mùa. Thịt chua được cho vào vại, chum, rồi buộc kín miệng cho đến ngày thịt đủ độ ngấu thì mới mở ra ăn. Tuy nhiên, ngày nay để tiện lợi và dễ dàng cho việc chế biến, vận chuyển, người ta thay thế những cái vại, chum bằng hộp nhựa. Thịt muối chua có thể rang, nấu tùy theo sở thích của từng người. Tuy nhiên, điều mà nhiều người thích món ăn độc đáo này là thịt để lâu ngày nhưng không bị mất màu, mùi vị rất thơm ngon, hấp dẫn.
Các món ăn này sẽ là những món ăn ấn tượng, độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn trong các thực đơn của các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tại Bằng Cả. Du khách có thể cảm nhận được hương vị của núi rừng thông qua thưởng thức các món ăn dân tộc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả.
- Hội làng của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả:
Trong năm âm lịch, người Dao ở đây tổ chức Hội làng vào các ngày: mùng Một tháng Hai, mùng Một tháng Tư, mùng Một tháng Bảy, mùng Một tháng Mười và ngày Hai Mươi tháng Mười Hai. Nhưng chỉ có Hội làng Ngày mùng Một tháng Hai và Hội làng Ngày Hai Mươi tháng Mười Hai mới là hai Ngày Hội quan trọng trong năm của đồng bào ở đây.
Hội làng Ngày mùng Một tháng Hai là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa khởi đầu cho năm mới. Bởi thế, mọi người trong làng, nhất là các chủ hộ đều có mặt đông đủ, lễ vật trình làng được sắm sanh chu đáo, quy trình diễn Hội phải thực hiện xuôn xẻ để cả năm dân làng được bình an vô sự, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mọi nhà no đủ.
Hội làng Ngày Hai Mươi tháng Mười Hai có ý nghĩa tổng kết sau một năm lao động vất vả, là thời điểm dân làng, dòng tộc, các gia đình bàn bạc công việc sẽ thực hiện năm sau; là dịp mọi người giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp, xích mích liên quan đến người khác trong làng, trong dòng tộc để đón chào năm mới với những ước mơ, hy vọng; cầu mong những điều tốt lành đến với bản thân, gia tộc mình.
Ngoài hai ngày hội trên, mỗi ngày hội ở đây còn có ý nghĩa riêng, đánh dấu mốc giao mùa, vào vụ mới:
Hội làng Ngày mùng Một tháng Tư tiết trời vào hè, công việc chuẩn bị cho việc gieo cấy vụ hè- thu.
Hội làng Ngày mùng Một tháng Bảy, tiết trời sang thu, công việc chuẩn bị phát nương, làm rẫy.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Khái Niệm Về Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Phát Triển Bền Vững: [15,45]
- Điều Kiện Về Tài Nguyên Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Góp Phần Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Xã Bằng Cả.
- Nhà Sàn Ở Khu Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Dao Thanh Y (Xã Bằng Cả, Huyện Hoành Bồ)
- Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Bản Sín Chải - Lào Cai
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Hội làng Ngày mùng Một tháng Mười, tiết trời vào đông, chuẩn bị cho việc bảo vệ rừng trước tiết trời hanh khô và việc lo làm ải đất trồng màu …
Hội làng người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả có từ lâu đời. Trải qua thời gian, qua nhiều thế hệ, nay không ai biết Hội làng ở đây đã có từ bao giờ. Có lẽ Hội làng được hình thành từ khi có tộc người Dao Thanh Y cư trú ở Bằng Cả.
Thuở trước, đồng bào Dao Thanh Y thường ở những nơi hẻo lánh, vùng núi cao, điều kiện đi lại khó khăn, có nhiều thú dữ, khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, phương thức canh tác chủ yếu phát nương, làm rẫy, khoảng cách giữa các hộ ở xa nhau nên cuộc sống, sinh hoạt của họ gặp rất nhiều khó khăn. Hội làng xưa được hình thành là điều kiện để đồng bào đoàn kết nhau lại, cùng khắc phục thiên tai, chống thú dữ, giúp nhau sản xuất để cùng tồn tại và để duy trì, phát triển tộc người…
Hội làng ngày nay vẫn mang một phần quan trọng của ý nghĩa xưa và còn mang thêm nét văn hóa đương đại: là nơi tổ chức xây dựng nếp sống văn hóa trong làng xã; là nơi bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao Thanh Y; là nơi tuyên truyền, phổ biến những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy ước, hương ước của làng xã.
Hội làng thường gồm hai phần: Lễ và Hội, được tiến hành từ lúc 7, 8 giờ sáng. Dân làng đóng góp sản vật tại nhà ông Trưởng tộc (có thể là Trưởng bản, Thầy mo). Phần Lễ được tiến hành từ 10 giờ sáng do Trưởng tộc và Thứ tộc thực hiện (cả hai đều đã được cấp sắc làm thầy mo theo phong tục của người Dao Thanh Y). Ý nghĩa của phần lễ là: cầu khẩn trời đất, thổ công, thần núi, thành hoàng làng và các dòng họ của người Dao Thanh Y trên địa bàn xã Bằng Cả chứng cho lòng thành của các bậc con cháu một lòng một dạ tôn thờ trời đất, các vị thần và gia tiên các dòng họ; cầu khẩn cho người đi rừng, trồng rừng, làm rẫy, tăng gia sản xuất được an toàn, phát triển; cầu cho dân làng bản đều được mạnh khỏe, trời đất tạo mưa thuận gió hòa để dân làng sản xuất ra nhiều của cải. Thành phần tham gia dự phần Lễ là các chủ hộ (nam giới) đã được cấp sắc, tức là đã trưởng thành.
Sau Lễ là Hội, người trong làng Bằng Cả: già, trẻ, gái, trai đều được tham gia. Trước đây, tại Hội làng, các trò chơi dân gian truyền thống được thực hiện một cách tự nhiên, không cần có sự dàn dựng theo kịch bản. Người về dự Hội đều có thể chơi ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, đánh con quay, “sáng cố” (một hình thức hát đối đáp giữa trai làng này với gái làng kia, dòng họ này với dòng họ kia), tham dự các trò chơi dân gian
khác. Nay, loại hình “sáng cố” đã mai một và các trò chơi dân gian truyền thống được đưa vào Hội một cách có tổ chức.
Tuy nhiên hiện nay, với dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Bằng Cả thì
«sáng cố» đang từng bước được các nghệ nhân khôi phục và truyền lại cho lớp trẻ, các đội ngũ kế cận, phục vụ cho du lịch tại địa phương.
Người dân Bằng Cả coi Hội làng là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, đem lại sự đoàn kết nhất trí giữa các gia đình, dòng tộc và làng xã trong đời sống thường nhật. Mặc dù nay có nhiều đổi thay về sắc thái kinh tế- xã hội, nhưng Hội làng của Người Dao Thanh Y xã Bằng Cả vẫn được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện, các hộ ở đây vẫn tham gia đông đủ và chấp hành nghiêm các luật tục, bởi Hội làng từ lâu đã được ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người.
Đến với Bằng Cả, đặc biệt là vào ngày Hội làng, du khách có thể tận mắt chứng kiến những nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người Dao Thanh Y thông qua những phần nghi lễ và phần hội của đồng bào. Đây là nét văn hóa truyền thống còn giữ nguyên vẹn mà chỉ có ở người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. Khách tham quan có thể tham gia vào phần hội với đồng bào Dao Thanh Y thông qua các trò chơi dân gian: ném còn, giã gạo, bắn nỏ, ném con quay...sẽ lưu lại những trải nghiệm khó quên với du khách khi đến với Bằng Cả.
Hình 2.1: Thi giã gạo trong hội làng Bằng Cả.
- Lễ cấp sắc: [41]
Lễ cấp sắc được chia làm hai kiểu/loại khác nhau. Loại thứ nhất là lễ cấp sắc để nâng bậc/ lên đèn cho thầy cúng/ thầy mo. Loại thứ hai là lễ cấp sắc cho người con
trai/đàn ông trong cộng đồng. Vì đã là đàn ông thì buộc phải làm lễ cấp sắc. Người Thanh Y quan niệm rằng sau khi người ta chết đi nếu không được cấp sắc thì hồn vía linh thiêng không được về hầu hạ đức Bàn Vương (Bàn Vương được người Thanh Y coi là thuỷ tổ của mình). Đặc biệt với người sống, người đàn ông muốn được dân bản coi là người lớn, người đã trưởng thành thì phải qua cấp sắc. Người trưởng thành rồi muốn thành thầy cúng, thầy mo thì phải được cấp sắc. Thậm chí nếu chưa được cấp sắc thì dù già hay trẻ, con trưởng hay con thứ đều không được thờ cúng tổ tiên. Không cấp sắc thì lúc chết đi dù cao tuổi dân bản vẫn coi như một đứa trẻ mà không chôn cất theo nghi thức. Cấp sắc chính là sự nâng bậc cho mỗi người đàn ông, đó là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của họ. Nhân buổi lễ người ta còn cầu điều may mắn cho người được cấp sắc trong cả cuộc đời.
Lễ cấp sắc là dịp để dân bản tụ hội, họ hàng xa gần có dịp mời chào gặp gỡ để bày tỏ tình cảm với nhau. Người thân đi công tác, học hành nơi xa cũng cố gắng về sum họp cùng gia đình. Người Thanh Y quan niệm ngày lễ cấp sắc là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người đàn ông và là ngày vui của cả cộng đồng. Do đó, trước ngày làm lễ hàng tháng trời, gia đình có người được cấp sắc đã điện thoại, viết thư hoặc phải lặn lội vượt suối băng rừng đi mời người thân, họ hàng nội ngoại về dự.
Cuối dịp làm lễ, khi mọi thủ tục cúng bái đã đầy đủ thì buổi lễ được kết thúc bằng thủ tục rất vui mà chứa đựng yếu tố tâm linh hết sức hồn nhiên của người Thanh Y mà có người gọi là tục gói chăn. Đó là thủ tục khiêng người được cấp sắc lên ngồi xổm trên một cái bàn đặt hớ hênh, chông chênh đặt ở giữa sân (trước khu vực hành lễ) được chừng mươi, mười lăm phút thì thầy mo, thầy cúng đẩy người được cấp sắc ngã vào chiếc chăn bông trải sẵn rồi gói kín đáo lại. Người Thanh Y quan niệm, khi nằm trong chăn gói kín mới tạo được sự giao hoà giữa âm và dương, giữa trời và đất, giữa thiên - địa - nhân, giữa tổ tiên với hậu duệ… và cũng chính là lúc Bàn Vương nhập về nhận diện và chấp nhận cứu giúp người được cấp sắc mọi điều tốt lành. Sau chừng dăm ba phút, thầy mo bước tới mở chăn ra và chính thức từ đây người được cấp sắc mới được tự do, được coi là người trưởng thành trong cộng đồng và được dân bản tôn trọng như người trưởng thành trong bản.
Tục cấp sắc hiện nay vẫn là một nét phong tục riêng của dân tộc Dao Thanh Y. Chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nó mang trong mình những nét văn hóa vô cùng độc đáo, mới lạ và gây được sự tò mò của khách du lịch khi đến
thăm quan tại Bằng Cả. Vì vậy, tục cấp sắc có thể được đưa vào để khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương như là một sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. Đưa tục cấp sắc thành một phong tục mang tính biểu diễn phục vụ khách du lịch tại địa phương. Du khách tham gia có thể xem hoặc «đóng vai» người được cấp sắc trong bộ quần áo dân tộc Dao Thanh Y (khách du lịch là nam giới), trải nghiệm những phút giây trong buổi lễ mà mình là nhân vật chính; đồng thời du khách có thể lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm của mình trong phần nghi lễ này...
Hình 2.2: Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả
- Nhạc cụ và trò chơi dân gian: [41]
Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ, chuông nhạc và tù và. Ngoài ra, người Dao còn có các loại nhạc cụ khác như nhị, sáo, đàn môi...
Trò chơi của người Dao thì rất đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau; có trò mang tính nghi lễ như trò tập lên đồng, tập bói, nhảy múa...; có trò chơi trong lúc uống rượu như trò chỉ ngón tay, hát đối đáp...; có trò chơi trong ngày tết và những lúc thời gian rảnh rỗi khác như trò đu dây, đánh quay, ném còn...
Du khách đặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch trẻ tuổi sẽ rất hứng thú khi được tham gia vào những trò chơi mang đậm chất dân tộc này khi đến với Bằng Cả. Hay du khách có thể hòa mình vào những âm thanh của các loại nhạc cụ độc đáo do chính những người Dao Thanh Y biểu diễn; hoặc có thể lựa chọn mua một loại nhạc cụ nào đó mà âm thanh của nó khiến bạn thích thú về làm kỷ niệm.
2.2.2. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư.
Xã Bằng Cả có số nhân khẩu trên địa bàn là 1828 người (Trong đó nam là 955 người, nữ là 873 người), xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Dao Thanh Y chiếm 97% còn lại là dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu. Số hộ 355 hộ (Thôn Chín Gian:157 hộ; Thôn Đồng San:137 hộ, Thôn Khe Liêu 41 hộ) [40,32].
Hiện nay đã có 12 hộ ở Thôn Chín Gian, 6 hộ ở thôn Đồng San đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay. Những hộ này đều là dân tộc Dao Thanh Y. Họ đều ở nhà truyền thống của dân tộc mình (nhà sàn). Nhà sàn của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả được làm từ nguyên liệu chính là gỗ, rất chắc chắn, sạch sẽ và đẹp không thua kém nhà sàn của người Thái. Các hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay được đã được vay vốn đầu tư tu sửa lại nhà để đảm bảo diện tích mặt bằng sạch sẽ, thoáng mát có thể đón khách du lịch đến lưu trú. Đặc biệt khu vệ sinh cũng được đặc biệt lưu ý. Nhà vệ sinh, phòng tắm phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo đạt tiêu chuẩn của như một nhà nghỉ trở lên.
Tất cả những hộ này đều là nông dân là chủ yếu, họ đều có nghề chính là làm nông nghiệp, lao động trong ngành du lịch tại Bằng Cả đều là lao động phổ thông. Phong cách phục vụ đơn giản, mộc mạc mang tính chất nông thôn. Bên cạnh đó người dân ý thức được họ đang sở hữu một nguồn thu lớn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vì thế người dân đã có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường.
2.2.3. Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến thăm quan du lịch, nghiên cứu, tương sẽ thu hút được nhiều khách.
Hiện nay các tour du lịch nhỏ lẻ đến Bằng Cả thông qua công ty lịch trong tỉnh Quảng Ninh như Sài Gòn Tourist... Tuy nhiên, khách đến tham quan Bằng Cả chỉ trong thời gian ngắn (thường là trong ngày). Theo thống kê chỉ có 32% khách đến Bằng Cả với mục đích du lịch; 56% khách đến Bằng Cả vì mục đích công việc kết hợp với du lịch. Trong đó, du khách biết đến Bằng Cả qua các kênh khác nhau (từ bạn bè: chiếm 25%, từ chương trình du lịch của các công ty Lữ hành: 52%, từ các phương tiện truyền thông: 10%, từ các nguồn thông tin khác:13%).
Lượng khách du lịch đến Bằng Cả khá ít nên chưa có sự thông kê đầy đủ số lượng khách đến tham quan từ phía các cơ quan quản lý như xã, huyện. Khách du lịch hầu như chưa biết đến Bằng Cả do thiếu sự quảng bá qua các kênh thông tin. Cộng với Dự án xây dựng khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y mới được triển khai, chưa
thực sự đi vào hoạt động kinh doanh du lịch...Bằng Cả vẫn là một địa danh mới mẻ đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong khi đó, về mặt vị trí địa lý và giao thông, Bằng Cả tiếp giáp với thành phố: Hạ Long, Uông Bí và thị xã Quảng Yên, hàng năm có một lượng khách du lịch lớn bao gồm cả khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Đây sẽ là những nguồn khách hàng tiềm năng của Bằng Cả trong tương lai.
2.2.4. Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. [27,137]
Bằng Cả có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc song điều kiện tự nhiên và đời sống kinh tế - xã hội của người dân còn khó khăn. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI đã xác định như sau:
“Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát huy tối đa các tiềm năng, giá trị khác biệt của tỉnh Quảng Ninh; đầu tư xây dựng phát triển ngành dịch vụ, du lịch tỉnh gắn với xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm du lịch của quốc tế, khu vực và cả nước. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên các dự án đầu tư phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, các hình thức dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh. Quy hoạch chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng các dự án, tour, tuyến, điểm du lịch, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Tăng cường công tác thông tin, quảng bá du lịch...” [27,137]
Bằng Cả là một xã có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú hấp dẫn khách thăm quan đặc biệt là thắng cảnh Hòn Tròn, Đồi Vọng Gác, Hồ Đập Khe Chính, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y, các phong tục tập quán của dân tộc Dao Thanh Y...Phát triển du lịch tại Bằng Cả tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển du lịch văn hoá, lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như chương trình thám hiểm leo núi, chèo thuyền trong lòng hồ, chương trình thăm quan du lịch tìm hiểu về phong tục tập quán và tín ngưỡng, chương trình du lịch sinh thái và du lịch cuối tuần...
Xã Bằng Cả là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào nghề nông do vậy
điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Tuy vậy Bằng Cả được thiên nhiên ưu đãi một nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Hoành Bồ đã xác định vị trí quan trọng của xã Bằng Cả đối với kinh tế, chính trị - xã hội của huyện như sau: “Phải tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng tại điểm du lịch Bằng Cả gắn với du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần ở Bằng Cả; xây dựng khu du lịch sinh thái cộng đồng Bằng Cả, xây dựng các sản phẩm độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Phấn đấu đến năm 2015 đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện”.
Vì vậy, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Hoành Bồ tổ chức tập huấn cho hơn 70 người dân xã Bằng Cả về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian truyền thống tộc người Dao Thanh Y phát triển du lịch.
Tại đây, người dân đã được truyền đạt về các nội dung: quyền lợi, trách nhiệm và đóng góp của nhân dân xã Bằng Cả với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc; văn hoá ứng xử với việc phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ môi trường sinh thái trong việc phát triển du lịch cộng đồng... Đồng thời, toạ đàm, trao đổi với cán bộ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch về kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương ngoài tỉnh, ứng dụng trên địa bàn xã Bằng Cả, khai thác, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Năm 2010, địa phương đã tổ chức khai giảng 3 lớp học chữ Nôm Dao, học hát và học thêu trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả với trên 100 học viên tham gia.
Trong năm 2013, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện sẽ tiếp tục tổ chức cho đại diện hơn 20 hộ dân tham quan thực tế cách thức làm du lịch cộng đồng tại một bản người Dao của huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai.
Đây là hoạt động thiết thực góp phần đưa Dự án bảo tồn Bản văn hoá người Dao Thanh Y tại thôn Chín Gian, xã Bằng cả, huyện Hoành Bồ vào khai thác, sử dụng; từng bước bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người Dao Thanh Y xã Bằng Cả phục vụ phát triển du lịch cộng đồng...
Bên cạnh đó, để gìn giữ và lưu truyền những vốn văn hóa cổ của dân tộc Dao Thanh Y thì vai trò của các nghệ nhân là rất quan trọng. Năm 2012, Hội văn nghệ dân