Thống Kê Số Hộ Nghèo Năm 2011 Của Các Xã Thuộc Khu Bảo Tồn


Đói nghèo là nguyên nhân sâu xa gây suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng của Khu bảo tồn, người dân sống tại các xã thuộc khu bảo tồn chiếm trên 95% là sản xuất nông nghiệp. Cuộc sống khó khăn, kết cấu hạ tầng kém, canh tác lạc hậu, phục thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Bảng 2.1. Thống kê số hộ nghèo năm 2011 của các xã thuộc Khu bảo tồn


TT

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

1

Đình Cả

850

199

23,41

2

Phú Thượng

1.188

170

14,31

3

Thượng Nung

472

249

52,75

4

Vũ Chấn

654

331

50,61

5

Thần Sa

549

289

52,64

6

Nghinh Tường

621

346

55,72

7

Sảng Mộc

595

337

56,64


Tổng

4.929

1.921

38,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai, 2011)

Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực còn khá cao, chiếm 38,97% cao hơn bình quân chung của toàn tỉnh Thái Nguyên (16,69%). Chính vì vậy họ phải vào rừng để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cuộc sống, đây là những đối tượng chủ yếu tác động vào rừng, gây ra sự suy thoái về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và đây là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở đây.

Do tỷ lệ hộ nghèo cao, không có nghề phụ, trong thời gian nông nhàn người dân không có việc làm, tất cả thu nhập của gia đình đều dựa vào nông nghiệp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động khai thác lâm sản trái phép, người dân coi rừng là những nguồn thu nhập và cứu đói cho họ.

2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lượng lương thực bình quân năm đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.921 hộ, chiếm 39% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ, LSNG,... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng.


Bảng 2.2. Dân số và diện tích đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp của các xã thuộc Khu bảo tồn

TT

Diện tích đất NN (ha)

Diện tích đất LN (ha)

Dân số (Người)

1

Đình Cả

524,3

491,4

3.643

2

Phú Thượng

884,5

4.095,4

4.438

3

Thượng Nung

739,4

3.628,6

2.193

4

Vũ Chấn

3.135,4

3.699,6

2.670

5

Thần Sa

417,2

9.276,7

2.404

6

Nghinh Tường

1.092,16

7.271,0

2.711

7

Sảng Mộc

102,7

9547,49

2.533

Tổng

6895,66

38.010,19

20.592

Bình quân diện tích đất/đầu người

0,33 ha

1,85 ha


(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, 2011)

Kết quả điều tra có tới trên 80% lực lượng lao động trong khu vực tham gia vào sản xuất nông nghiệp (trống lúa nước, ngô, thuốc lá, chè và các nông sản khác), chăn nuôi gia súc, gia cầm và tham gia trồng rừng theo dự án 661 (trồng cây keo và cây lấy củi). Một số đi rừng lấy gỗ, củi và các LSNG khác vào những lúc nông nhàn. Do đặc thù là các xã vùng cao nên một số xã chỉ canh tác lúa 1 vụ/năm vì thiếu nguồn nước sản xuất như xã Thượng Nung, Thần Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc. Ngoài ra phát triển cây thuốc lá như các xã Phú Thượng, thị trấn Đình Cả, họ trồng một vụ lúa, một vụ trồng cây thuốc lá. Hơn nữa diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người thấp, trung bình khoảng 0,33ha. Ở đây thường dư thừa lao động, vì vậy cũng đang là sức ép lớn đến nguồn tài nguyên rừng vì cuộc sống mưu sinh. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng.

1. Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 14,6%.

Đất lúa và lúa màu tập trung ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp. Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Diện tích đất nương rẫy bị thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại còn nhiều hạn chế.


Các loài cây trồng chủ yếu là Lúa nước, Lúa nương, Ngô, Sắn. Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính khá cao, năng suất lúa 1 vụ đạt 3,7 tấn/ha, Lúa 2 vụ: 4,5 tấn/ha, Ngô: 3,3 tấn/ha, Sắn: 3,1 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 8.136,3 tấn, bình quân lương thực đạt 399 kg/người/năm.

Chăn nuôi: Tổng số lượng gia súc các loại trong khu vực là 21.759 con, gia cầm các loại là 107.783 con. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý. Mô hình trang trại trong chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp, chưa có đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá.

2. Sản xuất lâm nghiệp

Kết quả đến tháng 12/2012, công tác rà soát thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý gồm:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Võ Nhai quản lý: 321,0 ha; UBND 6 xã phía bắc của huyện quản lý: 16.164,92 ha; 3.030 hộ trên địa bàn 6 xã phía bắc của huyện quản lý 23.803,18 ha. Như vậy, so tổng số hộ dân trong khu bảo tồn là 4.929 hộ thì tỷ lệ hộ có rừng chiếm khoảng 61,5%. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp trên đầu người tương đối cao (1,85ha/người), song người dân chưa chưa thực sự quan tâm đến phát triển lâm nghiệp, chưa coi sản xuất lâm nghiệp là một nghề mang lại nguồn thu nhập. Chính vì vậy họ chỉ sản xuất khi có chương trình dự án hoặc nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ nhưng với mức hỗ trợ thấp, còn lại thì vào rừng để khai thác các loại lâm sản và LSNG trong khu bảo tồn. Đây được cho là cách tính rẻ nhất mang lại nguồn thu nhanh nhất mà không phải bỏ công sức đầu tư, gây trồng. Các ngành kinh tế khác: Do điều kiện địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, tiềm năng về khoáng sản hạn chế nên các ngành kinh tế khác ở địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã.

2.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Giao thông: Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần 150 km đường ô tô. Trong đó có khoảng 59 km đường bê tông, rải nhựa, đường cấp phối khoảng gần 20km, còn lại là đường đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu.

Thủy lợi: Hệ thống kênh mương đã xây dựng được 17.610m, trong đó có 9.110m kênh mương cứng và 8.500m kênh mương đất. Hiện nay, một số đoạn kênh


mương đã xuống cấp và hiệu suất sử dụng các công trình này chưa cao. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Điện nước sinh hoạt: Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đường chính vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình..

Do điều kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh hoạt nông thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp. Nhiều hộ gia đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Y tế, giáo dục, văn hóa xã hội:

- Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã. Tại các trạm y tế các xã có 10 bác sỹ, 23 y tá, điều dưỡng hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 66 cộng tác viên tham gia y tế cộng đồng, 9 y sỹ hoạt động y tế học đường. Song do đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao, cơ sở vật chất và thuốc men còn thiếu nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân còn hạn chế.

- Giáo dục: Có 25 trường, 274 lớp với 3 cấp học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với 4324 học sinh và 543 giáo viên. Các trường ở thị trấn và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang, nhưng một số trường ở các thôn bản, nhất là các lớp tiểu học chưa được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.5. Nhận xét chung

* Thuận lợi

- Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có giá trị cao về ĐDSH, có hệ động thực vật đa dạng và phong phú.

- Thảm thực vật rừng ở Khu BTTN có tỷ lệ che phủ cao, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực.

- Trong khu vực có Hạt kiểm lâm Võ Nhai hoạt động tích cực đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn của Khu bảo tồn.

* Khó khăn

Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng lại thiếu đất để sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí không cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn


chế. Đa số các hộ gia đình vẫn canh tác theo lối truyền thống, nặng về khai thác bóc lột tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

- Dân cư sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên trong vùng như canh tác nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ củi,…

- Ban quản lý Khu BTTN đã được thành lập, hoạt động tích cực, song chưa thực sự phát huy được vai trò nòng cốt. Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm.

- Kiến thức về bảo tồn thiên nhiên của người dân còn hạn chế. Vấn đề giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên triển khai còn chưa kịp thời.

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, việc mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên xã sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với công tác bảo tồn ĐDSH, vì đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc suy giảm ĐDSH.

Như vậy, những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng.

2.3. Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng hiện nay được biên chế cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng tổng số 43 cán bộ. Trong đó, nam: 41 người; nữ: 2 người.

Bộ phận

Kế hoạch - Tài chính

Bộ phận Nghiên cứu khoa học

Ban quản lý rừng đặng dụng

Bộ phận Hành chính

Bộ phận Pháp chế

6 tổ trạm BVR

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy BQL khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng


Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khu bảo tồn gồm: Lãnh đạo: 01 Trưởng ban kiêm Hạt trưởng; 01 Phó trưởng ban phụ trách công tác phát triển rừng; 01 Phó Hạt trưởng phụ trách công tác bảo vệ rừng; 04 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ (Bộ phận hành chính, bộ phận kế hoạch - kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu, bộ phận pháp chế); 06 tổ trạm bảo vệ rừng đặt ở 6 địa điểm trực thuộc các xã của ban.

Trình độ của cán bộ công nhân viên chức thuộc Ban: Thạc sỹ: 02 người; Đại học: 35 người; Cao đẳng: 03 người; Trung cấp: 03 người.

Do được biên chế số cán bộ công chức, viên chức ít nên đa số các cán bộ ở đây phải kiêm nhiệm từ 2 vị trí công tác trở lên. Vừa phụ trách địa bàn vừa đảm nhiệm các công việc ở các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ do đó công tác tuần tra bảo vệ rừng và tiếp xúc với cộng đồng dân cư của cán bộ BQL chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo tồn tài nguyên rừng chưa được truyền tải sâu rộng đến bà con nhân dân trong vùng.

Với tổng diện tích 17.639 ha rừng tự nhiên, nhưng tổng số biên chế tính tới cuối năm 2012 mới 43 người. Bình quân mỗi cán bộ (bao gồm cả kiêm lâm và cán bộ hành chính) phải quản lý và bảo vệ 410 ha. Với một diện tích và địa hình như vậy, một cán bộ kiểm lâm rất khó thực hiện tốt được các biện pháp bảo vệ.

Hiện nay năng lực của Ban quản lý Khu bảo tồn nhiều hạn chế, cả về mặt nhân sự, đào tạo, trang thiết bị và ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý Khu bảo tồn trong tình hình mới. Ban quản lý đã xác định một số vấn đề cụ thể là:

Do Khu bảo tồn mới được thành lập, hầu hết các cán bộ của Khu bảo tồn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác bảo tồn ĐDSH, nghiên cứu khoa học và kỹ năng tuyên truyền.

Cán bộ của Khu bảo tồn còn thiếu kỹ năng chuyên môn để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội và bảo tồn. Việc nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho cán bộ kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.

Đời sống cán bộ của Khu bảo tồn còn rất hạn chế, ngoài quỹ lương được chi trả theo ngân sách không có một khoản thu nhập thêm, trong khi chi phí phương tiện đi lại các cá nhân phải tự túc. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà


nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa được thỏa đáng; kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản nên họ chưa yên tâm với công tác.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, Ban quản lý khu bảo tồn đã được trang bị một số trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật như: Xe ô tô, xe máy, súng, bình xịt hơi cay, gậy điện, khóa số 8, gậy cao su, mũ bảo hiểm, áo giáp,… Tuy nhiên, có những trang thiết bị đã được trang bị đầy đủ nhưng nhiều công cụ hỗ trợ vẫn thiếu gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Địa bàn quản lý của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng rộng, giáp ranh với nhiều địa phương của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn. Công tác phối hợp truy quét tại các địa bàn giáp ranh giữa 03 tỉnh còn chưa được triển khai đồng bộ, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các địa bàn giáp ranh vẫn còn xảy ra. Theo thống kê từ năm 2010 - 2013 đã bắt giữ và xử lý được 582 vụ, nhưng hình thức xử lý chỉ là tịch thu tang vật và xử lý hành chính, năm 2012 có 1 vụ xử lý hình sự. Vì vậy, chưa có tính chất răn đe và giáo dục người dân, hơn nữa điều kiện về kinh tế, nhận thức của người dân còn khá hạn chế.

Người dân sống trong khu bảo tồn có tập quán khai thác gỗ trái phép về làm nhà, việc xử lý, giải quyết đến nay còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến chính sách an sinh xã hội của huyện đối với đồng bào dân tộc sinh sống trong Khu bảo tồn. Tình hình chống đối người thi hành công vụ thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng Kiểm lâm thực thi công vụ. Chính quyền cơ sở chưa vào cuộc một cách quyết liệt, chưa xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng giữa các xã trong Khu bảo tồn. Một số kiểm lâm viên địa bàn còn yếu về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phượng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; chưa thực hiện tốt các nội dung theo Quyết định số 83/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

* Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng

+ Điểm mạnh:

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực Lâm nghiệp ngày càng hoàn thiện và sát với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ phát triển rừng.


- Hệ thống chính trị xã hội và người dân ngày càng quan tâm hơn đến bảo vệ môi sinh môi trường, bảo vệ phát triển rừng, trong đó có rừng đặc dụng.

- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang quan tâm đầu tư nghiên cứu, phát triển các loài động vật quý hiếm phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm lâm và nhận thức cho bà con nhân dân.

- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn tạo cơ hội khai thác tiềm năng du lịch cho Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.

- Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của 6 tỉnh miền núi phía bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và du lịch.

- Đã thực hiện xong đề án giao đất giao rừng cho Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.

+ Điểm yếu

- Do tập quán làm nhà sàn bằng gỗ, người dân vẫn còn lén lút lên rừng khai thác gỗ về làm nhà, sửa nhà, việc xử lý còn gặp khó khăn do liên quan đến vấn đề an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách.

- Kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo tồn còn hạn chế, các nghiên cứu khoa học về khu bảo tồn còn ít chưa được quan tâm thích đáng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, BTTN chưa được truyền tải sâu rộng, thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân tại các xóm, bản.

- Lực lượng Kiểm lâm làm công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu bảo tồn còn ít, việc kiểm tra giám sát không được thường xuyên, năng lực còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng, phương pháp làm việc; một số cán bộ bất đồng ngôn ngữ.

- Một số cán bộ kiểm lâm thiếu trách nhiệm còn tiếp tay cho người dân khai thác lợi dụng trái phép trong khu bảo tồn.

- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, chống chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí