thông - Vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp điện, nước... cũng cần được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm hơn, ưu tiên cho các vùng trọng điểm du lịch.
Tóm lại, sự phối hợp liên ngành là rất cần thiết đồng thời phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để giúp du khách giảm bớt được những lo lắng về tệ nạn ăn xin, hàng rong. Bên cạnh đó trong nội bộ ngành du lịch cũng cần phải phát triển cân đối, hỗ trợ lẫn nhau.
3.4. Các khuyến nghị
Những giải pháp trên chỉ có thể thực hiện được và đạt kết quả tốt khi có được sự quan tâm và giúp đỡ của Nhà nước, các bộ, ngành. Do vậy, tác giả xin phép đưa ra khuyến nghị với Nhà nước, các ngành một số vấn đề như sau:
3.4.1. Đối với Chính phủ và các ngành có liên quan về du lịch
- Mở văn phòng du lịch quốc gia, trước tiên là tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Pháp… để nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường du lịch và quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch Việt Nam tới thị trường quốc tế.
- Nhà nước cần đánh giá kết quả và hiệu quả của các chương trình hợp tác đã ký kết trên cơ sở hiệp định với một số nước như Thái Lan, Lào, Singapore... Từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học nhằm tiếp tục điều chỉnh nội dung và hình thức hợp tác đối với từng nước cho phù hợp
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Và Vấn Đề Đối Mặt Với Kinh Doanh Du Lịch Việt Nam
- Định Hướng Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Là Thị Trường Trọng Điểm
- Tăng Cường Đầu Tư Kết Cấu Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 13
- Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Hà Nội 2001 - 2005 Theo Quốc Tịch [39]
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
- Nâng cao hiểu biết nhận thức về hợp tác và hội nhập cho các doanh nghiệp.
- Nhà nước và Uỷ Ban Nhân Dân thành phố cần đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng trên toàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
*Kiến nghị với Cục hàng không dân dụng Việt Nam trong việc:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch tham gia mạng lưới đại lý vé máy bay tốt hơn nữa.
- Hiện nay việc Airport taxi một mình độc quyền hoạt động trong sân bay gây nhiều trở ngại cho các công ty du lịch vì họ không được đưa xe của công ty vào sân bay đưa đón khách, và nếu khách cần di chuyển với cự ly ngắn thì các tài xế của Airport taxi thường từ chối. Tuy nhiên tình hình đã được cải thiện với việc đưa các tuyến xe buýt vào hoạt động trong sân bay. Trong khi các công ty du lịch không thể để du khách đi xe buýt mà vẫn cần được tự do ra vào sân bay đưa đón khách.
*Với Bộ Văn hóa - Thông tin
- Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thống nhất quy chế khai thác, sử dụng các di tích, thắng cảnh vào việc phát triển du lịch.
- Cải tạo lại điều kiện phục vụ tại các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở thêm nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn.
- Cải thiện một cách căn bản môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các điểm du lịch có đông khách du lịch quốc tế làm cho khách có ấn tượng tốt đẹp về các điểm du lịch của Việt Nam.
- Tích cực khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phương, nhanh chóng quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu du lịch có tầm cỡ quốc gia, tạo ra các sản phẩm du lịch đồng bộ có chất lượng cao.
*Tổng cục hải quan.
- Thủ tục hải quan tại các sân bay quốc tế Việt Nam còn chậm (sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có 12 quầy làm thủ tục, mà lúc cao điểm có tới khoảng
2.000 khách cùng một lúc nên phải chờ đợi rất lâu. Đặc biệt có đoàn phải mất 3 giờ đồng hồ mới làm xong thủ tục, du khách rất mệt mỏi và chán nản)
- Tổng cục hải quan nên tạo cho khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa thấy được văn minh lịch sự trong hoạt động kiểm tra hành lý, hướng dẫn khách làm thủ tục.
- Bộ Văn hoá - Thông tin và Tổng cục hải quan cần có qui định cụ thể về việc buôn bán, chuyên chở xuất khẩu đồ giả cổ cho khách du lịch nói chung và khách Nhật nói riêng để khuyến khích họ mua nhiều hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
*Với Bộ Công an, Bộ ngoại giao
- Hai bộ này nên phối hợp, cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện nhanh chóng hơn trong việc xét duyệt nhân sự, cấp hộ chiếu, thị thực cho khách xuất nhập cảnh về các thủ tục giải quyết chung.
- Các bộ này cũng phải có biện pháp hữu hiệu bảo đảm an ninh an toàn cho khách nhất là du khách Nhật, cần hạn chế tình trạng lấy cắp đồ, cướp giật, ăn xin bám theo và tâm lý ức chế vì gây phiền cho khách.
Nhà nước cần có sự tiêu chuẩn hoá về sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh lữ hành để vấn đề quản lý chất lượng chương trình du lịch tại các doanh nghiệp du lịch trở thành một trong những hoạt động quan trọng, cơ bản của hoạt động kinh doanh lữ hành.
3.4.2. Đối với Tổng cục du lịch
- Tổng cục du lịch cần tăng cường triển khai các cuộc họp hai bên giữa lữ hành Việt Nam và Hiệp hội lữ hành Nhật Bản, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng khai thác hiệu quả thị trường. Việc các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tiếp xúc với các hiệp hội là điều kiện để mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh và thu hút thêm khách du lịch.
- Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai Luật du lịch. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn ngành du lịch và trong nhân dân về các văn bản
liên quan của Tổng cục du lịch. Thường xuyên kiểm tra việc thi hành Luật du lịch, kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện.
3.4.3. Đối với địa phương
- Xây dựng các làng nghề, làng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách tham quan, mua sắm hàng lưu niệm.
- Nghiên cứu và tích cực tháo gỡ khó khăn để xây dựng các loại hình du lịch mới do các hãng lữ hành quốc tế đề xuất (như du lịch ô tô, mô tô, máy bay, lặn biển, lướt ván, nhảy dù). Đồng thời giúp đỡ các công ty lữ hành cùng các thành phần kinh tế xây dựng một số loại hình du lịch độc đáo như: đua chó do Vũng Tàu đề xuất, săn bắn, du lịch sinh viên, open tour cho khách du lịch ba lô...).
- Cần tổ chức giáo dục ý thức toàn dân, quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương mình nói riêng và cho ngành du lịch của đất nước nói chung. Tăng cường phối hợp liên ngành để chấn chỉnh an ninh trật tự, vệ sinh môi trường an toàn, an ninh cho khách.
3.4.4. Đối với các doanh nghiệp
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam qua Internet cả về nội dung lẫn hình thức.
- Tiếp tục duy trì việc nâng cao chất lượng dịch vụ thể hiện trong thông tin, tiếp thị, công tác hướng dẫn, điều hành.
- Mở rộng các loại hình kinh doanh và các dịch vụ bổ sung để tăng nguồn thu, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách và giải quyết lao động.
- Từng bước ổn định nhân sự phù hợp với yêu cầu kinh doanh, đề cao ý thức tiết kiệm và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thi đua, ban hành một số qui chế mới về tiêu chuẩn định mức và biện pháp thưởng phạt hàng tháng. Đồng thời tăng cường kiểm tra khâu quản lý, hoạt động kinh doanh, sắp xếp cán bộ, công nhân viên phù hợp với những việc được giao, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tóm lại, thị trường khách du lịch Nhật Bản có thể được coi là thị trường trọng điểm đối với du lịch Việt Nam cũng như đối với du lịch Hà Nội. Đây là đối tượng có yêu cầu cao về sản phẩm du lịch nên tìm hiểu đặc điểm tâm lý là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch có khả năng hấp dẫn, khai thác có hiệu quả thị trường khách này. Bởi xét về xu hướng tiêu dùng của du khách Nhật Bản khi tới Việt Nam là vô cùng phong phú. Chính vì vậy, cần có chính sách quảng cáo du lịch cũng như các sản phẩm tour du lịch chất lượng cao, giá cả phù hợp để khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản dựa trên những sở thích tiêu dùng. Mặt khác phải quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu thị trường du lịch và đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn cũng như các biện pháp khả thi để khai thác khách du lịch Việt Nam nói chung cũng như khách du lịch Nhật Bản nói riêng nhằm đẩy mạnh và phát triển hơn nữa du lịch Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nhật Bản là thị trường gửi khách hàng đầu trên thế giới. Hiện còn vấp phải một số khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhưng Nhật Bản vẫn luôn là thị trường đầy hấp dẫn đối với du lịch Việt Nam. Con số 0,73% lượt khách Nhật đến Việt Nam là quá nhỏ bé so với 16 triệu khách du lịch ở nước ngoài hàng năm. Để đạt được 6 – 7 triệu lượt khách đến năm 2010. Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đầu tư vào từng thị trường trọng điểm, đặc biệt là Nhật Bản. So với các nước Âu, Mỹ, việc thu hút khách Nhật đến Việt Nam có nhiều thuận lợi vì khoảng cách đi lại ngắn, Việt Nam và Nhật Bản đã có truyền thống quan hệ hữu nghị, gần gũi về văn hoá, nhân dân Nhật Bản vốn có cảm tình với Việt Nam. Chính vì vậy, để tăng lượng khách đến Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung đầu tư cho thị trường Nhật Bản cả trong công tác xúc tiến và nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách Nhật.
Khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội cũng như đến Việt Nam đã có chiều hướng tăng. Đây là thị trường khách có những đặc điểm đặc trưng về tâm lý cũng như về sở thích tiêu dùng du lịch, thuận lợi cho việc khai thác bởi có những nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá với Việt Nam.
Từ tốc độ tăng trưởng nhanh của lượng khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam thời gian qua có thể dự báo rằng: trong vòng một hoặc hai năm tới, mức tăng này sẽ lên gấp 2 - 3 lần và tới năm 2007, Việt Nam có thể đón 500.000 -
700.000 khách từ thị trường khách này. Đây cũng là con số đáng mừng song cũng là những thách thức. Tuy nhiên, triển vọng khai thác khách du lịch từ thị trường Nhật Bản đang có những tín hiệu khả quan.
Số lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng rõ ràng còn là rất khiêm tốn. Ở đây có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như vấn đề quảng cáo và vấn đề chất lượng dịch vụ của ta còn hạn chế. Từ đó đặt ra,
chúng ta sẽ còn phải phấn đấu rất nhiều trong tương lai mới có thể đuổi kịp và cạnh tranh được với các quốc gia khác trong cùng khu vực trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản, bằng cách in nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch bằng tiếng Nhật, phát hành rộng rãi để dân chúng Nhật biết về các sản phẩm hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo cho các địa phương, các công ty du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài tour tuyến, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên và lễ tân thạo tiếng Nhật cũng như tăng cường các hãng lữ hành của Nhật vào thăm Việt Nam để giới thiệu rõ nét hơn về Việt Nam. Trong tương lai, ngành cũng phải nghiên cứu trình Chính Phủ cho phép đặt Văn phòng đại diện của Tổng cục du lịch Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đồng thời có chính sách khuyến khích về thủ tục visa đối với khách du lịch Nhật Bản.
Những chính sách trên được đưa ra để thu hút khách du lịch Nhật Bản đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp. Để lưu giữ khách được lâu hơn cũng như khách tiếp tục quay trở lại nhiều hơn khoá luận đã đưa ra một số giải pháp như chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch, chính sách phân phối, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường mối quan hệ hợp tác liên ngành. Ngoài ra vấn đề giữ gìn môi trường du lịch cần được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể khai thác lượng khách nhiều và ổn định từ thị trường cao cấp này.
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển tốt về du lịch. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm lý và sở thích tiêu dùng du lịch khoá luận phần nào sẽ giúp cho các nhà kinh doanh du lịch có những định hướng đúng nhằm khai thác thị trường khách Nhật đông hơn. Đồng thời qua quá trình thực hiện nghiên cứu và đánh giá các nội dung trên khoá luận cũng đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ và các ngành