Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Về Tỷ Lệ Thực Hành Phòng Chống Sốt Rét Đúng

3.3.4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về tỷ lệ thực hành phòng chống sốt rét đúng

Bảng 3.31. Đánh giá hiệu quả can thiệp về tỷ lệ thực hành phòng chống sốt rét đúng



Chỉ số đánh giá


Tổng

Thực hành đúng

χ2, p

OR


HQCT

SL

TL% (95% CI)

Trước can thiệp




χ2 = 0,01

p>0,05 OR = 0,96


-

Nhóm chứng

200

102

51,0 (43,8-58,1)

Nhóm CT

200

100

50,0 (42,9-57,1)

Nhóm chứng




χ2 = 41,8

p<0,05 OR = 4,4


CSHQ 60,8%

Trước can thiệp

200

102

51,0 (43,8-58,1)

Sau can thiệp

200

164

82,0 (76,0-97,1)

Nhóm can thiệp




χ2 = 102,1

p<0,05 OR = 21,2


CSHQ: 91,0%

Trước can thiệp

200

100

50,0 (42,9-57,1)

Sau can thiệp

200

191

95,5 (91,6-97,9)

Sau can thiệp




χ2 = 16,9 p<0,05 OR = 4,6


HQCT 30,2%

Nhóm chứng

200

164

82,0 (76,0-87,1)

Nhóm can thiệp

200

191

95,5(91,6-97,9)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 12


Nhận xét

Tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm chứng sau can thiệp cao hơn trước can thiệp 4,4 lần. CSHQ PCh = 60,8%.

Tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm can thiệp sau can thiệp cao hơn trước can thiệp 21,2 lần, p<0,05. CSHQCT = 91,0%.

Tỷ lệ thực hành đúng của nhóm can thiệp sau can thiệp cao hơn nhóm chứng 4,6 lần, p<0,05.

Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng: HQCT = CSHQCT - CSHQ PCh = 91,0-60,8% = 30,2%.

3.3.4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp về véc tơ sốt rét

Bảng 3.32. So sánh mật độ 2 véc tơ sốt rét truyền bệnh chính trước và sau can thiệp



Chỉ số đánh giá

An.minimus

An.dirus

Tổng

SL

SL

SL

Trước can thiệp

18 loài Anopheles: MĐ 2,8 con/đèn/đêm

Nhóm chứng

1

0,1

13

1,6

14

Nhóm can thiệp

2

0,1

4

0,3

6

Nhóm chứng






Trước can thiệp

1

0,1

13

1,6

14

Sau can thiệp

0

0

2

0,3

2

Nhóm can thiệp






Trước can thiệp

2

0,1

4

0,3

6

Sau can thiệp

0

0

2

0,1

2

2 nhóm sau can thiệp

10 loài Anopheles: MĐ 0,8 con/đèn/đêm

Nhóm chứng

0

0

2

0,3

2

Nhóm can thiệp

0

0

2

0,1

2


Nhận xét

Thành phần loài giảm từ 18 loài (năm 2010) xuống còn 10 loài (năm 2012).

Mật độ Anopheles chung, mật độ An.dirus của nhóm chứng giảm so với trước can thiệp (1,6 giảm xuống 0,3 con/đèn/đêm).

Mật độ Anopheles chung, mật độ An.dirus của nhóm can thiệp giảm so với trước can thiệp (0,3 giảm xuống 0,1 con/đèn/đêm).

Mật độ Anopheles chung (0,8 con/đèn/đêm), mật độ An.dirus của nhóm can thiệp có giảm so với nhóm chứng (0,1 so với 0,3 con/đèn/đêm).

3.3.4.5. Đánh giá kết quả phối hợp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của 2 tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và Savannakhet, Lào.

Bảng 3.33. Các hoạt động phối hợp PCSR tại vùng biên giới của 2 tỉnh


TT

Nội dung hoạt động

Số lần

Thực hiện

Kết quả phối hợp

1

Giao ban y tế giữa 2 tỉnh

02 lần

2010-2011

Số liệu báo cáo

2

Giao ban y tế giữa 2 huyện

Hướng Hoá - Sê Pôn (Lào)

8 lần

3 tháng/1

lần

Báo cáo tình hình

sốt rét mỗi bên

3

Đào tạo YTTB giúp Lào

3 lần

2009-2010

26 YTTB

4

Hội nghị phối hợp điều tra và

PCSR vùng biên giới (BG)

03 lần

2009 - 2010

Phối hợp điều tra

SRBG

5

Kết quả điều tra SR 2 bên BG

22 bản ở Việt Nam: tỷ lệ mắc sốt rét 1,8%

15 bản ở Lào: tỷ lệ mắc sốt rét 5,2%

6

Hội nghị báo cáo kết quả điều tra

01 lần

12/2010

Báo cáo số liệu


7

Phát hiện 1 loại KSTSR mới cả 2 bên biên giới Việt - Lào

Việt Nam: phát hiện 3 cas P.k + P.v

Lào: phát hiện 2 cas P.k + P.v và 7 cas phối hợp P.f + P.v + P.k

8

Phối hợp phòng chống SR cho

cả các thôn sốt rét nặng của Lào

01

3/2011

9/2012

Phun cho 10 thôn,

3 thôn của Lào

9

Hội nghị quốc tế về SR lây từ

khỉ sang người

01 lần

9/2011

Báo cáo tình hình

sốt rét lây từ khỉ

10

Hội nghị quốc tế về phòng chống

dịch, phòng chống bệnh sốt rét

03 lần

2010-2011

Báo cáo tình hình

sốt rét 2 bên BG

11

Tiếp tục nghiên cứu SR vùng

biên giới giữa 2 tỉnh

01 lần

7/2012

Lập kế hoạch và

tiến hành điều tra

Nhận xét

Kết quả khảo sát sốt rét cả 2 bên biên giới tháng 11/2010: tỷ lệ mắc sốt rét tại 15 bản của Lào là 5,2% cao hơn 4 xã của Việt Nam là 1,8% (p<0,05). Đã phát hiện 1 loài KSTSR mới Plasmodium knowlesi loài ký sinh trùng sốt rét lây từ khỉ sang người: Quảng Trị 3 (+)/25 mẫu và Savannakhet 9 (+)/36 mẫu phân tích PCR .

Bảng 3.34. Kết quả điều trị sốt trét tại vùng biên giới Việt-Lào



Chỉ số đánh giá


Tổng

BNSR

χ2, p OR

SL

TL%

1. Số người và BNSR người Lào sang




χ2 = 125,7 p<0,05 OR = 2,7

Nhóm chứng

964

356

39,9

Nhóm can thiệp

1.853

374

20,2

2. Số người và BNSR người Việt sau khi đi sang Lào về




χ2 = 3,8 p<0,05 OR = 1,2

Nhóm chứng

1.382

154

11,1

Nhóm can thiệp

2.136

287

13,4

3. Phát hiện KSTSR mới P.knowlesi





_

Savannakhet (Lào)

65

9

13,8

Quảng Trị (Việt Nam)

31

3

9,7


Bảng 3.35. Đánh giá về giảm tỷ lệ mắc KSTSR do giao lưu biên giới trước và sau can thiệp


Chỉ số đánh giá


Tổng

Mắc KSTSR

χ2, p OR


HQCT

SL

TL%

2 nhóm trước CT




χ2 = 1,2 p>0,05

OR = 1,3


_

Nhóm chứng

420

25

5,9

Nhóm can thiệp

847

66

7,8

Nhóm chứng




χ2 = 0,09

p>0,05 OR = 1,1

CSHQ 10,2%

Trước can thiệp

420

25

5,9

Sau can thiệp

475

25

5,3

Nhóm can thiệp




χ2 = 16,8

p<0,05 OR = 3,1

CSHQ 66,7%

Trước can thiệp

847

66

7,8

Sau can thiệp

609

16

2,6

2 nhóm sau CT




χ2 = 4,4

p<0,05 OR = 0,5


HQCT 56,5%

Nhóm chứng

475

25

5,3

Nhóm can thiệp

609

16

2,6

Nhận xét

Trước can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm can thiệp 7,8%; sau can thiệp giảm xuống 2,6%; p<0,05. Trước can thiệp 7,8% cao hơn nhóm chứng 5,9%; p>0,05.

Trước can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm chứng 5,9%; sau can thiệp chỉ giảm xuống 5,3%; p>0,05.

Sau can thiệp: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm can thiệp 2,6% giảm so với nhóm chứng 5,3%; p<0,05.

3.3.4.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia

đình phối hợp phòng chống sốt rét ở vùng biên giới.

- Hiệu quả can thiệp (HQCT) về tỷ lệ hiện mắc sốt rét.

Đánh giá HQCT = 26,3%

Hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp với phòng chống sốt rét vùng biên giới tại nhóm can thiệp cao hơn phòng chống sốt rét thường quy tại nhóm chứng là 26,3%.

- Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét

Đánh giá HQCT = 28,9%.

Hiệu quả can thiệp của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp với phòng chống sốt rét ở vùng biên giới tại nhóm can thiệp hơn phòng chống sốt rét thường quy tại nhóm chứng là 28,9%.

- Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới trước và sau can thiệp

Nhóm chứng: Tỷ lệ là 5,9% và 5,3%: CSHQ Pch = 10,2%. Nhóm can thiệp: Tỷ lệ là 7,8% và 2,6%: CSHQPct = 66,7%. HQCT = 56,5%.

Chương 4

BÀN LUẬN


4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG 5 NĂM, TỪ 2005 ĐẾN 2009

4.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá trong 5 năm từ 2005 - 2009

4.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá từ 2005- 2009

Tỷ lệ mắc sốt rét và mắc ký sinh trùng sốt rét

Phân tích kết quả nghiên cứu trên 6.938 bệnh nhân sốt rét, 89.849 lượt đối tượng xét nghiệm KST sốt rét trong 5 năm (2005-2009) nhận thấy:

Từ năm 2005 đến 2009, huyện Hướng Hoá có 6.938 bệnh nhân mắc sốt rét. Tỷ lệ mắc sốt rét trung bình trong 5 năm là 19,9‰; trong đó tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét (+) là 14,4‰; gồm 2 loại ký sinh trùng là loại P.falciparum và P. vivax; So sánh với toàn tỉnh Quảng Trị tỷ lệ mắc sốt rét là 13,1‰ cho thấy huyện Hướng Hoá có tình hình sốt rét lưu hành nặng hơn 4 huyện khác có sốt rét nặng của tỉnh Quảng Trị và của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên: 0,73‰ và cả nước [67], [74].

So sánh với giai đoạn 1991 - 2000 theo báo cáo của Lê Đình Công năm 2000: Tỷ lệ mắc sốt rét 3,84‰; tỷ lệ mắc KSTSR 0,97‰ [7], Thì tỷ tỷ lệ mắc sốt rét hiện nay ở huyện Hướng Hoá vẫn cao hơn nhiều lần mặc dù đã có nhiều năm PCSR.

So sánh với giai đoạn năm 2003-2004 trên toàn quốc tỷ lệ BNSR trung bình 2,04 - 1,58‰ [70]; So sánh với năm 2009 ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tỷ lệ mắc sốt rét là 1,41‰ [66], thì tỷ lệ mắc SR trong này của huyện Hướng Hoá 19,9‰ vẫn cao hơn nhiều lần, chứng tỏ tình hình sốt rét của tỉnh Quảng Trị vẫn đang diễn biến phức tạp, chủ yếu vẫn cao ở 7 xã dọc theo biên giới tự nhiên giữa 2 nước là sông Sê Pôn.

So sánh với giai đoạn 5 năm 2006-2010: Phân tích số liệu tương ứng các năm 2005, 2006, 2007, 2008 tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét là 22,7‰; 23,7‰; 23,3‰; 13,6‰ và năm 2009 tăng lên là 16,7‰ và có xuất hiện mỗi năm 1 ca tử vong, liên

tiếp trong 3 năm từ 2007 đến 2009; do ký sinh trùng giảm năm 2008 rồi lại tăng năm 2009, thể hiện xu hướng của vùng SRLH nặng và không ổn định. So sánh với tỷ lệ mắc sốt rét toàn quốc năm 2009 là 0,69‰ và tỷ lệ mắc KSTSR là 0,18‰ [71] thì tỷ lệ mắc sốt rét ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị là cao hơn nhiều.

So sánh ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên thì tỷ lệ mắc KSTSR ở huyện Hướng Hoá năm 2009 là 14,7‰ cao hơn các tỉnh lân cận: Quảng Bình (0,97‰), Thừa Thiên-Huế (0,46‰) [20], cao hơn nhiều lần so với toàn khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (1,03‰) [67]. So sánh với nghiên cứu của Lê Thành Đồng trong cộng đồng các dân tộc vùng SRLH tỉnh Bình Định giai đoạn 1994-1997, tỷ lệ mắc KSTSR: 45,3‰ (5,8%) [10] thì tỷ lệ mắc KSTSR tại huyện Hướng Hoá của chúng tôi thấp hơn. So sánh với báo cáo của Charles Delacollete và cs năm 2007 [83] tỷ lệ mắc sốt rét ở Campuchia 2,96‰; Lào 3,26‰, Thái Lan 0,53‰ thì tỷ lệ mắc sốt rét của huyện Hướng Hoá trong giai đoạn này là cao hơn nhiều.

4.1.1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 4 xã biên giới. Xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing, huyện Hướng Hoá từ 2005-2009.

Tình hình sốt rét tại 4 xã giáp biên giới: xã Xy, xã Thuận, xã Thanh, xã A Xing theo số liệu thu thập được ở 4 trạm y tế xã: Tỷ lệ BNSR trung bình trong 5 năm 63,5‰ dân số của 4 xã có tỷ lệ cao so với toàn huyện: 19,9‰; tỷ lệ KSTSR trung bình trong 5 năm 40,0‰ dân số 4 xã so với 14,4‰. So sánh với các nghiên cứu trước đây của chúng tôi thì tỷ lệ BNSR hiện nay thấp hơn, tuy nhiên so với tỷ lệ BNSR toàn quốc trong giai đoạn này (0,62 - 1,08‰) thì cao hơn [74]. So sánh với báo cáo của Charles Delacollete và cs năm 2005 về tỷ lệ số ca xác định mắc sốt rét của các nước tiểu vùng sông Mê Kông là 1,03‰ [82] và so sánh với năm 2007 tỷ lệ mắc sốt rét từ 0,13‰ (Ở Vân Nam-Trung Quốc) đến 3,55‰ ở Myanmar [83], thì tỷ lệ mắc của 4 xã nghiên cứu thuộc huyện Hướng Hoá là cao hơn nhiều, có thể coi 4 xã này là vùng sốt rét nặng của tiểu vùng sông Mê Kông.

Tỷ lệ trung bình BNSR dưới 5 tuổi so với tổng số BNSR của 4 xã nghiên cứu khá cao: từ 15,6 - 35,3% và từ 8,2-15,0‰ dân số 4 xã, thể hiện có sốt rét lưu hành tại địa phương (nội địa) cao. So sánh với các nghiên cứu của chúng tôi tại 4 xã trọng

điểm sốt rét của 2 huyện Hướng Hoá, Đakrông năm 2005 tỷ lệ KSTSR 67,2‰ [14] thì tỷ lệ KSTSR dưới 5 tuổi hiện nay là thấp hơn. So sánh với nghiên cứu của Trần Trọng Thể ở tỉnh Quảng Bình năm 2008 tỷ lệ KSTSR dưới 5 tuổi là 16,9‰ (2008)

[52] của chúng tôi cao hơn nhiều.

Về cơ cấu ký sinh trùng sốt rét

Trước đây ở tỉnh Quảng Trị, số liệu điều tra của Đoàn Hạnh Nhân và cs (1997- 2006) cơ cấu KSTSR chủ yếu là P.falciparum 95% [43] và nghiên cứu của Nguyễn Văn Dàn ở bệnh viện tỉnh Quảng Trị trong 3 năm 2003-2004 tỷ lệ P.falciparum 93,78% [9]. Ở giai đoạn đầu của nghiên cứu này năm 2010 P.falciparum có tỷ lệ thấp 46,9%. So sánh về cơ cấu KSTSR toàn quốc giai đoạn 2006-2010 P.falciparum vẫn chiếm ưu thế từ 73-79%, P.vivax 20-25% [32], thì tỷ lệ P.falciparum ở nghiên cứu này thấp hơn nhiều còn P.vivax lại cao hơn.

P.falciparum là loài KSTSR gây kháng thuốc cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ kháng cao đặc biệt với chloroquine, nên luôn được quan tâm điều trị với các thuốc mới và phối hợp như ACT (Artemisinin phối hợp Piperaquin) [113], [116]. P.falciparum cũng là loài gây sốt rét ác tính và tử vong cao nhất trong các vụ dịch. Nghiên cứu của Nông Thị Tiến và cộng sự từ 1998 - 2000 cho thấy P.falciparum đã kháng chloroquine tại Quảng Trị 22,2%; Đắc Lắc 56,3% [57] và giai đoạn 2003-2007 tỷ lệ kháng chloroquine tại Quảng Trị là 22,9% [58].

Bùi Quang Phúc khi tiến hành nghiên cứu luận án đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) để nghiên cứu chủng loại KSTSR. Kết quả cho thấy Quảng Trị chỉ phát hiện được hai loài, trong đó P.f: 68,73%, P.v: 1,27%, còn lại là thể phối hợp P.f + P.v. Chưa phát hiện được P.malariae P.ovale [46]. Nghiên cứu của Bùi Quang Phúc tại xã Thanh, huyện Hướng Hoá giai đoạn 2001-2005 cũng chỉ có 2 loài KSTSR là P.f: 71%, P.v: 29%, chưa phát hiện được loài KSTSR thứ 3 [45].

Gia Lai tồn tại 4 loài KSTSR, P.f. 57,1%, P.v. 27,7%. Tỷ lệ P.m P.o

ở tỉnh này cao nhất trong số các tỉnh nghiên cứu 12,6% và 2,6% (p<0,05) [46].

Kết quả phát hiện nhiễm KSTSR ở Quảng Trị bằng kỹ thuật PCR, có 224 trường hợp có KSTSR. Nhiễm đơn có 189 (tỷ lệ 84,8%, trong đó P.f. 63,8%, P.v. 20,5%); 35 trường hợp nhiễm phối hợp 2 loài P.f + P.v (tỷ lệ 15,6%). Chưa phát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022