đã tổng kết và đưa ra kết luận về tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác.
Vũ Tiến Hinh (1991) [55], nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.
Phạm Ngọc Thường (2003) [150], nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn, kết quả cho thấy, tổ thành cây gỗ phụ thuộc vào mức độ thoái hóa đất, trong đó số loài cây gỗ có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ tổ thành thấp. Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi rừng.
Phạm Ngọc Thường (2003) [151], quần xã thực vật tái sinh tự nhiên sau nương rẫy có tính đa dạng sinh học cao, nó thể hiện tính thích nghi với điều kiện sống trong quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng đã mất do canh tác nương rẫy.
Đặng Kim Vui (2003) [166], nghiên cứu đặc điểm tái sinh các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thấy rằng cả hai trạng thái rừng đều có tổ thành loài cây tái sinh đa dạng (20-25 loài cây gỗ/ha). Mật độ cây tái sinh của 2 trạng thái rừng không cao, phân bố cây tái sinh dạng ngẫu nhiên.
Phạm Quốc Hùng (2005) [61], nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt Nam, thấy rằng trạng thái rừng IIa có nhiều dạng ưu hợp, tùy từng nơi sẽ có những loài hoặc nhóm loài ưu thế khác nhau, các loài tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành.
Nghiên cứu về động thái tái sinh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng núi phía Bắc, Trần Văn Con (2009) [30] thấy rằng rất phức tạp. Số loài cây tái sinh, cây tái sinh có triển vọng, tầng cây cao tăng dần lên, nói lên rằng có sự tích tụ số loài trong các lớp cây theo thời gian. Điều này cho thấy sự ổn định trong diễn thế phục hồi ở các trạng thái IIIA và IIIB.
Theo Thái Văn Trừng, 1978 [157] thì trong tất cả các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật, nhóm nhân tố khí hậu thủy văn là nhóm nhân tố chủ đạo quyết định hình dạng và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật.
Theo Đỗ Hữu Thư và cs (2000)[147], đối với thảm thực vật trên núi đá vôi thì nhóm nhân tố đá mẹ, thổ thưỡng cùng với nhóm nhân tố khí hậu - thủy văn là những nhóm nhân tố quyết định tạo nên diện mạo của thảm thực vật trên núi đá vôi. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh nhân tác thảm thực vật rừng thì nhóm nhân tố sinh vật - con người là tác nhân đóng vai trò quyết định tới hoạt động và chiều hướng phát triển của các quy luật phát sinh tự nhiên.
Về khả năng tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong thảm cây bụi tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc, Đỗ Hữu Thư và cs (2007) [148] đã tính toán được chỉ số đa dạng cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao, phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang và đánh giá được triển vọng tái sinh ở khu vực nghiên cứu.
Về phương pháp điều tra tái sinh có nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Lệ (2009) [73], đã lựa chọn được hai phương pháp phù hợp là phương pháp điều tra 5 ô dạng
bản với diện tích mỗi ô là 25m2 (5x5m) và phương pháp điều tra theo dải để điều tra tái sinh rừng tự nhiên.
Nghiên cứ u về đặ c điể m tá i sinh tự nhiên củ a cá c quầ n xã rừ ng trên nú i đá vôi, Trầ n Hữ u Viên (2004) đã có mộ t số nhậ n xé t về tá i sinh tự nhiên rừ n g nú i đá vôi như sau: số loà i cây tá i sinh phụ thuộ c và o đặ c trưng cấ u trú c củ a cá c trạ ng thá i rừ ng. Rừ ng non phụ c hồ i thườ ng có số loà i cây tá i sinh từ 21-28 loài, thành phần loài chủ yếu vẫn là các loài đặc trưng của núi đá vôi như nghiến , ô rô, mạy tèo , thị đá … Cá c trạ ng thá i rừ ng nghè o và trung bì nh số loà i biế n độ ng lớ n do độ tà n che của trạng thái nà y thay đổ i , từ 11-31 loài, riêng ở trạ ng thá i rừ ng già u số lượ ng loà i cây tá i si nh lạ i khá thấ p chỉ từ 12-24 loài, đặ c biệ t là sự thiế u vắ ng nhữ ng loà i đặ c trưng củ a nú i đá như nghiế n, trai lý ... Số loài tham gia vào công thứ c tổ thà nh từ 4-6 loài. Mật độ cây tái sinh khá cao và biến động lớn từ 9.000 - 32.500. Cây tá i sinh chủ yếu từ hạt, tái sinh chồi chỉ xuất hiện một số ít loài như mắc rạc , mạy tèo… Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng chiế m từ 10-20% số cây tá i sinh , tỷ lệ cây tốt chỉ đạt từ 50-60% còn lại là cây xấu và tr ung bì nh . Sự thiếu vắng những loài đặc trưng cho vùng núi đá lại là thách thức lớn trong quá trình phục hồi lại tính nguyên trạng của các hệ sinh thái rừng trong khu vực này.
Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng, ngoài một số nghiên cứu trên còn lại chủ yếu những nghiên cứu tập trung về tái sinh rừng sau canh tác nương rẫy của Hà Văn Tuế - Đỗ Hữu Thư - Lê Đồng Tấn (1985) [160], Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994) [146], Lê Trọng Cúc và Phạm Hồng Ban (1996) [31], Lê Đồng Tấn (1995-1999) [120, 121, 122, 123, Phạm Hồng Ban (2000) [1],.. tuy nhiên vấn đề nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng trên núi đá vôi còn ít, chỉ có nghiên cứu của Trần Hữu Viên là tương đối toàn diện về vấn đề này, còn ở một vùng núi đá cụ thể như Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, vấn đề này còn khá mới mẻ. Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật chính xác. Còn về phương pháp điều tra, có nhiều phương pháp đã được ứng dụng, với các diện tích ô đo đếm khác nhau, tuy nhiên gần
đây ở Việt Nam: Đỗ Thị Ngọc Lệ đã thử nghiệm với các diện tích ô đo đếm khác nhau và kết luận rằng ô điều tra tái sinh hợp lý nhất là 25m2, mặc dù chưa được kiểm định mức độ chính xác song với diện tích ô dạng bản như vậy luận án cho là hợp lý bởi đã
có nhiều nghiên cứu đã sử dụng diện tích ô dạng bản như vậy, với lý do đó luận án này sử dụng diện tích ô đo đếm cây tái sinh là 25m2.
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng thực vật chủ yếu được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
Trần Thế Liên (2002) [74], nhận xét về thực trạng hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ thấy rằng do sự hạn chế trong công tác tổ chức và do những bất cập trong quy hoạch nên ĐDSH ở hầu hết các khu bảo tồn đã và đang bị suy giảm. Cơ chế chính sách quản lý không đồng bộ, chưa gắn chặt giữa bảo vệ rừng với định canh, định cư nhằm ổn định đời sống dân cư sống trong và xung quanh các khu rừng đặc dụng. Sự suy giảm về tính ĐDSH chắc chắn làm mất cân bằng sinh thái và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây.
Theo Ngô Tiến Dũng và cs (2005)[41], thì nhóm nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Yok Đôn là: Khai thác gỗ, lấn chiếm đất mở rộng diện tích khai thác, chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai, lửa rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Nhóm nguyên nhân gián tiếp bao gồm: áp lực dân số, đói nghèo, nhận thức của cộng đồng còn thấp, hiệu lực pháp luật và chính sách chưa đủ mạnh còn hạn chế, ảnh hưởng của kinh tế thị trường.
Trần Duy Rương (2001) [105], điều tra những tác động của người dân tại VQG Bến En, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, ở một số xã thuộc huyện Như Thanh nằm ở vùng đệm và trong VQG Bến En, thì những tác động của con người ở mức phổ biến.
Nguyễn Danh và cs (2012) [36], nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, cho thấy có 4 nhóm nguyên nhân chính trong hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng, đó là: Nhóm nguyên nhân về kinh tế, nhóm nguyên nhân về xã hội, nhóm nguyên nhân về thể chế và quản lý và nhóm nguyên nhân về khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Thị Thoa và cs (2010) [140], đánh giá những tác động tiêu cực của người dân xã Vũ Chấn tới tài nguyên rừng tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên thấy rằng do đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nên tình trạng xâm hại tài nguyên rừng hiện nay vẫn còn xảy ra. Các tác động chính là: tự do vào rừng khai thác gỗ về làm nhà cửa, chuồng trại, khai thác củi đun; xẻ gỗ quý hiếm đem bán, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác... trong đó hoạt động khai thác và vận chuyển lâm sản là tác động mạnh nhất.
Hoàng Văn Sâm và cs (2011)[179], cho rằng con người và môi trường ảnh hưởng không lớn tới thành phần loài thực vật tại Vườn quốc gia Bến En. Tuy nhiên, ảnh hưởng của người dân địa phương có tác động tiêu cực tới mật độ cây rừng, đặc biệt là các loài cây gỗ quan trọng, có giá trị sử dụng và những loài trong Danh lục đỏ, cho dù chỉ số đa dạng không thay đổi. Sự tác động của con người và các nhân tố môi trường lên cấu trúc rừng và thành phần loài thực vật là độc lập nhau.
Theo dự thảo đề án ứng phó biến đổi khí hậu đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lấy ý kiến các nhà khoa học, tính đến năm 2013 diện tích rừng toàn quốc là khoảng 13,5 triệu héc ta, độ che phủ gần 39,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3 triệu héc ta. Nếu so với số liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố năm 2009 khoảng 13,2 triệu héc ta với độ che phủ 39,1% thì diện tích rừng hiện nay đã tăng xấp xỉ 300.000 héc ta. Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo. Đây là một thực trạng đáng báo động trong bối cảnh biến đổi khí hậu với những tác động gia tăng và khó lường. Theo Bộ Công an thì có đến 43% vụ phá rừng liên quan đến việc chuyển đổi rừng nghèo, xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình văn hóa, tâm linh và đáng lo ngại là việc khai thác gỗ trái phép chủ yếu tập trung vào các loại lâm sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao ở các rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, khu BTTN, rừng phòng hộ đầu nguồn [90].
Như vậy, có thể thấy những tác động của người dân tới nguồn tài nguyên của các khu bảo tồn ở Việt Nam là khá phổ biến và cũng đã được nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm ĐDSH tại hầu hết các Khu BTTN là do những hoạt động của con người gây nên, đây là nguy cơ và cũng là thách thức của các Khu bảo tồn. Vấn đề này được đề cập khá nhiều khi nghiên cứu về ĐDSH tại các Khu BTTN, nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều dừng lại ở mức đánh giá chung chung, chỉ là một nội dung nhỏ của nghiên cứu về đa dạng sinh học và thực sự chưa có nghiên cứu nào sâu sắc, hệ thống về đánh giá tác động của người dân, vì vậy phương pháp sử dụng để đánh giá còn hết sức hạn chế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu, rất khó để định lượng được mức độ tác động.
1.2.8. Những nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [31], nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của quần hệ sa van cây bụi trên vùng đồi trung du Thái Nguyên, đã