Diện Tích, Dân Số Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

giảm khả năng bị tổn thương và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Các phân tích sinh kế ở đây đều được đánh giá theo các tiêu chí bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội và bền vững về thể chế.[9].

- “Dự án sinh kế nông thôn bền vững ở Bình Định” do chính phủ New Zealand tài trợ được thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 3/2015. Với mục tiêu là góp phần cải thiện sinh kế của các hộ nông dân nghèo năng động trong kinh doanh, thông qua việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án có 4 hợp phần được triển khai ở 7 huyện, thị xã trong tỉnh gồm: Hợp phần Rau an toàn được chứng nhận VietGap, Hợp phần Tăng thu nhập từ Dừa, Hợp phần Các hệ thống chăn nuôi có lãi và Hợp phần Quản lý Dự án. Dự án đã mang lại cơ hội việc làm ổn định cho 1.246 nông dân ở nông thôn trong đó có 42% nữ. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo...[37].

- Dự án IMOLA-Huế “Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở Thừa Thiên Huế” năm 2006: Là dự án do Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) triển khai thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Italia. Dự án IMOLA hướng đến cải thiện sinh kế người dân sống dựa vào đầm phá Tam Giang thông qua việc đẩy mạnh sự quản lý bền vững các nguồn lợi thủy sinh học ở đầm phá có sự tham gia của người dân, phù hợp với hệ thống kinh tế xã hội và sản xuất, các yêu cầu về dân số và chú trọng đặc biệt đến vai trò giới nhằm đạt được sự an toàn thực phẩm và xóa nghèo. Dự án đã thực hiện phân tích sinh kế bền vững thông qua đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. Các kết quả chính của dự án đều hướng đến đối tượng người dân: Xây dựng thông tin nhằm tạo sự quan tâm và thúc đẩy cộng đồng hiểu về những nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi từ chính hoạt động sản xuất của họ; Phát huy nguồn lực cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức nông dân (cụ thể là các chi hội nghề cá) để người dân tự chủ hơn và có môi trường trao đổi học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn trong các hoạt động sinh kế của mình [7].

Dự án IMOLA dù đã thực hiện cách đây gần chục năm nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: “Dự

án IMOLA đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở các vùng mà tài nguyên là một nguồn lợi dùng chung, gắn liền với sinh kế của người dân. Việt Nam có gần 1 triệu km2 diện tích khai thác thủy sản, 3/4 diện tích cả nước là vùng đồi núi với nguồn tài nguyên cơ bản là rừng. Đời sống dân cư nông thôn nhiều nơi tại các khu vực này phụ thuộc phần lớn vào những gì

họ có thể khai thác từ tự nhiên. Việc phân cấp, phân quyền trong quản lý là đòi hỏi tất yếu. Kinh nghiệm của dự án IMOLA là công tác quy hoạch quản lý tài nguyên đầm phá và cơ chế đồng quản lý có thể đóng góp nhiều bài học cho phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng tại các khu vực này” [2, tr. 24-25].

Tóm lại: Hầu hết các dự án sinh kế bền vững đều nhằm mục đích tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và bảo tồn được các nguồn lợi tự nhiên_một trong những nguồn lực quan trọng để lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp.

1.2.3.Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn

1.2.3.1.Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn

a) Lịch sử hình thành VQG Xuân Sơn

- Năm1986 được công nhận là Rừng cấm Quốc Gia Xuân Sơn tại QĐ số: 194/QĐ -TTg, của Thủ Tướng Chính Phủ.

- Năm 1992 , được chuyển hạng thành KBTTN Xuân Sơn, tại QĐ số:1276/QĐ-UB , ngày 28-11-1992. của UBND tỉnh Vĩnh Phú ( Nay là tỉnh Phú Thọ).

- Năm 2002 được chuyển hạng từ KBTTN Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tại QĐ số: 49/ QĐ - TTg ngày 17- 04 - 2002 của Thủ tưởng Chính Phủ.

- Diện tích: 15.048 ha gồm 3 phân khu chức năng chính (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha). Diện tích vùng đệm của VQG: 6.208,5 ha.

- Vị trí vườn nằm trong 6 xã gồm (xã Xuân Sơn và một phần diện tích các xã: Kim Thượng, Xuân Đài, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng).

- Với văn phòng đặt tại xã Xuân Đài – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ.

b) Điều kiện tự nhiên


Hình 1 2 Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn  Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Xuân 1

Hình 1 2 Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn  Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Xuân 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn

Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.

Toạ độ địa lý:

- Từ 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc;

- Từ 104051’ đến 105001’ kinh độ Đông.

Ranh giới Vườn quốc gia:

- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Các xã vùng đệm

Vùng đệm VQG Xuân Sơn gồm 29 thôn nằm trên ranh giới hành chính của 6 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Danh sách các xã vùng đệm: Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng. Diện tích vùng đệm là 6.208,5 ha.

Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn



TT


Tên xã

Vùng đệm trong

Vùng đệm ngoài

Số

thôn

Diện tích

Dân số

Số

thôn

Diện

tích

Dân

số

1

Xuân Sơn

4

238,0

1.076




2

Xuân Đài

1

72,9

461

5

1.235,0

1.841

3

Kim Thượng

3

84,9

821

7

2.288,0

3.760

4

Đồng Sơn

1

34,7

685

2

229,0

856

5

Tân Sơn




5

1.765,0

2.790

6

Lai Đồng




1

261,0

235


Cộng

9

430,5

3.043

20

5.778,0

9.482

Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”

Địa hình, địa thế

Địa hình Vườn quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.

- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m;

- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình 400m.

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.

Địa chất, đất đai

Địa chất

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất

gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.

Đất đai

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m, tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển.

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.

Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

- Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971)

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào

các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50C.

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).

Thủy văn

Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: Suối Thân; Suối Thang; Suối Chiềng các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Hai sông này hợp lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ thượng nguồn về Sông Hồng.

Đa dạng sinh học VQG Xuân Sơn

Về thực vật

Hệ sinh thái rừng trong VQG có các kiểu thảm thực vật chính sau:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy

- Rừng thứ sinh Tre nứa

- Rừng trồng

- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác

- Hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng và dân cư

Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 1259 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 699

chi của 185 họ ở 6 ngành thực vật, khẳng định đây là khu hệ thực vật có sự đa dạng về loài cây, đa dạng về các chi thực vật, đa dạng về các họ thực vật.

Khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có 47 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được

ghi trong sách đỏ Việt Nam (SĐVN) và trong sách đỏ thế giới. Có 3 loài, có tên trong danh sách đỏ thế giới (IUCN Red list) và có 2 loài cây có tên trong Nghị Định 32 của chính phủ.

Thực vật VQG có 11 nhóm công dụng khác nhau nhưng nhóm cho gỗ, cho thực phẩm và cho thuốc nam là 3 nhóm công dụng quan trọng nhất.

Thực vật VQG có 14 dạng sống khác nhau, dạng thân gỗ, dạng thân thảo, dạng cây bụi là 3 dạng sống quan trọng, cơ bản nhất của rừng.

Về động vật

Khu hệ động vật rừng VQG Xuân Sơn rất đa dạng về thành phần loài và mang tính đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam. Bước đầu đã ghi nhận được tại khu vực 370 loài động vật thuộc 94 họ, 26 bộ, thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó:

Lớp thú có 94 loài thuộc 26 họ 8 bộ. Lớp chim 223 loài thuộc 50 họ 15 bộ. Lớp bò sát có 30 loài thuộc 11 họ, 2 bộ. Lớp ếch nhái có 23 loài thuộc 7 họ, 1 bộ.

Trong tổng số 370 loài động vật VQG, có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32. Trong đó: Có 36 loài được ghi trong Sánh đỏ Việt Nam 2007; 41 loài được ghi trong Nghị định 32CP năm 2006.

c) Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

Dân số, dân tộc

Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.

Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ.

Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm

22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.

Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.

+ Dân tộc Mường

Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững.

+ Dân tộc Dao

Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây.

Tình hình kinh tế và đói nghèo

Trồng trọt

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.

- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao.

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.

Chăn nuôi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022