Đa Dạng Các Họ Trong Từng Trạng Thái Thảm Thực Vật


Nhận xét: Rừng thứ sinh có số lượng loài thực vật lớn nhất trong 4 trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, tiếp đến là thảm cây bụi, rừng trồng thông và thấp nhất là trạng thái thảm cỏ. Như vậy xu thế biến đổi chung của các trạng thái thảm thực vật là số lượng loài thực vật ngày càng tăng do các quần xã chưa ổn định, độ che phủ thấp. Ở rừng trồng thông trên 70 tuổi, mặc dù có thời gian hình thành lâu. Tuy nhiên ở các rừng trồng thông, thành phần loài thực vật thường ít do rễ cây thông thường kìm hãm sự phát triển của các loài thực vật khác. Ngoài ra tầng mặt đất thường có lớp lá thông có tinh dầu nên thường có ít loài thực vật phát triển. Do vậy thành phần loài thực vật ở rừng trồng thông thường ít loài, chủ yếu là các loại cây thảo và cây bụi, rất ít cây gỗ to.

3.3.2. Đa dạng các họ trong từng trạng thái thảm thực vật

Bảng 3.7. Các họ có số loài cây thuốc nhiều (từ 2 loài trở lên) trong các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu‌

1. Trạng thái thảm cỏ



TT

Thảm cỏ

Họ

Số loài

1

Schizaeaceae

2

2

Gnetaceae

2

3

Asteraceae

9

4

Caesalpiniaceae

3

5

Verbenaceae

3

6

Poaceae

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


2. Trạng thái Thảm cây bụi


TT

Thảm cây bụi

Họ

Số loài

1

Lycopodiaceae

2

2

Adiantaceae

2

3

Schizaeaceae

2

4

Actinidiaceae

2

5

Alangiaceae

2


TT

Thảm cây bụi

Họ

Số loài

6

Amaranthaceae

3

7

Annonaceae

4

8

Apiaceae

2

9

Apocynaceae

2

10

Araliaceae

2

11

Asclepiadaceae

2

12

Asteraceae

13

13

Clusiaceae

2

14

Cucurbitaceae

2

15

Euphorbiaceae

9

16

Poaceae

6

17

Fabaceae

3

18

Lauraceae

4

19

Malvaceae

4

20

Melastomataceae

2

21

Mimosaceae

5

22

Myrsinaceae

2

23

Rubiaceae

4

24

Rutaceae

3

25

Verbenaceae

3

26

Vitaceae

3

27

Commelinaceae

2

28

Dioscoreaceae

2


3. Trạng thái rừng trồng Thông



TT

Rừng trồng thông

Họ

Số loài

1

Lycopodiaceae

2

2

Actinidiaceae

2

3

Amaranthaceae

2

4

Annonaceae

2

5

Araliaceae

2

6

Caesalpiniaceae

3


7

Malvaceae

2

8

Rubiaceae

2

9

Rutaceae

2

10

Verbenaceae

2

11

Vitaceae

2

12

Zingiberaceae

3


4. Trạng thái rừng thứ sinh



TT

Rừng thứ sinh

Họ

Số loài

1.

Adiantaceae

2

2.

Schizaeaceae

2

3.

Actinidiaceae

3

4.

Alangiaceae

2

5.

Amaranthaceae

2

6.

Annonaceae

5

7.

Apocynaceae

2

8.

Araliaceae

3

9.

Asclepiadaceae

3

10.

Asteraceae

14

11.

Bignoniaceae

2

12.

Burseraceae

4

13.

Caesalpiniaceae

6

14.

Clusiaceae

3

15.

Cucurbitaceae

3

16.

Euphorbiaceae

11

17.

Fabaceae

2

18.

Lauraceae

8

19.

Loranthaceae

2

20.

Magnoliaceae

2

21.

Meliaceae

3

22.

Menispermaceae

2

23.

Mimosaceae

4

24.

Moraceae

10

25.

Myrsinaceae

2

26.

Myrtaceae

3

27.

Rubiaceae

4

28.

Rutaceae

4

29.

Tiliaceae

2

30.

Verbenaceae

4



TT

Rừng thứ sinh

Họ

Số loài

31.

Vitaceae

2

32.

Araceae

3

33.

Arecaceae

2

34.

Commelinaceae

2

35.

Dioscoreaceae

2

36.

Marantaceae

2

37.

Poaceae

4

38.

Smilacaceae

3

39.

Zingiberaceae

3


Theo bảng 3.7 (1.2.3.4.), rừng thứ sinh có 39 họ có từ 2 - 14 loài với tổng số loài là 142 loài (chiếm 84,52% tổng số loài cây thuốc của kiểu thảm). Thảm cây bụi có 28 họ có từ 2 - 13 loài với tổng số loài là 94 loài (chiếm 77,69%). Rừng trồng thông có 13 họ có từ 2 - 3 loài với tổng số loài là 26 (chiếm 60,47%). Thảm cỏ có 6 họ có từ 2 - 9 loài với tổng số loài là 23 (chiếm 69,70%). Họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất ở 3 trạng thái là thảm cỏ (9 loài), thảm cây bụi (13 loài) và rừng thứ sinh (14 loài). Các họ giàu loài cây thuốc khác trong các trạng thái thảm như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 11 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 10 loài...

3.3.3. Thành phần loài cây thuốc trong trạng thái thảm cỏ

Thảm cỏ là trạng thái thảm phân bố rải rác ở KVNC. Thảm cỏ là kết quả của sự tàn phá rừng nguyên sinh (khai thác gỗ, củi ở mức cạn kiệt, kết hợp với quá trình chăn thả tự do của người dân ở xung quanh) diễn ra mạnh mẽ trong một thời gian dài. Vì vậy, thành phần chủ yếu là các loài thân thảo, thân bụi hạn sinh và trung sinh ưa sáng. Kết quả nghiên cứu thành phần loài thực vật trong trạng thái thảm cỏ được trình bày tại bảng 3.8 và hình 3.3.

Bảng 3.8. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở trạng thái thảm cỏ ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén‌

TT

Taxon

Họ

Chi

Loài




Số

lượng

Tỉ lệ ( %)

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1

Thông đất (Lycopodiophyta)

1

6,25

1

3,45

1

3,03

2

Mộc tặc (Equisetophyta)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

3

Dương xỉ (Polypodiophyta)

1

6,25

1

3,45

2

6,06

4

Thông (Pinophyta)

1

6,25

1

3,45

2

6,06

5

Ngọc lan (Magnoliophyta)

13

81,25

26

89,66

28

84,85

5.1

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

12

75,00

22

75,86

24

72,73

5.2

Lớp Hành (Liliopsida)

1

6,25

4

13,79

4

12,12


Tổng chung

16

100

29

100

33

100


Hình 3 3 Phân bố các loài cây thuốc ở trạng thái thảm cỏ Qua số liệu tại 1

Hình 3.3. Phân bố các loài cây thuốc ở trạng thái thảm cỏ

Qua số liệu tại bảng 3.8 và hình 3.3 cho thấy, trong trạng thái thảm cỏ có 4 ngành. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chỉ có 1 họ (chiếm 6,25% tổng số họ), 1 chi (chiếm 3,45% tổng số chi) và 1 loài (chiếm 3,03% tổng số loài). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta) đều chỉ có 1 họ (chiếm 6,25%), 1 chi (chiếm 3,45%) và 2 loài (chiếm 6,06%). Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài cao nhất: 13 họ (chiếm 81,25% tổng số họ), 26 chi (chiếm 89,66% tổng số chi ) và 28 loài (chiếm 84,85% tổng số loài), trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn


đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế về số họ (12 họ, 22 chi, 24 loài). Lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 1 họ, 4 chi và 4 loài. Như vậy, số lượng bậc taxon của lớp Ngọc lan chiếm ưu thế tuyệt đối so với lớp Hành. Số loài của lớp Ngọc lan gấp 6 lần số loài của lớp Hành (24/4).

Trong tổng số 16 họ, thì có 10 họ chỉ có 1 loài đó là họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Rau sắng (Opiliaceae), họ Chua me đất (Oxalidaceae), họ Rau răm (Polygonaceae). Có 2 họ có 2 loài là họ Bòng bong (Schizaeaceae) và họ Gắm (Gnetaceae). Có 2 họ có 3 loài là họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Có 1 họ có 4 loài là họ Hòa thảo (Poaceae). Họ có số loài lớn nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 9 loài.

3.3.4. Thành phần loài cây thuốc trong trạng thái thảm cây bụi

Thảm cây bụi ở KVNC cũng là kết quả của sự khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cây gỗ, củi của kiểu rừng tự nhiên. Tại khu vực nghiên cứu, kiểu thảm cây bụi có 55 họ, 108 chi và 140 loài. Tuy nhiên, sự phân bố các họ, chi, loài cũng không đồng đều ở các ngành thực vật. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.4.

Bảng 3.9. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC



TT


Taxon

Họ

Chi

Loài

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

1

Thông đất (Lycopodiophyta)

1

1,82

2

1,85

2

1,43

2

Mộc tặc (Equisetophyta)

1

1,82

1

0,93

1

0,71

3

Dương xỉ (Polypodiophyta)

4

7,27

7

6,48

14

10,00

4

Thông (Pinophyta)

1

1,82

1

0,93

1

0,71

5

Ngọc lan (Magnoliophyta)

48

87,27

97

89,81

122

87,14

5.1

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

43

78,18

86

79,63

106

75,71

5.2

Lớp Hành (Liliopsida)

5

9,09

11

10,19

16

11,43

Tổng chung

55

100

108

100

140

100


Hình 3.4. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn


Nhìn vào bảng 3.9 và hình 3.4. cho thấy, ngành Ngọc lan chiếm tỷ lệ lớn nhất: 87,27% tổng số họ, 89,81% tổng số chi và 87,14 % tổng số loài. Tiếp đến là

ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm 7,27% tổng số họ, 6,48% tổng số chi và 10% tổng số loài. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chiếm 1,82% tổng số họ, 1,85% tổng số chi và 1,43% tổng số loài. Còn lại 2 ngành Mộc tặc (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta) chiếm 1,82% tổng số họ, 0,93% tổng số chi và 0,71% tổng số loài trong kiểu thảm cây bụi ở KVNC.

Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) cũng có số họ cây thuốc rất lớn 43/55 họ (chiếm 78,18%), có số chi cây thuốc là 86/108 chi (chiếm 79,63%) và có số loài là 106/140 loài (chiếm 75,71%).

Trong 55 họ cây thuốc thu được, có 25 họ chỉ có 1 loài đó là họ Mộc tặc (Equistaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Cốt toái bổ (Polypodiaceae), họ Dây gắm (Gnetaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Gạo (Bombacaceae), họ Vang Caesalpiniaceae), họ Hoa chuông (Campanulaceae), họ Hoa sói (Chloranthaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Kẹn (Hippocastanaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Rau sắng (Opiliaceae), họ Chua me đất (Oxilidaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), họ Mã đề (Plantaginaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Bồ đề (Styracaceae), họ Kim cang (Smilacaceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Có 16 họ có 2 loài đó là họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Tóc thần vệ nữ (Adiantaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), họ Thôi ba (Alangiaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Có 6 họ có 3 loài đó là Rau dền (Amaranthaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Nho (Vitaceae). Có 4 họ có 4 loài là họ Na (Annonaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Có 1 họ có 13 loài là họ Cúc (Asteraceae). Có 1 họ có 9 loài đó là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Có 1 họ có 5 loài đó là họ Trinh nữ (Mimosaceae). Có 1 họ có 6 loài đó là họ Hòa thảo (Poaceae).

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí