Tăng Cường Đầu Tư Kết Cấu Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch


Các hình thức quảng cáo có thể dùng là:


Thông tin đại chúng (qua báo chí, phương tiện nghe nhìn).

- Tờ rơi, tập gấp và Catologue bằng tiếng Nhật

- Áp phích thể hiện những hình ảnh tiêu biểu về đất nước, công trình kiến trúc, cảnh quan hay khía cạnh văn hoá khác trong chương trình du lịch đó.

- Xây dựng chương trình quảng bá về du lịch qua các sản phẩm nghe nhìn đặc biệt như CD - ROM, trên Internet.

- Tiếp tục duy trì thường xuyên các hội chợ, hội thảo, hội nghị về thị trường khách Nhật.

- Qua việc đài thọ chi phí cho các chương trình phim tư liệu về Việt Nam ở Nhật.

- Bên cạnh việc tiến hành chính sách tuyên truyền với các hàng du lịch của Nhật Bản, cần đặt văn phòng đại diện và tập trung tiến hành chiến dịch quảng bá tại các thành phố đông dân cư như Tokyo, Osaka. Ngoài việc quảng bá cho thị trường khách quốc tế cần phải tăng cường quảng cáo cho thị trường nội địa. Đưa ra các thông tin chính xác, cụ thể về các tuyến du lịch, các địa danh du lịch, mạng lưới cơ sở lưu trú và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, giá cả và chất lượng phục vụ. Đặc biệt cần thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau. Phát triển và thực hiện có hiệu quả hoạt động du lịch, các tổ chức du lịch để thu thập thông tin về xu hướng phát triển nguồn khách, cơ cấu mục đích đi du lịch,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý, khả năng thanh toán của khách nhằm triển khai hiệu quả các hình thức quảng cáo.


Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 11

3.3.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm

Du lịch muốn phát triển mạnh cần thu hút nhiều hơn số lượng khách đến tham quan du lịch, do vậy muốn thu hút nhiều du khách đến Hà Nội cần xây dựng các chương trình du lịch độc đáo, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm mới có thể là du lịch sông Hồng thăm các làng nghề, du lịch theo chủ đề về cội nguồn dân tộc Việt Nam với các điểm du lịch là những di tích của người Việt cổ, du lịch thám hiểm đại dương, du lịch tham quan các bản làng dân tộc.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách, các nhà quản lý và kinh doanh du lịch không chỉ nghiên cứu để đa dạng hoá làm cho sản phẩm du lịch phong phú mà còn cần phải thực hiện đồng thời việc nâng cao chất lượng của sản phẩm đó. Có như vậy mới tạo nên chính sách sản phẩm hiệu quả. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần phải quan tâm đến mối quan hệ với các nhà hàng, khách sạn, những cơ sở cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thiết kế mới các chương trình du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách Nhật như tour nghiên cứu văn hoá ẩm thực, tour làm quen phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương.

Ngoài ra, đối với thị trường khách công vụ: phải chuẩn bị các chương trình trọn gói từng phần. Mặt khác, cần có những lựa chọn kịp thời, chuẩn xác các dịch vụ có tính chất quyết định đến sự thoải mái và thuận tiện của đối tượng khách này. Đó là các dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận chuyển theo yêu cầu của khách. Còn đối với thị trường khách có tuổi đã về hưu: khách ở đoạn thị trường này có mục đích đi du lịch sang Việt Nam thông qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành là tìm hiểu và tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp vẫn

còn mang nhiều chất nguyên sơ, mang đậm chất trữ tình dễ gây cảm xúc gần gũi thiên nhiên và cùng với mục đích khám phá truyền thống văn hoá dân tộc đầy bản sắc và một cốt cách con người Việt Nam đầy sức hấp dẫn.

Đối với các hãng lữ hành, công ty du lịch, cần cân nhắc kỹ thiết kế chương trình sao cho càng về cuối khách du lịch sẽ càng có ấn tượng sâu sắc hơn, bất ngờ hơn, thú vị hơn so với giai đoạn đầu. Đồng thời cần kết hợp với các công ty lữ hành giữ khách bên Nhật đã am hiểu đối tượng khách, có như vậy một chương trình du lịch mới đảm bảo thành công và được đánh giá cao từ phía khách.

Bên cạnh đó cần tăng cường các dịch vụ tại cơ sở lưu trú để phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách như: dịch vụ đổi tiền, điện thoại, giặt là, đánh giầy, y tế... Phát triển và mở rộng hơn nữa các chương trình vui chơi giải trí để khách tiêu khiển trong thời gian rỗi như chơi golf, tennis, bowling. Ngoài các món ăn truyền thống Việt Nam, Hà Nội cần phát triển nhiều hơn các quán ăn Nhật Bản đặc biệt là các quán ăn nhanh nhằm phục vụ thị trưòng khách này. Chú trọng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ. Theo đánh giá của ông Riku Emoto, chuyên gia tư vấn cao cấp của JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) thì mỹ nghệ Việt Nam từ đồ gia dụng, trang trí nội thất đến quà tặng đều có sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên sản phẩm. Chính vì vậy cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý.

3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Với khách du lịch Nhật Bản thì chất lượng phục vụ được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy các nhà kinh doanh du lịch cũng như các hướng dẫn viên phải không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu về thị trường và các đặc tính tâm lý tiêu dùng của khách Nhật. Muốn vậy cần phải xây dựng đội ngũ nhân viên theo đúng các tiêu chuẩn đặt ra nhằm phát triển nguồn nhân lực. Du lịch Việt Nam cũng có đang kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ để có đủ hướng dẫn viên thành thạo tiếng Nhật hiểu biết được tâm lý, tập quán của khách Nhật, đáp ứng được tốc độ tăng nhanh lượng khách đến từ Nhật Bản.

*Trước mắt, cần xây dựng tiêu chuẩn cho các nhân viên trực tiếp liên quan đến công tác phục vụ khách.

- Đối với nhân viên xây dựng chương trình

+ Phải có trình độ kinh tế du lịch và ngoại ngữ

+ Hiểu biết sâu sắc các tuyến điểm

+ Luôn phải cập nhật thông tin về các nhà cung cấp, về chất lượng, về giá cả và dịch vụ.

+ Phải có sự hiểu biết sâu rộng về văn hoá dân tộc như lễ hội, tập quán ăn uống... giúp họ xây những chương trình mang tính sáng tạo và phong phú hơn.

+ Cần có sự hăng say, nhiệt tình trong công việc.

- Đối với nhân viên điều hành

+ Có trình độ kinh tế du lịch và ngoại ngữ

+ Có khả năng hiểu biết và hình dung được các chương trình du lịch mà sắp tiến hành

+ Khả năng điều hành và xử lý tình huống nhanh nhạy

+ Khả năng ngoại giao

- Đối với hướng dẫn viên

+ Đủ các tiêu chuẩn của Tổng cục Du Lịch Việt Nam đề ra trong Quy chế hướng dẫn viên và Pháp lệnh du lịch.

+ Có kinh nghiệm

+ Hiểu biết sâu về lịch sử văn hoá, tâm lý khách du lịch Nhật

+ Năng nổ, hoạt bát, xử lý các tình huống phát sinh nhanh nhạy và

khéo léo.

*Ngoài ra cần xây dựng một cơ chế, nội quy tuyển chọn nhân viên, đặc biệt là hướng dẫn viên tiếng Nhật, căn cứ vào những công việc đã qui định tiêu chuẩn. Có kế hoạch tuyển chọn nhân viên mới (đặc biệt là các hướng dẫn viên) qua việc tiếp xúc, trợ giúp một số sinh viên du lịch, ngoại ngữ có khả năng.

*Bố trí nhân viên hợp lý đúng người đúng việc, tạo cơ hội cho nhân viên được nói ý kiến của mình nhiều hơn thông qua các cuộc họp, thảo luận nghề nghiệp, tổ chức thi đua nghiên cứu khoa học giúp cho việc đề xuất các sản phẩm mới.

*Tổ chức bồi dưỡng trình độ nhân viên thông qua các lớp học ngắn hạn. Đề xuất với Tổng cục du lịch về việc cấp thẻ hướng dẫn viên thông qua việc kiểm tra thực tế khả năng hướng dẫn.

Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực thì việc tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân tại địa phương là rất cần thiết bởi phát triển du lịch đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả các tầng lớp nhân dân. Vai trò của người dân trong việc phát triển kinh doanh du lịch rất quan trọng. Ngoài các yếu tố như chất lượng dịch vụ, giá cả, nhân viên phục vụ thì ý thức, thái độ cư xử của người dân địa phương luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khách du lịch. Vì vậy cần phải có những chương trình tuyên truyền, giáo dục

về du lịch cho nhân dân nhằm nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hoá và dân tộc.


3.3.4. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn và tổ chức xây dựng các khu vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Do vậy ngành du lịch cần thu hút nhiều khả năng đầu tư, xây dựng và quản lý các công ty du lịch một cách hoàn thiện nhất và có hiệu quả nhất để đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch.

- Cải thiện nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, hàng không. Cải thiện và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại điểm du lịch. Việc mở đường bay thẳng Nakita – Hà Nội trong tương lai cũng sẽ giúp Hà Nội và các vùng phụ cận đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá. Hy vọng khách Nhật sẽ tới du lịch phí Bắc Việt Nam đông hơn. Song song với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần chú ý đến tính đồng bộ và hoàn chỉnh để hấp dẫn du khách.


3.3.5. Thúc đẩy hợp tác du lịch

Lãnh đạo ngành du lịch hai nước Việt – Nhật đang xúc tiến nhiều giải pháp nhằm mục tiêu thu hút nửa triệu lượt du khách Nhật vào Việt Nam năm 2007.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng, để thúc đẩy hợp tác du lịch tương xứng với tiềm năng hai nước, tại cuộc gặp gỡ song phương với ông Ken Haruta, Thứ trưởng Bộ Lãnh thổ, hạ tầng và vận tải Nhật Bản (cơ quan cao nhất của Nhật Bản về du lịch) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC diễn ra tại Hội An từ ngày 16 đến 18 – 10 vừa qua, lãnh

đạo Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch đã đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai nội dung tuyên bố chung hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản một cách có hiệu quả.

Đặc biệt vào ngày 5 – 4 – 2005, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng và Bộ trưởng Bộ Lãnh thổ, hạ tầng và vận tải Nhật Bản đã ký tuyên bố chung hợp tác du lịch hai nước, hướng vào một số lĩnh vực như trao đổi khách du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, trao đổi chuyên gia, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tư. Thực hiện tuyên bố chung này, hai bên đã nhất trí thành lập Ủy ban Hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản (VJTCC). Uỷ ban này sẽ họp thường niên để thảo luận, thống nhất những phương hướng, nội dung kế hoạch hành động hợp tác du lịch hai nước, địa điểm và thời gian các phiên họp tiếp theo. Trên cơ sở đó, hai bên tiếp tục trao đổi ở cấp chuyên viên để triển khai các chương trình hợp tác cụ thể. Tại phiên họp thứ nhất tổ chức ở Đà Lạt tháng 8 – 2005, VJTCC đã thảo luận và thống nhất được một kế hoạch hành động hợp tác du lịch giữa hai nước.[51]


3.3.6. Giáo dục du lịch toàn dân

Cách ứng xử của du khách và thái độ của họ đối với vùng du lịch là chìa khoá dẫn đến du lịch bền vững. Vì vậy giải thích, thuyết phục, thông tin và giáo dục là việc làm mà các nhà kinh doanh du lịch thường xuyên phải thực hiện. Phát triển các chương trình đào tạo mới cho cán bộ kinh doanh du lịch để giúp họ thực hiện tốt chức năng này.

Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm chứ không mang sản phẩm đến khách hàng. Sản phẩm ở đây bao gồm không chỉ không gian môi trường nơi cộng đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu mà còn là chính cộng đồng địa phương với bản sắc văn hoá của họ. Giáo dục du lịch toàn dân bao gồm các lĩnh vực sau:

- Tham gia quy hoạch phát triển du lịch.

- Tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm du lịch.

- Tham gia hoạt động và quản lý hoạt động du lịch ở những vị trí thích hợp.

- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Không gây rối, phiền toái cho du khách.

- Không làm xấu cảnh quan và xâm hại đến tài nguyên du lịch

Sự không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ của cộng đồng địa phương sẽ khiến chính họ trở thành sản phẩm bị bán cho hoạt động du lịch, hoặc họ sẽ khai thác tài nguyên du lịch theo kiểu của họ, không có lợi cho du lịch.


3.3.7. Phối hợp liên ngành để phục vụ khách

Phát triển du lịch phải tăng cường đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế. Việc hợp tác du lịch quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin du lịch và cùng nhau phát triển. Hợp tác quốc tế là cơ hội để Hà Nội thu hút đầu tư cho ngành du lịch, tạo điều kiện và sự quan tâm của các tổ chức quốc tế đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như du lịch Hà Nội, tăng cường khả năng đón khách du lịch trong nước và nước ngoài. Hoà nhập vào môi trường quốc tế giúp cho du lịch Hà Nội có thể tự khẳng định mình, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Vì vậy ngành du lịch cần có sự phối hợp của các ngành có liên quan từ Ngoại giao, Công an, Hải quan, Quốc phòng, Hàng không, Giao thông - Vận tải, Văn hoá, Bưu chính viễn thông, Tài chính, Đầu tư, Khoa học - Công nghệ - Môi trường. Cần có kế hoạch tăng cường năng lực vận chuyển hàng không đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng khách du lịch với chất lượng phục vụ tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Vấn đề môi trường, văn hoá du lịch trong du lịch cũng phải được quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt hơn. Giao

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí