năm 2001 - 2002 tại Hướng Hoá có 32,6% người có mang KSTSR không có biểu hiện SRLS [13] So sánh với nghiên cứu của Ron P. Marchand, Nguyễn Thọ Viễn và cs về tỷ lệ người không sốt có ký sinh trùng sốt rét hàng tháng là 69,55-86,4% [38] thì ở nghiên cứu này là thấp hơn nhiều.
Điều này thể hiện tính đa dạng của tình hình dịch tễ sốt rét của các xã sốt rét lưu hành nặng mà chủ yếu là các xã biên giới thuộc huyện Hướng Hoá và cũng tương tự như một số kết quả nghiên cứu khác của Đặng Tự ở huyện Hướng Hoá năm 2003 [61].
Tình trạng này có thể là do cộng đồng khu vực nghiên cứu đã phơi nhiễm nhiều với sốt rét và đã có một mức độ miễn dịch chống sốt rét nhất định. Trong kết quả nghiên cứu này có một số trường hợp mật độ KSTSR ở các đối tượng nhiễm KSTSR thấp, mật độ KSTSR thấp có thể có ảnh hưởng đến biểu hiện sốt của các đối tượng mang KSTSR [38].
Theo Ron P.Marchand [38], Lê Thành Đồng [10], khi nghiên cứu về ngưỡng KST sốt rét có triệu chứng đã cho biết có sự liên quan giữa các mật độ KSTSR khác nhau với biểu hiện sốt của cơ thể, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tối thiểu mật độ KSTSR thể vô tính cũng phải trên 200/1 l máu, tương đương với mật độ từ trên 1 (+), đồng thời, các tác giả cũng nhận thấy biểu hiện sốt phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, phụ thuộc vào lứa tuổi, loài KSTSR. Nghiên cứu này chỉ định lượng mật độ bằng đếm KSTSR /vi trường, tính mật độ bằng +, ++... và chưa nghiên cứu về sự liên quan giữa mật độ KST và triệu chứng sốt lâm sàng nhưng phân tích 69 KSTSR phát hiện được thì thấy chỉ có 21 trường hợp có mật độ KST từ ++ đến
++++, số còn lại mật độ là + và có thể có nhiều trường hợp dưới ngưỡng phát hiện bằng kính hiển vi.
Về lách sưng.
Trong số 4.485 lượt người được khám lâm sàng trước và sau can thiệp, chúng tôi chỉ phát hiện được 12 lượt người có lách sưng, tỷ lệ 0,3%, thấp hơn tỷ lệ KSTSR trên 5,6 lần, tỷ lệ lách sưng giảm hơn trước.
Về thành phần và cơ cấu ký sinh trùng sốt rét.
Trong điều tra của chúng tôi trước nghiên cứu có P.falciparum (46,9%), P.vivax (46,9%), phối hợp 2 loại (6,2%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dàn, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị 3 năm 2003-2005, trong số 193 bệnh nhân vào viện có KSTSR chỉ có 2 loại là P.falciparum: 93,8% và P.vivax 6,2% [8], thì ở nghiên cứu này tỷ lệ P.falciparum thấp hơn và tỷ lệ P.vivax cao hơn nhiều. So sánh với nghiên cứu của Đoàn Hạnh Nhân và cs ở 6 xã biên giới Việt-Lào của tỉnh Quảng Trị giai đoạn (1996-2006) tỷ lệ P.falciparum rất cao: 95% [94]. Kết quả của nghiên cứu này cũng khác với nghiên cứu của Rattanaxay Phetsouvanh và cs về tình trạng sốt rét lưu hành ở Lào cho thấy có 4 loại KSTSR tìm thấy ở Lào với tỷ lệ P.falciparum cũng rất cao: 95% , P.vivax chỉ 4% [96].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Phòng Chống Sốt Rét Tại 2 Nhóm
- Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Về Tỷ Lệ Thực Hành Phòng Chống Sốt Rét Đúng
- Đặc Điểm Dịch Tễ Sốt Rét Ở Vùng Biên Giới 2 Tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
- Đánh Giá Kết Quả Mô Hình Phòng Chống Sốt Rét Hộ Gia Đình Phối Hợp Phòng Chống Sốt Rét Tại Vùng Biên Giới Của Huyện Hướng Hoá
- Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 16
- Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 17
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Theo điều tra của Lê Khánh Thuận ở Việt Nam hiện nay có 4 loại KSTSR là. P.falciparum; P.vivax, P.malariae và P.ovale [55]. Plasmodium knowlesi (loài ký sinh trùng gây bệnh ở khỉ) gần đây, lần đầu tiên đã phát hiện tại Việt Nam (Ninh Thuận năm 2007) trong một nghiên cứu hợp tác song phương Việt - Bỉ [22].
Tại Quảng Trị, báo cáo tổng kết công tác PCSR hàng năm của tỉnh từ 1990 - 2009 và các nghiên cứu của Nông Thị Tiến Viện Sốt rét-KST-CT TƯ [57] và Viện SR -KST-CT Quy Nhơn [66], nghiên cứu của Bùi Quang Phúc bằng kỹ thuật PCR chỉ có 2 loại KSTSR là P.falciparum; P.vivax và thể phối hợp của 2 loại này và chưa phát hiện có P.knowlesi [45], [46]. P.knowlesi được phát hiện lần đầu tiên tại Quảng Trị trong nghiên cứu này (2010) [124] là trường hợp thứ 2 phát hiện tại Việt Nam, sau Ninh Thuận năm 2007 [22]. Sau 7 trường hợp P.knowlesi được phát hiện ở Peninsula Malaysia từ 7/2007-6/2008 bởi Trung tâm y khoa Đại học Malaya [36].
Về muỗi Anopheles: Trước can thiệp: thành phần véc tơ truyền sốt rét khá phong phú với 18 loài Anophelles, so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn, Ron P. Marchand ở Khánh Hoà chỉ bắt được 16 loài [64] thì ở nghiên cứu này thành phần loài nhiều hơn.
Sau can thiệp: thành phần loài giảm, bắt gặp 10 loài Anopheles, vẫn có mặt 2 véc tơ chính là An. minimus và An.dirus.
Mật độ Anopheles ở phương pháp bẫy đèn trong nhà giảm so với trước can thiệp: Anopheles chung 0,81 con/đèn/đêm. An.minimus số lượng 1 con, mật độ 0,06 con/đèn/đêm. An.dirus số lượng 4 con, mật độ 0,25 con/đèn/đêm.
Nghiên cứu của W. Van Bortel, Hồ Đình Trung ở Miền Nam Việt Nam có 2 loại An.minimus A và C [77], tuy nhiên vai trò gây bệnh là giống nhau là 1 trong 2 véc tơ chính truyền bệnh sốt rét ở khu vực này trong đó có tỉnh Quảng Trị.
Hầu hết các trường hợp mắc sốt rét: tập trung tại vùng nhỏ ở biên giới phù hợp với hành vi của người dân và kết quả điều tra véc tơ truyền bệnh, véc tơ truyền bệnh phát hiện trong nhà nhiều hơn ở phía Lào (Lào sử dụng màn tẩm hoá chất, tỷ lệ nằm màn chưa cao; trong lúc Việt Nam sử dụng phương pháp phun tồn lưu trong nhà ở vùng đồng bào dân tộc có tỷ lệ nằm màn khoảng 60%) [97].
4.2.1.2. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét theo giới, lứa tuổi và nhóm dân tộc
Nhóm nam 3,3%; nữ 2,0%, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại xã Thanh năm 2004 [16].
Nhóm trên 15 tuổi cao nhất 3,2%; nhóm dưới 5 tuổi thấp nhất 2,0%.
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm dân tộc Vân Kiều 2,1%; nhóm dân tộc Pa Kô 5,9%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu tại xã Thanh năm 2004 [16].
4.2.1.3. Tỷ lệ về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét
Trước can thiệp:
- Tỷ lệ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét: Do muỗi truyền 69,8%. Về triệu chứng bệnh sốt rét: 68,0%, kết quả tương đương với nghiên cứu của Sở Y tế tỉnh Atôpơ (Lào) năm 2003 có 65,7% biết lây truyền bệnh sốt rét là do muỗi đốt, tuy nhiên tỷ lệ hiểu sai là khá cao 20,8% cho là do ma quỷ [100]. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập ở cộng đồng dân tộc ở A Lưới năm 2006 tỷ lệ có kiến thức chung đúng về phòng chống bệnh sốt rét là 78,13% [50], thì kết quả ở nghiên cứu này là thấp hơn. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Hà ở xã Thanh năm 2006 tỷ lệ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 86,79% [17], so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Quý Anh ở dân tộc Raglai Khánh Hoà 85,93% biết nguyên nhân gây bệnh sốt rét, 82,22% biết cách phòng bệnh SR [1], thì ở nghiên cứu này trước can thiệp là thấp hơn. Nguyên nhân có thể là do hiệu quả của các hoạt
động truyền thông PCSR ở địa phương còn chưa tốt, chưa thường xuyên. Tỷ lệ có kiến thức không đúng về bệnh sốt rét: do ruồi, nước độc 1%.
- Tỷ lệ có thái độ đúng: phòng chống SR là phun thuốc diệt muỗi 80,2%, ngủ màn 49,5%. Thấp hơn nghiên cứu tại xã Thanh năm 2006 tỷ lệ ngủ màn là 62,98% [17]. Tỷ lệ có thái độ không đúng: không ngủ màn: 49,5%.
- Tỷ lệ thực hành đúng: ngủ màn thường xuyên 50,5%; Tỷ lệ thực hành không đúng: không ngủ màn: 49,5%.
So sánh với nghiên cứu của Betty Roosihermiattie và cs ở North Maluku, Indonesia tỷ lệ sử dụng màn không thường xuyên 6-10% và thường xuyên rất thấp 3-4% [101]. So sánh với nghiên cứu của Tsuyuoka R và cs ở Zimbabwe người dân biết từ 8,1-24,5% về ngủ màn chống muỗi [106], so với nghiên cứu của Wagbatsoma VA và cs ở Nigeria tỷ lệ sinh viên biết muỗi truyền bệnh sốt rét chỉ có 55,3% và kiến thức của họ về vai trò của véc tơ sốt rét là ít [111], thì kết quả của nghiên cứu này cao hơn. Nguyên nhân có thể là do ở địa phương đang nghiên cứu các hoạt động truyền thông được thực hiện tốt hơn các nghiên cứu ở trên (Châu Phi)
4.2.2. Tình hình nhiễm ký sinh trùng sốt rét mới Plasmodium knowlesi tại 4 xã. Xy, Thuận, Thanh, A Xing
Trong các nghiên cứu từ trước đến nay của Viện Sốt rét - KST - CT Trung
ương, Viện sốt rét - KST - CT Quy Nhơn, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị chỉ phát hiện thấy 2 loài KST sốt rét là P.falciparum và P.vivax. Tuy vậy đến năm 2010, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài với nghiên cứu hợp tác 3 bên Quảng Trị- Savannakhet - Nhật Bản. Maeno, Tiengkham, Hoàng Hà & cs trong một nghiên cứu phối hợp sốt rét vùng biên giới Quảng Trị - Savanakhet (Lào) bằng kỹ thuật PCR đã phát hiện thêm loài ký sinh trùng mới ở Quảng Trị và Savanakhet là Plasmodium knowlesi lây từ khỉ sang người mà nhiều năm trước đây có thể không có hoặc có rất ít nên không phát hiện được [45], [46] và hiện nay đang trở thành quan trọng [90], [118]. Nghiên cứu này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm P.knowlesi phối hợp với P.vivax, độ tuổi nhiễm từ 4 - 14 tuổi. Đây là loài ký sinh trùng thứ 3 và là loài lần
đầu tiên được phát hiện bằng kỹ thuật PCR tại Quảng Trị [124] mà các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả nghiên cứu khác, của Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương và Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng chưa phát hiện được P.k. Loài KST này lần thứ 2 phát hiện ở Việt Nam [124].
Cùng nghiên cứu trong thời điểm trên tại 15 bản của tỉnh Savannakhet (Lào) phát hiện có 7 trường hợp nhiễm phối hợp P.f + P.v + P.k và 2 trường hợp nhiễm phối hợp P.v + P.k [115], [124], nhiều hơn số trường hợp được báo cáo ở Malaysia [36]. Theo đánh giá của TCYTTG Plasmodium knowlesi là một vấn đề nổi bật, đã có các trường hợp sốt rét nặng và tử vong xảy ra do nhiễm P.knowlesi và có tầm quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng hiện nay, cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới [99], [118].
Đây là phát hiện mới lần đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị mà các nghiên cứu trước đây của Nông Thị Tiến [57], Bùi Quang Phúc [46] chưa phát hiện được.
Số ca
Số ca
Quảng Trị
Pf: Plasmodium falciparum
Pv: P. vivax Pm: P. malariae Po: P. ovale Pk: P. knowlesi
Fujita Heaallth University School of Medicine
Biểu đồ 4.1. Số trường hợp nhiễm Plasmodium knowlesi tại 4 xã nghiên cứu
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân
Qua kết quả phân tích các chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét cho chúng tôi các kết quả sau
Mắc sốt rét liên quan với 2 giới nam và nữ
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nam: 3,2%; Nữ: 2,0%. Không có mối liên quan giữa mắc sốt rét với 2 giới nam và nữ, p>0,05.
Mắc sốt rét liên quan với các nhóm dân tộc
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm dân tộc Vân Kiều: 2,1%; nhóm dân tộc PaKô: 5,9%.
Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với 2 nhóm dân tộc, p<0,05.
Mắc sốt rét liên quan đến ngủ màn.
Tỷ lệ hộ nằm màn ở 2 xã Thuận, Xy cao hơn 2 xã Thanh, A Xing (71,7% so với 44,7%). Kết quả phân tích cho thấy: tỷ lệ người dân có ngủ màn mắc sốt rét thấp hơn không ngủ màn (4,7% so với 28,5%), p<0,05. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Hoàng Hà trên các xã biên giới huyện Hướng Hoá năm 2001-2002 [14], [18].
Tỷ lệ bao phủ màn tương đối cao ở Việt Nam (1,0 người/màn). Ở Lào đủ màn theo tiêu chuẩn của Lào (2,6 người/màn) [98] nhưng trên thực tế là không đủ, nhất là với đặc điểm của người dân tộc vùng này họ ít ngủ chung nam/nữ. Có 50% người được phỏng vấn ở phía Lào và 67% người được phỏng vấn ở phía Việt Nam cho rằng họ có đủ màn, 83% người được phỏng vấn ở phía Lào và 98% người ở phía Việt Nam trả lời họ đã sử dụng màn để ngủ trong tối hôm trước (Phụ lục III.7), [97]. Có mối liên quan giữa mắc sốt rét với ngủ màn và không ngủ màn có ý nghĩa thống kê tại 4 xã: xã Xy, xã Thuận, xã Thanh, xã A Xing. Nhóm ngủ màn thường xuyên ít bị mắc sốt rét hơn nhóm không ngủ màn.
Mối liên quan giữa mắc sốt rét với đi rừng, ngủ rẫy tại 4 xã
Chủ yếu là ở dân tộc Vân Kiều và Pa Kô và thường họ không ngủ trong màn. Mục đích ngủ rẫy thường là trông rẫy thời gian gần thu hoạch và thu hoạch nông sản, trông gia súc thường là quanh năm. Kết quả điều tra về nhiễm sốt rét và ngủ rẫy cho thấy có mối liên quan giữa mắc sốt rét với đi rừng, ngủ rẫy, p<0,05. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Lê Thành Đồng tại tỉnh Bình Định [10] và Ngô
Đức Thắng ở dân tộc Raglai với hoạt động chính của họ ở trong rừng (94%) tỷ lệ mắc sốt rét là 69‰, người dân ngủ trong rừng có nguy cơ mắc sốt rét lâm sàng cao có ý nghĩa (OR = 1,7; p<0,001) [51].
Các nghiên cứu của Vũ Thị Phan về tập quán ngủ rẫy ở các cộng đồng trong các vùng sinh cảnh khác nhau hay nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn [64] ở 3 nhóm dân trong cùng một điều kiện sinh cảnh cũng nhận xét. sinh cảnh là yếu tố quan trọng liên quan nhiễm KSTSR, nhưng tập quán canh tác ngủ rẫy liên quan rất lớn đến tình hình sốt rét. Kết quả điều tra KAP cho thấy ngủ qua đêm ở rừng ghi nhận 17% số trường hợp ở Lào và 14% ở Việt Nam, hầu hết xảy ra với nam giới [98].
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét do đi rừng, ngủ rẫy là 4,5%, có nghĩa trong quần thể người 18 tuổi ở cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Pa Kô, trong tất cả các nguyên nhân nhiễm sốt rét có 4,5% nhiễm sốt rét là do đi rừng qua đêm gây nên. Nghiên cứu của chúng tôi đã đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đi rừng, ngủ rẫy, giúp cho việc tính toán lập kế hoạch PCSR sát hợp với thực tiễn hơn.
Bệnh sốt rét liên quan đến rừng ở địa bàn các xã nghiên cứu cũng giống như nghiên cứu của Guerra C.A. và cộng sự (2006) cũng đã cho thấy cần phải hiểu về mối quan hệ giữa rừng và sự lan truyền sốt rét và là điều quan trọng để xây dựng chính sách làm giảm gánh nặng của sốt rét rừng [84].
Mặc dù kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiễm KSTSR và đi rừng của chúng tôi còn khiêm tốn và quần thể nghiên cứu thuộc vùng SRLH tỷ lệ nhiễm SR do đi rừng, ngủ rẫy là 4,5%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu thay đổi tập quán ngủ rẫy hoặc có biện pháp PCSR thích hợp cho nhóm đối tượng này thì có thể làm giảm được 4,5% trường hợp nhiễm sốt rét trong cộng đồng 2 dân tộc Vân Kiều và Pa Kô.
Mối liên quan giữa mắc sốt rét với khoảng cách từ nhà đến rừng.
Số hộ gia đình ở gần rừng (<500m) mắc sốt rét 3,7%; Hộ gia đình ở xa rừng (>500m) mắc sốt rét 2,1%. Có mối tương quan có ý nghĩa giữa các trường hợp mắc
sốt rét và khoảng cách từ nhà đến rừng, p<0,05. Kết quả nghiên cứu côn trùng học và xét nghiệm lam máu cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa khoảng cách từ nhà đến rừng với các trường hợp mắc sốt rét.
Tương tự nghiên cứu của Jonathan Cox và cs cho thấy có yếu tố xác định nguy cơ mắc sốt rét và khoảng cách đến rừng ở Campuchia [80].
Liên quan giữa các yếu tố thời tiết, mật độ côn trùng chính vào nhà và bệnh nhân sốt rét 4 xã nghiên cứu trong năm 2010.
Tỷ lệ mắc sốt rét tăng cao từ tháng 5 đến tháng 10, từ 7,8 - 16,1‰. Là thời điểm lượng mưa tăng: từ 206,5 đến 958,5 mm; độ ẩm cao: từ 84-94%; nhiệt độ khá cao: 25,1-26,60C. Có ảnh hưởng giữa khí hậu, thời tiết với mắc sốt rét. Nghiên cứu của Lê Thành Đồng cũng cho kết quả tương tự [10].
Mối liên quan giữa mắc sốt rét với giao lưu qua biên giới.
Qua điều tra theo dõi dọc số bệnh nhân sốt rét đi Lào vào trạm y tế xã (qua y tế xã và y tế thôn) năm 2010 số người ở nhóm có đi Lào mắc sốt rét 5,6% cao hơn nhóm người không đi Lào mắc sốt rét 4,3%. So sánh với nghiên cứu của Đoàn Hạnh Nhân và cs tỷ lệ mắc sốt rét chiếm 60-82% tổng số ca sốt rét trong tỉnh [94].
Theo đánh giá của Lê Khánh Thuận, sự tập trung sốt rét biên giới là vấn đề chung của các nước tiểu vùng sông MêKông, khu vực này gồm rừng sâu, bìa rừng với lan truyền bệnh cao [105]. Nhưng sốt rét do giao lưu qua lại biên giới rất ít được nghiên cứu và báo cáo, đây là 1 điểm đặc thù riêng của tỉnh Quảng Trị so với các địa phương có đường biên giới trong cả nước, can thiệp phòng chống sốt rét do giao lưu biên giới cũng là can thiệp mới ở biên giới Việt Nam [28] và Duong Sochead về sốt rét ở biên giới Campuchia [104]. Đặc biệt hiện nay vấn đề khai thác, buôn bán vận chuyển lâm thổ sản tại rừng ở Lào về Việt Nam đang thu hút nhiều nhân lực của 2 cộng đồng dân tộc này tham gia. Đặc điểm này cũng tương tự với nghiên cứu của Lê Xuân Hùng về sốt rét nhập cư ở Việt Nam chủ yếu là làm kinh tế 95,5% và thiếu bảo vệ như ngủ màn 83% và tỷ lệ mắc cao ở người mới nhập cư [86].