Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Và Vấn Đề Đối Mặt Với Kinh Doanh Du Lịch Việt Nam

Chí Minh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là những dịch vụ vui chơi giải trí ở đây phát triển hơn những nơi khác ở nước ta.

Mặt khác chúng ta chưa đáp ứng được với tập tục thói quen của người Nhật Bản. Đôi khi có người Nhật còn phàn nàn rằng có những khách sạn vẫn bố trí những phòng nghỉ không có bồn tắm cho họ. Đây có thể nói là một việc làm hoàn toàn không chú ý đến tập quán của khách. Đối với người Nhật Bản thì một việc không thể thiếu được hàng ngày là việc họ vào bồn tắm ngâm trong nước ấm. Đây là một hình thức làm cho họ bớt đi những căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày làm việc. Tuy nhiên với giới trẻ tuổi thì nhiều khi họ cũng không đòi hỏi, nhưng phần đông những người khách Nhật đều muốn nghỉ ngơi trong phòng có bồn tắm. Việc không bố trí phòng có bồn tắm cho họ sẽ là một điều gây cho họ cảm giác khó chịu, tuy họ không nói ra.

- Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ khách du lịch Nhật Bản, các doanh nghiệp lữ hành của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách Nhật. So với các nước trong cùng khu vực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của chúng ta còn rất yếu và thiếu.

- Một đặc điểm là người Nhật rất tôn trọng thời gian và lời hứa. Qua tiếp xúc với những người có kinh nghiệm đi du lịch Việt Nam, đặc biệt là những người đã trực tiếp tổ chức những đoàn khách đến Việt Nam du lịch, họ phản ánh rằng đôi khi lịch trình tour thực hiện không chính xác. Có người đi du lịch Việt Nam rất nhiều lần nên có hướng dẫn viên du lịch của một hãng lữ hành trong miền Nam rất giỏi tiếng Nhật đồng thời hiểu biết tâm lý tập quán của khách Nhật và lần sau họ đã mua tour của hãng lữ hành này và yêu cầu người hướng dẫn viên đó phụ trách việc hướng dẫn. Hãng lữ hành này đã hứa nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì đã thay người hướng dẫn viên khác. Kết quả là họ đã rất bất bình và có một ấn tượng xấu về cung cách làm việc của ta.

Những việc làm như vậy rất ảnh hưởng đến uy tín và tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

- Sản phẩm du lịch của chúng ta chủ yếu dựa vào tài nguyên. Người Nhật tới Việt Nam chủ yếu vì nguồn tài nguyên của chúng ta hấp dẫn. Thế nhưng, chúng ta lại chưa phát huy được thế mạnh này. Không kể đến các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật thì chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên và phục vụ khách vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn.


2.4. Thị trường khách du lịch Nhật Bản và vấn đề đối mặt với kinh doanh du lịch Việt Nam

Nhật Bản từ lâu nằm trong danh sách 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách du lịch đến Việt Nam đông nhất, gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, so với tổng số du khách Nhật đi du lịch nước ngoài (17,5 triệu năm 2005), số khách đến Việt Nam còn quá nhỏ bé (317.000 người). [52]

Do vậy, để cạnh tranh với các điểm đến mới và các thị trường du lịch phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia... và khuyến khích du khách Nhật quay trở lại, Việt Nam cần quảng bá nhiều hơn hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhật Bản. Hiểu hơn về luật hoạt động của các công ty lữ hành Nhật Bản sẽ là một lợi thế. Nếu biết rõ hơn về 15 ngày lễ mà người Nhật không đi du lịch, hay những thời điểm mà người Nhật thích “ở nhà” hơn như ngày Phật đản vào trung tuần tháng 8, tuần lễ cuối năm và trước bầu cử… cũng giúp ích cho các công ty du lịch Việt Nam lên kế hoạch thu hút khách. Điều quan trọng là phải hiểu về đặc điểm tập quán, phong tục, những sở thích để chăm sóc khách hàng. Một trong những “phương tiện” hữu hiệu trong quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới là hàng không.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Cùng với việc các công ty của Nhật mở văn phòng và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, số doanh nhân Nhật làm việc tại nước ngoài cũng tăng. Nhiều người không mang theo vợ con. Và sự cô đơn của những doanh nhân là nhu cầu dẫn tới việc mở các quán karaoke tại nhiều thành phố trên thế giới. Và tất nhiên người bản địa làm ăn với thương gia Nhật cũng là khách được mời tới thưởng thức loại hình giải trí này. Karaoke bar xuất hiện không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà còn lan sang Hoa Kỳ và các thành phố khu vực Nam Mỹ. Thống kê cho thấy, cứ 3 người Nhật thì có một người thích hát karaoke. Người ta cho rằng, nếu có nét văn hoá nào của Nhật lan rộng thì có lẽ đó là karaoke. Xét về một chừng mực nào đó, nó cũng giống như các hình thái sinh hoạt khác như rủ nhau đi uống bia, nghe nhạc, chơi golf để tăng cường quan hệ.

Không giống như vài chục năm trước đây, từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 người Nhật không được đón chào tại Việt Nam, nay họ lại được coi là những vị khách quý, được các công ty du lịch lữ hành quan tâm. Chính phủ Việt Nam cũng đã bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân Nhật để mở rộng thêm thị trường tiềm năng này và trên thực tế, việc bỏ thị thực cho du khách Nhật đã giúp tăng số du khách Nhật đến Việt Nam. Do được miễn visa, du khách Nhật chủ động đi lại hơn, nên số người thông qua các công ty du lịch lữ hành lại không nhiều. Các chuyến bay thẳng và đường bay cũng tăng tạo điều kiện cho người Nhật đến Việt Nam. Nhưng dù được miễn thị thực trong hai tuần, thường họ chỉ đến Việt Nam 5 ngày với mục tiêu mua sắm và cưỡi ngựa xem hoa là chính, chứ không đi sâu tìm hiểu như khách du lịch phương Tây. Ví dụ, muốn biết về đồng bằng sông Cửu Long và sông nước Nam Bộ, họ chỉ đi gần cỡ thành phố Mỹ Tho, sáng đi chiều về, để có cái nhìn tổng quát. Du khách Nhật chi tiều nhiều nhờ giá rẻ hơn ở nước họ rất nhiều. Tại Việt Nam, họ tiêu tiền rất thoải mái và thuộc số du khách chi tiêu rộng rãi nhất. Họ rất thích mua

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 9

hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ và những thứ ở Nhật rất đắt. Khách du lịch nước ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển, Khách Nhật thích tự tổ chức đi du lịch thay vì thông qua các công ty và đây là xu hướng của người Nhật nói chung cũng như giới trẻ Nhật nói riêng, nhất là khi Việt Nam bãi bỏ visa đối với khách nhập cảnh từ Nhật.

Trong chuyến thăm và làm việc chính thức tại Nhật Bản từ ngày 03 đến 10 – 4 – 2005, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng và ông Kitagawa Kazua – Bộ trưởng Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung hợp tác du lịch hai nước. Theo tinh thần của Tuyên bố, hai bên sẽ tăng cường thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác bao gồm xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch du lịch, khuyến khích đầu tư trao đổi thông tin, chuyên gia.

Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng đối với các nhà kinh doanh lữ hành và du lịch tại Việt Nam. Việc hợp tác về du lịch giữa hai nước ở cấp quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường. Hiện tại chúng ta đang có rất nhiều lợi thế bởi hình ảnh của một đất nước nhiệt đới yên ả, thanh bình đang ngày càng trở thành ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách Nhật. Số lượng khách ngày một tăng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, từ năm 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là 1 trong 5 nước dẫn đầu về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2004, ngành du lịch chúng ta đã đón 267.210 lượt khách Nhật Bản và chiếm thị phần khách quốc tế đông thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau Trung Quốc, Mỹ. Tốc độ tăng trưởng được nâng lên hàng năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn. [56]

Trong chương trình Cửa sổ nhìn ra thế giới, Đài truyền hình Asahi (Nhật Bản) đã liên tục phát băng giới thiệu về Việt Nam. Thông qua hành trình dọc đất nước băng tàu Thống Nhất, các địa danh, phong cảnh cùng với

những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo khắp ba miền đã được giới thiệu với người Nhật. Đây là một tin rất mừng đối với ngành du lịch Việt Nam. Điểm đến Việt Nam an toàn và hấp dẫn đang thu hút sự chú ý của khách du lịch Nhật Bản. Chắc chắn, trong những năm tới, người Nhật sẽ coi Việt Nam là một trong những lựa chọn của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để ngày càng có nhiều người Nhật lựa chọn Việt Nam? Làm sao để người Nhật quay trở lại Việt Nam nhiều lần sau khi đã tới Việt Nam lần đầu tiên. Có lẽ, chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về đặc tính và xu hướng đi du lịch của người Nhật Bản.

Lý do khiến người Nhật chọn Việt Nam làm điểm đến là do họ thích thú với các loại hình resort từ bình dân đến cao cấp, các mặt hàng trang trí nội thất, mỹ nghệ phong cách Á châu có giá cả dễ chấp nhận. Ngoài ra sự hấp dẫn từ cuộc sống mãnh liệt và năng động của người Việt Nam, sự pha trộn của văn hoá ảnh hưởng Trung Hoa, Pháp đã thu hút khách Nhật. Cơ hội đầu tư vào Việt Nam vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật… Đặc biệt sự tương đồng về văn hoá giữa hai dân tộc cũng như lòng mến khách, sự thân thiện, yêu thích hoà bình, quý thiên nhiên, thú chơi cây cảnh, cắm hoa, trà đạo… đã tạo sự gần gũi cho khách Nhật. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn gặp một số khó khăn khi khai thác thị trường Nhật vì các quốc gia lân cận cũng tích cực giành giật thị phần ở đối tượng khách này. Giá vé máy bay từ Nhật sang Việt Nam còn cao hơn so với Thái Lan. Việt Nam còn thiếu những điểm vui chơi giải trí, các điểm nghĩ dưỡng. Tình hình giao thông đô thị còn phức tạp hay ùn tắc giao thông, vệ sinh môi trường còn kém đặc biệt là thiếu các điểm thông tin cho khách. [53]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Có thể nói thị trường khách du lịch Nhật Bản là một thị trường tiềm năng. Thông qua đó các nhà kinh doanh du lịch cần phải có sự hiểu biết hơn nữa về phong tục, tâm lý, sở thích tiêu dùng du lịch của tập khách này để thu hút họ đến đông hơn.

Người Nhật Bản được mệnh danh là người đam mê du lịch, thích tìm hiểu về văn hoá lịch sử nên du lịch Việt Nam cần phát triển và bảo tồn các di tích lịch sử và danh thắng đặc biệt là Hạ Long, Huế, phố cổ Hội An v...v. Đồng thời phải có chính sách tuyên truyền quảng bá về những hình ảnh đất nước, con người và du lịch của Việt Nam. Ngoài ra tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá, tiếp xúc, tìm đối tác ký kết các hợp đồng hợp tác phát triển và kinh doanh du lịch.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM


3.1. Xây dựng mô hình chiếm lĩnh thị trường khách du lịch Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường trọng điểm lớn đối với các công ty lữ hành Việt Nam. Trong tương lai gần, có khoảng 500.000 lượt khách Nhật tới Việt Nam và đến năm 2010 sẽ là 1 triệu lượt khách.

- Về quan hệ đối ngoại: Quan hệ với Nhật Bản là một trong những ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, lãnh đạo hai quốc gia đã nhất trí cùng xây dựng quan hệ “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài trong thế kỉ 21”. Nhật Bản là một trong những nước có tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, có nhiều nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho Nhật Bản tạo điều kiện cho khách du lịch, thương gia Nhật Bản vào Việt Nam du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

- Về tâm lý khách: Người Nhật có nhu cầu rất cao về đi du lịch nước ngoài và từng xuất hiện phong trào đi du lịch Việt Nam. Khách du lịch Nhật Bản có mức chi tiêu cao đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhưng cũng yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ và có sở thích đặc trưng trong khi đi du lịch. Có thể nói người Nhật rất hiếu kỳ và hay đi du lịch theo đợt hoặc bị phong trào, thông tin đại chúng lôi cuốn, thường đi nhóm nhỏ theo đơn vị tổ chức từ trước, có đi lẻ (ba lô) nhưng ít. Mùa du lịch cao điểm là dịp Tết dương lịch và mùa hè. Họ thường đi ngắn ngày dưới 1 tuần, thích thăm các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, những nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, tìm hiểu đặc tính dân tộc của đất nước đến du lịch. Ngoài ra, nhiều

người Nhật thích tắm suối nóng, chơi golf, tham gia vào các công đoạn sản xuất như vẽ lên đồ gốm, làm nem… Người Nhật thường chuẩn bị từ sớm: đăng ký đi du lịch thường trước 6 tháng đến 1 năm. Tỷ lệ du khách nữ cao hơn nam. Đặc biệt hiện nay văn hoá Việt Nam đã thâm nhập vào cuộc sống của người dân Nhật, đã xuất hiện áo dài và các món ăn Việt Nam trong các dịp lễ trọng đại của Nhật (như trong lễ kết hôn, lễ tiếp khách trọng thể…).

Từ những lý do trên, cần xây dựng một mô hình thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trường trọng điểm.


SPDL


- KS


- V/C


- TNDL

T.O

Thtrường khách Nht Bn

Marketing


Qung cáo


Việt Nam có một lợi thế là có rất nhiều làng nghề, hiện nay Việt Nam có hơn 300 làng nghề với khoảng 100 làng được xếp là làng nghề truyền thống (Làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng mộc Đồng Kỵ, làng sơn mài Đình Bảng). Do đó, có thể đưa ra sáng kiến khởi động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP). Phong trào hiện nay đã được thực hiện tại Nhật Bản, Thái Lan và Lào và thu hút được một số lượng lớn khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023