Thực Tiễn Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng

cấp quận, huyện; Cử nhiều công chức tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử và tham gia khóa đào tạo cao cấp lý luận chính trị... Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã củng với việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán của Tòa án nhân dân hai cấp, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án được lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh chú trọng quan tâm. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm điểm, nắm bắt tình hình xét xử để kịp thời chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với các Thẩm phán có số lượng án bị hủy, bị sửa nhiều. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong năm qua chất lượng xét xử của một số ít Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình hiện nay. Vẫn còn một số ít bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, tình trạng để án quá hạn luật định chưa được khắc phục triệt để. Một số ít trường hợp việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng pháp luật; v.v...

2.2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Định tội danh đối với tội giết người trong trường hợp tội phạm hoàn thành

Định tội danh đối với tội phạm hoàn thành là việc so sánh, đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định, từ đó xác định và tìm ra sự tương đồng.

Như vậy, định tội danh đối với tội giết người trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.

Trong khi đó, tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội do chủ thể thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của điều luật tương ứng quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.

Theo quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự, mặt khách quan của tội giết người bao gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể coi là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như: Bắn, chém, đâm, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bóp cổ, chôn sống…

Với những dấu hiệu nêu trên, tội giết người hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi tước bỏ quyền sống của người khác và đã gây ra thiệt hại cho tính mạng của họ.

Để định tội danh đối với tội giết người trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn hoàn thành, từ thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 05 năm (2011 - 2015), có thể thấy rằng các chủ thể định tội danh phải thực hiện những việc cụ thể sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Một là, đánh giá pháp lý về sự phù hợp giữa hành vi tước bỏ quyền sống của người khác đã xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm thuộc bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội giết người. Việc đánh giá trên cho phép chủ thể định tội danh xác định được hành vi tước bỏ quyền sống đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, có cấu thành tội giết người hay không.

Hai là, xác định trường hợp phạm tội giết người đang đánh giá thuộc khung (khoản) nào của Điều 93 Bộ luật hình sự.

Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - 7

Ba là, xác định đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự xuất hiện trong vụ án đang định tội danh để áp dụng cho người phạm tội trong vụ án đó.

Trên cơ sở này, việc định tội danh đối với tội giết người trong trường hợp tội phạm hoàn thành đều được tiến hành như sau:

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố khách thể của tội giết người

Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, các quan hệ xã hội là khách thể chung của tội phạm được xác định trong Điều 1 và Điều 8 Bộ luật hình sự. Khách thể của tội phạm (đặc biệt là khách thể trực tiếp của tội phạm) là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà hoạt động định tội danh bắt buộc phải kiểm tra, so sánh, đối chiếu trước khi đánh giá về mặt pháp lý các yếu tố khác như mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định tội giết người thuộc Chương XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Quyền được bảo hộ về tính mạng vừa là khách thể loại của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung, vừa là khách thể trực tiếp của tội giết người. Từ thực tiễn công tác xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã cho thấy: khi định tội danh đối với tội giết người, vấn đề trước tiên mà các chủ thể có thẩm quyền xem xét là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội được thực hiện có xâm hại đến quyền được bảo hộ vê tính mạng hay không. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng quyền được bảo hộ về tính mạng không chỉ bị xâm hại bởi tội giết người, mà còn bị các hành vi phạm tội khác, quy định trong các điều luật khác của Bộ luật hình sự, chẳng hạn như tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 96.

Ví dụ bản án hình sự số 12/2012/HSST [41], Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng đã tuyên án 28 bị cáo về hành vi giết người và gây rối trật tự công cộng. Theo cáo trạng, trước đó, ngày 16/11/2011, Công an quận Liên Chiểu nhận được tin báo từ Công an phường Hòa Khánh Nam về việc một thanh niên bị chém nhiều nhát, phải nhập Bệnh viện Đa khoa Liên Chiểu. Tại đây, cơ quan công an xác nhận nạn nhân là Lê Xuân Khánh (tức Khánh “Thao”- sinh năm 1983, trú tổ 12, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) đã tử vong do vết thương xuyên thấu ngực trái: xuyên

thủng phổi, xuyên thủng màng tim, xuyên thủng tim từ tâm thất trái qua tâm thất phải. Tình tiết vụ án như sau: Do mâu thuẫn với Lê Xuân Khánh trước đó tại vũ trường Phương Đông về việc Lê Xuân Khánh dùng ly thủy tinh đập vào đầu, nên đến khoảng 2h ngày 15/11/2011 Lê Anh Tuấn gọi điện thoại cho Lê Như Quý, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Cương, Tô Đình Long và một số đối tượng khác đem theo hung khí là đến trả thù nhưng không tìm thấy Khánh. Đến 20h cùng ngày, Lê Anh Tuấn lại tiếp tục cùng đồng bọn chuẩn bị hung khí tím Khánh trả thù. Do không tìm thấy Khánh nên Lê Anh Tuấn đã gọi điện cho Khánh hẹn địa điểm đánh nhau. Sau khi nhận lời thách thức, Lê Xuân Khánh cũng không thua kém, đã gọi điện cho Ngô Tấn Cao, Nguyễn Duy Linh, Nguyễn Văn long, Lưu Văn Sơn, Lê Hoàng Tuấn, Phan Viết Lâm, Trần Xuân Phước, Trần Quốc Chung, Châu Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Anh Quốc, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Minh Hoàng, Lương Quang Vinh và một số đối tượng khác chuẩn bị hung khí. Đến 23h30’ ngày 15.11.2011, tại ngã ba đường Nguyễn Lương Bằng - Phan Văn Định, hai nhóm giang hồ đã có 1 hỗn chiến đẫm máu. Nhận thấy yếu thế hơn nên nhóm của Khánh đã bỏ chạy. Do bị vấp ngã nên Lê Xuân Khánh đã bị Lê Anh Tuấn cùng Phạm Đăng Linh, Lê Như Quý, Lê Cương, Hùng “Heo” dùng kiếm, đao chém liên tiếp vào người, dẫn đến tử vong.

Sau hơn 3 ngày xét xử, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt 13 trong số 28 bị cáo đã nhận hình phạt tổng cộng hơn 165 năm tù: Áp dụng khoản 1 điều 93, điểm b,p,s khoản 1 điều 46, điều 47, tuyên Lê Anh Tuấn lãnh án 18 năm tù giam về tội “Giết người”; các đối tượng khác trong nhóm của Lê Anh Tuấn gồm Phạm Thanh Phúc, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Cương, Hồ Tấn Cương, Bùi Anh Tuấn lãnh án 13 năm tù giam; Lê như Quý 16 năm; Phạm Duy Linh 12 năm 6 tháng tù giam; Phạm Khắc Tiệp, Tô Đình Long cùng lãnh 12 năm tù giam; Lê Thanh Vũ, Đặng Tuấn lãnh mức 11 năm tù giam; Nguyễn Công Hậu 8 năm tù giam. 13 bị cáo còn lại (nằm trong bang nhóm do Khánh cầm đầu) cũng bị tuyên phạt 9 tháng tù treo cho đến 2 năm tù giam về tội gây rối trật tự công công. Riêng bị cáo Bùi Đình Cường bị tuyên 6 tháng tù treo về tội che giấu tội phạm.

Trong định tội danh đối với tội giết người, liên quan đến yếu tố khách thể của tội phạm còn có dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm này. “Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [68, tr. 94]. Đối tượng tác động của tội giết người theo quy định của Điều 93 Bộ luật hình sự chính là cơ thể con người.

Ví dụ Bản án hình sự sơ thẩm số 36/2011/HSST ngày 28/11/2011 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Lân (Lỳ) phạm tội giết người [42]. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, khoảng 14 giờ 30 ngày 26/3/2011, Nguyễn Thanh Lân đi xe mô tô biển kiểm soát 43K7-9517 của cha mình là Nguyễn Thanh Xuân chở Nguyễn Thanh Sang đến uống nước giải khát tại quán cà phê B&H thuộc phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng của chị Phạm Thị Hương Trang. Tại đây, Lân và Sang gặp Nguyễn Phước Quốc vả Phan Văn Nhỏ cũng đang uống cà phê trong quán. Do có mâu thuẫn từ trước nên khi thấy Lân, Quốc đứng lên hỏi Lân “Sao ống pô ghê rứa, mày có phải là đầu gấu ở đây không?”. Lân trả lời “Không”. Thấy vậy, Nhỏ kéo Quốc ngồi xuống, còn Lân và Sang vào bàn ngồi và kêu chủ quán mang nước ngọt hiệu Sting dâu uống. Lúc này, Nhỏ đi ra đường trước quán nghe điện thoại, Quốc đi qua bàn Lân và Sang vào bàn bên trong để lấy điện thoại đang nạp điện gần bàn Lân đang ngồi, khi quay ra, Quốc dung ghế gỗ (Loại ghế dung cho khách ngồi uống cà phê) bất ngờ đạp vào lưng Lân một nhát. Sau đó Quốc tiếp tục dung tay đấm vào mặt Lân. Thấy vậy, Sang và chị Trang vào can ngăn, lôi Quốc ra nhưng không được. Chị Trang sợ đánh nhau trong quán nên bỏ chạy ra ngoài kêu cứu. Lúc này Quốc quay qua đánh Sang và dồn Sang vào bờ tường góc quán gần bàn tính tiền. Thấy Sang bị đánh, Lân lao vào thì Quốc không đánh Sang nữa mà quay sang đánh Lân nên Lân đã rút dao nhọn trong túi quần ra đâm vào người Quốc một nhát. Quốc vẫn xông vào đánh Lân nên dùng dao này tiếp tục đâm vào người Quốc hai nhát nữa rồi bỏ chạy. Quốc cầm ghế đuổi theo Lân đến trước cửa quán đoạn giáp vỉa hè thì gục ngã, Sang cầm vỏ chai thuỷ tinh (loại chai nước ngọt

Sting Dâu) chạy theo sau, đến chỗ Quốc nằm, dùng vỏ chai đập vào vùng gáy của Quốc. Kết luận Giám định pháp y số 75/GĐPY ngày 21/4/2011 của Trung tâm Pháp y thành phố Đà Nẵng, quốc tử vong do đa vết thương thấu ngực, thủng phổi, thủng màng ngoài tim, thủng động mạch chủ dẫn đến mất máu cấp và tử vong.

Hội đồng xét xử xét thấy tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất rất nghiêm trọng, Bị cáo nhận thức được dao là hung khí nguy hiểm có thể gây tổn hại đến sức khoẻ, gây nguy hiểm đến tính mạng cho người khác, cũng như nhận thức được sức khoẻ, tính mạng con người là quan trọng, được pháp luật bảo vệ nhưng vẫn bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng sức khoẻ của người khác dùng dao đâm 03 nhát vào vùng ngực của Quốc làm thấu ngực, thủng tim, thủng phổi và gây tử vong. Hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, đã tước đoạt tính mạng của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội. Do đó đối với bị cáo cần phải xử phạt tương xứng và phải cách ly ra ngoài xã hội một thời gian để có tác dụng cải tạo giáo dục riêng cũng như răn đe phòng ngừa chung. Tuy nhiên, xét thấy trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toàn, bị cáo đã thành khẩn khai báo. Sau khi gây án bị cáo đã thấy được hành vi sai trái của mình gây ra nên đã ra đầu thú, đồng thời tác động gia đình bồi thường cho người bị hại, hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi phạm tội là người chưa thành niên. Người bị hại Nguyễn Phước Quốc đã có hành vi đánh bị cáo Nguyễn Thanh Lân trước. Tại phiên toà, người đại diện hợp pháp cho bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do đó Hội đồng xét xử xét thấy cần áp dụng điểm b,p khoản 1, khoản 2 điều 46, điều 69, điều 74 Bộ luật hình sự để giảm một phần hình phạt cho bị cáo. Riêng về điểm c, đ khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự mà Luật sư nêu ra (Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của bị hại) Hội đồng xét xử xét thấy không đủ cơ sở nên không chấp nhận. Hội đồng xét xử tuyên Nguyễn Thanh Lân phạm tội “Giết người”. Áp dụng khoản 2 điều 93, điểm b,p khoản 1, khoản 2 điều 46m điều 69, điều 74 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Thanh Lân 7 năm tù về tội Giết người.

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố mặt khách quan của tội giết người

Mặt khách quan của tội phạm được hiểu là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hay tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, cũng như các dấu hiệu khác (như: phương pháp, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội; v.v...). Do tội giết người là tội có cấu thành vật chất nên các dấu hiệu khách quan của tội phạm này gồm có:

- Hành vi tước đoạt tính mạng người khác;

- Hậu quả là gây ra cái chết cho người khác.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt tính mạng và hậu quả chết người.

Hành vi khách quan của tội giết người là những biểu hiện của con người ra thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Đây là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là hành vi đó phải có khả năng gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật tức là pháp luật cấm mà cứ làm. Những hành vi không có khả năng gây ra cái chết cho người khác hoặc tuy có khả năng gây ra cái chết cho người khác nhưng không trái pháp luật thì đều không phải là hành vi khách quan của tội giết người.

Hành vi khách quan của tội giết người được coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nếu thõa mãn các điều kiện sau:

Một là,về mặt thời gian hành vi khách quan của tội giết người phải xảy ra trước hậu quả chết người.

Hai là, hành vi khách quan của tội giết người độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khách quan phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người.

Ba là, hậu quả chết người đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi giết người. Người bị hại không chết nằm ngoài ý muốn chủ quan của tội phạm.

Do đó, việc kiểm tra các dấu hiệu khách quan nêu trên trong quá trình định tội danh đối với tội giết người được Tòa án thành phố Đà Nẵng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.

Trước hết, về việc kiểm tra dấu hiệu hành vi tước đoạt tính mạng người khác. Thực tiễn định tội danh ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua cho thấy hành vi tước đoạt mạng sống của người khác trong các vụ án giết người được thực hiện khá đa dạng và một số khá phức tạp.

Chẳng hạn như vụ án hình sự sơ thẩm số 43/2011/HSST ngày 28/12/2011 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Lê Cao Hải (Be) phạm tội giết người, Trương Đình Bảo (Lơ) phạm tội che giấu tội phạm và Lê Thiên Tín phạm tội không tố giác tội phạm [43]. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, khoảng 20 giờ 30 ngày 24/3/2011, sau khi đã uống rượu say, Lê Cao Hải, Lê Thiên Tín, Trương Đình Bảo, Trần Văn Hậu rủ nhau đi thăm cha của Bảo đang cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng. Đến khoảng 21 giờ 55, Hải cùng nhóm bạn ra về thì gặp một nhóm thanh niên 05 người đi trên 02 xe máy chạy vào cổng Bệnh viện ngang qua nhóm của Hải. Thấy nhóm thanh niên kia nhìn mình, Hải nghĩ “nhìn đểu” nên nói “Tụi bay nhìn cái gì”. Trong nhóm thanh niên này có Nguyễn Bảo Lộc không nói gì mà tiếp tục nhìn Hải. Thấy vậy, Tín xuống xe đứng đối diện với hai nhóm để giải hoà vì nhóm của Tín có hơi men. Hậu bước xuống xe đi đến và nói với nhóm của Lộc “Tụi bay muốn nằm tại đây luôn hả”. Ngay sau đó Hải xuống xe rút con dao xếp (Loại dao bướm, mang sẵn trong người) bật lưỡi dao xuống xông đến nhóm của Lộc, cả nhóm của Lộc bỏ chạy. Lúc chạy, Lộc trượt chân ngã xuống tiền sảnh trước khoa cấp cứu. Lúc này Hải đuổi kịp Lộc và dùng dao đâm từ trên xuống trúng lưng Lộc. Đâm xong, Hải mất thăng bằng ngã xuống đất. Lộc vùng dậy để chạy thì Hải vùng dậy, ngồi đối diện với Lộc, Hải dùng tay trái túm cổ áo Lộc kéo ghì xuống đồng thời tay phải cầm dao vung qua đầu đâm trúng hai nhát vào vùng lưng Lộc. Trong lúc Hải đang đâm Lộc thì có ông Đăng Văn Như đến ôm giữ Hải không cho đâm nữa. Lộc nhân cơ hội này chạy thoát. Do bị giữ nên hải quay lại nói với ông Như “Ông thả tôi ra không tôi đâm

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí