4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT HỘ GIA ĐÌNH PHỐI HỢP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI VÙNG BIÊN GIỚI CỦA HUYỆN HƯỚNG HOÁ
4.3.1. Kết quả phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét của hoạt động phòng chống sốt rét thường quy
Theo đánh giá của Awa Marie Coll-Seck (2007) sự tài trợ cho chương trình phòng chống sốt rét ngày càng tăng và các chiến lược, chính sách phòng chống sốt rét được xác định rõ ràng [78] là thuận lợi lớn cho chương trình PCSR [73], [74].
Taị Việt Nam: Chiến lược phát hiện và điều trị sốt rét có thuận lợi là đã có mạng lưới y tế cơ sở đầy đủ và có đủ thuốc sốt rét ở tất cả các cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân đến khám ở cơ sở y tế 98,8%; tự điều trị 1,2%. So sánh với nghiên cứu của Lê Xuân Hùng tại 30 huyện trên toàn quốc tỷ lệ đến khám ở cơ sở y tế 90%; 3,7% tự điều trị [27] thì kết quả ở nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn. Mặc dù Viện Sốt rét- KST-CT Trung ương đã có hướng dẫn cụ thể các biện pháp PCSR cho những người di cư tự do từ năm 2000, cụ thể là khi có triệu chứng sốt rét cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị [68], tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế, đòi hỏi cần phải có mô hình quản lý sốt rét gần người dân hơn.
Phòng chống véc tơ: Phòng chống véc tơ là một trong 4 biện pháp kỹ thuật quan trọng của chiến lược PCSR và thực hiện theo thường quy từ trước đến nay [70]. Ở tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hoá đã thực hiện tốt biện pháp này, nhiều năm còn được phun hoá chất tăng cường lần 2 ở các xã thường có BNSR tăng, cấp bổ sung thêm màn.
Hoạt động truyền thông giáo dục và vệ sinh môi trường phòng chống sốt rét: Tiến hành theo thường quy mỗi năm/một đợt qua hình thức họp dân.
Tuy vậy công tác phát hiện và điều trị BNSR từ trước đến nay chủ yếu khám, phát hiện và điều trị BNSR tại trạm y tế. Điều này có thể dẫn đến bỏ sót một số bệnh nhân nằm tại nhà không đi khám.
Chưa thực hiện phát hiện và điều trị sốt rét tại hộ gia đình nên không kịp thời trong phòng chống và điều trị bệnh sốt rét.
Trong các giải pháp chính cần giải quyết các khó khăn kỹ thuật trong PCSR như: Sốt rét rừng, sốt rét di biến động dân, sốt rét biên giới [70]. Đánh giá về kết quả PCSR giai đoạn 2001-2005 của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên cũng có nhận định về những khó khăn trong PCSR tương tự nhưng có khác hơn toàn quốc là tỷ lệ P.falciparum cao>80%, nguy cơ SR ác tính và tử vong cao [65]. Bên cạnh đó theo đánh giá của Marc Coosemans (2007) có nhiều điều không thuận lợi làm cản trở duy trì thành quả do có nhiều thách thức (như kháng thuốc sốt rét, kháng hoá chất diệt côn trùng, PCSR rừng, sốt rét biên giới...hệ thống dịch vụ y tế...) [79] đòi hỏi chúng ta phải tìm giải pháp khắc phục trong các nghiên cứu về PCSR.
Giai đoạn trước can thiệp nhiều hoạt động y tế không được tổ chức thực hiện như: phát hiện và điều trị sốt rét tại hộ gia đình, truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường PCSR, quản lý người giao lưu và đối tượng có sốt do giao lưu qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Về Tỷ Lệ Thực Hành Phòng Chống Sốt Rét Đúng
- Đặc Điểm Dịch Tễ Sốt Rét Ở Vùng Biên Giới 2 Tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
- Tỷ Lệ Hiện Mắc Sốt Rét Theo Giới, Lứa Tuổi Và Nhóm Dân Tộc
- Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 16
- Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 17
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Do đó, tỷ lệ BNSR và tỷ lệ KSTSR trong báo cáo của địa phương thấp có thể là do công tác phát hiện bệnh sốt rét của các tuyến y tế cơ sở thường là thụ động, BNSR được ghi nhận chủ yếu là những trường hợp bị sốt rét đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế và thường là ít, các trạm y tế lại thường cách xa các thôn, những nguyên nhân này có lẽ đã hạn chế người dân đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Biện pháp phát hiện chủ động chưa được chú trọng do đó vẫn còn bỏ sót BNSR, tương tự nghiên cứu của Lê Thành Đồng tại tỉnh Bình Định [10].
Bên cạnh đó ở Lào không có trạm y tế xã, các thôn lại ở xa bệnh viện, y tế thôn bản không có thuốc sốt rét và không tham gia điều trị, nên bệnh nhân bị sốt rét thường sang các trạm y tế biên giới của huyện Hướng Hoá để điều trị. Đây cũng là nguồn lây cho tỉnh Quảng Trị.
Tình hình sốt rét vẫn liên tục có biến động gia tăng trong những năm qua, chủ yếu vào mùa, vào thời điểm có nhiều người giao lưu qua biên giới.
Theo đánh giá của A.P Dash và cộng sự (2012) sốt rét nhập khẩu và xuyên biên giới là một vấn đề lớn quyết định thành công của việc loại trừ sốt rét và là nguồn lực quan trọng ở cấp quốc gia và cả cấp vùng [81]. Lê Khánh Thuận khi đánh giá tình hình sốt rét ở Việt Nam và triển vọng trong thập niên tới cũng đã đưa ra nhóm giải pháp trong đó có: Cải thiện các biện pháp phòng chống sốt rét cho dân di
biến động, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực bao gồm vấn đề giao lưu qua biên giới cũng như kết hợp quân dân y [105].
Sau can thiệp
Tại nhóm chứng thực hiện các biện pháp PCSR thường quy: Chỉ khám phát hiện, điều trị ca bệnh sốt rét thụ động tại trạm y tế, tỷ lệ 100% (481/481 ca SR). Không phát hiện và điều trị tại hộ gia đình. Nhóm 2 xã chứng quản lý được 964 lượt người qua biên giới và đã phát hiện được 434 bệnh nhân sốt rét.
Tỷ lệ hiện mắc sốt rét qua điều tra cắt ngang của nhóm chứng trước và sau can thiệp không có sự khác biệt, p>0,05. Kết quả PCSR ít được cải thiện.
Truyền thông giáo dục vệ sinh môi trường ở PCSR thường quy chỉ hoạt động bình thường, người dân chỉ được truyền thông trực tiếp trung bình 1 đợt/năm nên kết quả vẫn còn hạn chế, tỷ lệ ngủ màn chống muỗi qua điều tra hộ gia đình còn thấp 57,1%; đặc biệt khi đi rừng, ngủ rẫy, qua lại biên giới ít ngủ màn.
4.3.2. Kết quả của mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp phòng chống sốt rét vùng biên giới
4.3.2.1. Tổ chức thực hiện phòng chống véc tơ
Tại nhóm can thiệp tỷ lệ hộ được phun và giám sát phun bằng bảng kiểm nên chất lượng phun tẩm được đảm bảo hơn nhóm chứng.
Véc tơ sốt rét sau can thiệp tại nhóm can thiệp giảm nhiều hơn nhóm chứng: So sánh trước và sau can thiệp: thành phần loài giảm từ 18 xuống còn 10 loài
Sau can thiệp mật độ Anopheles chung của nhóm can thiệp giảm (0,8 con/đèn/đêm), mật độ An.dirus giảm (0,1 so với 0,3 con/đèn/đêm) so với trước can thiệp và so với nhóm chứng (1,6 và 0,3 con/đèn/đêm). Mật độ véc tơ truyền bệnh sốt rét giảm cũng ảnh hưởng tốt đến mức độ giảm sốt rét.
Khác với các hoạt động thường quy trước đây và khác với nhiều nghiên cứu về sốt rét biên giới như nghiên cứu của Sarah J Moore ở biên giới Trung Quốc chỉ nghiên cứu về kiến thức và sử dụng biện pháp bảo vệ cá nhân [93], can thiệp này đã có sự phối hợp cả 2 bên biên giới của 2 tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào). So sánh với nghiên cứu cũng tại các xã biên giới của huyện Hướng Hoá năm 2007 của Lý Văn Ngọ cũng chỉ mới đánh giá tình hình sốt rét các xã biên giới Việt-Lào [40].
Tại nhóm can thiệp số người Việt sang Lào trở về và số bị sốt rét này được giám sát, phát hiện quản lý và điều trị đầy đủ hơn nhóm chứng, p<0,05.
Số bệnh nhân SR người Lào sang nhóm can thiệp Xy, Thuận được giám sát, phát hiện quản lý và điều trị đầy đủ, theo đúng phác đồ.
Tại nhóm can thiệp biện pháp phòng chống véc tơ cho các bản đối diện của Lào được thực hiện 100% so với 60% các bản đối diện của nhóm chứng, p<0,05.
Các nội dung nghiên cứu và hoạt động phối hợp PCSR 2 bên biên giới chưa
được thực hiện ở Việt Nam trong các giai đoạn trước đây từ 1991-2009 [7], [55].
4.3.2.2. Phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình
Tại nhóm can thiệp thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình. Thực hiện việc phát hiện và điều trị ca bệnh chủ động tại hộ gia đình phối hợp với thụ động tại trạm y tế xã.
Tỷ lệ phát hiện, điều trị sốt rét tại hộ gia đình đạt: 25,0% (129/450 ca mắc sốt rét, có sự khác biệt với nhóm chứng, p<0,05. Đây cũng là hoạt động mới so với các nghiên cứu khác, nghiên cứu của Lê Thành Đồng tại tỉnh Bình Định cũng có phát hiện bệnh chủ động [10] nhưng do các đoàn y tế tuyến trên xuống phát hiện và điều trị sốt rét.
Hoạt động giám sát, phát hiện và quản lý đối tượng giao lưu qua biên giới và tổ chức điều trị BNSR cũng được thực hiện tại tại hộ gia đình của nhóm can thiệp.
Kết quả số người Việt và số người bị sốt rét do đi sang Lào. Số BNSR là người Lào được giám sát, phát hiện và điều trị sớm kết quả tốt hơn nhóm chứng (p<0,05). So với nghiên cứu của Sarah J Moore ở biên giới Trung Quốc [93] và so với nghiên cứu của Amnat Khamsiriwatchara ở biên giới Thái Lan-Campuchia chỉ cho biết số liệu dân di cư qua biên giới 2 nước [76] thì mô hình này cũng có kết quả cụ thể hơn.
Kết quả của biện pháp phát hiện và điều trị sốt rét tại hộ gia đình, đây chính là ưu điểm của nghiên cứu của đề tài. So sánh với báo cáo kết quả PCSR giai đoạn 2006-2010 của Viện sốt rét-KST-CT Trung ương và Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn [67], [74] và so sánh nghiên cứu của trước đây tại Quảng Trị của Nguyễn Văn Dàn [8], Hoàng Hà [14] thì phần lớn BNSR được phát hiện và điều trị thụ động tại các cơ sở y tế. So sánh với mô hình điểm phát hiện và quản lý bệnh sốt rét cho cộng
đồng dân di cư đến một vùng sốt rét lưu hành nặng ở Tây Nguyên thì mô hình này có nhiều ưu điểm hơn và chi phí thấp có thể thực hiện lâu dài hơn [29].
Đây là một biện pháp sáng tạo và tỏ ra rất có hiệu quả. Chúng ta có thể thấy các gia đình đều có người nhà qua lại với các ổ bệnh ở biên giới phía Lào nên khả năng tái nhiễm gần như chắc chắn và tần suất tái nhiễm cũng rất cao.
Vì vậy việc phát hiện và điều trị nếu chỉ chờ người bệnh đến khám thì rất chậm và đã trở thành nguồn lây nguy hiểm.
Hơn nữa việc phát hiện tại gia đình có thể giúp phát hiện những bệnh nhân quốc tịch Lào không chịu đến điều trị tại trạm. Tất cả những điều này góp lại đã làm giảm tỉ lệ mắc mới cũng như tỉ lệ mang KST.
Tỷ lệ hiện mắc sốt rét qua điều tra cắt ngang của nhóm can thiệp trước và sau can thiệp giảm rõ rệt, p<0,05.
Tỷ lệ mắc mới sốt rét qua theo dõi dọc của nhóm can thiệp trước và sau can thiệp giảm, p<0,05.
So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.
Có sự khác biệt về tỷ lệ hiện mắc sốt rét và tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét sau can thiệp so với trước can thiệp giữa 2 nhóm.
So sánh năm 2011, năm thứ 2 sau can thiệp so với cùng kỳ 3 năm trước thì đường biểu diễn BNSR năm này so với Mean + 2 SD của 2 xã can thiệp giảm rõ rệt, 2 xã chứng cũng có giảm nhưng ít hơn. Tình hình sốt rét đã được ổn định (Phụ lục III.6.)
So sánh với mô hình “Điểm phát hiện và quản lý bệnh sốt rét” cho cộng đồng dân di cư đến một vùng sốt rét lưu hành nặng ở Tây Nguyên của Lê Xuân Hùng và cs [29], thì nghiên cứu của chúng tôi dựa vào mạng lưới y tế thôn bản đã được xây dựng phù hợp hơn nên có thể áp dụng rộng rãi hơn.
4.3.2.3. Tổ chức thực hiện truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét
Sau can thiệp:
Tại nhóm can thiệp: Hoạt động truyền thông giáo dục và vệ sinh môi trường mô hình phòng chống sốt rét mới cũng được thực hiện và tăng cường đến tại hộ gia đình, công tác truyền thông giáo dục thực hành phòng chống sốt rét đúng đạt cao hơn nhiều so với nhóm chứng.
Tỷ lệ hiểu biết đúng: 93,5%, thái độ đúng: 95,5%, thực hành đúng: ngủ màn 95,5% về bệnh sốt rét đạt kết quả cao so với trước can thiệp tại nhóm can thiệp. Kết quả truyền thông giáo dục PCSR giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa, p<0,05. Có những hoạt động chỉ được thực hiện ở nhóm can thiệp như: Thảo luận nhóm trọng tâm. Các tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Hoàng Hà ở xã Thanh [17], huyện Hướng Hoá năm 2006. So sánh với nghiên cứu của Lê Xuân Hùng, Nguyễn Quý Anh ở dân tộc Racglei tỉnh Ninh Thuận năm 2004: Hiểu biết đúng: 72,6 và 78,2%; nằm màn 75,3%; đến cơ sở y tế 80,2% [26] thì kết quả của nghiên cứu này cũng cao hơn. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Hà, Đặng Hân ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ hiểu biết đúng 75,3%, hiểu biết về phòng bệnh 57,2%; nằm màn 58,2% thì kết quả của nghiên cứu này cũng cao hơn [15]. So sánh với nghiên cứu của Lê Xuân Hùng và cs trên 4 huyện ở 2 tỉnh Hà Giang và Gia Lai năm 2006 tỷ lệ hiểu về bệnh sốt rét 63,3%, biết phòng bệnh bằng ngủ màn 74,3%; đến cơ sở y tế khi bị sốt 88,5% [25], thì kết quả của nghiên cứu này là cao hơn.
Có sự khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác trước đây là thường xuyên truyền thông trực tiếp đến hộ gia đình, việc thực hiện các hoạt động truyền thông tại hộ gia đình là rất cần thiết. Việc kết hợp giữa biện pháp họp dân trước đây kết hợp với biện pháp truyền thông đến tận hộ gia đình cho kết quả cao hơn, hiệu quả mang tính bền vững hơn. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Quý Anh ở dân tộc Racglei tỉnh Khánh Hoà: 85,9% biết nguyên nhân SR, 88,2% biết phòng bệnh SR, 94,6% đến cơ sở y tế [1] và cũng nghiên cứu của Lê Xuân Hùng, Nguyễn Quý Anh ở dân tộc Racglei tỉnh Ninh Thuận [26] thì kết quả của chúng tôi vẫn cao hơn và có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. So sánh với nghiên cứu của Johan Paulender ở Ethiopia năm 2008 tỷ lệ hiểu nguyên nhân lây bệnh SR do muỗi 48,8%; ngủ màn 85,9% [95] và so với nghiên cứu của Habtai và cs ở Eritrea năm 2008 hơn 80% biết sốt rét là do muỗi, 44,6% trả lời có dùng màn [85], thì kết quả của nghiên cứu này là cao hơn.
Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Adedotun ở Nigeria tỷ lệ hiểu biết đúng về nguyên nhân của sốt rét là do muỗi 93,2% [75]. Nghiên cứu của
Padmawati Tyagi, Arati Roy năm 2005 ở đông Delhi, Ấn Độ tỷ lệ hiểu về bệnh sốt rét là do muỗi đốt 100% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, nhưng tỷ lệ ngủ màn lại thấp hơn nhiều chỉ 42,1% [107]. So sánh với nghiên cứu của Ndifreke E.Udonwa và cs ở Etiopia năm 2009 tỷ lệ trả lời sốt rét là do muỗi mang KSTSR đốt là 77,5%, nhưng tỷ lệ sử dụng màn tẩm hoá chất chỉ 25,7% [109] thì kết quả của nghiên cứu này là cao hơn nhiều. So sánh với nghiên cứu của Uza M và cs ở tỉnh Khammouane, Lào gần Quảng Trị năm 2002 [110] tỷ lệ ngủ màn chỉ 55%. So sánh với nghiên cứu của Sarah J. Moore và cs về kiến thức và sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân của đồng bào thiểu số ở biên giới Trung Quốc năm 2008 tỷ lệ biết về muỗi sốt rét lây truyền bệnh sốt rét chỉ 31% [93] thì kết quả ở nghiên cứu này cao hơn. So sánh với nghiên cứu của Safari M Kinung’hi ở huyện Muleba, Tanzania có 92,1% biết sốt rét là do muỗi truyền [87] là cao hơn kết quả của chúng tôi.
4.3.2.4. Hoạt động vệ sinh môi trường phòng chống sốt rét tại hộ gia đình.
Tại xã can thiệp các hoạt động vệ sinh môi trường để PCSR được mở rộng và thực hiện có kế hoạch chủ động, có tổ chức. Việc thực hành vệ sinh môi trường này cũng đã tham gia làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh bắt được khá rõ, từ 5 con/đèn/đêm còn 0,25 con/đèn đêm.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xã can thiệp đạt kết quả cao hơn nhiều lần so với xã chứng, p<0,05.
4.3.2.5. Kết quả phối hợp phòng chống sốt rét tại một số xã ở vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet (Lào).
Quản lý người và bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới tại hộ gia đình.
Do các đặc điểm về xã hội, kinh tế tại vùng biên giới Việt-Lào của tỉnh Quảng Trị nên người dân cả 2 bên thường qua lại thăm nhau, làm ăn, buôn bán. Tương tự ở nghiên cứu của Lê Xuân Hùng về “sốt rét ở dân di cư và các hình thức di biến động dân số ở Việt Nam”, các nguyên nhân chính của di dân là kinh tế (95,5%) và dân di cư có phơi nhiễm với sốt rét cao, thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân phòng tránh sốt rét như nằm màn (83,0%) [86].
Tại tỉnh Quảng Trị tỷ lệ mắc sốt rét ở vùng biên giới là khá cao và bệnh sốt rét
thường lây lan qua lại tại vùng này. Đây cũng là yếu tố làm cho tình hình sốt rét tại vùng biên giới Quảng Trị-Savannakhet thường xuyên tăng cao và diễn biến phức tạp. Chính vì vậy khi xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở vùng biên giới chúng tôi đã đưa vào nội dung phối hợp PCSR cả 2 bên biên giới.
Tại các xã can thiệp tổ chức quản lý đối tượng giao lưu biên giới, phát hiện chủ động các trường hợp mắc SR để điều trị, số người Việt sang Lào trở về và số người bị sốt rét trong nhóm này, so với nhóm chứng có sự khác biệt, p<0,05.
Bệnh nhân sốt rét người Lào sang 4 xã để điều trị từ 2005 - 2009 và 2010-2011
Do điều kiện ở xa các cơ sở y tế của Lào và gần các cơ sở y tế của Việt Nam nên bệnh nhân sốt rét là người Lào thường sang trạm y tế các trạm y tế các xã biên giới của huyện Hướng Hoá để khám và điều trị, trong đó có bệnh sốt rét, từ năm 2005 - 2009 Bệnh nhân sốt rét người Lào sang chiếm tỷ lệ trên 19% tổng số bệnh nhân sốt rét của các xã biên giới mỗi năm. Tương tự với nghiên cứu của Wichai Satimai (2007), mặc dù chương trình PCSR quốc gia Thái Lan đã thành công trong việc giảm mắc và giảm chết chết do sốt rét nhưng cho thấy rằng cơ chế hợp tác của chương trình này vẫn cần được tăng cường, đặc biệt hợp tác với các nước có chung biên giới để giải quyết hiệu quả hơn các tồn tại [102].
Trong giai đoạn can thiệp (2010-2011) đã giám sát được hàng nghìn lượt người Lào giao lưu qua biên giới với mục đích khám chữa bệnh, đi thăm bà con...nhóm 2 xã can thiệp quản lý được 1.853 lượt người qua và đã phát hiện được 267 bệnh nhân sốt rét trong 2 năm 2010 - 2011.
So sánh với các nghiên cứu trước đây của chúng tôi cũng trên địa bàn các xã biên giới của huyện Hướng Hoá có sự khác biệt lớn vì các nghiên cứu trước đây chỉ tiến hành ở một bên biên giới, trước đây cũng có người Lào sang nhưng không theo dõi và quản lý đầy đủ [40]. So với các nghiên cứu của Lê Thành Đồng [10], Lý Văn Ngọ, Duong Socheat [104] và A.P Dash [81] cũng không có hoạt động này [40].
Mô hình PCSR tại hộ gia đình sử dụng lực lượng y tế thôn bản là người địa phương biết ngôn ngữ, phong tục tập quán. Hoạt động tư vấn, nhắc nhở trực tiếp tại hộ gia đình đã có được những kết quả quan trọng: tỷ lệ hộ, người ngủ màn tăng lên, tỷ lệ hộ gia đình dời chuồng gia súc xa nhà, phát quang bụi rậm, lấp vũng nước đọng tăng lên rõ rệt.