Những Hạn Chế Trong Đóng Góp Của Du Lịch Cho Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia Bến En

đầu tư, đóng góp vào việc phát triển, mở rộng mô hình du lịch sinh thái tại đây. Với kinh nghiệm sẵn có, cộng đồng tại đây có thể làm tốt việc phát triển du lịch như: làm hướng dẫn viên, mở các dịch vụ,… Tuy nhiên vì còn lo ngại vấn đề bảo tồn, BQL VQG Bến En cũng như UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa thể trao quyền cho cộng đồng dân cư tại đây tự do ra, vào rừng và phát triển du lịch.

3.3.4. Những hạn chế trong đóng góp của du lịch cho cộng đồng tại vườn Quốc gia Bến En

Chưa tạo được sinh kế bền vững cho số đông các thành viên cộng đồng địa phương. Tuy đã xây dựng được các công trình phúc lợi công cộng (cải tạo và nâng cấp đường giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, trạm y tế, trường học, hệ thống cấp sạch nước, công trình thu gom rác thải,…) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của cộng đồng nhưng chưa đồng bộ giữa các xã của huyện.

Quá trình thực hiện các dự án phát triển cộng đồng còn nhiều bất cập. Do mới tiếp xúc với các hoạt động phát triển định hướng bảo tồn nên trong cộng đồng địa phương còn tồn tại nhiều quan niệm và hành vi không phù hợp với tiêu chí bảo tồn, dẫn đến hiệu quả bảo tồn của các dự án này chưa cao. Đầu tư nhân lực và tài chính vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên, chưa đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung Bến En có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái nhưng hiện nay kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng đó. Lợi ích từ hoạt động du lịch chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương, người dân còn chưa tích cực tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của huyện.

3.3.5. Hiện trạng công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG Bến En

Chính vì VQG Bến En có giá trị sinh học cao với nhiều loại động thực vật quý hiếm nên trước đây nhân dân trong vùng chủ yếu sinh sống bằng nghề khai thác sản vật của rừng. Việc khai thác được thể hiện trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Bảng tổng hợp số vụ vi phạm tại VQG Bến En trong giai đoạn từ năm 2010 đến giữa năm 2015

TT

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng


I


Tổng số vụ VPHC


67


53


28


18


18


10


194


1. Lâm sản tịch thu


Gỗ tròn (m3)


70,23

9


42,75

4


13,1


0,968


3,152


1,409


131,6

22

Gỗ xẻ (m3)

13,83

7

10,02

7

7,095



1,395

32,35

4

2.

Phương

tiện tịch thu

Xe máy

15

4

2




21


Cưa xăng




2


1




3

3. Tiền phạt VPHC và bán

lâm sản (x1.000 VNđ)

121.3

50

159.0

00

60.75

0

63.10

0

69.25

0

42.60

0

516.0

50

II

Vi phạm hình sự

3


1




4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp danh Vườn Quốc gia Bến En giai đoạn 2010-2015. Tháng 7 năm 2015 [4].

Theo quá trình điều tra và phỏng vấn cộng đồng dân cư tại đây. Có 27/30 người (tương đương 90%) được phỏng vấn cho biết đã được tham gia các buổi tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng. Nhưng chỉ 8/30 người (tương đương 26,7%) khẳng định mình không hề sử dụng hay khai thác các tài nguyên, sản phẩm của rừng. Số lượng này là những hộ gia đình có thu nhập từ việc kinh doanh, buôn bán hoặc dịch vụ. Số còn lại (22/30 người) được phỏng vấn cho biết, họ vẫn vào rừng để lấy măng, lấy củi. Người dân tại đây cho biết vẫn xảy ra chuyện người dân dắt trâu vào rừng kiếm củi, khi trở về thì trâu kéo nguyên cây gỗ, cây to có khi đường kính lên đến 40cm. Tuy rằng việc “lấy củi” này xảy ra không thường xuyên và chỉ là các cá nhân nhỏ lẻ thực hiện nhưng các ban ngành, lực lượng chức năng cần xem xét để có hướng giải quyết hợp lý và triệt để.

Qua bảng 3.16 cho thấy số m3 gỗ, phương tiện và số tiền thu được từ các vụ vi

phạm. Số tiền thu có đáng là bao so với giá trị mà rừng đã bị tàn phá. Đây chỉ là

những vụ mà kiểm lâm cũng như ban quản lý VQG Bến En bắt được, trên thực tế còn nhiều hơn nữa. Đây là vấn đề mà chính quyền cũng như ban quản lý VQG Bến En rất quan tâm và tìm hướng giải quyết. Nếu không giải quyết triệt để tình trạng này, sẽ gậy ảnh hưởng về lâu dài như: làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cần được bảo tồn; ảnh hưởng đến công tác trồng, bảo vệ rừng; ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tại địa phương; khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiện sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng dân cư đang sinh sống trong VQG. Vì vậy tác giả đã dựa vào điều kiện của vườn để đưa ra hướng giải quyết đó là: phát triển ngành du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để nâng cao đời sống cho nhân dân cũng như sử dụng hiệu quả tiềm năng vốn có của VQG Bến En.

3.4. Phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En

Mục đích của phát triển DLSTCĐ tại VQG Bến En nhằm hướng cộng đồng địa phương tham gia và làm chủ thể trong việc phát triển du lịch tại đây. Đây là hướng giải quyết tốt nhất cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn, đồng thời tạo hướng đi mới, phát triển kinh tế và tạo nguồn sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.

3.4.1. Đối chiếu tiềm năng thực tế việc phát triển DLSTCĐ tại Bến En với lý thuyết

Qua quá trình điều tra và khảo sát cùng với những dẫn chứng, số liệu được phân tích trong mục 3.2 tác giả tiến hành đối chiếu các tiềm năng phát triển DLSTCĐ tại VQG Bến En với lý thuyết điều kiện hình thành phát triển DLCĐ [13] thông qua bảng 3.17 sau:

Bảng 3.17. Đối chiếu tiềm năng thực tế và lý thuyết phát triển DLSTCĐ tại

VQG Bến En



LÝ THUYẾT

THỰC TẾ

Chưa có

Hiện trạng


Tài nguyên văn hóa

Dân tộc thiểu số hoặc có

tính chất văn hóa đa dạng.

X


Người dân tộc Thái, Mường

với nét văn hóa đặc sắc.

Các màn biểu diễn địa

phương.

X


Nhảy sạp, múa quạt,…

Lễ hội.

X


Hội ném coòn, đâm

đuông,…

Điểm tham quan lịch sử.

X


Hang Lò Cao kháng

chiến,…

Nghẹ thuật và hàng thủ

công.

X


Hàng thêu thùa, mây tre

đan,…

Cảnh quan văn hóa.

X


Đền phủ Sung, phủ Na,…

Cây trồng đặc biệt.

X


Chè vằng,…

Đặc sản ẩm thực.

X


Canh đắng,…

Hoạt động thường nhật của

cộng đồng.

X


Nấu cơm lam, uống rượu

cần,…

Tiếp đón/ sự thân thiện của

người dân.

X


Người dân thân thiện, nhiệt

tình.


Tài nguyên môi trường

Công viên/ khu vực tự nhiên

X


VQG Bến En, hồ sông

Mực,…

Đường xá

X


Các tuyến đường liên huyện,

liên xã, liên thôn.

Động thực vật

X


Đa dạng, phong phú về số

lượng và chất lượng.

Các điểm tham quan

X


Các hang động, núi, suối,…

Thể thao

X


Chèo thuyền, leo núi.

Chỗ ở

Đầy đủ về số lượng giường/

phòng/ nhà trọ

X



Phương tiện và giao

thông đi lại

Đầy đủ các tuyến đường

X



Khoảng cách từ các thành

phố



Cách xa thành phố (45km)

và các khu công nghiệp

Các vấn đề ô nhiễm tiềm

năng



Chưa nghiên cứu


Thông tin/ dịch vụ

Có hướng dẫn viên và phiên

dịch

X


Số lượng ít, cần tăng thêm .

Gian hàng cung cấp thông

tin, trung tâm du khách, bảo tàng, triển lãm

X





Tài liệu quảng cáo, bản đồ và các tài liệu khác cho du

khách

X



Có nhà vệ sinh công cộng

X


Cần tăng thêm số lượng.

Khu vực nghỉ ngơi dã ngoại

X



Điện thoại, fax, internet

X



Ngân hàng thu đổi ngoại tệ

X



Y tế và an toàn

Có các dịch vụ y tế

X



Lực lượng cảnh sát, an ninh

X




Nhân sự

Cung cấp nguồn lao động

X



Thái độ với du lịch và các công việc liên quan



Thái độ tốt, tích cực hưởng

ứng, tham gia hoạt động phát triển DL

Trung tâm đào tạo và

chương trình đào tạo

X


Ban quản lý VQG Bến En

phụ trách đào tạo.


Mua sắm

Quảng bá giới thiệu nghệ

thuật và hàng thủ công địa phương

X



Thời gian, địa điểm và các

ngày hoạt động

X




Dịch vụ du lịch

Công ty lữ hành hoặc vận tải

xe buýt địa phương

X



Cung cấp và cho thuê thiết

bị

X



Nước, năng lượng và thoát

nước

Tương xứng

X



Tác động môi trường từ việc

sử dụng tiềm năng quá mức

X



Nhiên liệu thay thế

X



Nguồn cung cấp nước sạch

X



Nguồn tài chính

Tư nhân tài trợ (cộng đồng,

chủ đầu tư)

X



Các nguồn vay từ chính phủ

(các khoản vay, trợ cấp)

X



Thông qua bảng đối chiếu có thể kết luận rằng: “VQG Bến En có đầy đủ tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng”. Bên cạnh những tiềm năng thì vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để có thể đưa loại hình DLSTCĐ vào thực tế, đó là các tác động của du lịch tới cộng đồng.

a) Tác động của du lịch tới cộng đồng

* Tác động tích cực

- Về mặt kinh tế xã hội

Với sự phát triển của du lịch, cuộc sống của ngươi dân ở vùng lõi của vườn Quốc gia Bến En có thấy đổi rất nhiều về mọi mặt, đó là cơ sở hạ tầng : Đường sá giao thông, hệ thống điện nước,… được cải thiện nhờ đó mà cuộc sống của người dân từng bước được nâng cao. Người dân có việc làm, tăng thu nhập được giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Về phía người dân họ cũng nhận thức rằng chính du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã đem lại cho họ thu nhập cao hơn mà trước đây quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời họ cũng không thể kiếm được. Do đó họ càng có nhận thức đúng đắn và tham gia hoạt động du lịch một cách tích cực và gắn bó hơn. Du khách đến với Bến En ngày càng đông nên dịch vụ du lịch ở đây ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Do vậy trong những năm gần đây nhà nước và nhân dân trong vùng đầu tư kinh phí để năng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mới nhiều con đường, hệ thống thông tin liên lạc nối liên vườn Quốc gia Bến En với các địa chỉ du lịch khác như Sầm sơn, thành Nhà Hồ, suối Cá Cẩm Lương,… để phục vụ du khách thăm quan một cách tốt nhất.

- Ngành tiểu thủ công nghiệp

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì ngành tiểu thủ công nghiệp của vùng cũng có bước phát triển mạnh mẽ: đó là ngành sản xuất may tre đan, làm thổ cẩm của đồng bào dân tộc phục vụ nhu cầu mua quà lưu niệm của khách du lịch. Chính khách du lịch lại là người quảng bá những sản phẩm của nhân dân trong vùng đến với mọi nơi trên cả nước và trên thế giới.


A Quản bút từ luồng tre b Giường tre c Gốc rễ tre làm mỹ nghề d Tranh làm 1

a. Quản bút từ luồng tre b. Giường tre


C Gốc rễ tre làm mỹ nghề d Tranh làm bằng Vàu Hình 3 4 Một số đồ lưu 2

c. Gốc rễ tre làm mỹ nghề d. Tranh làm bằng Vàu

Hình 3.4. Một số đồ lưu niệm

- Về mặt đời sống - văn hóa

Nhiều sản phẩm nông lâm và thủ công nghiệp như thổ cẩm, tranh thêu, bàn ghế, đồ gỗ mỹ nghệ,… do dân cung cấp được tiêu thụ mạnh, tạo hình ảnh độc đáo về bản săc cộng đồng trong lòng du khách, đồng thời tạo nguồn thu đáng kể, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Cộng đồng dân cư đã tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Bằng sự khéo léo và cần cù, họ đã chuyển các giá trị văn hóa, tinh thần thành sản phẩm du lịch, tạo ra quá trình xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng các dịch vụ phục vụ du khách. Quá trình ấy cũng đồng thời góp phần đẩy nhanh thay đổi về lối sống, nếp nghĩ, phép ứng sử cũng như phép tắc làm ăn trong các cộng đồng dân cư. Tất nhiên cần hết sức lưu tâm tới những mặt trái của hoạt động này, vì nó có thể làm thay đổi môi trường xã hội, văn hóa và tự nhiên. Đặc biệt du

lịch phát triển cũng đồng nghĩa với nguy cơ “mờ đi” của bản sắc văn hóa địa phương, bởi sự mới mẻ khác lan truyền trên nhiều phương diện mà du lịch đem tới. Đây là một thực tế đã được cảnh báo, đòi hỏi trước hết những người làm công tác quản lý du lịch cần hết sức quan tâm.

* Tác động tiêu cực

Hoạt động du lịch phát triển đem lại sự phát triển to lớn đối với thôn xã có điểm du lịch của Bến En. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế địa phương thì còn có các tác động đến văn hóa - xã hội của vùng. Nơi có hoạt động du lịch diễn ra sôi động, trực tiếp thì sự thay đổi này càng rõ ràng hơn. Sự tác động này phần lớn đem lại sự thay đổi tốt đẹp nhưng không thể tránh được những tác động xấu tới người dân như: sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan, song đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề văn hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính sự tiếp xúc với khách du lịch (phần lớn là những người có thu nhập khá, văn hóa, phong tục đa dạng,…) bên cạnh việc giúp cho những người dân ở đây nhanh nhạy, hòa nhập vào sự buôn bán, trao đổi, có nhận thức tốt hơn thì nó cũng làm cho quan hệ giữa những người dân thay đổi. Vì mục đích kiếm tiền mà tình làng nghĩa xóm trở lên phai nhạt hơn, người dân coi trọng đồng tiền hơn, cạnh tranh nhau để giành giật du khách,… những nét văn hóa cổ dần mất đi, thay vào đó là sự lai căng. Không ít các thanh niên kiếm được tiền do làm dịch vụ du lịch, do tiếp xúc với văn hóa ngoại lai đã dẫn đến tệ nạn xã hội như: nghiện hút, cờ bạc, móc túi,… làm mất trật tự an ninh thôn xóm và tại khu du lịch.

Cũng xuất phát từ suy nghĩ vật chất mà nảy sinh những thái độ phân biệt giữa khách nội địa và khách nước ngoài, khách có nhiều tiền và ít tiền,…

Ngoài ra, người dân địa phương còn săn bắt các động - thực vật trong vườn Quốc gia để bán cho các nhà hàng, cho khách du lịch. Vì vậy công việc bảo vệ rừng và các sản phẩm của rừng là một việc làm cần có đầu tư và kế hoạch cụ thể, để giúp cho công việc quản lý và bảo vệ tài nguyên tốt hơn khi mà sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đang gây sức ép lên môi trường tự nhiên nơi đây.

b) Một số nhận xét về phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí