Định Hướng Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Là Thị Trường Trọng Điểm

Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu và bán cho khách du lịch.

Ví dụ ở Thái Lan bên cạnh mô hình OVOP, họ vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, chính vì vậy Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một mô hình mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (viết tắt là OTOP). Đó là tạo ra các sản phẩm văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương.

“Nguyên tắc chính của OTOP là chỉ dừng lại ở cấp địa phương, sáng tạo và tự chủ, phát triển nguồn nhân lực. ở OTOP được Thái Lan chia theo lộ trình. Ví dụ như: ngay từ đầu năm 2002 khi mới thành lập đã đăng ký ngay OTOP. Hai năm 2003 và 2004 mời chuyên gia từ bên ngoài, người mua hàng từ các cửa hàng bán sản phẩm để đánh giá sản phẩm đạt chất lượng từ 1 – 5 sao. Cũng ngay trong năm 2004, Thái Lan cho tổ chức hội chợ OTOP, năm 2005 tổ chức hội chợ có sự tham gia của nhiều quốc gia. Sang năm 2006 OTOP đã đến với thế giới bằng cách nhanh nhất. Hiện nay Thái Lan có 120 làng nghề được chọn để quảng bá sản phẩm. Chính vì vậy mà hàng năm lượng khách đến Thái Lan kết hợp du lịch với thương mại ngày càng tăng cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với doanh số sản phẩm liên tục tăng qua các năm. Theo Vụ Xúc tiến xuất khẩu, Bộ Thương mại Thái Lan: Nếu như năm 2002 doanh thu OTOP đạt 16,714 triệu bath thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên xấp xỉ 60 triệu bath. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: doanh số này rất có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm 2006 và đây là bài học tuyệt vời mà Việt Nam nên tham khảo”. [64]

Tại cuộc hội thảo: “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC phát triển nghề thủ công địa phương” được Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với diễn đàn APEC, Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

tổ chức vừa qua, tại Hà Nội có rất nhiều ý kiến xung quanh việc có hay không nên học từ mô hình OVOP và OTOP. Theo ông Phạm Trung Lương – Phó viện trưởng – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết: Kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề thủ công Việt Nam đã có sự tăng trưởng qua các năm: Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề thủ công đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 đạt 300 triệu USD và năm 2005 đạt 2005 đạt xấp xỉ 700 triệu USD. Tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh hết tiềm năng của một đất nước có tới 14.900 làng nghề thủ công, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Việc có nên áp dụng mô hình OTOP hay OVPT vào Việt Nam để thu hút không chỉ khách du lịch Nhật Bản nói riêng mà còn khách du lịch quốc tế nói chung hay không cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp bởi:

- Thứ nhất, do đặc thù của các làng nghề thủ công có một thời gian dài làm việc theo kiểu bị động (theo mẫu đặt nên những người làm nghề rất muốn sáng tạo ra sản phẩm nhưng tư duy sáng tạo ở họ chưa có do không được đào tạo).

- Thứ hai, là các làng nghề Việt Nam chưa tạo được tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đỗ xe, nơi dừng chân, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề. [64]

Nếu giải quyết được những hạn chế trên thì các làng nghề ở Việt Nam sẽ thu hút được một số lượng lớn khách du lịch Nhật Bản và khách quốc tế tới tham quan.


3.2. Định hướng khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản là thị trường trọng điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch Việt Nam thu hút khách Nhật bởi nhiều lợi thế: đường bay gần, an toàn, sản phẩm du lịch (hàng hoá và dịch vụ du lịch) và môi trường du lịch hấp dẫn. Khách Nhật đến Việt Nam với mong muốn được

khám phá cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, thưởng thức món ăn dân tộc, mua sắm nhiều hàng hoá truyền thống với sự đón tiếp nồng hậu. Có thể nói, các tour tham quan, mua sắm tại TP.HCM, thăm phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn khách Nhật lựa chọn nhiều hơn cả. [55]

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 10

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của Việt Nam hiện đã thu hút được một số đầu tư Nhật Bản các dự án như khách sạn Nikko Hà Nội, Ysaka Sài Gòn – Nha Trang, Công ty liên doanh Du lịch Apex, Công ty du lịch – dịch vụ OSC – SMI… Tuy nhiên, theo các chuyên gia về hoạt động du lịch, để đạt được mục tiêu thu hút hàng triệu lượt khách du lịch Nhật, ngành du lịch cần giải quyết 3 vấn đề lớn. [53]

Thứ nhất là phải có sản phẩm du lịch đặc thù vì khách Nhật rất thích loại hình sinh thái, văn hoá và mua sắm. Đây là một thị trường khách khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.

Thứ hai là Việt Nam thiếu hướng dẫn viên du lịch biết sử dụng tiếng Nhật (chỉ chiếm 5,3% trong tổng số trên 5.000 hướng dẫn viên được cấp thẻ). Thứ ba là công tác xúc tiến quảng bá tại thị trường Nhật Bản.

Thứ ba vấn đề cũng hết sức quan trọng là triệt để thực thi những biện pháp tạo sự an toàn, yên tâm cho khách ở khắp mọi nơi, mọi lúc (trên tàu xe, ngoài đường phố), chấm dứt tình trạng ăn xin, đeo bám, móc túi… Rút kinh nghiệm từ sự suy giảm thị trường của Singapore, Việt Nam nên giữ nguyên những nét cổ kính vốn có của các khu phố cổ, duy trì hình ảnh xích lô, người bán hàng rong với những chiếc đòn gánh nhịp nhàng trên đường.

Về phía hàng không, đại diện Việt Nam Airlines cho biết đã dành phần đầu tư lớn vào thị trường Nhật, hàng tuần khai thác 23 chuyến bay nối các trung tâm kinh tế chính trị lớn của 2 nước. Ngoài ra, hàng không Việt Nam còn duy trì đều đặn 3 – 4 chuyến/ ngày.

Theo ông Matsuoka, Chủ tịch Công ty Apex Việt Nam – công ty lữ hành chuyên đưa khách Nhật vào Việt Nam cho rằng: “Muốn thu hút thị trường Nhật, chúng ta cần có những nhà tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hay công nghiệp phục vụ khách. Trước mắt phải nâng cao chất lượng các tour. Hiện nay Việt Nam còn thiếu những chính sách đồng bộ giữa hãng hàng không và ngành du lịch dẫn đến giá máy bay còn đắt so với các nước trong khu vực. Việt Nam nên có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong việc quảng bá du lịch. [53]

Theo báo cáo của Hiệp hội Các hãng lữ hành hải ngoại Nhật Bản, số lượng khách Nhật đi du lịch nước ngoài hàng năm là 16 triệu lượt. Con số này gia tăng khoảng 30%/năm. Kế hoạch của JATA, theo ông Shinmachi Koji – Chủ tịch hiệp hội, là đến năm 2007 sẽ đạt đến con số 20 triệu khách Nhật đi du lịch ra nước ngoài. Điều đáng quan tâm là hướng khách đến các sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Thị trường khách Nhật được chú ý đầy kỳ vọng là thế hệ sinh sau thế chiến, vì đây là thế hệ đông nhất, dành toàn bộ thời gian hưu trí để đi du lịch. Thế hệ ở tuổi 30 độc thân vui tính, họ cố gắng làm việc thật nhiều và tự thưởng cho mình những chuyến du lịch ra nước ngoài với chi phí mua sắm, tiêu xài rất cao. Những phụ nữ thuộc lứa tuổi 20 – 30 là thế hệ mang tư tưởng “yên bình chậm rãi”, “tròn trịa đầy đặn” rất hiện đại nhưng pha chút hoài cổ đã tạo nên trào lưu “trở về những giá trị truyền thống”. Từ năm 2000, đã có sự bùng nổ khách Nhật đến Việt Nam và xuật hiện phong trào “du lịch đến Việt Nam là mốt”. Năm 2000 có 150.000 khách Nhật đến Việt Nam, năm 2001 con số này là 200.000 người, năm 2002 là 279.000 người, đến năm 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS lượng khách đi du lịch Việt Nam giảm hơn 23% là 208.800 người. Tuy nhiên, nhờ những biện pháp mạnh đặc biệt là chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, năm 2004 dù gặp nhiều khó khăn nhưng lượng khách Nhật đến Việt

Nam tăng 27,4% so với năm 2003 đạt 267.210. Năm 2005 đạt 338.509 lượt và 8 tháng đầu năm 2006 đã đạt 234.973 lượt. Ước tính đến năm 2007 Việt Nam sẽ đón khoảng 500.000 lượt khách Nhật. Cùng với việc đề nghị Nhật Bản quan tâm để du lịch Việt Nam nhận được nhiều hỗ trợ ODA, Tổng cục du lịch Việt Nam cũng đề nghị phía bạn nâng cấp trang web tiếng Nhật hiện có hoặc xây dựng trang web riêng giới thiệu về du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật, hỗ trợ du lịch Việt Nam đặt văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản. Trong hợp tác hành lang Đông – Tây, Nhật Bản đã hỗ trợ cử chuyên gia sang khảo sát và xây dựng dự án khả thi phát triển du lịch làng nghề (làng mây tre đan Phú Vĩnh – tỉnh Hà Tây, làng thêu ren Ninh Hải – tỉnh Ninh Bình); tổ chức hội thảo về kinh nghiệm phát triển làng nghề cho 120 đại biểu. Nhân dịp này, Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản xem xét khả năng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch làng nghề. Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng cũng cho biết đã đề nghị phía Nhật Bản tổ chức farmtrip cho các hãng lữ hành, các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư vào du lịch Việt Nam, hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật cho đội ngũ hướng dẫn viên Việt Nam và bồi dưỡng kiến thức về thị hiếu, văn hoá của người Nhật. Các đề nghị này đã được phía Nhật Bản ghi nhận và tiếp tục xem xét trong thời gian tới trên tinh thần phối hợp triển khai “Tuyên bố chung hợp tác du lịch Việt Nam – Nhật Bản” một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu 500.000 lượt khách Nhật Bản đi du lịch Việt Nam vào năm 2007. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, Nhật Bản luôn nằm trong danh sách 5 thị trường gửi khách lớn nhất, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. [51]

Đến nay, Nhật Bản đã đầu tư 11 dự án du lịch – khách sạn ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 163 triệu USD. Năm 2001, chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ du lịch Việt Nam thực

hiện nghiên cứu tổng thể phát triển du lịch 11 tỉnh ven biển miền Trung. Tháng 9/2003, Nhật Bản tài trợ cho việc nghiên cứu quy hoạch du lịch các tỉnh thuộc khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. [63]

Hai nước Việt Nam – Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp. Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, có dường bay trực tiếp, có số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn, chi tiêu cao. Hơn nữa, Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Nhật Bản đi du lịch Việt Nam. Đồng thời Việt Nam được đưa vào danh sách ưu tiên hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch với Nhật Bản.

Những hoạt động nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản:

- Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất đón tiếp (phát triển về số lượng, chất lượng các phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế).

- Tăng cường tần suất chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Nhật Bản. Hàng tuần có 3 chuyến bay thẳng Hà Nội – Tokyo (thứ 5, 7, CN); 3 chuyến Hà Nội

– Osaka (thứ 2, 6, 7) và 2 chuyến Hà Nội – HCM – Fukuoka (thứ 2, 4, 7).

- Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tổ chức các chương trình du lịch cho hướng dẫn viên tiếng Nhật.

- Tham gia Hội đồng xúc tiến Du lịch châu Á, tổ chức chương trình du lịch khảo sát tại Nhật Bản, chương trình khảo sát Hà Nội và vùng phụ cận cho các quan chức du lịch của Tokyo.

- Phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Vietnam Airlines tổ chức hoạt động xúc tiến nhằm tuyên truyền cho văn hoá Việt Nam, thu hút khách du lịch Nhật Bản.

- In ấn các ấn phẩm: CD – ROM, tập gấp, các chương trình xúc tiến giới thiệu Việt Nam với du khách Nhật Bản.

- Phối hợp với Văn phòng đại diện Hà Nội tại Tokyo để tăng cường các hoạt động quảng bá giới thiệu du lịch Hà Nội.

- Mở văn phòng thông tin về hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

- Một trong những điểm thu hút của du lịch Việt Nam là giá cả ở Nhật Bản rất cao, sang Việt Nam thì họ tiêu tiền rất thoải mái. Vì vậy có thể xây dựng các tour du lịch shopping, dặc biệt họ cũng rất thích mua hàng lưu niệm vì những thứ đó ở Nhật rất đắt.


3.3. Giải pháp khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản là thị trường trọng điểm

Nhật Bản là một thị trường khách du lịch lớn và hấp dẫn, bởi lẽ mỗi năm có tới 16 triệu lượt người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài. Hơn thế trong khi đi du lịch nước ngoài, người dân các nước chỉ chi bình quân 750 USD/ người, thì mỗi người Nhật chi tới 2000 USD/ người/tour. Việt Nam cũng xác định Nhật Bản là một trong số các thị trường khách du lịch chính của mình. Vì sao nhiều du khách Nhật Bản còn chưa chọn Việt Nam làm điểm đến? Trên thực tế hiện nay khách du lịch Nhật chủ yếu mới vào Tp. Hồ Chí Minh (đi mua sắm), một số ít ra thăm Hội An. Lượng người đi du lịch Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hầu như không đáng kể. Song nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do công tác tuyên truyền quảng bá còn chưa tốt và chất lượng tour tuyến cũng chưa cao.

Do đó ngành du lịch Hà Nội cũng như ngành du lịch của Việt Nam cần phải xây dựng định hướng cụ thể để khai thác nguồn khách này có hiệu quả. Luận văn xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn khách đến đông hơn, đó là:

3.3.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch

Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đón nhận một xu hướng “bùng nổ” dòng khách Nhật đi du lịch Việt Nam. Bình quân mỗi khách nước ngoài vào Việt Nam chi tiêu 400 – 450 USD, nhưng mỗi khách Nhật lại tiêu tới 1.000 – 1.200 USD. [56]

Cơ hội đã dễ nhận thấy nhưng thách thức cũng luôn là điều khiến cho nhiều nhà kinh doanh du lịch cân nhắc. Làm thế nào để khai thác cơ hội? Tiếp nhận và phục vụ du khách như thế nào để tạo ấn tượng tốt? Chính vì vậy cần nỗ lực trong công tác tiếp thị du lịch. Công tác tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá sản phẩm du lịch là công việc quan trọng. Quảng cáo hiệu quả mà không lãng phí. Cần xác định:

- Đối tượng quảng cáo: Khách Nhật lẻ ở trong nước, khách Nhật ở Nhật Bản, các hãng lữ hành Nhật Bản, các cơ sở cung cấp dịch vụ trong nước (chúng ta chủ yếu quảng cáo cho khách thông qua họ).

- Mức độ, vị trí trên thị trường: khắc sâu hình ảnh trong trí nhớ của mọi đối tượng khách, không cứ gì khách Nhật.

- Nắm bắt được các đặc tính tâm lý của các loại đối tượng khách để đưa ra các loại quảng cáo phù hợp. Đối với khách Nhật là thương nhân có thu nhập cao thì nên áp dụng các hình thức quảng cáo qua chất lượng dịch vụ và mức giá cao của các chương trình hạng đặc biệt. Còn với khách là sinh viên, học sinh có thu nhập thấp thì quảng cáo qua hình ảnh bắt mắt, chương trình độc đáo được nhấn mạnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023