Đặc Điểm Dịch Tễ Sốt Rét Ở Vùng Biên Giới 2 Tỉnh Quảng Trị - Savannakhet

hiện được trường hợp nào nhiễm 3 loài và 4 loài [46].


Năm 2010 trong số 54.297 BNSR toàn quốc có 17.515 ca KST (+) tỷ lệ 1,15‰, số còn lại được chẩn đoán là sốt rét lâm sàng [74]. Miền Trung - Tây Nguyên 12.251 ca KST (+) tỷ lệ 69,9% KST toàn quốc; Tỉnh Quảng Trị 850 KST ca (+) tỷ lệ 6,9% toàn miền. Tỷ lệ ký sinh trùng/lam soi trên 16,5% mỗi năm, về cơ cấu ký sinh trùng. P.falciparum vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối: từ 76-84% [67].

Theo kết quả điều tra của chúng tôi 1/2010, tỷ lệ nhiễm P.falciparum là 46,9%; nhiễm P.vivax là 46,9% và kết hợp 2 loài là 6,1%. So với nghiên cứu của Lý Văn Ngọ cũng tại xã Thanh năm 2006, tỷ lệ P.falciparum là 82% và P.vivax 14%

[40] thì hiện nay P.f là thấp hơn và P.v cao hơn hơn nhiều. Như vậy, so với thời điểm 2000 - 2006 cơ cấu KST sốt rét hiện nay có thay đổi. Tỷ lệ P.falciparum giảm, tỷ lệ P.vivax tăng trong tổng số KST sốt rét được phát hiện. Chúng tôi nghĩ rằng, do tác động của các biện pháp phòng chống sốt rét, nhất là biện pháp điều trị sớm ngay tại thôn bản bằng lực lượng YTTB được xây dựng rất sớm tại Quảng Trị từ năm 1991 [12] một mặt đã làm giảm tỷ lệ P.falciparum tuyệt đối, một mặt làm giảm tỷ lệ P.falciparum tương đối trong tổng số KSTSR chung, trong khi đó P.vivax ít bị tác động do có tái phát xa, điều trị sớm đã góp phần hạn chế tử vong do sốt rét tại tỉnh Quảng Trị, trong lúc hầu hết các trường hợp tử vong do sốt rét ở tỉnh Đaklak năm 2003 theo nghiên cứu của Lê Xuân Hùng đều có cùng một nguyên nhân là không có y tế thôn buôn tại nơi cư trú (dân di cư) [24].

Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của Wanatabe, Hoàng Hà (2013) tỷ lệ

P.falciparum đã tăng trở lại 74,4%; P.vivax 23,1%.

Véc tơ truyền bệnh sốt rét trước can thiệp

Kết quả điều tra véc tơ sốt rét tháng 1/2010 bắt được: 1.548 cá thể muỗi trưởng thành, 18 loài Anophelles, có 2 véc tơ chính: An.minimus An.dirus, trong đó tất cả các loài Anopheles truyền sốt rét chính và một số loài phụ kết quả cũng giống như các nghiên cứu trước đây ở khu vực của Vũ Thị Phan và cs [43]; Lê Khánh Thuận và Trương Văn Có bắt được 19 loài Anophelles ở sinh cảnh rừng [56], tuy nhiên ở mỗi vùng sinh địa cảnh chỉ bắt gặp một số loài Anopheles nhất định. Thành phần loài phụ ít hơn, tuy nhiên thành phần loài chính có An. minimus, An.dirus

trong khi ở các sinh địa cảnh rừng ở miền Bắc giai đoạn 2002-2005 chỉ có An. minimus và mật độ véc tơ chính ở địa bàn nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của Vũ Đức Chính [5], nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn, Ron P. Marchand ở Khánh Hoà chỉ bắt được 16 loài [64] thì ở nghiên cứu này thành phần loài nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Mật độ Anopheles chung ở phương pháp bẫy đèn trong nhà khá cao: 2,0 con/ đèn/đêm. An.minimus số lượng 3 con; mật độ 0,9 con/đèn/đêm. An.dirus số lượng 17 con, mật độ 0,5 con/đèn/đêm.

Kết quả mỗ muỗi: đã mỗ 24 con, số lượng muỗi đã đẻ 11/24 con (tuổi sinh lý của muỗi trên 1, khả năng truyền bệnh cao).

Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 13

Qua 6 phương pháp điều tra tại 3 điểm nghiên cứu theo qui trình của Viện SR

- KST - CT Trung ương [69] tại các thôn tiến hành có can thiệp hoá chất chống véc tơ theo hướng dẫn của chương trình [73] vẫn bắt được véc tơ truyền sốt rét khá phong phú với 18 loài Anophelles.

Số lượng véc tơ truyền SR tại điểm nghiên cứu trước can thiệp cao, thành phần loài phong phú. Có mặt 2 véc tơ chính là An.minimus An.dirus. Trong đó, An.minimus bắt được ở cả 3 điểm điều tra; mật độ An.dirus vào nhà đốt người cao. Là vùng SRLH nặng có sự can thiệp hóa chất PCSR nhưng quần thể Anophelles vẫn phát triển. Chỉ số tấn công của vectơ chính: An.dirus trong nhà cao hơn ngoài nhà (mật độ bẫy đèn trong nhà so với mật độ bẫy đèn ngoài nhà), trong lúc đó An.minimus điều tra ở chuồng gia súc cao. Sự có mặt và mật độ cao của véc tơ liên quan chặt chẽ đến tình hình bệnh nhân SR tại các điểm nghiên cứu.

Phối hợp với Lào điều tra véc tơ truyền bệnh sốt rét tại 2 điểm ở Lào năm 2010. Thành phần loài phong phú với 14 loài Anophelles. Mật độ An chung ở các phương pháp điều tra cao: 2,56 con/đèn/đêm, có mặt 2 véc tơ chính với mật độ cao. An.minimus mật độ 0,67 con/đèn/đêm và An.dirus mật độ 2 con/đèn/đêm [97].

Sự lan truyền sốt rét ở vùng biên giới chủ yếu do An. dirus (sốt rét rừng). Đây là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở Lào và cũng ở Hướng Hoá, mật độ vào nhà đốt người cao, véc tơ này mật độ thấp ở phía Việt Nam sau khi phun hoá chất tồn lưu.

So sánh thành phần loài và số lượng, mật độ muỗi Anopheles bắt được thì ở phía Lào cao hơn nhiều, tương tự nghiên cứu của Bounpong Sidayong năm 2007 cũng ở huyện Nong-Savannakhet tỷ lệ 3 véc tơ chính An.minimus, An.dirus và An.maculatus rất cao 91% tổng số Anophelles bắt được [103], điều này giải thích cho tỷ lệ mắc sốt rét phía Lào cao hơn phía Việt Nam (5,2% so với 1,8%) và cũng cho thấy hiệu quả của biện pháp phun tồn lưu hoá chất lên tường nhà so với biện pháp nằm màn có tẩm hoá chất trong lúc tỷ lệ có màn còn thấp 2,6 người/màn [98]. So sánh với nghiên cứu của Ron P. Marchand ở Nam Trung Bộ cũng cho thấy có 2 yếu tố đóng vai trò chính của bệnh sốt rét mà một yếu tố trong đó tỷ lệ là mức độ cao của sốt rét rừng [92].

4.1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt rét ở vùng biên giới 2 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet


Tỷ lệ hiện mắc sốt rét theo kết quả phối hợp điều tra 2 bên biên giới tháng 11- 12/2010: Phía Lào (15 bản) tỷ lệ hiện mắc KSTSR là 5,2%; Phía Quảng Trị tỷ lệ hiện mắc KSTSR là 1,8%. Điều tra KAP cả 2 bên biên giới, đã có 92% người được phỏng vấn ở Lào và 17% người được phỏng vấn ở Việt Nam trả lời họ đã qua lại biên giới trong vòng 12 tháng vừa qua, người dân Lào có xu hướng ở lại qua đêm ở các xã biên giới của huyện Hướng Hoá.

Có 39,3% người được phỏng vấn ở Lào và 30,5% người được phỏng vấn ở Việt Nam cho rằng đã có các trường hợp mắc sốt rét trong gia đình của họ trong vòng 12 tháng qua. Người dân Lào thường sang các xã biên giới phía Việt Nam để chữa bệnh, còn người Việt Nam sang Lào để làm ăn, buôn bán. Tỷ lệ sử dụng y tế công tại Lào còn thấp 36,5%, gần 50% sang phía Việt Nam để điều trị. Việc sử dụng y tế thôn bản còn thấp ở 5,5% ở Lào. Người dân Lào thường qua lại các xã biên giới của tỉnh Quảng Trị, nhiều trường hợp sốt rét người Lào đã được các cơ sở y tế phía tỉnh Quảng Trị phát hiện và điều trị [97]. Tương tự với tình hình sốt rét tại vùng biên giới các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương: Theo A.P Dash và cs sốt rét nhập khẩu và giao lưu biên giới ở các nước trong khu vực là một vấn đề quan trọng [81]. Tương tự nghiên cứu của Amnat Khamsiriwatchara và cs [76], sốt rét chủ yếu là nhập cư ở đối tượng đi lao động dài ngày. Sốt rét tại vùng biên giới của

tỉnh Quảng Trị cũng giống như đánh giá của Duong Socheat “Sốt rét biên giới: Mối quan tâm lớn của Campuchia” với 78.696 cas (+), 75% P.falciparum, 23% P.vivax, và 65% cas P.vivax ở biên giới Thái Lan-Campuchia [104]. Đại diện của Uỷ ban y tế Hà Lan-Việt Nam Ron P. Marchand cũng đã nhận thấy vai trò của việc phối hợp quản lý bệnh sốt rét ở biên giới 2 tỉnh Quảng Trị và Savannakhet [92].

Tình hình bệnh nhân là người Việt của 4 xã: Xy, Thuận, Thanh, A Xing sang Lào trở về bị sốt rét trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009: Theo số liệu điều tra từ các bệnh nhân sốt rét 4 xã vào điều trị tại trạm y tế tỷ lệ mắc sốt rét có đi Lào cao 23,5%. Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với qua lại biên giới có ý nghĩa thống kê của người dân 4 xã có qua lại biên giới mắc sốt rét nhiều hơn không qua lại biên giới, p<0,05. Kết quả của nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Đặng Hân ở 2 xã Thanh, A Túc năm 2005, nhóm có giao lưu sang Lào mắc SR nhiều hơn nhóm không giao lưu (7,6% so với 1,8%) [19].

Bệnh nhân người Lào sang điều trị tại các xã Xy, Thanh nhiều và thường xuyên. Tỷ lệ BNSR là người Lào có KSTSR (+) cao từ 20,0-43,7% và đây cũng là nguồn lây lan quan trọng cho cộng đồng người Việt. So sánh với tỉnh Thừa Thiên- Huế [20], tỷ lệ giao lưu và mắc sốt rét do giao lưu qua biên giới ở tỉnh Quảng Trị là cao hơn nhiều. Tình hình sốt rét các xã, thôn 2 bên biên giới có sự lây lan qua lại cần được quan tâm và có biện pháp giải quyết.

4.1.2. Một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét

4.1.2.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên

Theo Vũ Thị Phan các yếu tố về sinh địa cảnh, khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, nghề nghiệp, học vấn, kinh tế đều ảnh hưởng đến mức độ mắc bệnh sốt rét[43]

Quan sát trực tiếp tại thực địa, chúng tôi nhận thấy ở khu vực nghiên cứu là nơi định cư chủ yếu của 2 cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Các xã đang nghiên cứu thuộc vùng biên giới của huyện Hướng Hoá có địa hình rừng núi, độ cao 500 m > mực nước biển, rừng 70% [63], xếp theo phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2009 thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng [33] và cách các bản phía Lào không xa, khoảng dưới 2 km trong lúc tầm hoạt động của An.dirus có thể xa tới 2,5 km

nên muỗi có thể bay qua biên giới giữa các bản của Lào và Việt Nam dễ dàng và tất nhiên có thể đốt người mang mầm bệnh làm lan truyền sốt rét qua lại giữa hai bên. Nghĩa là nếu chưa xét đến vấn đề giao lưu của người dân thì tự bản thân véc tơ cũng có thể mang KSTSR lan truyền qua biên giới. Cho nên có thể nói sự lan truyền sốt rét qua biên giới giữa Việt Nam và Lào dọc theo 12 xã của huyện Hướng Hoá dễ dàng bởi điều kiện giao lưu thuận tiện của cả con người và khoảng cách trong tầm hoạt động của véc tơ. Như vậy, nguy cơ lan truyền sốt rét qua hai bên biên giới là cao và để làm giảm tỷ lệ mắc sốt rét cần phải có sự nỗ lực phòng chống sốt rét của cả hai bên [6].

Theo các nhà nghiên cứu về dịch tễ sốt rét sinh địa cảnh là một yếu tố quan trọng trong phân vùng sốt rét, trong việc nghiên cứu mùa sốt rét. Vấn đề này lại rất quan trọng cho việc làm kế hoạch và thực hiện kế hoạch phòng chống sốt rét [43].

Nơi định cư của cộng đồng dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô tại điểm nghiên cứu là rừng rậm, bìa rừng rậm, nhiều khe suối, độ cao từ 200 - 500m, hiện nay vùng này rừng tái sinh trở lại ngày một gần nhà dân hơn. Điều tra bắt gặp cả 2 loài véc tơ chính truyền sốt rét là An. minimus An.dirus [6], tỷ lệ KSTSR cao hơn ở các vùng sinh địa cảnh khác (p<0,001). Theo Vũ Thị Phan sinh cảnh rừng rậm, bìa rừng rậm và nhiều khe suối là nơi thuận lợi cho sự phát triển của 2 loài véc tơ truyền bệnh này [43]. Theo Nguyễn Đức Mạnh và cs ở nhiều điểm sốt rét dai dẳng ở miền Trung An.dirus đóng vai trò truyền bệnh quan trọng [37].

Cũng giống như các nghiên cứu của Vũ Đức Chính [5], Vũ Thị Phan [43]; Lê Khánh Thuận [55] và Nguyễn Xuân Quang [47], Lê Thành Đồng [10] thừa nhận có sự liên quan giữa sốt rét và các điều kiện môi trường sinh địa cảnh khu vực như thảm thực vật, khe suối, độ cao.

Các yếu tố thời tiết và mùa truyền bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu về diễn biến của bệnh sốt rét hàng tháng chung trong 2 nhóm nghiên cứu cho thấy: về thời gian truyền bệnh trong năm là liên tục tháng nào cũng có BNSR - tương tự như các nghiên cứu khác, nhưng về dao động tạo nên các đỉnh bệnh. Nghiên cứu về mùa truyền bệnh trước đây ở Miền Trung-Tây Nguyên của Lê Khánh Thuận có 2 đỉnh bệnh trong năm, đỉnh thứ nhất là vào mùa khô và

đỉnh thứ hai vào mùa mưa [56]; Bệnh sốt rét ở vùng SRLH của tỉnh Quảng Trị xuất hiện quanh năm nhưng diễn biến tăng giảm hàng tháng khác nhau, diễn biến tăng giảm của bệnh trùng khớp với diễn biến tăng giảm của lượng mưa và mật độ 2 loài véc tơ chính (An.minimus An.dirus), và cao điểm từ tháng 7 - tháng 11.

Tương tự kết quả nghiên cứu của Lý Văn Ngọ ở xã Thanh năm 2006 cho thấy KSTSR đều có ở tất cả các tháng nhưng tăng từ tháng 8-tháng 12 và các đối tượng giao lưu biên giới cũng phát hiện thấy có KSTSR từ 1-2% [40].

Nét đặc trưng nhất về yếu tố thời tiết khu vực nghiên cứu là nhiệt độ và ẩm độ luôn luôn có trị số trung bình rất cao, dao động nhiều (23,08 6,11 oC và 84,0 3,5%), lượng mưa dao động rất lớn (199,9 198,3 mm), phân mùa rõ rệt. Cả 2 yếu tố nhiệt độ và ẩm độ đều nằm trong giới hạn thuận lợi cho sự phát triển của cả véc tơ sốt rét và cho sự phát triển liên tục của KSTSR ở giai đoạn hoàn thành chu kỳ sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi.

Từ tháng 5 đến tháng 10 đã bắt đầu có mưa, độ ẩm cao, nhiệt độ phù hợp cho muỗi phát triển. Tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất trong năm. Từ 3,85 - 16,13%. Mùa khô, rét từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ 8,1% xuống 2,4%.

Qua theo dõi số liệu báo cáo sốt rét trong 5 năm 2005 - 2009 chúng tôi nhận thấy bệnh nhân sốt rét tăng theo mùa. Tăng đầu và cuối mùa mưa, từ tháng 5 tăng đến tháng 11, cao nhất từ tháng 8 - 10, giảm dần vào tháng 11, tháng 12.

4.1.2.2. Một số tập quán và hoạt động kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu.

Từ những kết quả phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu về nhận thức, thái độ và thực hành PCSR của người dân ở địa bàn nghiên cứu, kết hợp với điều tra quan sát tại thực địa, chúng tôi thấy rằng ngoài những yếu tố sinh địa cảnh, thời tiết, mức độ mắc sốt rét trong cộng đồng còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tập quán sinh hoạt, canh tác và hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến phơi nhiễm với muỗi sốt rét của cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu này tương tự nghiên cứu của Lê Thành Đồng ở tỉnh Bình Định [10] .

Tập quán của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hoá thường

ở nhà sàn với bếp lửa giữa nhà. Một số nhà vẫn còn nuôi gia súc dưới sàn nhà là

điều kiện để thu hút muỗi vào nhà. Người dân ở đây thường canh tác trên nương rẫy là chính và có đi rừng, ngủ rẫy vào mùa thu hoạch nên dễ mắc sốt rét hơn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn, Ron P. Marchand ở Khánh Phú cũng đã cho thấy những người ngủ rừng có người mang KSTSR nên sốt rét lan truyền trong rừng cao vì mật độ An.dirus cao [64].

Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của Đặng Tự nghiên cứu về tính đa dạng về dịch tễ sốt rét ảnh hưởng đến hiệu quả các biện pháp can thiệp ở huyện Hướng Hoá [61].

Người dân ở vùng này thường có thói quen giao lưu đi các bản khác trong cùng dân tộc, sang Lào để chơi, lập gia đình, gùi hàng thuê, mua bán... [61].

Thời gian gần đây do vấn đề buôn bán gỗ quí và nhiều loại hàng hoá qua đường tiểu ngạch nên nhiều người dân ở các xã biên giới của Hướng Hoá thường đi nhiều ngày trong rừng để gùi cõng hàng lậu, gùi gỗ thuê qua đường tiểu ngạch, nhiều người khi trở về đã mắc SR. Đây cũng là những khó khăn, thách thức trong PCSR từ trước đến nay. Điều này ở huyện Hướng Hoá, Quảng Trị cũng giống như trong đánh giá tổng kết PCSR giai đoạn 2001-2005 và các giai đoạn sau của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương: “Giao lưu đến vùng SRLH và qua biên giới lớn làm gia tăng SR nơi đến và mang SR trở về quê” [70].

Người Lào gần biên giới phần lớn cũng là người Vân Kiều, PaKô có cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán nên thường qua lại biên giới thăm nhau, kết tình thông gia. Khi bị đau ốm, do ở xa các cơ sở y tế của Lào mà lại gần các trạm y tế nằm dọc biên giới của huyện Hướng Hoá nên thường sang để điều trị, nhiều nhất là ở trạm y tế các xã Xy, Thanh, Thuận, A Xing. Điều này diễn ra thường xuyên, liên tục và là đặc điểm riêng của các xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị khác với các đặc thù sốt rét ở các vùng biên giới của Việt Nam theo nghiên cứu của Lê Xuân Hùng [28] và các nghiên cứu khác trên thế giới như nghiên cứu của Sarah J Moore về sốt rét ở biên giới Trung Quốc chủ yếu ở nhóm làm nông nghiệp và vào mùa thu hoạch [93].


4.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 4 XÃ THUẬN, XY, THANH, A XING CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010

4.2.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét qua điều tra ngang tại 4 xã: Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh và A Xing trước can thiệp (1/2010)

4.2.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét


Tỷ lệ hiện mắc sốt rét trước can thiệp (1/2010).


Về tỷ lệ hiện mắc sốt rét của 4 xã. Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing trước can thiệp là: tỷ lệ hiện mắc sốt rét 2,6%, tỷ lệ hiện măc ký sinh trùng sốt rét 2,2%; có 23,4% (15/64) BNSR lâm sàng. Tỷ lệ lách sưng thấp 0,3%. So sánh với nghiên cứu trong 2 năm 2001-2002 của Hoàng Hà cũng tại 5 xã Xy, Thanh, Thuận, Hướng Linh, Hướng Phùng tỷ lệ hiện mắc sốt rét 6,1%, KSTSR 9,1% [13] và nghiên cứu của Nguyễn Minh Hùng cũng tại xã Thanh năm 2004 tỷ lệ KSTSR là 9,8% [34] thì kết quả nghiên cứu hiện nay của chúng tôi là thấp hơn, do hiệu quả của nhiều năm PCSR, tuy vậy vẫn còn những ổ bệnh sốt rét dai dẵng ở biên giới.

Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện SRLS thấp hơn tỷ lệ có KSTSR, tương tự nghiên cứu năm 2001- 2002 cũng tại 5 xã trên [13], trong khi đó trong báo cáo ở những địa phương trên, những người này thường là những người có biểu hiện sốt lâm sàng nhưng có thể không được xét nghiệm hoặc xét nghiệm không thấy KSTSR, còn có nhiều trường hợp mang KSTSR nhưng không có biểu hiện sốt - không chủ động đến khám và điều trị ở cơ sở y tế do đó một số lượng người mang KSTSR vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng, chỉ có chủ động điều tra thì mới phát hiện được.

Kết quả điều tra trong 3 năm 2010 - 2012 với 90 trường hợp mắc sốt rét, xét nghiệm có 69 KSTSR, có 21 người có biểu hiện SRLS, tỷ lệ 23,3%, như vậy có tới 76,7% số trường hợp mang KSTSR không có biểu hiện SRLS tại thời điểm điều tra. Tương tự kết quả của Đoàn Hạnh Nhân điều tra tại các vùng SRLH nặng ở 2 huyện Hướng Hoá và Đakrông năm 2007, tỷ lệ người mang KSTSR có nhiệt độ 37,5 oC, 75,3% số trường hợp có KSTSR [41]. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Hà trong 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022