Một Số Nét Chính Về Vườn Quốc Gia Cúc Phương

b. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM


Qua tìm hiểu tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông của ngành GTVT (từ năm 2005 đến 2009), có thể nhận xét các Chủ dự án về cơ bản đã tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ môi trường (ứng với từng thời điểm mà các văn bản đó có hiệu lực thi hành) trong quá trình thực hiện dự án, hầu hết các dự án đã tiến hành lập báo cáo ĐTM và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: Bộ Tài nguyên và môi trường: 19 dự án (tính đến 2008); Bộ Giao thông vận tải: 32 dự án (tính đến 2009).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan, công tác đánh giá tác động môi trường vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau đây.

c. Những vấn đề tồn tại


Sự hạn chế của các văn bản pháp luật


Sau gần 10 năm thực hiện Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT năm 1993) hoạt động đánh giá tác động môi trường có nhiều thay đổi và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đã có nhiều bất cập, gây khó khăn và lúng túng khi thực hiện. Do đó, năm 2005 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã được ban hành và sau đó là các văn bản dưới luật nhằm thay thế và điều chỉnh những bất cập của luật và các văn bản trước, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như thi hành luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và văn bản liên quan đến hoạt động ĐTM nói riêng đã liên tục thay đổi và cập nhật cộng với năng lực về quản lý và thi hành của các cơ quan, đơn vị liên quan còn hạn chế nên việc thực hiện ĐTM chưa đạt hiệu quả cao, các quy định về bảo vệ môi trương còn chồng chéo chưa đồng bộ.

Trong khi các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư chưa đáp ứng được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

yêu cầu thì các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác ĐTM cũng có những hạn chế và bất cập, đặc biệt các hướng dẫn theo chuyên ngành. Hầu hết công tác ĐTM phải tuân thủ các quy định về BVMT liên quan do Bộ TNMT quy định, trong khi các quy định, hướng dẫn đó chỉ mang tính khái quát, chung chung nên khi áp dung thực hiện còn gặp khó khăn (ví dụ Quy định về nội dung của Cam kết BVMT tại Thông tư 05/2008/TT-BTNMT của Bộ TNMT nếu áp dung đối với các nhà máy công nghiệp thì thuận lợi nhưng khi áp dụng đối với dự án xây dựng công trình giao thông thì nhiều tư vấn còn khá lúng túng). Mặt khác, do thiếu nguồn nhân lực, kinh phí hạn hẹp nên các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng chưa xây dựng được đầy đủ, chi tiết các hướng dẫn kỹ thuật và quy trình quản lý về BVMT thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.

Một vấn đề nữa là việc quy định lập báo cáo ĐTM cho dự án chỉ thực hiện một lần và thẩm định phê duyệt trước khi xin cấp phép xây dựng, quy định này vô hình chung ảnh hưởng đến việc xem xét các vấn đề môi trường ngay từ khâu lựa chọn vị trí, hướng tuyến công trình (ví dụ việc xem xét lựa chọn các phương án vị trí, quy mô công trình thường được thực hiện ngay tại khâu lập báo cáo đầu kỳ). Tuy nhiên, do không bị bắt buộc nên trong giai đoạn này thường không có sự tham gia của các chuyên gia về môi trường. Một số dự án tư vấn lập báo cáo ĐTM chi tham gia vào thời điểm dự án đã đến khi lập báo cáo cuối kỳ (phương án vị trí, quy mô đã được quyết định), thậm chí khi dự án đã được phê duyệt (quyết định duyệt dự án đầu tư).

Sự tuân thủ các quy định pháp luật


Về cơ bản các chủ đầu tư, hoặc đại diện chủ đầu tư đã tuân thủ khá nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, đa số chỉ tập trung thực hiện đánh giá tác dộng môi trường đối với các dự án phải lập báo cáo ĐTM mà thiếu sự quan tâm đối với các dự án phải lập CKBVMT (theo quy định những dự án không phải lập báo cáo ĐTM thì phải lập CKBVMT) thậm chí có dự án đã bỏ qua việc này.

Vẫn còn tình trạng sau khi đã lập báo cáo ĐTM và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhiều dự án đã bỏ qua khâu quản lý hậu ĐTM (vì cho rằng đã duyệt báo cáo ĐTM rồi là coi như đã thực hiện xong về công tác môi trường).

Tình trạng không tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm túc các quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của các cơ quan thẩm quyền còn tồn tại (một số dự án vẫn gây ô nhiễm bụi trong quá trình thi công hoặc thi công kéo dài so với quy định gây bức xúc cho cộng đồng dân cư sở tại và người tham gia giao thông).

Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của một bộ phận quản lý và các nhà thầu về công tác bảo vệ môi trường chưa cao, công tác quản lý còn lơi lỏng và thiếu các chế tài để thực hiện.

Sự phối hợp giữa tư vấn lập dự án và tư vấn môi trường hạn chế


Về nguyên tắc, để báo cáo ĐTM có được chất lượng cao thì sự phối hợp giữa tư vấn lập dự án và tư vấn môi trường cần phải thường xuyên và liên tục. Trong thực tế thì sự phối hợp giữa hai bộ phận này còn rất hạn chế thậm chí có dự án không có sự phối hợp. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do nhận thức của các tư vấn lập dự án về BVMT còn yếu, các cơ quan này xa nhau về mặt địa lý, năng lực của một số tư vấn môi trường còn hạn chế về nguồn nhân lực và chuyên môn kỹ thuật môi trường; Chủ đầu tư (dự án) thiếu sâu sát, thiếu cán bộ chuyên trách để thẩm định sơ bộ trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.

Sự hạn chế trong phối hợp lập dự án đầu tư giữa chủ đầu tư, tư vấn lập dự án và tư vấn môi trường làm ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, lúng túng trong những trường hợp dự án có ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học, đôi khi vấn đề bảo tồn bị xem nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếng nói của tư vấn môi trường trong quá trình lập dự án còn hạn chế, thiếu sự tham gia của chuyên gia môi trường ngay từ khâu xem xét lựa chọn hướng tuyến, lựa chọn vị trí công trình.

Hoạt động sau thẩm định còn yếu


Theo báo cáo tổng quan tình hình đánh giá tác động môi trường năm 2008

của Bộ TN&MT hoạt động sau thẩm định ĐTM trong cả nước trên tất cả các lĩnh vực nhìn chung còn yếu, nguyên nhân chính là do chưa có những quy định pháp luật cụ thể, thiếu nguồn nhân lực, vật lực để các cơ quan quản lý các cấp tiến hành hoạt động này, đây là tình trạng chung về ĐTM trong cả nước, kể cả với công trình trọng điểm và các lĩnh vực kinh tế khác, như nông nghiệp, xây dựng đô thị, công nghiệp. Hoạt động sau thẩm định đối với các dự án xây dựng kết cấu công trình giao thông cũng không là ngoại lệ, thực tế là vẫn có những dự án không thực hiện, hoặc thực hiện không chưa tốt việc kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường, lập báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ gửi các cơ quan thẩm quyền theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

Nguyên nhân là hầu hết các chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường theo dõi, giám sát và tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề môi trường của dự án, các cán bộ theo dõi hầu hết là thuộc chuyên ngành khác và kiêm nhiệm thêm, trong khi đó các công việc về môi trường chỉ là phần thứ yếu của những người này. Nguyên nhân khác nữa là trong quá trình chuẩn bị dự án việc lập kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP‌

NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1.1. Một số nét chính về Vườn Quốc gia Cúc Phương


A Lịch sử địa lý Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ 1


a. Lịch sử-địa lý


Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền ... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha, đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia có diện tích 25.000 ha.

Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong đó, ranh giới của vườn được

xác định lại với tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông.

b. Địa hình- Thủy văn


Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.

c. Đa dạng sinh học


Theo bài viết giới thiệu về “Vườn Quốc gia Cúc Phương” Bách khoa toàn thư trang điện tử Wikipedia tiếng Việt:

Thực vật:


Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể

hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng, hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanma và Malesia. Đến nay, đã có 3 loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phương là hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc Phương. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam.

Động vật:


Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), trện 300 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là Cầy vằn, loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây.

Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. Cúc Phương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ, tuy nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhận tại đây là khướu mỏ dài. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong

đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.

d. Giá trị về du lịch


VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trong khuôn viên rừng có một số điểm du lịch sau:

+ Vườn thực vật Cúc Phương là khu vực được xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây quý hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và Thế giới. Đây là một trong ba vườn thực vật tầm cỡ của thế giới theo danh sách được công bố năm 1997. Tuyến đường thăm vườn dễ dàng, với quãng đường đi bộ là 3km.

+ Trung tâm du khách Cúc Phương được xây dựng do tổ chức AusAid và FFI tài trợ và đây cũng là Trung tâm giáo dục du khách đầu tiên được thành lập ở Đông Dương. Đây là điểm tham quan và cũng là nơi làm thủ tục cần thiết trước khi vào thăm rừng.

+ Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…) từ tịch thu bắt giữ; thả động vật về với tự nhiên; nghiên cứu về thú Linh Trưởng như việc tìm kiếm thức ăn, tập tính sinh hoạt, môi trường, không gian sống.

+ Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của VQG Cúc Phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022